221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
1227023
Chấn chỉnh cán bộ cơ sở sớm thoả mãn, đùn đẩy
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
Đà Nẵng:
Chấn chỉnh cán bộ cơ sở sớm thoả mãn, đùn đẩy
,

- Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng cảnh báo, cán bộ cơ sở mang tâm lý sớm thoả mãn với những cái vừa đạt được và đùn đẩy trách nhiệm lên trên đang là những lực cản đối với sự phát triển của TP.

 

Gần 30% cán bộ cơ sở chưa đạt chuẩn

 

Năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở là mối quan tâm lớn nhất của Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh trong buổi làm việc sáng 29/7 với chủ tịch UBND và cán bộ, công chức các quận, huyện, phường, xã trên địa bàn. 

Mô tả ảnh.

Cán bộ quận, huyện, phường, xã đối thoại với Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng sáng 29/7. Ảnh: HC

Theo thống kê của UBND TP, số công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa đạt tiêu chuẩn quy định vẫn còn cao, chiếm 29,13%. Một số cán bộ, công chức chưa chịu khó học tập để đáp ứng yêu cầu công tác. Trong khi vẫn còn tình trạng thân quen, nể nang nên có những cán bộ, công chức trình độ học vấn chỉ cấp trung học cơ sở hoặc chưa qua đào tạo vẫn được bố trí cho đủ số lượng.

 

Một bộ phận cán bộ, công chức còn gây phiền hà cho tổ chức, công dân; kỷ luật kỷ cương hành chính chưa nghiêm. Công tác quản lý nhà nước chưa chặt chẽ, khoa học, nhiều mặt còn bị buông lỏng. Việc giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo, kiến nghị của công dân chưa được quan tâm đúng mức. 

"Làm cái món chính quyền ni cực lắm, cứ như nuôi con mọn, hết chuyện nọ đến chuyện kia. Ai nói tìm sự an nhàn ở đây là không thể có, nhất là với những nước có xuất phát điểm thấp như VN thì càng đòi hỏi cán bộ chính quyền cơ sở phải quyết liệt, năng động. Muốn vận động nhân dân thì anh phải trực tiếp đến với dân, chứ ông này đùn đẩy ông kia thì lấy đâu ra kết quả?”, ông Nguyễn Bá Thanh nói với hàng trăm cán bộ cơ sở. 

Thoả mãn, đùn đẩy cản trở phát triển

 

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cảnh báo hai loại tâm lý đang nổi lên trong một bộ phận cán bộ, công chức ở cơ sở. Trước hết, đó là "sớm thoả mãn với cái vừa đạt được". Đơn cử như di tích quốc gia đền thờ Thoại Ngọc Hầu, từ một ngôi đền đơn sơ, xập xệ được đầu tư mở rộng thành một khu di tích rất hoành tráng, được đón Thủ tướng đến thăm và dâng hương. Nhưng sau đó, tâm lý thoả mãn xuất hiện, cán bộ không tiếp tục tư duy, nghĩ ra phương thức gì để khai thác hiệu quả của khu di tích này mà chỉ đóng cửa im ỉm suốt ngày.

 

Ông Nguyễn Bá Thanh cho rằng tâm lý sớm tự thoả mãn, “đi thi mà sợ đạt điểm 10, chỉ điểm 8 là được rồi” là cổ hủ, không tạo được động lực phát triển nên cần phải sớm được loại bỏ trong đội ngũ cán bộ, công chức ở các địa phương.

 

Loại tâm lý thứ hai cũng đang là trở lực cho sự phát triển, đó là "đùn đẩy trách nhiệm lên trên, xem chuyện gì cũng của TP dù nó đang diễn ra ngay trên địa bàn của mình". Ông đồng ý với ý kiến của Chủ tịch UBND quận Hải Châu Nguyễn Đăng Hùng rằng, các ban quản lý  dự án triển khai ở những địa phương có quyền rất lớn nhưng lại thiếu trách nhiệm với địa phương.

 

Tuy nhiên, ông Bá Thanh đặt vấn đề: Có khi nào có những vấn đề bất hợp lý, quận góp ý nhưng các BQL dự án không nghe nên quận gửi thẳng văn bản lên cấp trên yêu cầu xử lý? Chưa bao giờ cả!

 

Ông nêu lại việc Đà Nẵng kiên quyết bác bỏ đồ án thiết kế cầu Tuyên Sơn, nhà ga hành khách sân bay quốc tế Đà Nẵng dù đây là những dự án quy mô lớn của TƯ triển khai trên địa bàn TP. Nguyên do là các thiết kế đó hoặc quá xấu hoặc không đáp ứng yêu cầu phát triển của TP. Các ngành TƯ đã phải xem xét, thay đổi đồ án thiết kế khác cho phù hợp hơn.

 

Nếu cứ mang tâm lý như quận Hải Châu, rằng đó là dự án của TP, thì Đà Nẵng đã không có được cây cầu Tuyên Sơn rộng, đẹp như hiện nay hoặc nhà ga sân bay quốc tế hoành tráng đang xây dựng. Tuy đó là dự án của TƯ nhưng triển khai trên địa bàn của mình, là bộ mặt của địa phương mình thì mình phải có trách nhiệm”, ông Thanh nói.

 

Phải có trình độ học vấn

 

Ghi nhận nỗ lực của cán bộ cơ sở trong thực hiện thí điểm mô hình không tổ chức HĐND cấp quận, huyện, phường, nhưng Bí thư Đà Nẵng nhấn mạnh, vẫn còn nhiều sự trì trệ, dồn công việc về cho TP, gây bức xúc trong nhân dân. Trách nhiệm cá nhân không rõ ràng dẫn tới đánh giá năng lực cán bộ chưa đúng; kỷ cương hành chính bị buông lỏng dẫn tới giải quyết công việc chưa nghiêm; cơ chế tổ chức hành chính còn nhiều bất cập…

 

Để khắc phục những tâm lý gây cản trở cho sự phát triển như nêu trên, ông yêu cầu trong thời gian tới, chính quyền các cấp của Đà Nẵng tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ở cơ sở, có năng lực, phẩm chất và ngày càng chuyên nghiệp hoá. Ông cho rằng, việc đòi hỏi đội ngũ cán bộ cơ sở phải có trình độ chính quy là rất khó khăn nhưng vẫn phải quyết tâm làm.

 

“Vẫn biết có những người học giỏi nhưng ra không làm được việc, nhưng rõ ràng cán bộ ở cơ sở có trình độ học vấn làm nền tảng vẫn tốt hơn nhiều. Vẫn biết có những người không học đại học vẫn làm được nhiều việc, nhưng đó là do họ biết tự học, tự đọc chứ không như nhiều người đã không có trình độ lại còn lười đọc, lười học", ông Thanh nói. 

 

Chính vì vậy, yêu cầu thứ hai mà Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng đặt ra để đánh giá cán bộ là phải có sản phẩm, thành tích cụ thể, chứ "không nói chung chung, cào bằng".

 

       Hải Châu

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
rrer_", r));