Bùng nổ dân số đô thị trên toàn cầu
19:00' 25/03/2004 (GMT+7)

Các khu vực đô thị đang tăng trưởng nhanh tới mức lần đầu tiên trong lịch sử phần lớn dân số thế giới sẽ sống trong các thành phố vào năm 2007. Vào năm 2015, danh sách các thành phố lớn nhất trên thế giới sẽ hoàn toàn khác. Tuy vậy, trong tương lai gần, Tokyo sẽ vẫn là thành phố lớn nhất thế giới.

Bombay sẽ là thành phố lớn thứ hai thế giới.

Nghiên cứu của Quỹ Dân số LHQ ước tính trong năm 2003, có tới 48% dân số thế giới (3 tỷ người) sống trong các khu vực đô thị. Nghiên cứu dự đoán vào năm 2007, con số này sẽ vượt quá 50%, do vậy đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử, số dân đô thị lớn hơn số dân nông thôn!

Phần lớn sự tăng trưởng này sẽ không xảy ra ở các đô thị lớn hiện nay như Tokyo, Mexico City hay New York, mà tập trung ở các đô thị nhỏ hơn (hiện có chưa tới nửa triệu dân/đô thị). Những thay đổi ấy sẽ tác động mạnh tới cách thức giải quyết vấn đề gia tăng dân số của các quốc gia. Tới năm 2030, sẽ có 5 tỷ người sống tại đô thị.

Theo các chuyên gia LHQ, kết luận có ý nghĩa lớn của nghiên cứu trên là việc các chính phủ đang ngày càng lo ngại về hậu quả của những xu hướng dân số. Chính phủ các nước hiện coi dân số là một lĩnh vực hành động chính đáng. Các quốc gia đang phát triển hiện đang chịu tác động của sự gia tăng dân số do tuổi thọ của người dân cao hơn - vấn đề mà trước kia chỉ có các nước phát triển đối mặt. Gia tăng dân số và tỷ lệ tử vong cao hiện là lo lắng hàng đầu của các nước đang phát triển. Trong khi đó, các nước phát triển lại lo ngại về tỷ lệ sinh thấp và dân số giảm.

Khi dân số đô thị toàn cầu bùng nổ (cứ 38 năm lại tăng gấp đôi), các thành phố lớn nhất trên thế giới, ngoại trừ Tokyo, sẽ bị tuột xuống cuối danh sách vào năm 2015 và thay thế chúng là các đô thị nhỏ hơn mà hiện đang có sự bùng nổ dân cư. Mexico City, thành phố lớn thứ hai hiện nay (18,7 triệu dân) sẽ đứng thứ tư với dân số 20,6 triệu. New York, đứng thứ ba với 18,3 triệu dân hiện nay, sẽ chỉ là thành phố lớn thứ sáu và sẽ có 19,7 triệu dân.

Tới năm 2015, các thành phố Bombay (dân số hiện nay 17,4 triệu) và New Delhi (14,1 triệu) của Ấn Độ sẽ trở nên các thành phố lớn thứ hai và thứ ba trên thế giới, với dân số lần lượt là 22,6 và 20,9 triệu người. Tokyo (35 triệu dân) sẽ vẫn đứng vị trí thứ một với dân số tăng thêm 1,2 triệu. Ngoài ra, thủ đô Lagos của Nigeria (hiện xếp thứ 20 với 10,1 triệu người) sẽ là thành phố lớn thứ chín của thế giới - với 17 triệu dân trong tương lai.

Dhaka ở Bangladesh (hiện đứng thứ 12 với 11,6 triệu dân) sẽ đứng ở vị trí thứ bảy với 17,9 triệu dân và Karachi ở Pakistan sẽ nhảy từ vị trí thứ 15 hiện nay (11,1 triệu người) lên hàng thứ 11 (16,2 triệu dân).

Nghiên cứu cũng dự báo tới năm 2015, số các đô thị lớn, có ít nhất 10 triệu dân, sẽ tăng từ 20 lên 22 với sự tăng trưởng của Istanbul và Paris.

  • Minh Sơn (theo Reuters) 
Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Vì sao não người lại to hơn? (25/03/2004)
Phao dò tàu buôn lậu ma tuý (25/03/2004)
Sao Hoả từng có biển mặn (25/03/2004)
Khai sinh dạng carbon thứ năm: Bọt nano! (24/03/2004)
Opera: Điều khiển trình duyệt web bằng giọng nói! (24/03/2004)
"Giải mã" rượu vang của pharaoh Tutankhamun (23/03/2004)
Phát hiện sai sót chết người trên tàu con thoi (23/03/2004)
54 đề tài đoạt giải Sáng tạo KHKT TP.HCM 2003 (23/03/2004)
Thần Vệ nữ và chị Hằng hội ngộ (23/03/2004)
Những chú cá nổ mìn (22/03/2004)
Hàn Quốc: Tan vỡ hy vọng "sạch cúm gà"! (22/03/2004)
Chim và khỉ... giao tiếp để tránh kẻ thù (22/03/2004)
Hàng rào hóa chất để bảo vệ vườn nấm (22/03/2004)
Dùng robot cung cấp năng lượng cho Hubble (21/03/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang