Ăn thịt muông thú: nguy cơ gây ra đại dịch
10:19' 20/03/2004 (GMT+7)

Đã đến lúc con người phải điều chỉnh lại thói quen săn bắn và ăn thịt muông thú, nếu không chúng ta sẽ phải đối mặt với những đại dịch kinh khủng trong tương lai. Đấy là lời cảnh báo mà các nhà khoa học đưa ra, sau khi nghiên cứu một loại virus mới trên thịt linh trưởng.

Chúng tôi cũng có quyền được sống!

Nhìn chung, virus mang tên SFV có vẻ như vô hại đối với động vật lẫn con người, và chúng cũng không lây lan từ người sang người. Tuy nhiên, khả năng lây lan của chúng khiến nhiều người phải lo ngại đến những trận đại dịch có nguồn gốc từ rừng già, sau HIV. Vì thói quen săn bắn và ăn thịt khỉ, đười ươi, tinh tinh, thảm họa HIV đã nổ ra trên phạm vi toàn cầu qua loại virus SIV. Điều nguy hiểm là hiện nay, ngay cả giới nghiên cứu cũng không biết được các loài linh trưởng này mang những virus gì và cơ chế lây nhiễm của virus ra sao.

Ðể tìm hiểu sâu về vấn đề này, nhóm nghiên cứu quốc tế Mỹ và Cameroon đã nghiên cứu về virus bọt khỉ SFV, loại virus đặc hữu ở linh trưởng hoang nhưng không gây bệnh. Họ kiểm tra mẫu máu của gần 1.100 người thuộc chín ngôi làng cách xa nhau để tìm kiếm dấu vết lây nhiễm của virus. Công trình nghiên cứu này đã được đăng tải trên tạp chí y học danh tiếng The Lancet. Trong số những người được xét nghiệm, mười người mang kháng thể đối với virus SFV trong máu, cho thấy rằng họ đã bị phơi nhiễm. Khi đối chiếu chuỗi ADN trong mẫu máu những người phơi nhiễm với máu động vật, có ít nhất là ba người bị nhiễm virus SFV từ các loài động vật khác nhau: tinh tinh, khỉ đầu chó và khỉ De Brazza.

Theo Nathan Wolfe, nhà khoa học thuộc ĐH Johns Hopkins (Maryland, Mỹ), trưởng nhóm nghiên cứu, nhóm của ông buộc phải nghĩ rằng các loại virus đang lây nhiễm sang người một cách thường xuyên hơn. Tuy nhiên, họ chưa biết được là SFV có nguy cơ gây bệnh ở người hay không. Mặc dù các dấu hiệu lây nhiễm đều không mang mầm bệnh, nhưng như thế chưa đủ để khẳng định rằng các chủng virus khác nhau không lan từ người sang người, hoặc chúng không nguy hiểm như các chủng virus khác đã từng thể hiện trên người.

Kết quả nghiên cứu đã gióng thêm một hồi chuông cảnh tỉnh con người hãy ngừng ngay việc buôn bán thịt linh trưởng. Beatrice Hahn, chuyên gia nghiên cứu quá trình tiến hóa của HIV thuộc ĐH Alabama (Birmingham, Anh), đề xuất: "Chính trị gia, quan chức y tế cộng đồng cũng như dân địa phương cần phải tìm cách hỗ trợ cộng đồng các phương tiện sinh sống và nguồn thu nhập thay thế. Để làm được việc này, chúng ta không thể chỉ đi gặp người dân địa phương và bảo họ "đừng làm thế" được. Họ cũng phải sống chứ."

Một trong những bài học xương máu rõ ràng nhất mà loài người đã từng trải qua chính là đại dịch AIDS. Virus HIV có thể đã truyền từ linh trưởng sang người cách đây khá lâu, thậm chí có thể đã từng bắt rễ 50-100 năm trước, và chỉ đến gần đây mới bùng phát thành một đại dịch. Bên cạnh đấy, nghi can số một trong các vụ bùng nổ virus Ebola hoặc HTLV gây bệnh bạch cầu cũng chính là linh trưởng hoang dã. Nếu mở rộng ra, chúng ta có thể "chạm tay" ngay vào bài học còn nóng hổi về SARS: thói quen ăn thịt loài cầy hương và một số thú rừng khác đã "trả lại" ngay cho con người căn bệnh viêm đường hô hấp cấp kinh hoàng từ đầu năm 2003.

Cuộc nghiên cứu của Wolfe cho thấy rõ ràng virus có thể truyền qua người do tiếp xúc với thịt linh trưởng. Tất cả những người bị nhiễm virus cũng thừa nhận là họ đã săn bắn và giết thịt sinh trưởng hoặc nuôi làm vật cảnh trong nhà. Vấn đề còn lại là xác định những loài virus đã "nhảy" sang cư trú trên cơ thể người nhằm tìm ra nguồn nguy cơ lây bệnh. Nhưng đấy cũng chỉ là "phần ngọn" - để giải quyết "phần gốc", chúng ta phải học cách chung sống với thiên nhiên chứ không thể tiếp tục duy trì những thói quen huỷ hoại môi trường sinh thái. Khi có đại dịch xảy ra, chính con người mới là nạn nhân đầu tiên chịu ảnh hưởng trực tiếp.

Khánh Hà (Theo Nature)

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Cúm gia cầm: Diễn biến phức tạp ở Hà Lan (20/03/2004)
Lò hạt nhân Đà Lạt có thể hoạt động đến năm 2017 (20/03/2004)
TP.HCM: Gấp rút lập Trung tâm Công nghệ Sinh học (20/03/2004)
Vì sao người Neanderthal tuyệt chủng? (19/03/2004)
Bụi không gian vén màn bí ẩn về kim tự tháp (19/03/2004)
Đêm qua, một tiểu hành tinh lướt ngang Trái đất... (19/03/2004)
Đăng cai hội nghị về công nghệ sinh học sinh sản (19/03/2004)
Đất mọi nơi trên Sao Hoả đều giống nhau (18/03/2004)
Làm gì để ngăn chim "đánh bom liều chết"? (18/03/2004)
Người Anglo-Saxons lép vế tại Anh (18/03/2004)
Câu chuyện về "quả cầu tuyết" Trái đất (18/03/2004)
99% doanh nghiệp TP.HCM chưa "mặn" với thiết bị nội (17/03/2004)
Thêm 5 đợt dịch cúm gà tại Campuchia (17/03/2004)
Âm nhạc nằm trong... tranh (17/03/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang