Thần Vệ nữ và chị Hằng hội ngộ
14:36' 23/03/2004 (GMT+7)

Vào chập tối ngày mai 24/3, hai biểu tượng về vẻ đẹp của vũ trụ sẽ đồng chiếu sáng, tạo ra cảnh ngoạn mục cho người dân trên thế giới: Sao Kim, đại diện cho "nữ thần tình yêu và sắc đẹp", sẽ ở rất gần Mặt trăng lưỡi liềm và cùng toả sáng.

Sao Kim.

Theo Alan MacRobert, biên tập của tạp chí Bầu trời và kính thiên văn, mọi người sẽ nhìn thấy hai thiên thể sáng chói này bằng mắt thường và sẽ đẹp hơn nhiều nếu sử dụng ống nhòm hoặc kính thiên văn. Sao Kim (Venus) được coi là hành tinh chị em của Trái đất bởi nó có kích cỡ tương đối nhỏ. Tuy nhiên, nhiệt độ của bề mặt xấp xỉ 700 độ C và áp suất khí quyển tương đương với áp suất ở độ sâu 610m dưới biển.

Theo thuật ngữ thiên văn, hiện tượng "cặp đôi" trên bầu trời vào ngày 24/3 được gọi là sự giao hội. Giao hội xảy ra bởi các hành tinh trong Thái dương hệ (ngoại trừ Sao Diêm vương) và Mặt trăng của Trái đất nằm trong cùng một mặt phẳng. Các thiên thể này cùng nằm trên một mặt phẳng do chúng hình thành từ một quầng bụi mỏng quay theo quỹ đạo quanh Mặt trời vào thời điểm Thái dương hệ phát triển.

Sự giao hội độc nhất vô nhị giữa Sao Kim và Mặt trời sẽ xảy ra vào ngày 8/6 năm nay. Sự kiện này liên quan tới việc Sao Kim đi ngang qua phía trước Mặt trời. Mọi người có thể chiêm ngưỡng với điều kiện sử dụng các bộ lọc đặc biệt để bảo vệ mắt. Lần giao ngộ cuối cùng giữa Mặt trời với Sao Kim xảy ra vào năm 1882. Mặc dù là một hành tinh song Sao Kim thường được gọi là Sao Mai hoặc Sao Hôm. Do nằm ở vị trí thứ hai từ Mặt trời nên có thể nhìn thấy Sao Kim như một điểm cực sáng ở phía Đông trước lúc bình minh hoặc ở phía Tây sau hoàng hôn.

Hoàn toàn sai về thuật ngữ khi gọi Sao Kim là Sao Mai và Sao Hôm. Tuy nhiên, thật dễ hiểu tại sao các nhà thiên văn đầu tiên lại mắc phải sai lầm này. Cách nôm na phân biệt sự khác biệt giữa sao và hành tinh là liệu điểm sáng có... rung rinh hay không. Nguyên nhân của ảo giác trên là do lượng ánh sáng phản xạ từ một hành tinh và tới dược mắt người quan sát không đứt quãng lớn hơn so với lượng ánh sáng của một ngôi sao. Ngôi sao ở xa hơn và dường như rung rinh.

Sao Kim không chỉ là hành tinh duy nhất giao hội với Mặt trăng vào tháng 3 năm nay. Đối với các nhà quan sát ở Bắc bán cầu, Sao Thuỷ ở gần Mặt trăng vào khoảng các ngày 21-22/3. Mặt trăng và Sao Hoả mờ nhạt sẽ giao hội vào ngày 25/3, tiếp theo là Mặt trăng với Sao Thổ vào ngày 28/3. Sự kiện giao hội cuối cùng này sẽ rất khó quan sát vào lúc hoàng hôn. Sự giao ngộ giữa Sao Kim với Mặt trăng vào ngày 24/3 là một đặc ân mà thiên nhiên dành cho con người bởi bầu trời lúc đó rất tối. Các thiên thể trong bầu trời đêm thường bị các nguồn sáng trên bề mặt Trái đất làm mờ đi.

Năm hành tinh được nhìn thấy ở Bắc bán cầu.

Vào chạng vạng tối từ nay cho tới cuối tháng 3, mọi người cũng sẽ nhìn thấy năm hành tinh: Sao Thuỷ, Sao Kim, Sao Hoả, Sao Thổ và sao Mộc cùng một lúc bằng mắt thường bởi chúng nằm ở cùng một phía của Mặt trời. Mặc dù các nền văn minh cổ đại có lẽ đã sử dụng những cuộc hội ngộ này để xác định điềm báo song giới thiên văn hiện đại không có những ảo tưởng như vậy. MacRobert nói: ''Chúng ta biết các hành tinh không phải là thần. Chúng không nhìn xuống chúng ta và phân phát sự may rủi... Chúng ta đã đưa các robot thăm dò lên Sao Hoả và những robot này không hạ cánh trên bộ ngực đầy lông của một vị thần nào mà hạ cánh xuống một quả cầu đá''.

Tuy nhiên, thật là khó khi ngước nhìn bầu trời đêm mà không thắc mắc. Nhà thiên văn Nissen nhận xét: ''Tôi không nghĩ là lại có một người đang sống không bị quyến rũ bởi bầu trời đêm. Chúng ta sống bên dưới nó song nhiều người lại thờ ơ''. Đối với những người như vậy, Nissen có vài lời khuyên: ''Dành một vài giờ, ngồi trên một chiếc ghế vừa uống vừa theo dõi Mặt trăng. Mặt trăng là một thiên thể tuyệt đẹp''. MacRobert cũng có quan điểm tương tự: ''Ngước nhìn bầu trời giúp chúng ta thoát khỏi cuộc sống nhỏ bé, vặt vãnh thường ngày trên Trái đất này và làm chúng ta nhận ra chúng ta có một chỗ trong một vũ trụ rộng lớn hơn nhiều''.

  • Minh Sơn (theo National Graphics)
Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Những chú cá nổ mìn (22/03/2004)
Hàn Quốc: Tan vỡ hy vọng "sạch cúm gà"! (22/03/2004)
Chim và khỉ... giao tiếp để tránh kẻ thù (22/03/2004)
Hàng rào hóa chất để bảo vệ vườn nấm (22/03/2004)
Dùng robot cung cấp năng lượng cho Hubble (21/03/2004)
Khi phân bón được biến thành... thuốc nổ (21/03/2004)
Vừa ra mắt, Sedna đã "đèo bòng" (21/03/2004)
Phát hiện đàn đá cổ đại ở Ấn Độ (21/03/2004)
Ăn thịt muông thú: nguy cơ gây ra đại dịch (20/03/2004)
Cúm gia cầm: Diễn biến phức tạp ở Hà Lan (20/03/2004)
Lò hạt nhân Đà Lạt có thể hoạt động đến năm 2017 (20/03/2004)
TP.HCM: Gấp rút lập Trung tâm Công nghệ Sinh học (20/03/2004)
Vì sao người Neanderthal tuyệt chủng? (19/03/2004)
Bụi không gian vén màn bí ẩn về kim tự tháp (19/03/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang