221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1281046
Gặp lại nữ tử tù có thai trước ngày ra trường bắn
0
Photo
null
Gặp lại nữ tử tù có thai trước ngày ra trường bắn
,

- Bốn năm sau khi nữ tử tù, “bà trùm buôn ma tuý” Nguyễn Thị Oanh tại trại giam Hoà Bình “bày binh bố trận” lén lút vụng trộm với một nam phạm nhân để có thai và thoát tội tử hình, PV VietNamNet đã tìm gặp lại phạm nhân đặc biệt này.

TIN LIÊN QUAN



Oanh giờ đã thoát án tử hình, đang chấp hành án tù chung thân và nuôi cháu bé ba tuổi trong nhà trẻ của trại giam Xuân Nguyên (Hải Phòng). Bốn năm đã trôi qua kể từ sự kiện làm hồi sinh mạng sống của Oanh, nhưng khi nhắc đến chuyện cũ, Oanh vẫn nghẹn ngào...

“Bất hạnh nếu có một người mẹ như tôi”

Oanh chủ động mở đầu câu chuyện bằng một lời đề nghị: “Nhà báo hỏi chuyện gì thì cứ đặt câu hỏi, nhưng làm ơn đừng nhắc đến chuyện tôi có thai như thế nào. Chuyện cũ đã qua rồi, nhưng mỗi lần cứ ai hỏi đến là tôi lại thấy đau nhói trong lòng”.

Mô tả ảnh.
Phạm nhân Nguyễn Thị Oanh
Cháu bé mập mạp có khuôn mặt tròn, nước da trắng trẻo đang ngồi yên trong lòng mẹ chợt ngước đôi mắt sáng đen láy lên nhìn mẹ, như ngơ ngác hỏi: “Sao mẹ bỗng dưng lại khóc?”.

Oanh kể lại, sau khi vì có thai nên được Nhà nước ân giảm, chuyển mức án từ tử hình sang chung thân, Oanh thoát chết nhưng không vui mà lại buồn bã.

"Bà trùm buôn ma tuý" một thời kể, mình đã khóc nhiều đến mức cháu bé bị sinh non hơn 3 tuần. “Đời tôi thì coi như đã bỏ, chẳng đáng khóc làm gì anh ạ. Tôi ngậm ngùi thương cho số phận của đứa bé. Nó thật sự là đứa trẻ bất hạnh thì mới có một người mẹ như tôi”, Oanh nói.

Oanh tâm sự, ngoài đứa bé hoài thai trong phòng biệt giam, trước đó cô còn có 3 đứa con khác với chồng, và đều là con trai. Chồng Oanh cũng là một đối tượng liên quan đến án ma túy, mới thụ án xong nên chưa từng một lần đến thăm kể từ khi cô bị bắt. Còn những đứa con thì vẫn theo người nhà từ Thái Nguyên đến trại thăm nuôi mẹ theo định kỳ.

“Có lần, thấy cảnh thằng anh vồ vập thằng em, nựng nịu nói: “Cảm ơn em vì đã giúp chúng ta còn mẹ”, tôi vừa tự nguyền rủa mình nhiều hơn, lại thấm thía hơn nỗi mất mát, thiếu thốn của những đứa con”, Oanh nói.

Những ngày này, Oanh đang chuẩn bị chia tay đứa con đã gắn bó cùng mình suốt ba năm qua. Bởi vì, theo quy định, trẻ nhỏ chỉ có thể ở cùng mẹ trong trại giam đến khi 36 tháng tuổi, vì vậy Oanh phải gửi con về quê cho cô em gái nuôi giúp.

Các cán bộ quản giáo kể lại, chẳng khi nào Oanh rời con đến nửa bước, gặp người lạ nào cũng giới thiệu về con mình bằng những lời trìu mến. Oanh xoa đầu cậu con đang ngồi trong lòng và khoe: “Bộ nhớ của cháu hơi bị tinh xảo đấy chú nhà báo ạ!”.

Một nụ cười hiếm hoi chợt nở trên miệng nữ tù nhân: “Cháu chỉ cần xem mỗi chương trình truyền hình một hai lần là lần sau, chớm nghe thấy tiếng đã có thể “nghe nhạc hiệu, đoán chương trình”. Cháu thường đi theo các cô thông tin tuyên truyền trong trại xem các cô làm chương trình phát thanh, để về biểu diễn lại cho mọi người trong nhà trẻ lăn lóc cười: “Mời các bạn phạm nhân nghe chương trình của chúng tôi”, “Xin cảm ơn các bạn phạm nhân đã theo dõi”…

Món quà của đôi tù nhân

Nhắc đến chuyện Nguyễn Trường Thiên, người tình cùng trại giam tỉnh Hòa Bình đã "quan hệ" giúp Oanh có thai, giọng Oanh chợt chùng xuống. Tám ngày sau khi Oanh chuyển từ trại giam Hòa Bình xuống trại giam Xuân Nguyên, Thiên khi đó đã mãn hạn tù, vẫn chịu khó lặn lội vượt quãng đường gần 2000 cây số từ Đồng Nai ra Hải Phòng thăm “vợ”.

Thăm Oanh xong, Thiên ngược Thái Nguyên đi khắp các nhà họ hàng “bên ngoại” để ra mắt, chào hỏi mọi người, rồi nhảy tàu trở về quê. Khi Thiên đi đến Đà Nẵng thì nhận được tin Oanh đang sinh con ở Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng, Thiên lại xuống tàu bắt xe đi ngược lại cả ngàn cây số.

d
Phạm nhân Nguyễn Thị Oanh và cháu Nguyễn Thiên Ngọc
“Anh ấy đến mang một bó hồng to tướng, mua một đống tã lót đến thăm hai mẹ con. Lại còn đưa cho mẹ con ba triệu đồng nữa. Rõ khổ, mới ra tù, chưa xin được việc ở đâu thì lấy đâu ra tiền, chắc lại nháo nhào đi vay mượn của bạn bè. Tôi nhất quyết không lấy nhưng Thiên cứ dúi vào tay, nói rằng đó là trách nhiệm của một người cha”, Oanh ngậm ngùi.

Thế rồi, Oanh bặt tin người tình suốt một năm nay. Oanh không nhắc một lời nào đến nỗi nhớ nhung Thiên, nhưng Oanh nhớ cả đến chi tiết gương mặt Thiên như thế nào, về lý lịch của Thiên như đã từng học Đại học Kiến trúc, đã từng mở công ty riêng, vì gian lận tiền thuế giá trị gia tăng nên chịu mức án ra sao…

Và suốt câu chuyện với chúng tôi, ít nhất có hai lần Oanh lặp lại chi tiết: “Cháu giống bố cháu y như đúc”. Oanh kể, cái tên Nguyễn Thiên Ngọc đặt cho cháu bé chính là tên do Thiên nghĩ ra, vừa có họ của cha, vừa có tên của cha, lại vừa có ý nghĩa là “viên ngọc của trời ban”.

Món nợ không thể trả cho cuộc đời

Oanh tâm sự, cô ân hận với Thiên nhiều vì cô đã mang nhiều rắc rối đến cho anh, tự dưng “ôm rơm rặm bụng”. Oanh không trách người tình suốt cả năm nay không đến thăm vì: “Đường xá xa xôi, mới đi tù về nên chắc còn khó khăn, lại còn vướng bận gia đình”.

“Tôi đã sống không tốt, đã phạm sai lầm để dẫn đến tội lỗi lớn với pháp luật, với xã hội. Đó đã là một món nợ. Được sống lại là một món nợ nữa. Nợ tiền thì có thể trả, nhưng nợ ân huệ, nợ tình cảm thì biết tìm cách nào mới có thể báo đáp?” - Oanh rơm rớm.

d
Oanh kể, cái tên Nguyễn Thiên Ngọc đặt cho cháu bé chính là tên do Thiên nghĩ ra, vừa có họ của cha, vừa có tên của cha, lại vừa có ý nghĩa là “viên ngọc của trời ban”.
Oanh kể, cô ân hận thương hai cán bộ quản giáo đã vì mình mà phải chịu mức án 9 năm tù. “Tôi làm khổ mọi người nhiều quá, thế nên đến giờ vẫn chưa hết mặc cảm trong lòng. Chẳng biết làm cách nào khác để hết day dứt, ngoài cách phải chấp hành tốt mọi nội quy – quy định trong trại, và từ ngày chuyển đến trại mới tới nay, tôi chưa từng vi phạm điều gì”, Oanh khẳng định.

Đội trưởng Đội Giáo dục trại giam Xuân Nguyên, ông Nguyễn Mạnh Hùng xác nhận chi tiết này: “Từ khi nhập trại, tháng nào phạm nhân Oanh cũng được xếp loại kết quả cải tạo khá”.

Nguyễn Thị Oanh không già đi nhiều so với thời gian cách đây 4 năm, khi chúng tôi nhìn thấy cô trước vành móng ngựa. Vẫn tóc kẹp gọn gàng, vẫn lông mày tỉa tót.

Người nữ tù từng mang cả trăm lượng vàng đi buôn ma túy này chợt mơ màng tiếc nuối, ôm chặt đứa con vào lòng khi nhắc tới mơ ước dang dở ngày mình còn “tay chưa nhúng chàm”: “Ngày đó tôi học ba môn tự nhiên Toán – Lý – Hóa tốt lắm, môn Văn học cũng khá, chỉ mơ ước về sau thi vào ngành Ngân hàng. Tiếc là do đông em, nhà nghèo nên phải bỏ học giữa cấp III. Ngày ấy nếu không bỏ học, chắc chắn đã không phạm tội, gia đình giờ chắc đã không tan nát, khỏi phải sống những ngày day dứt như ngày hôm nay”.

Nguyễn Thị Oanh (SN 1967), HKTT xã La Hiên, huyện Võ Nhai, Thái Nguyên là đối tượng bị bắt quả tang buôn bán 20 bánh heroin vào cuối năm 2004. Tại phiên toà sơ thẩm và phúc thẩm, TAND tỉnh Hoà Bình và TAND Tối cao đã tuyên phạt Nguyễn Thị Oanh tử hình.

Tháng 9/2006, khi đang trong thời gian chờ thi hành bản án tử hình tại trại giam Hoà Bình, Oanh thông báo mình có thai. Cơ quan điều tra đã vào cuộc và kết luận, Nguyễn Trường Thiên (SN 1966) trú tại tỉnh Đồng Nai, là đối tượng sắp mãn hạn tù và đang được ra ngoài làm vệ sinh tự giác đã 5 lần vào phòng biệt giam quan hệ tình dục với Oanh. Việc ra vào phòng biệt giam này được 2 cán bộ trại giam giúp đỡ, “bật đèn xanh”.

Tại cơ quan điều tra, Oanh khai mình chủ động “mời” Thiên vì biết quy định của pháp luật là người phạm tội sẽ thoát án tử hình nếu đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi.

  • Quý Văn

,
Ý kiến của bạn
,
,
,
,