221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
1231825
Hà Nội mong 100% cán bộ Thành ủy "quản" là tiến sĩ
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
Hà Nội mong 100% cán bộ Thành ủy 'quản' là tiến sĩ
,

 - Hà Nội vừa vạch chiến lược cán bộ, công chức khối chính quyền thành phố, trong đó quyết tâm đến 2020 có 100% cán bộ khối chính quyền diện Thành ủy quản lý có trình độ tiến sĩ.

Đến 2020, Hà Nội phấn đấu 100% cán bộ diện UBND TP quản lý có trình độ trên đại học, trong đó một nửa cần đạt trình độ tiến sĩ; 100% cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn có trình độ đại học, trong đó 50% trên đại học.

Trước mắt, trong thời hạn ngắn hơn (đến 2012), Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu 100% cán bộ khối chính quyền diện Thành ủy quản lý có trình độ trên đại học, trong đó 50% là tiến sĩ; tất cả cán bộ diện Thành phố quản lý (chi cục trưởng, phó chi cục trưởng; trưởng phòng, phó trưởng phòng các sở, đơn vị trực thuộc sở và tương đương; trưởng phòng, phó trưởng phòng các phòng thuộc UBND quận, huyện, thị xã và đơn vị trực thuộc) trình độ trên đại học, trong đó 25% thạc sĩ, 25% tiến sĩ.

Hà Nội mong muốn đảm bảo chuyển tiếp vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, công chức. (Chỉ mang tính minh họa - Ảnh: V.A)

Hà Nội mong muốn đảm bảo chuyển tiếp vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, công chức. (Chỉ mang tính minh họa - Ảnh: V.A)

Cũng đến "hạn" 2012, các chủ tịch, phó chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn tại Hà Nội cần 100% đạt trình độ đại học, trong đó 30% trên đại học.

Về trình độ quản lý nhà nước, Hà Nội "mạnh dạn" đặt tiêu chuẩn cụ thể đến năm 2012: Trước khi được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, tất cả cán bộ khối chính quyền Thành ủy "quản" phải có trình độ quản lý nhà nước chương trình chuyên viên cao cấp, 100% cán bộ Thành phố "quản" phải có trình độ quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính  và 100% chủ tịch, phó chủ tịch xã, phường, thị trấn có trình độ quản lý nhà nước chương trình chuyên viên (hoặc tương đương).

Mục tiêu đến 2020, Hà Nội sẽ "tiến thêm một bước": 100% chủ tịch, phó chủ tịch xã, phường, thị trấn có trình độ quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính (hoặc tương đương) trước khi được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo.

Chiến lược cán bộ, công chức khối chính quyền Thành phố Hà Nội vừa đưa ra cũng đặt tiêu chuẩn cụ thể về trình độ tin học, ngoại ngữ (tiếng Anh) đối với tất cả cán bộ, công chức. Theo đó, đến 2020, cán bộ, công chức UBND xã, phường, thị trấn cần sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý nhà nước, có thể giao ban trực tuyến và điều hành qua mạng nội bộ...

Trừ khu vực nông thôn miền núi, đến 2020, tiếng Anh trình độ B phải được phổ cập trong tất cả cán bộ, công chức khối chính quyền Thành phố.

  • Thoại Mi
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc

Liệu đây có phải là cách làm đúng đắn khi TP HN đặt mục tiêu bằng cấp cao đến như vậy? Theo tôi, yêu cầu việc sắp xếp bố trí cán bộ nên căn cứ vào khả năng, đạo đức là chính, về bằng cấp thì với cấp quản lý chỉ cần mức đại học hoặc thạc sỹ là tối đa. Với yêu cầu tiến sỹ là quá xa vời và thiếu thực tế vì bản chất người có học vị tiến sỹ phù hợp hơn với các công tác nghiên cứu và giảng dạy.

,
Thanh Long, gửi lúc 26/08/2009 12:19:03

Cá nhân tôi rất hoan nghênh chủ trương này của Hà Nội. Tuy nhiên, tôi cảm thấy băn khoăn là: Nếu chủ trương này không được tổ chức thực hiện, quản lý, kiểm soát tốt, có thể sẽ khơi mào cho phong trào chạy đua bằng cấp, mà tác hại của việc này thì ai cũng đã rõ. Một anh nông dân có làm sai thì cũng chỉ mất một vụ lúa, đôi ba con bò, con gà chứ một ông tiến sỹ giấy làm càn thì nguy hại khôn lường. Mong rằng các lãnh đạo Hà Nội lưu tâm đến ý kiến này để xây dựng được một chiến lược tốt

,
Cao Thái Dương, Hoàng Mai, Hà Nội, gửi lúc 25/08/2009 10:18:58

Tôi cho rằng ý tưởng của lãnh đạo Hà Nội là đổi mới, tuy nhiên người nghĩ ra mục tiêu 50% cán bộ thuộc diện Thành ủy quản lý phải có trình độ tiến sỹ là quá sai lầm và duy ý chí. Vì rằng trình độ cán bộ công chức nói chung bây giờ không phải ai cũng đủ tố chất để làm tiến sỹ. Và nếu cố gượng ép vấn đề này thì chắc chắn hàng loạt tiến sỹ "giấy" sẽ ra đời.

,
Trần Xuân Hùng, Hà Nội, gửi lúc 25/08/2009 10:07:48

Đảng bộ thành phố nên nghiên cứu lựa chọn bổ nhiệm cán bộ trên cơ sở năng lực công tác cụ thể, trước khi bổ nhiệm nên yêu cầu các ứng viên thuyết trình - báo cáo kế hoạch thực thi nhiệm vụ khi được giao trọng trách sẽ làm gì và làm thế nào một cách công khai, không nên chú trọng vào bằng tiến sỹ hay không tiến sỹ. Đã đến lúc cần chọn người thực tài chứ không phải chọn người có bằng cấp.

,
Quang Dũng, Cầu Giấy, Hà nội, gửi lúc 25/08/2009 09:47:26

Tôi cảm thấy lo lắng về sự phiến diện trong chiến lược cán bộ, công chức của Thành ủy Hà Nội. Cần phải nói rằng việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ tiến sỹ chỉ cần thiết đối với các trường đại học, viện nghiên cứu, để thực thi nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và giảng dạy. Đối với cán bộ công chức hành chính, cán bộ Đảng, đoàn thể, kẻ cả đối với cán bộ chủ chốt của cấp thành phố, quận, huyện... thì trình độ trên đại học không phải là yêu cầu chủ yếu nhất, kể cả ở các nước phát triển cũng vậy. Thiết nghĩ trong chiến lược CBCC cấp điạ phương cần tập trung vâo những yêu cầu chính yếu là: tầm nhìn chiến lược, kỹ năng thực thi công vụ (ngang với mặt bằng chung của khu vực ); đạo đức công vụ ( không quan liêu, tham nhũng, không hành dân..); năng lực đoàn kết, tập hợp quần chúng.

,
Dương Quang Tung, Đống Đa, Hà Nội, gửi lúc 25/08/2009 09:22:52
Trang trước 12 Trang sau
,
,
,
© Báo VietNamNet, số 141 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông.
Số giấy phép: 1285/GP - BTTTT cấp ngày 27/8/2008. Tổng biên tập: Nguyễn Văn Bá
® Ghi rõ nguồn "VietNamNet" khi phát hành lại thông tin từ website này.
,