Bụi không gian vén màn bí ẩn về kim tự tháp
12:17' 19/03/2004 (GMT+7)

Bí mật về kim tự tháp 2.000 năm tuổi ở Mexico, nơi các vị vua của một nền văn minh bí ẩn yên nghỉ, lẽ ra đã vĩnh viễn thuộc về quá khứ. Nhưng nhờ có "chiếc chìa khóa vàng" là bụi không gian, bí mật đang dần được vén lên.

Các nền văn minh cổ vẫn luôn là đề tài hấp dẫn đối với khoa học.

Sâu dưới chân Kim tự tháp "Mặt trời" khổng lồ thuộc thủ đô Mexico City (Mexico), các nhà vật lý học đang lắp đặt một thiết bị phát hiện muon, loại hạt bán nguyên tử còn sót lại khi tia vũ trụ tiếp xúc với Trái đất. Chúng có thể xuyên qua các vật thể rắn, để lại những dấu vết tí hon mà thiết bị này sẽ tiến hành đo đạc nhằm tìm kiếm các phòng mai táng trong lòng đá khối. Vì trong không gian ít hạt muon hơn trong đất đá, có khả năng các nhà khoa học sẽ phát hiện ra dấu vết của chúng trong kim tự tháp. Đây là địa chỉ linh thiêng của thành phố Teotihuacan, "đồng sinh đồng tử" với thủ đô Rome cổ kính của La Mã. GS Arturo Menchaca, viện trưởng Viện Vật lý thuộc Đại học Tự trị Quốc gia Mexico, cho biết: "Nếu khu vực nào có mật độ thấp hơn dự tính, chúng tôi sẽ biết rằng ở đấy có thể có một cái lỗ hiện diện."

Nếu phát hiện ra dấu vết hạt muon, các nhà khảo cổ học sẽ khai quật kim tự tháp với hy vọng tìm được buồng táng, từ đấy giải đáp bí ẩn về người cai trị Teotihuacan. Vào thời điểm thịnh vượng nhất, thành phố này có tới 150.000 dân, và ảnh hưởng của nó lan rộng ra hàng trăm kilomet tới địa phận Guatemala ngày nay. Tuy nhiên, không ai biết được cái tên đích thực của thành phố này lẫn người đã sáng lập ra nó. Người Aztec gọi thành phố là Teotihuacan, có nghĩa là nơi người trần trở thành thần thánh. Teotihuacan nổi tiếng vì có nhiều công trình tưởng niệm, đồng thời cũng vì thành phố được quy hoạch rất khoa học. Người Aztec sống ở đây trong khoảng 700 năm, sau khi thành phố cổ đã bị bỏ hoang vào năm 600 sau CN.

Vào những năm 1960, GS Luis Alvarez thuộc ĐH California (Berkeley, Mỹ), nhà khoa học từng đoạt giải Nobel, đã sử dụng công nghệ muon để khảo sát toàn bộ kim tự tháp Khephren ở Ai Cập. Menchaca cho biết: "Alvarez chứng minh rằng không hề có buồng táng bí mật nào trong Kim tự tháp "Mặt trời" cả - nếu có thì chỉ ở trong các tiểu thuyết khoa học mà thôi". Nhóm của Menchaca đã phải bỏ ra 500.000 USD để chế tạo nên thiết bị phát hiện hạt muon và dự định sẽ lắp đặt trong lòng hang sâu 63m dưới chân kim tự tháp. Vài nghìn năm trước, lòng hang tối tăm, ẩm ướt này từng là nơi thực hiện các nghi lễ tôn giáo nên có đường hầm thông ra ngoài, chỉ vừa vặn cho một người chui lọt.

Thiết bị phát hiện hạt muon nguyên mẫu đặt trong lòng hang đã phát hiện được những hạt muon đầu tiên tại kim tự tháp ở phía trên. Nhóm nghiên cứu hy vọng rằng, với thiết bị sắp tới, họ sẽ phát hiện được khoảng 100 triệu hạt muon mỗi năm. Muon là loại hạt được sinh ra khi hạt chứa năng lượng từ ngoài không gian va chạm với tầng đối lưu. Chúng liên tục va chạm với chúng ta, tuy nhiên loại hạt này lại hoàn toàn vô hại và rất khó phát hiện nên rất ít người biết về sự hiện hiện của chúng. Khi đi qua máy dò, hạt muon sẽ ion hóa khí gas lưu giữ giữa hai đĩa, tạo ra một dòng điện có thể đo được. Đây là phương pháp dò chính xác, rẻ tiền và linh hoạt hơn so với tia X, tuy chỉ vừa được xây dựng cách đây vài thập kỷ nhờ những tiến bộ trong ngành vật lý cận nguyên tử.

Tại Teotihuacan, các nhà khảo cổ học hy vọng máy phát hiện hạt muon sẽ cho biết sự thật về Kim tự tháp "Mặt trời": đây là nơi an nghỉ cuối cùng của một vị vua hay nhiều vị vua. Theo TS Linda Manzanilla, chuyên gia khảo cổ học hàng đầu của Mexico, thuở ban đầu thành phố này có thể do một liên minh bốn vua cai trị chứ không phải chỉ có một như ở các nền văn minh Maya hay Aztec.

Khánh Hà (Theo ABC)

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Đêm qua, một tiểu hành tinh lướt ngang Trái đất... (19/03/2004)
Đăng cai hội nghị về công nghệ sinh học sinh sản (19/03/2004)
Đất mọi nơi trên Sao Hoả đều giống nhau (18/03/2004)
Làm gì để ngăn chim "đánh bom liều chết"? (18/03/2004)
Người Anglo-Saxons lép vế tại Anh (18/03/2004)
Câu chuyện về "quả cầu tuyết" Trái đất (18/03/2004)
99% doanh nghiệp TP.HCM chưa "mặn" với thiết bị nội (17/03/2004)
Thêm 5 đợt dịch cúm gà tại Campuchia (17/03/2004)
Âm nhạc nằm trong... tranh (17/03/2004)
Trao giải Nobel trẻ tại Mỹ (17/03/2004)
Thủ đoạn mới của sâu máy tính (17/03/2004)
Lốc xoáy - hiện tượng thiên nhiên bí ẩn (17/03/2004)
Con người biết tư duy biểu tượng cách đây hơn 1 triệu năm? (17/03/2004)
Cúm gia cầm: Tạm lắng ở châu Á, ẩn hiện ở châu Âu (16/03/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang