Câu chuyện về "quả cầu tuyết" Trái đất
20:10' 18/03/2004 (GMT+7)

750 triệu năm trước, suýt nữa thì Trái đất đã bị đưa trở lại thời kỳ băng hà một lần nữa. Thủ phạm là một vụ tách lục địa: Dưới tác động của nó, Trái đất bị biến thành một địa ngục băng giá trong suốt hàng triệu năm liền.

Trái đất lẽ ra đã bị biến thành một quả cầu tuyết.

Cách đây 800 triệu năm, lượng mưa trên Trái đất đột ngột tăng lên, thúc đẩy quá trình phong hóa trên đá. Đồng thời, khí nhà kính bị hút ra khỏi khí quyển, tạo nên một đợt lạnh khủng khiếp. Trái đất trở thành một quả cầu tuyết: băng tấm bao phủ các lục địa, còn đại dương thì đóng băng đến tận gần xích đạo. Trước đây, không ai xác định được nguyên nhân của đợt lạnh kéo dài này. Một số nhà khoa học cho rằng nguyên nhân có thể là do Mặt trời đột ngột nguội xuống một thời gian, Trái đất nghiêng trên trục của nó, hoặc chịu tác động của một vụ nổ trên quỹ đạo.

Tuy nhiên, đến nay các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) và ĐH Florida (Mỹ) tin rằng họ đã tìm được câu trả lời xác đáng. Cuộc nghiên cứu mới đây nhất của họ cho biết: những hoạt động kiến tạo gây tách lục địa là thủ phạm gây ra hiệu ứng nhà lạnh kinh khủng này. Vào thời điểm đấy, các lục địa trong tương lai đang tồn tại dưới dạng một siêu lục địa, có tên là Rodinia. Siêu lục địa Rodinia rộng đến mức lượng mưa do gió mang từ đại dương không thể tiến sâu được vào nội địa.

Khi Rodinia bị lực kéo tác động, vỡ ra thành các mảnh "nhỏ", sau này tạo thành các lục địa ngày nay, lượng mưa lập tức thay đổi mạnh. Mưa xối xả xuống các tảng đá ba-dan hình thành từ những vụ phun trào núi lửa, tạo thành một phản ứng quen thuộc giữa nước với calci silicate, trong đó phân tử CO2 bị giải phóng khỏi không khí và cô lập trong calci carbonate, sau đó chảy xuống biển. Tuy nhiên, mô hình máy tính ngày nay lại cho thấy rằng, việc hút khí nhà kính CO2 ra khỏi không khí sẽ khiến cho nhiệt độ khí hậu sụt giảm ghê gớm. Quá trình này đối lập với hiệu ứng nhà kính - lượng CO2 tăng mạnh làm cho khí hậu toàn cầu ấm lên. Theo mô hình này, trước khi Rodinia bị chia tách, mật độ CO2 ở vào khoảng 1.830/1 triệu, đồng nghĩa với nhiệt độ trung bình trên Trái đất là 10,8°C.

50 triệu năm sau, tình hình đã đổi khác. Mức CO2 ở vào khoảng 510/1 triệu, do vậy nhiệt độ trung bình của Trái đất là 2°C. Biến động kiến tạo đã biến đổi khí hậu Trái đất từ "nhà kính" sang "nhà lạnh" trong suốt kỷ Tân đại nguyên sinh. Hậu quả là Trái đất trở thành một quả cầu tuyết khổng lồ, chứ không phải là "giọt lệ giữa không trung" như ngày nay.

Một khi chứng minh được rằng "quả cầu tuyết" Trái đất là điều có thật và hiểu rõ về quá trình tạo ra nó, các nhà nghiên cứu sẽ nắm vững hơn về khí hậu trên hành tinh chúng ta và quá trình tiến hóa của cuộc sống. Một số nhà nghiên cứu cho rằng sự tan băng sau một đợt băng giá sẽ dẫn tới việc các sinh vật đa bào đầu tiên xuất hiện, bởi vì đã có thêm nhiều khoảng trống cho sự sống phát triển. Trên thực tế, sự sống đã từng sinh sôi mạnh trong thời kỳ Đại nguyên sinh muộn, cho dù các nhà khoa học chưa giải thích được chính xác tại sao.

Thuyết về "quả cầu tuyết" còn giúp chúng ta dự đoán về khả năng hiện tượng băng giá tương tự có xảy ra một lần nữa hay không. Nhưng ngay cả điều này có xảy ra thì các bạn cũng đừng hoảng hốt, bởi vì trong vòng 250 triệu năm tới, Trái đất vẫn chưa thể hình thành được một siêu lục địa khác.

Khánh Hà (Theo ABC)

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
99% doanh nghiệp TP.HCM chưa "mặn" với thiết bị nội (17/03/2004)
Thêm 5 đợt dịch cúm gà tại Campuchia (17/03/2004)
Âm nhạc nằm trong... tranh (17/03/2004)
Trao giải Nobel trẻ tại Mỹ (17/03/2004)
Thủ đoạn mới của sâu máy tính (17/03/2004)
Lốc xoáy - hiện tượng thiên nhiên bí ẩn (17/03/2004)
Con người biết tư duy biểu tượng cách đây hơn 1 triệu năm? (17/03/2004)
Cúm gia cầm: Tạm lắng ở châu Á, ẩn hiện ở châu Âu (16/03/2004)
Đào tạo ngay công nghệ nano trong năm 2004 (16/03/2004)
Bảo tồn chó hoang bằng... nước tiểu (16/03/2004)
15/3 - "ngày ô nhục của người La Mã cổ đại" (16/03/2004)
San hô "rộng rãi" cung cấp thức ăn cho láng giềng (16/03/2004)
Trị hói bằng tế bào gốc nang lông (15/03/2004)
Máu nhân tạo mới? Phải có... hiểu biết khoa học! (15/03/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang