5 lần gặp Bác và niềm tin tất thắng
09:24' 02/09/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - Chu Minh được coi là một trong những cái tên lớn trong giới âm nhạc nước nhà. Ca khúc của ông không nhiều nhưng những ca khúc đó luôn có chỗ đứng trong lòng người nghe.

Nhạc sĩ Chu Minh.

- Là người có nhiều ca khúc hay về Bác, Ông có nhớ mình sáng tác bài hát đầu tiên vào năm bao nhiêu?

- Năm 1952, bài “Ta yêu Cụ Hồ”. Đó là một bài hát hết sức dân dã. Sau đó tôi sáng tác tiếp một bài nữa nói về tình hữu nghị Việt- Xô: “Cờ hồng phất cao bay tựa cánh chim hòa bình...”. Những ca khúc này rất được ưa chuộng trong các vùng giải phóng.

Thời bấy giờ đã thành lập Đoàn văn công nhân dân Trung ương do ông Đặng Đình Hưng làm Chính trị viên. Nòng cốt của đoàn sau này đều là những người có tiếng nói như: nhạc  sĩ Nguyễn Xuân Khoát, Học Phi, Thế Lữ... Có thể nói đây là đoàn “cha đẻ” của các đoàn ca- múa-nhạc-kịch sau này. Tôi là một trong 7 người  (gồm nhạc sĩ Lê Yên, Nguyễn Đình Tích, biên đạo múa Thái Ly...) dựng nên đoàn ca múa nhạc Trung ương.

- Ông đã trở thành nhạc sĩ như thế nào?

- Tôi là một trong 10 người đầu tiên được Đảng cử sang Trung Quốc học nhạc. Lúc bấy giờ Trung Quốc mới vừa giải phóng. Chúng tôi đang học năm thứ 2 thì được điều về để chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Về nước lập tức chúng tôi tham gia ngay vào Chiến dịch biên giới năm 1951. Tiếp đó đến năm 1952 tham gia chiến dịch Cao-Bắc-Lạng. Và cuối cùng là chiến dịch Điện Biên Phủ. Năm 1960 tôi lại tiếp tục được sang Trung Quốc học ở Nhạc viện Trung ương Bắc Kinh. Năm 1965 tốt nghiệp về nước. Có thể nói Trung Quốc có một nền âm nhạc rất vĩ đại, kết hợp được cái tinh hoa của phương Đông và phương Tây. Nhạc viện có cả phòng hòa nhạc khoảng 700 chỗ ngồi. Chúng tôi vừa học vừa thực hành biểu diễn chứ không học chay. Có thể nói họ đào tạo hết sức bài bản. Chính vì vậy mà số nhạc sĩ học ở Trung Quốc về sau này đều thành đạt cả. Những người được giải thưởng Hồ Chí Minh gồm có Huy Du, Hoàng Vân; giải thưởng Nhà nước có tôi, Phạm Đình Sáu... Thực tình thì tôi cứ trăn trở mãi là đã 30 năm rồi mà nhạc Việt của chúng ta chưa làm được cái điều mà ngay sau khi giải phóng đất nước Trung Quốc người ta đã làm được.

- Ca khúc “Người là niềm tin tất thắng” của ông cho đến nay vẫn được coi là một trong những ca khúc hay nhất về Bác Hồ. Vậy ông đã bao giờ được gặp Bác Hồ chưa?

- Tôi có may mắn là đã được gặp cụ Hồ 5 lần. Lần đầu tiên tôi được gặp Cụ là vào năm 1950 ở ATK. Đó là lần chúng tôi biểu diễn cho Cụ nghe.

- Thưa ông, khi nghe giai điệu “Người là niềm tin tất thắng” người ta dễ dàng nhận ra lời của bài ca không khác gì tứ trong Điếu văn về Bác do Tổng Bí thư Lê Duẩn đọc?

- Khi viết xong ca khúc tôi mới chợt “giật mình”: Sao lời ca lại giống Điếu văn về Bác đến thế! “Đất nước nghiêng mình, đời đời nhớ ơn, tên Người sống mãi với non sông Việt Nam/ Lời thề sắt son,  theo tiếng Bác gọi, bốn ngàn năm dồn lại hôm nay, ngời sáng trong muôn triệu trái tim/ Hồ Chí Minh, Bác Hồ Chí Minh...”. Đồng chí Lê Duẩn đọc Điếu văn truy điệu Bác sáng 9/9/1969 thì tối hôm đó tôi viết xong ca khúc này. Tức là tôi chỉ viết trong vòng một đêm. Có thể nói đời mình có một cái may mắn là có lúc nó thăng hoa như vậy. Tôi viết ít lắm, chỉ chừng 400 ca khúc, nhưng thăng hoa được như vậy là rất khó.

Nhạc sĩ Chu Minh và một ca sĩ trẻ cùng tác phẩm của ông.

- Theo ông thì vì sao ca khúc này lại thành công, nếu không muốn nói là do lòng kính yêu Bác?

- Hồi ấy tôi đã có ý thức rất rõ là phải vượt lên sự kiện. Chính vì vậy nên khi viết tôi không chọn theo kiểu hành khúc tang lễ. Tôi biến cái đau thương trước sự mất mát quá lớn của cả dân tộc thành lời ngợi ca Bác. Đó là một sự thăng hoa. Không hề nói về sự mất  mát. Chỉ có 2 chỗ gợi nhớ về điều đó. Lời 1: “Đất nước nghiêng mình...” và lời 2: “Thế giới nghiêng mình...”. Tôi cũng không nói về đánh Mỹ như thế nào, mà tôi chỉ viết: "Vì độc lập tự do đường lên phía trước rực màu cờ sao...". Sau này có mấy anh bạn mới trêu tôi rằng: “Cái câu này là do ông bí quá mà... ra thôi”. “Không phải, đó là tớ hơi trừu tượng hóa lên thôi” - tôi nói. Ông Huy Du viết theo kiểu hành khúc tang lễ nên ông ấy thất bại. Ông Huy Du là người được cử đứng cạnh linh cửu của Bác. Khi ấy, các nhạc sĩ quân đội được đặc biệt ưu tiên. Còn tôi thì không có được cái may mắn đó. Lúc bấy giờ cơ quan tôi đang sơ tán ở Hà Bắc. Tôi về Hà Nội viếng Bác là đi theo tiêu chuẩn của Hội Nhạc sĩ. Trong những ngày ấy đã có tới 1.200 ca khúc về Bác.

Mời các bạn nghe 10 ca khúc về Bác .

(bấm vào từng bài hát để nghe) 01 02 03 04 05 06 07 07 09 10

  • Thục Nhi (thực hiện)
Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Dạ nhạc thính phòng trong mưa ngâu Hà Nội (01/09/2004)
NS Đỗ Bảo: Cánh cung và đích đến (31/08/2004)
'Cánh Cung và đích đến (31/08/2004)
Jay Z và OutKast bội thu trong đêm trao giải MTV 2004 (30/08/2004)
Sao sáng trước bình minh (30/08/2004)
Tranh chấp căng thẳng một thành viên nhóm GMC (29/08/2004)
Lấp lánh 7 ngôi sao khi đêm gần sáng (29/08/2004)
Website YAN xin lỗi NS Đỗ Quang? (26/08/2004)
Bầu sô Hoàng Tuấn đã độc quyền ca sĩ Cao Thái Sơn (26/08/2004)
"Làm MC truyền hình trực tiếp, khó mà hoàn hảo!" (26/08/2004)
Sao Mai điểm hẹn vòng 3: Từ "thích" đến đam mê! (24/08/2004)
Sức ép lớn, chất lượng cao (23/08/2004)
Nhân đôi cường độ, phát lộ tài năng (22/08/2004)
Lê Minh Sơn: Tôi thờ 7 nốt nhạc (21/08/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang