Người Anglo-Saxons lép vế tại Anh
20:35' 18/03/2004 (GMT+7)

Ngày càng có nhiều bằng chứng khảo cổ cho thấy người Anglo-Saxons không thay thế dân số bản địa ở England. Theo nghiên cứu mới, chỉ có một vài người Anglo-Saxons ở khu vực đông England, trái ngược với quan điểm trong nhiều cuốn sách lịch sử.

Mũ của người Anglo-Saxons.

Các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Durham và Hội Khảo sát Địa lý Anh đã kiểm tra các loại nguyên tố strontium và oxy khác nhau trong răng của 24 bộ xương được tìm thấy tại một nghĩa địa Anglo-Saxons ở West Heslerton. Những bộ xương đó có từ thế kỷ thứ V tới thế kỷ thứ VII. Các đồng vị oxy trong nước uống thay đổi khắp châu Âu cũng như trên quần đảo Anh. Nguyên nhân của sự khác biệt là do độ cao, khoảng cách so với biển và nhiệt độ trung bình hàng năm.

Các đồng vị đặc thù này ổn định trong răng của con người trước khi họ 12 tuổi. Do vậy, các nhà khoa học sử dụng nó để xác định nguồn gốc địa lý của một cá nhân. Trong số 24 bộ xương, nhóm nghiên cứu chỉ tìm được một người có nguồn gốc từ châu Âu lục địa. Kết quả này ủng hộ quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu: Sự du nhập văn hoá và ngôn ngữ của người Anglo Saxon vào Anh không xảy ra thông qua con đường thay thế hàng loạt dân số bản địa bằng các bộ tộc xâm lược.

Răng hàm của người Anglo-Saxons.

Dường như có sự di cư quy mô nhỏ từ châu Âu lục địa và dân cư bản địa ở Anh lúc đó đã chấp nhập phong tục của những người ngoài này. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu đã tìm ra bằng chứng về sự di cư từ các vùng khác ở Anh vào khu vực Đông England trong suốt thế kỷ V tới thế kỷ VII. Trong số 20 bộ xương của người bản địa, 13 bộ có nguồn gốc ở phía tây dãy núi Pennines. TS Budd, trưởng nhóm nghiên cứu, cho rằng đó là do sự dịch chuyển của người Anh sau khi người La Mã rút quân ra khỏi Anh vào thế kỷ thứ V.

Vào cuối thời kỳ La Mã, mọi người di cư tới những nơi khác để khai khẩn đất đai làm nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu này nhất quán với một cuộc khảo sát di truyền lớn trên quần đảo Anh. Cuộc khảo sát do GS David Goldstein, ĐH London, tiến hành vào năm 2003.

  • Minh Sơn (theo BBC)
Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Câu chuyện về "quả cầu tuyết" Trái đất (18/03/2004)
99% doanh nghiệp TP.HCM chưa "mặn" với thiết bị nội (17/03/2004)
Thêm 5 đợt dịch cúm gà tại Campuchia (17/03/2004)
Âm nhạc nằm trong... tranh (17/03/2004)
Trao giải Nobel trẻ tại Mỹ (17/03/2004)
Thủ đoạn mới của sâu máy tính (17/03/2004)
Lốc xoáy - hiện tượng thiên nhiên bí ẩn (17/03/2004)
Con người biết tư duy biểu tượng cách đây hơn 1 triệu năm? (17/03/2004)
Cúm gia cầm: Tạm lắng ở châu Á, ẩn hiện ở châu Âu (16/03/2004)
Đào tạo ngay công nghệ nano trong năm 2004 (16/03/2004)
Bảo tồn chó hoang bằng... nước tiểu (16/03/2004)
15/3 - "ngày ô nhục của người La Mã cổ đại" (16/03/2004)
San hô "rộng rãi" cung cấp thức ăn cho láng giềng (16/03/2004)
Trị hói bằng tế bào gốc nang lông (15/03/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang