Những chú cá nổ mìn
23:18' 22/03/2004 (GMT+7)

Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện rằng ở sâu tận đáy biển vẫn thực sự... ồn ào bởi các cư dân của biển cả. Trong số đó, trước tiên phải kể đến là loài cá…  

 

Chú cá nhám trong bể cá thử nghiệm đang truyền các tín hiệu là tiếng kêu "cảnh báo".

Ví dụ, cá Sòng biển có thể phát ra tiếng kêu tựa như tiếng chó sủa. Còn một loài cá được gọi là “gà biển” lại phát ra tiếng kêu giống như tiếng gà trống gáy, hay loài cá đánh trống chuyên sống trong lớp bùn cát dưới đáy biển lại gây tiếng động ồn ào tựa như hàng chục chiếc trống cùng đánh một lúc. Cường độ âm thanh tiếng kêu của một số loài cá biển đôi khi rất cao, tựa như tiếng nổ của mìn mà âm thanh là loài mìn được sử dụng rộng rãi trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới lần II.

 

Ở vùng đầm lầy rừng rậm Amazôn có một li cá nheo, tiếng địa phương gọi Pirarara, con trưởng thành đạt chiều dài  gần 1m và nặng tới gần 100kg. Chúng phát ra tiếng kêu như được thổi qua chiếc ống, tựa như tiếng voi rống, có thể nghe thấy rõ ở khoảng cách 100m. Tiếng kêu được phát ra bằng cách dồn mạnh nước bằng hơi qua mang cá nhỏ hẹp để tẩy sạch các loại ký sinh trùng bám trên mang và da cá. Còn nữa, loài cá được đánh bắt chủ yếu trên các sông ngòi Amazôn là cá Khaxaki. Vào mùa sinh sản, cá Khaxaki sử dụng bong bóng để nén hơi qua các mang, tạo ra tiếng kêu vang trầm tựa như tiếng nổ của xe máy.

 

Có nhiều loài cá phát ra tiếng kêu ở ba loại tín hiệu khác nhau, như “cảnh báo", "lưu ý” và “khi lâm trận”, tùy thuộc vào tình thế mà chúng đang gặp phải. Các nhà khoa học đã tiến hành một cuộc thử nghiệm được gọi là “điện thoại dưới nước”. Thiết bị để thử nghiệm gồm hai bể cá, một máy ghi âm có nối với một ống nghe và một động cơ điện nhỏ để  cấp nguồn năng lượng. Tất cả các thiết bị này đều được bọc một lớp polyethylene chống thấm nước và được thả vào hai bể cá, bể có máy ghi âm có một cá nhám cái, còn bể chứa ống nghe có một cá nhám đực. Sau đó, người ta thấy con nhám đực bắt đầu truyền các tín hiệu là tiếng kêu "lưu ý, cảnh báo” cho con nhám cái. Qua máy ghi âm được mở sẵn, con nhám cái bắt đầu bơi một cách hoảng loạn, mặc dù bên phần bể của nó không có sự tác động nguy hiểm nào từ bên ngoài. Chẳng qua, nó chỉ nghe được tín hiệu đó qua con nhám đực từ bể bên. Sau đó, người ta chuyển con nhám đực sang bể của con nhám cái (con nhám cái được lấy ra khỏi bể), và khi bật máy ghi âm lại, người ta nhận thấy chú nhám đực cong mình, vươn vây chuẩn bị cho một cuộc... quyết đấu.

 

Tóm lại, những loài cá sống dưới nước thường có một mối liên hệ với nhau qua những sóng âm thanh bằng tiếng kêu lan truyền dưới nước, cảnh báo cho nhau những mối nguy hiểm, hay qua đó tìm đến nhau trong mùa sinh sản. Tùy từng loài cá, các sóng âm thanh này có các bước sóng khác nhau. Tuy thế, như chúng ta đã biết, một số loài cá đôi khi phát ra “những cuộc đối thoại” tựa như tiếng “mìn” nổ.

 

Quang Khánh (Theo Zoo Land. Ru ) 

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Hàn Quốc: Tan vỡ hy vọng "sạch cúm gà"! (22/03/2004)
Chim và khỉ... giao tiếp để tránh kẻ thù (22/03/2004)
Hàng rào hóa chất để bảo vệ vườn nấm (22/03/2004)
Dùng robot cung cấp năng lượng cho Hubble (21/03/2004)
Khi phân bón được biến thành... thuốc nổ (21/03/2004)
Vừa ra mắt, Sedna đã "đèo bòng" (21/03/2004)
Phát hiện đàn đá cổ đại ở Ấn Độ (21/03/2004)
Ăn thịt muông thú: nguy cơ gây ra đại dịch (20/03/2004)
Cúm gia cầm: Diễn biến phức tạp ở Hà Lan (20/03/2004)
Lò hạt nhân Đà Lạt có thể hoạt động đến năm 2017 (20/03/2004)
TP.HCM: Gấp rút lập Trung tâm Công nghệ Sinh học (20/03/2004)
Vì sao người Neanderthal tuyệt chủng? (19/03/2004)
Bụi không gian vén màn bí ẩn về kim tự tháp (19/03/2004)
Đêm qua, một tiểu hành tinh lướt ngang Trái đất... (19/03/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang