Tại sao muỗi truyền sốt rét lại không bị bệnh?
15:25' 26/03/2004 (GMT+7)

Các nhà nghiên cứu đã xác định nhiều gien kiểm soát cơ chế phản ứng của muối đối với ký sinh trùng sốt rét. Phát hiện này có thể là nền móng để phát triển các chiến lược chống sốt rét bằng cách sử dụng chính hệ miễn dịch của muỗi.

Sốt rét giết khoảng một triệu người trên thế giới mỗi năm và khiến cho 300 triệu người khác bị ốm.

Ký sinh trùng sốt rét có tên là Plasmodium falciparum. Muỗi thường phớt lờ loại ký sinh trùng này. Tuy nhiên, nếu được kích thích để dò và tấn công Plasmodium, muỗi sẽ phá huỷ ký sinh trùng trước khi chúng có cơ hội lây lan sang con người.

George Christophides và đồng nghiệp thuộc Phòng Thí nghiệm Sinh học Phân tử châu Âu đã phát hiện một cặp gien của muỗi Anopheles gambie - thủ phạm gây ra phần lớn các ca sốt rét ở châu Phi. Gien CTL4 và LRIM1 kiểm soát phản ứng miễn dịch của muỗi đối với ký sinh trùng Plasmodium. Khi họ ức chế CTL4, muỗi phá huỷ tới 97% ký sinh trùng bên trong ruột. Khi họ biến đổi muỗi sao cho chúng thiếu gien LRIM1, ký sinh trùng sinh sôi dễ dàng, tạo ra lượng kén hợp tử lớn gấp năm lần so với bình thường.

Như vậy, có sự đối trọng tuyệt vời giữa hai gien này. Các loại thuốc làm thay đổi sự cân bằng đó có thể được sử dụng làm thuốc chống sốt rét. Chúng có thể được phun ở những khu vực mà sốt rét đang hoành hành hoặc được tẩm vào màn, bảo vệ thêm cho người ngủ ở bên trong. Thế giới hiện rất cần các phương pháp điều trị mới vì ký sinh trùng Plasmodium đang ngày càng kháng các loại thuốc chống sốt rét và muỗi truyền bệnh cũng nhờn thuốc diệt côn trùng.

Tuy nhiên, tìm ra loại hoá chất đúng để ức chế gien muỗi hiệu quả không phải là việc dễ dàng. Một sự lựa chọn là tạo ra các loại muỗi chuyển đổi gien, nghĩa là gien CTL4 và LRIM1 bị biến đổi. Tuy nhiên, biện pháp này nghe chừng không ổn vì những con muỗi như vậy rất khó sống sót. Ngoài ra, thả sinh vật chuyển đổi gien vào môi trường cũng sẽ gây ra tranh cãi gay gắt về mặt đạo đức. Phương pháp rẻ tiền và đơn giản như tẩm hoá chất pyrethroid vào màn sẽ vẫn là những cách thức hữu hiệu để ngăn chặn sự lây truyền của sốt rẻ trong tương lai gần. Sốt rét giết khoảng một triệu người trên thế giới mỗi năm và khiến cho 300 triệu người khác bị ốm.

GS Fotis Kafatos, tổng giám đốc Phòng Thí nghiệm, cho biết nhiều nhà nghiên cứu tập trung vào tác động trực tiếp của Plasmodium đối với cơ thể người. Tuy nhiên, muỗi là một mục tiêu không kém phần quan trọng trong cuộc chiến chống sốt rét. Ông nói: '"Đây là nghiên cứu đầu tiên chỉ ra sức mạnh của hệ miễn dịch muỗi''. Ký sinh trùng sốt rét truyền sang muỗi khi muỗi đốt một sinh vật bị nhiễm. Chúng phát triển trong ruột muỗi trong khoảng ba tuần trước khi di chuyển tới các tuyến nước bọt, sẵn sàng truyền sang vật bị muỗi đốt.

  • Minh Sơn (Theo Nature) 
Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Bùng nổ dân số đô thị trên toàn cầu (25/03/2004)
Vì sao não người lại to hơn? (25/03/2004)
Phao dò tàu buôn lậu ma tuý (25/03/2004)
Sao Hoả từng có biển mặn (25/03/2004)
Khai sinh dạng carbon thứ năm: Bọt nano! (24/03/2004)
Opera: Điều khiển trình duyệt web bằng giọng nói! (24/03/2004)
"Giải mã" rượu vang của pharaoh Tutankhamun (23/03/2004)
Phát hiện sai sót chết người trên tàu con thoi (23/03/2004)
54 đề tài đoạt giải Sáng tạo KHKT TP.HCM 2003 (23/03/2004)
Thần Vệ nữ và chị Hằng hội ngộ (23/03/2004)
Những chú cá nổ mìn (22/03/2004)
Hàn Quốc: Tan vỡ hy vọng "sạch cúm gà"! (22/03/2004)
Chim và khỉ... giao tiếp để tránh kẻ thù (22/03/2004)
Hàng rào hóa chất để bảo vệ vườn nấm (22/03/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang