Bí mật của kiến cắt lá?
Hàng rào hóa chất để bảo vệ vườn nấm
15:02' 22/03/2004 (GMT+7)

Có một loài kiến thường cắt những mẩu lá hình bán nguyệt trên cây, tha về tổ, nghiền nát để trồng nấm làm thức ăn. Điều đáng ngạc nhiên là chúng chỉ ăn một loại nấm và còn biết cách làm cho tổ không bị nhiễm các loại nấm gây bệnh khác. Giới khoa học đã khám phá ra bí mật về loài kiến ấy.

Kiến cắt lá đang tha mồi.

Một lãnh địa kiến có thể chứa tới tám triệu con và sử dụng hai tấn lá mỗi năm. Do vậy, vườn nấm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, kể cả còn là nơi giữ ấu trùng. Tuy nhiên, vườn nấm này là sự độc canh và do vậy dễ bị tấn công. Đối với kiến cắt lá, kẻ thù của chúng chính là các loài... nấm khác.

GS Cameron Currie thuộc ĐH Kansas (Mỹ) cho biết: ''Chúng tôi phát hiện kiến cắt lá có hai loại hành vi rất khác biệt để bảo vệ vườn nấm của chúng. Biện pháp đầu tiên là nhổ cỏ dại, nghĩa là loại bỏ các vùng nhiễm bệnh trong vườn nấm và tha chúng tới bãi rác của lãnh địa. Biện pháp thứ hai là thu nhặt các bào tử của mầm bệnh ngay bên trong vườn''.

Để nghiên cứu các kỹ thuật làm vườn của kiến cắt lá, Currie và đồng nghiệp đã cấy mầm bệnh vào lá cây trong tổ kiến và quay phim hành vi của chúng. Ban đầu, kiến cắt lá rất sợ hãi. Tuy nhiên, sau 72 giờ, hầu hết mọi dấu vết của mầm bệnh đã bị loại bỏ. Họ còn phát hiện kiến cắt lá sử dụng các loại kháng sinh để tránh nhiễm nấm. Vậy vi kháng sinh này có nguồn gốc từ đâu?

Kiến cắt lá nuôi một loại vi khuẩn tạo kháng sinh trên chính cơ thể của chúng. Loại kháng sinh đó tiêu diệt những mầm bệnh trong vườn nấm. Đây là bằng chứng cho thấy kiến sử dụng hàng rào hoá chất. Giống như những nhà làm vườn cừ khôi, kiến có một nơi để chất thải gần vườn nấm. Kiến ''tang lễ'' mang kiến chết tới địa điểm đó trong khi những con khác di chuyển nấm không còn hữu ích. Một số con lại xáo trộn lá, làm cho lá phân huỷ nhanh hơn.

Vườn nấm là nơi ở của kiến chúa.

Nhiệm vụ của những con kiến trên không bao giờ chấm dứt. Là nguồn nhiễm bệnh tiềm năng, chúng không được phép trở vào lãnh địa và sẽ bị tấn công nếu làm như vậy. Nếu một mầm bệnh có được chỗ đứng hoặc vườn nấm bị phá huỷ, lãnh địa kiến sẽ không còn tồn tại. Do vậy, kiến cắt lá rất thận trọng trong việc giữ gìn vệ sinh nơi ở. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là kiến không có người quản lý để chỉ đạo các hoạt động như trên hoặc kiểm tra kiến làm vườn.

GS Nigel Franks thuộc ĐH Bristol cho biết con người có thể rút ra nhiều bài học lớn từ hành vi tổ chức của kiến. Ông nói: ''Những công việc khác nhau này, đặc biệt là trong lãnh địa kiến cắt lá, có những nguy cơ khác nhau. Hãy tưởng tượng xem bạn là một người vứt bỏ chất thải trong xã hội con người, quần áo của bạn có lẽ đã bị nhiễm các hoá chất khó chịu. Bạn không nên vào bếp ngay lập tức sau khi làm việc đó, ngay cả khi có người yêu cầu''.

  • Minh Sơn (theo BBC)
Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Dùng robot cung cấp năng lượng cho Hubble (21/03/2004)
Khi phân bón được biến thành... thuốc nổ (21/03/2004)
Vừa ra mắt, Sedna đã "đèo bòng" (21/03/2004)
Phát hiện đàn đá cổ đại ở Ấn Độ (21/03/2004)
Ăn thịt muông thú: nguy cơ gây ra đại dịch (20/03/2004)
Cúm gia cầm: Diễn biến phức tạp ở Hà Lan (20/03/2004)
Lò hạt nhân Đà Lạt có thể hoạt động đến năm 2017 (20/03/2004)
TP.HCM: Gấp rút lập Trung tâm Công nghệ Sinh học (20/03/2004)
Vì sao người Neanderthal tuyệt chủng? (19/03/2004)
Bụi không gian vén màn bí ẩn về kim tự tháp (19/03/2004)
Đêm qua, một tiểu hành tinh lướt ngang Trái đất... (19/03/2004)
Đăng cai hội nghị về công nghệ sinh học sinh sản (19/03/2004)
Đất mọi nơi trên Sao Hoả đều giống nhau (18/03/2004)
Làm gì để ngăn chim "đánh bom liều chết"? (18/03/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang