221
12025
Tin Nhanh
tinnhanh
/tinnhanh/
1315283
Rùng mình công nghệ sấy đông dược bằng lưu huỳnh
0
Article
null
Rùng mình công nghệ sấy đông dược bằng lưu huỳnh
,
- Trong bào chế đông dược, xông lưu huỳnh là biện pháp hữu hiệu để phòng chống nấm mốc và tạo màu sáng đẹp cho dược liệu. Tuy nhiên, không ít cơ sở đã lạm dụng việc xông lưu huỳnh quá hàm lượng cho phép, gây hại khôn lường cho người tiêu dùng.

Cứ đông dược là phải có lưu huỳnh?

Ninh Hiệp, Gia Lâm là địa bàn chính cung cấp nguồn đông dược dồi dào cho Hà Nội và các tỉnh lân cận. Cũng bởi thế nên con đường dẫn vào xã luôn bốc mùi rất khó chịu. Thời điểm vào mùa, khi cách xã cả chục km, người ta đã ngửi thấy mùi đặc trưng của lưu huỳnh dùng để sấy đông dược.
Lạm dụng lưu huỳnh trong sản xuất đông dược. (Ảnh: SKĐS)
Hiện nay, việc các cơ sở sử dụng lưu huỳnh để sấy đông dược liệu có phần thận trọng và “kín đáo” hơn. Thường có hai cách làm, có thể ủ trực tiếp lưu huỳnh vào thuốc. Hơi lưu huỳnh sẽ có tác dụng diệt khuẩn, chống ẩm mốc. Cách thứ hai mà cả xóm đều làm là... hun. Người ta đựng lưu huỳnh vào bát hoặc khay, châm lửa đốt sau đó dùng tấm cót cao chừng 1,5m quây kín. Thuốc được rải lên một tấm lưới thép mắt nhỏ và phía trên đậy kín lại bằng tấm nilong. Khí cháy từ lưu huỳnh sẽ bốc lên làm khô thuốc. Thuốc sẽ cứng hơn và có màu khá bắt mắt.

Trong y học cổ truyền, Vì là vị thuốc có độc nên lưu huỳnh phải được bào chế đúng cách, sử dụng hết sức thận trọng, đúng chỉ định và liều lượng. Tuy nhiên, vì lợi nhuận, nhiều cơ sở sản xuất thuốc đông y đã lạm dụng lưu huỳnh khiến không ít loại dược liệu có dư lượng chất này vượt quá tiêu chuẩn cho phép

Hậu quả khôn lường...

Đến thời điểm này vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về tác hại của lưu huỳnh trong thuốc đông y đối với sức khỏe người bệnh và cũng chưa hề có quy định, tiêu chuẩn cụ thể để kiểm soát liều lượng chất này trong thuốc.
Đông dược muốn để được lâu phải sử dụng lưu huỳnh (Ảnh ANTDD)
Trả lời báo An ninh thủ đô, ông Nguyễn Văn Yên - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho rằng, trong quá trình bảo quản, chế biến, sản xuất đông dược có thể cho phép sử dụng lưu huỳnh trong một quy trình nào đó nhưng phải theo đúng hàm lượng quy định đối với từng loại sản phẩm.

Theo các nhà chuyên môn, cách bảo quản đông dược bằng lưu huỳnh rất nguy hiểm bởi đông dược là những vị thuốc làm từ rễ, thân, lá, cây cỏ và từ da, xác động vật... dễ hút ẩm nên đây là môi trường thích hợp cho nấm mốc phát triển. Khi lưu huỳnh bị đốt cháy thành SO2, là chất tẩy mạnh giúp tiêu diệt được nấm mốc.

Tuy nhiên, trong quá trình xông, lưu huỳnh sẽ lưu lại trên thuốc làm thuốc bị cứng, thay đổi màu sắc, mùi vị. SO2 gặp hơi ẩm trong phổi thành H2SO3 (axit sunfurơ) là chất ôxy hóa, ảnh hưởng đến phổi và hệ thần kinh. Khi dược liệu bị xông, sấy thì phân tử SO2 và SO3 sẽ ngấm vào thuốc kết hợp với H2O, các chất khác trong dược liệu sẽ tạo thành những tinh thể có độ bền vững cao... có khả năng gây ung thư nếu tồn dư một lượng đáng kể trong cơ thể.
  • Dương Anh tổng hợp
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,