Phát hiện đàn đá cổ đại ở Ấn Độ
00:22' 21/03/2004 (GMT+7)

Các nhà khảo cổ vừa tái phát hiện một địa điểm ở miền Nam Ấn Độ - nơi người cổ đại sử dụng đá cuội để tạo ra tiếng nhạc vang vọng trong các nghi lễ. "Đàn đá" này bị thất lạc sau khi được phát hiện vào năm 1892. Nhiều nhà thám hiểm sau đó đã cố tìm kiếm song không thành công...

Đàn đá.

Dân địa phương gọi các viên cuội có hình khắc nghệ thuật này là "đàn đá". Chúng có những vết hằn nhỏ, giống như đường khía. Khi dùng những viên đá hoa cương nhỏ để gõ, các vết hàn này phát ra những âm thanh sâu, giống như chuông vậy. Trong một số nền văn hoá, nhạc cụ gõ đóng vai trò quan trọng trong các nghi lễ, giúp pháp sư giao tiếp với thế giới siêu nhiên. Theo TS Nicole Boivin thuộc ĐH Cambridge (Anh), những viên đá cuội trên cũng được sử dụng cho mục đích tương tự.

Địa điểm đồi Kupgal chứa hàng trăm và có lẽ là hàng nghìn hình khắc nghệ thuật trên đá. Phần lớn chúng có từ thời kỳ Đá Mới, hay cuối thời kỳ đồ đá. Các nhà nghiên cứu cho rằng các nam pháp sư hay đàn ông trẻ tuổi đã tới địa điểm này để tiến hành những nghi lễ nhằm hoà vào sức mạnh của nó. Tuy nhiên, một số đàn đá cổ đại đang bị đe doạ do hoạt động khai thác đá.

Hình khắc trên đá.

Nhiều hoạ tiết trên đá thể hiện hình bò, đặc biệt là những con bò lưng gù, sừng dài đặc trưng ở miền Nam Ấn Độ (Bos indicus). Tuy nhiên, cũng có cả hình giống người xuất hiện cùng với bò hoặc một mình. Một vài người trong số đó mang xích hoặc cầm cung và tên. Bản chất của những hình khắc đá này đã khiến TS Boivin tin rằng những người tạo ra chúng là nam giới và có lẽ là những người tham gia vào việc chăn hoặc lấy cắp bò.

Các hình khắc được tạo ra bằng cách sử dụng một công cụ bằng đá. TS Boivin tin rằng tác giả và những người đến xem phải là những người rất nhanh nhẹn và linh hoạt. Một số hình nằm tại những địa điểm khó tới đến mức người sáng tạo có lẽ phải tự treo mình hoặc nhờ những người khác làm điều đó để sáng tác.

Hoạt động khai thác đá hoa cương thương mại ngày nay đã huỷ hoại một phần của quả đồi. Một hang đá có hình khắc cổ hơn ở phía bắc đã bị phá huỷ một phần. Nếu không có sự can thiệp và bảo vệ từ phía chính phủ, các bức tranh và đàn đá này sẽ biến mất trong tương lai gần.

  • Minh Sơn (theo BBC) 
Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Ăn thịt muông thú: nguy cơ gây ra đại dịch (20/03/2004)
Cúm gia cầm: Diễn biến phức tạp ở Hà Lan (20/03/2004)
Lò hạt nhân Đà Lạt có thể hoạt động đến năm 2017 (20/03/2004)
TP.HCM: Gấp rút lập Trung tâm Công nghệ Sinh học (20/03/2004)
Vì sao người Neanderthal tuyệt chủng? (19/03/2004)
Bụi không gian vén màn bí ẩn về kim tự tháp (19/03/2004)
Đêm qua, một tiểu hành tinh lướt ngang Trái đất... (19/03/2004)
Đăng cai hội nghị về công nghệ sinh học sinh sản (19/03/2004)
Đất mọi nơi trên Sao Hoả đều giống nhau (18/03/2004)
Làm gì để ngăn chim "đánh bom liều chết"? (18/03/2004)
Người Anglo-Saxons lép vế tại Anh (18/03/2004)
Câu chuyện về "quả cầu tuyết" Trái đất (18/03/2004)
99% doanh nghiệp TP.HCM chưa "mặn" với thiết bị nội (17/03/2004)
Thêm 5 đợt dịch cúm gà tại Campuchia (17/03/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang