Khi nào VN có vận động viên làm bình luận thể thao?

Cập nhật lúc 08:26, 25/07/2010 (GMT+7)

Vì sao không có cựu vận động viên chuyên nghiệp nào bình luận thể thao? Lý do rất đơn giản là vì khả năng nói và diễn đạt của họ kém. Trình độ văn hóa của họ chủ yếu từ lớp 12 trở xuống. Thế nhưng, ở Âu Mỹ, cũng ở trình độ 12, tại sao hầu hết bình luận viên thể thao là những cựu vận động viên chuyên nghiệp?

TIN LIÊN QUAN

"Cắt đứt" văn chương từ cửa đại học

Tôi cũng đồng tình với tác giả mặc dù em không phải là người tôn sùng Mỹ. Nếu mình chỉ ở Việt Nam thì không thể thấy những cái hay ở bên ngoài để so sánh với những cái tương tự trong nước.

Từ khi học ở Mỹ tôi đã cố gắng tìm và nhận ra những khác biệt, những ưu điểm của 2 nền giáo dục Việt Nam và Mỹ.

Tôi cũng nhận ra điều mà tác giả bài viết có nói - khả năng diễn đạt và biện luận của người Mỹ tốt hơn hẳn mình. Tại sao vậy?

Tôi tự đưa ra lời giải cho mình như sau.

Mô tả ảnh.
Ảnh: Guardian.

Nếu nhìn từ khía cạnh giáo dục hàn lâm (academic), nền giáo dục Việt Nam không khuyến khích học sinh và sinh viên (tôi gọi chung là students) sự sáng tạo, quá xem nhẹ việc trau dồi kỹ năng phân tích, biện luận và thuyết trình cho students.

Về phần ngôn ngữ, văn chương, văn học thì mình chỉ được học ở phổ thông chứ không được học ở đại học hay cao đẳng.
Chương trình đại cương của đa số cái trường đại học Việt Nam không tiếp tục dạy phần này, trừ những ngành có liên quan đến văn chương. Do vậy, các cử nhân , kỹ sư VN khi ra trường thiếu kỹ năng thuyết trình, viết luận văn, và tư duy phản biện. Khi làm luận văn tốt nghiệp ai muốn viết sao cũng được, không có quy tắc và quy luật gì cả.

Trong khi đó, ở Mỹ, chương trình đại cương ở colleges hay universities được dạy rất rộng về tiếng Anh, bao gồm đủ các kỹ năng như văn phạm, viết bài luận, tư duy phản biện, thuyết trình, thậm chí học cả văn học nữa.

Bên cạnh đó, students phải chọn học những môn về triết, sử, địa lý, vật lý, nhân chủng học.v.v... Những môn này trang bị cho students nền tảng kiến thức tổng quát rất rộng.

Chính những kiến thức tổng quát đó hỗ trợ khả năng nói, viết, phê bình, biện luận của students. Tôi nhớ ở Trường ĐH Bách khoa, tôi chỉ học 2 môn gần tương tự là triết học và kinh tế chính trị (2 môn để tuyên truyền chứ không mang tính hàn lâm).

Mô tả ảnh.
Một buổi thảo luận giữa hiệu trưởng với các sinh viên.

Trong cách dạy, cách tiếp cận vấn đề của những môn này ở Mỹ cũng khác Việt Nam.

Hồi học ở Bách khoa, tôi đâu được học những môn như địa lý, nhân chủng học hay lịch sử. Từ khi được học 2 lớp địa lý ở college Mỹ, ý thức bảo vệ môi trường của tôi cao hơn rất nhiều (mặc dù trước đây tôi đã có).

Những lớp địa lý ở phổ thông của Việt Nam chỉ tập trung tuyên truyền rằng Việt Nam có rất nhiều tài nguyên, có rừng vàng biển bạc, và học về phân bố tài nguyên trong nước.

Còn ở Mỹ, địa lý được dạy thuần túy về khía cạnh tự nhiên, theo phương diện khoa học và nhấn mạnh đến những vấn đề môi trường. Kết quả là nền giáo dục Mỹ tạo cho con người có ý thức bảo vệ môi trường rất tốt.

Nếu tôi nhớ không lầm thì các trường đại học của Pháp cũng dạy văn rất nhiều vì họ cho rằng 1 kỹ sư hay cử nhân khi ra làm việc hoặc phát biểu trước công chúng mà không thể trình bày rõ ràng, lưu loát, hoặc không thể viết 1 bài luận ra hồn thì thật đáng xấu hổ.

Tại sao Việt Nam chưa có vận động viên làm nhà bình luận thể thao?

Chỉ riêng trình độ nói của học sinh phổ thông của các nước Âu Mỹ đã thấy hơn học sinh Việt Nam rồi.

Đơn cử một trường hợp là các bình luận viên thể thao.

Ở Âu Mỹ, hầu hết bình luận viên thể thao là những cựu vận động viên chuyên nghiệp. Mà ta biết rằng những vận động viên nhà nghề luôn bỏ thời gian để tập luyện và thi đấu nhiều hơn là học. Do đó, đa phần trình độ của họ chỉ ở lớp 12.

Mô tả ảnh.
Thảo luận nhóm.

Ở Mỹ, có rất nhiều vận động viên học college hoặc university, nhưng thực chất họ chỉ chơi thể thao cho team của trường chứ không học như một sinh viên thực thụ.

Các trường này cho họ là sinh viên trong trường chỉ vì họ có thể hái ra tiền và mang lại tiếng tăm cho trường bằng con đường thể thao (số tiền này rất lớn).

Thế nhưng, khi nghe những cựu vận động viên này bình luận những trận đấu và sự kiện thể thao, họ nói rất lưu loát, bình luận rất hay, rất sắc sảo, sử dụng những từ ngữ rất "chuyên nghiệp" trong môn thể thao mà họ đang bình luận.

Như vậy, khả năng nói của họ đã có từ khi học phổ thông. Nhìn lại những bình luận viên thể thao ở Việt Nam, đa số không phải là những cựu vận động viên chuyên nghiệp mà là những phóng viên thể thao.

Có nhiều người không học cái hay mà lại học theo cái dở của người khác. Không biết từ bao giờ, khắp mọi miền đều sử dụng cụm từ "nghe mùi" chứ không phải "ngửi mùi." Nếu tai mà có thể cảm nhận được mùi thì quả thật người Việt Nam là 1 dạng siêu nhân hoặc X-Men rồi. Không lẽ tiếng Việt đã thoái hóa đến mức đó sao?

Vì sao không có cựu vận động viên chuyên nghiệp nào bình luận thể thao? Lý do rất đơn giản là vì khả năng nói và diễn đạt của họ rất kém. Trình độ văn hóa của phần lớn trong số họ là lớp 12 trở xuống, tương tự như những vận động viên Âu Mỹ. Thế nhưng, họ lại không thể nói lưu loát, có đầu có đuôi và hấp dẫn người nghe.

Nếu nhìn từ khía cạnh con người thì người Việt mình quá dễ dãi đối với bản thân và đi theo "hội chứng bầy đàn."

Có nhiều người không học cái hay mà lại học theo cái dở của người khác. Không biết từ bao giờ, khắp mọi miền đều sử dụng cụm từ "nghe mùi" chứ không phải "ngửi mùi." Nếu tai mà có thể cảm nhận được mùi thì quả thật người Việt Nam là 1 dạng siêu nhân hoặc X-Men rồi .

Không lẽ tiếng Việt đã thoái hóa đến mức đó sao?

Bản thân người nói cũng không ý thức được mình đang dùng từ sai một cách trầm trọng. Cả người Việt ở trong nước và người Việt ở vùng Nam California đều nói sai như vậy. Tôi không biết những người Việt sống những nơi khác trên thế giới có bị tình trạng này không.

Vài dòng tâm sự và bình luận cho vui cửa vui nhà . Chúc mọi người một ngày vui vẻ.

  • Tân (TP.HCM)

Ý kiến của bạn

Ý kiến bạn đọc

Chich, HN, 09:17, 27/07/2010

"Trình độ văn hóa của họ chủ yếu từ lớp 12 trở xuống" - Tôi nghĩ tác giả bài viết so sánh thế không đúng. Nếu chú ý chắc tác giả thấy kể cả người lớn, thậm chí MC dẫn chương trình còn ăn nói dở ẹc. Có điều kiện tác giả nói chuyện với học sinh lớp 12 ở TP chắc không có nhận xét trên. Còn về trình độ của các vân động viên thì còn lâu mơí bằng lớp 12, giỏi lắm chỉ hết cấp THCS thôi.

Nguyễn Anh Phong, Hanoi, 23:16, 26/07/2010

To Tân:
Tôi nghĩa bạn cũng chưa định nghĩa được giáo dục là gì nên có những so sánh rất buồn cười!

Bạn nghĩ rằng cựu vđv Mỹ họ nói hay vì học đk học học thêm vài môn sao! Bạn nhầm! Để đạt đk đến khả năng nhất định, họ cũng phải tự trau dồi, tích lũy kinh nghiệm....Về bản chất vđv VN cũng thừa sức làm đk điều đó nếu học có cơ hội. Ở đây bạn có sự sai lầm lớn về định nghĩa giáo dục: giáo dục k phải là mấy năm học trên trường đây, mà nó suốt suốt kéo dài cả một cuộc đời... so sánh như bạn thật phiến diện khập khiễng và trẻ con!!!!

"người Việt Nam là 1 dạng siêu nhân hoặc X-Men rồi. Không lẽ tiếng Việt đã thoái hóa đến mức đó sao?"

"Vài dòng tâm sự và bình luận cho vui cửa vui nhà . Chúc mọi người một ngày vui vẻ."
Hãy so sánh theo nhiều góc độ, công bằng!

Nguyen Anh Hung, HN, 20:55, 26/07/2010

Gửi bạn Bùi Hồng Đức:
Chào bạn!
Bài phản hồi của bạn đọc qua thì nhiều ngươi fsẽ nghĩ là bạn phân tích rất chỉnh chu. Nhưng mà theo tôi, thì quả thực là bạn mới là người sai lầm.


Thứ nhất, bạn không nắm được cái thực chất mà tác giả bài báo muốn nói lên. Đó không phải là ngồi để tranh cãi xem " nghe mùi", hay "ngửi mùi" ( đây là cách dùng sai thành hệ thống nên dần dần được công nhận và trở thành một nét đặc sắc của TV), đó không phải là ngồi để tranh cãi xem " students" hay " học viên" ( mặc dù ở trong tiếng Việt thì rõ ràng từ học viên không thể đại diện cho sinh viên, hay học sinh", về cả sắc thái lẫn ý nghĩa). Tôi thấy bạn không bàn luận gì đến chủ đề chính của bài báo, mà chủ yếu là ngồi đi tìm những lỗi nhỏ để phê phán. Đúng hay sai?

Rõ ràng, bài báo gần như đã cover được tòan bộ vấn đề cốt lõi của giáo dục việt nam, khi mà vẫn còn quá nhiều thứ giáo điều, không khuyến khích được tư duy phê phán của học sinh, vì thế mà họ luôn chấp nhận những cái được dạy, được nói, mà không chịu tìm tòi thêm.

Vì thế mà hầu như không có sự sáng tạo. Việc này đã phát triển thành hệ thống và rõ ràng khó để xóa bỏ mặc dù "cải cách GD" là từ đã được nhắc đến rất nhiều, nhưng mà chắc là rất ít người muốn làm. Vì ít ai đủ khả năng làm, mà việc đó cũng đụng đến tư lợi của nhiều người.
Bạn chắc là tự hào về người Việt nam lắm. Về khía cạnh này bạn nên đọc thêm nữa đi để tích thêm kinh nghiệm!

Cuối cùng, bạn nói đến thái độ học văn của đồng chí tác giả. Thật nực cười! Nó thì liên quan gì ở đây? Chưa kể chương trình giáo khoa Văn của VN cũng có không biết bao nhiêu là vấn đề!
Cảm ơn!
Sky

Nguyễn Thanh, 13:46, 26/07/2010

Bài viết rất đúng và hay.

Tôi nghĩ rằng, hiện tại, chỉ có mỗi Đặng Phương Nam là vận động viên chuyên nghiệp duy nhất có thể bình luận và viết báo là có thể nghe và đọc "được".

Còn lại là hình như là ko còn ai nữa. Mà đòi hỏi những vận động viên chuyên nghiệp ở ta bình luận được thì tôi thấy cũng rất khó.

Đơn cử như những bình luận viên cho các kênh thể thao hiện nay, đa số họ là cử nhân, phóng viên, được học hành bài bản, thế mà có mấy người có khả năng bình luận sôi nổi, lôi cuốn người nghe, từ ngữ vững vàng, lo gic ko. Và đối với người dân, khả năng nói chuyện và trình bày của mỗi vùng miền cũng khác nhau. Tôi nghĩ xã hội và con cháu chúng ta đành phải chờ vào Bộ Giáo dục vậy, chứ trong tương lai gần rất khó có được.

thành nguyễn, hà nội, 13:28, 26/07/2010

@Bùi Hồng Đức: " Nghe mùi" mà dùng khắp nơi được là sai lè ra rồi ông ạ.

Vùng miền thì vùng miền, cũng chỉ dùng trong cộng đồng người đó thôi ông ạ, mà ông ở Hải Phòng đúng không, thảo nào bênh cách nói như vậy, như "đèo, chở" thì nói là "lai", hài. "

Nghe mùi" chả có nghĩa gì, rồi cái gì mà nhẹ nhàng hay thanh hơn "ngửi mùi", thế cái nào mùi nặng mới dùng mũi để ngửi được ạ?!. Ai cho phép dùng từ này trong văn chương, văn viết thế hả bác?, chỉ trong văn nói 1 bộ phận nhỏ nào đó thôi, mà tôi và những người quanh tôi cũng chả và chưa bao giờ dùng cụm từ như vậy. Người ta bảo giữ gìn sự trong sáng trong tiếng Việt, thế nên chả có lý gì dùng từ đó phổ biến.

Đương nhiên là cũng không thể cấm người ta nói" nghe mùi", vì tôi nghĩ về cơ bản nó cũng chả lây đi đâu khỏi cộng đồng đó được, nhưng văn viết thì tuyệt đối không. Còn như ý kiến của ông Tân thì nhiều chỗ cũng hơi quá khích, bản thân người miền Nam như ông thì cũng rất hay dùng từ kiểu vậy từ lâu nay mà.

andy, TP.HCM, 11:19, 25/07/2010

Đó là một vấn đề trong hàng tỷ vấn đề mà người việt chúng ta rất hiếm khi để ý.

Phần lớn ở các nước phát triển khả năng trình bày và viết là rất quan trọng.

Một students tốt nghiệp đại học hay trung học mà không viết được một bài luận thì thử hỏi mục đích của giáo dục toàn diện là gì?

Các bạn nên nhớ rằng ngôn ngữ là phần quan trọng nhất trong các ngành, và mọi ngành nghề các bạn đang theo đuổi nếu không có khả năng nói và viết thì cũng mất đi 50% khả năng thành công của nó.

Do đó nền giáo dục Việt Nam hãy đánh giá lại standard trong giáo dục của mình, phải xác định một cách toàn diện chứ không nên chạy theo khía cạnh một phía.

Bùi Hồng Đức, Hải Phòng, 10:13, 25/07/2010

Gửi bạn Tân(TPHCM)
Tôi đã đọc bài viết của bạn ( nguồn http://vietnamnet.vn/giaoduc/diendan/201007/Tai-sao-VN-chua-co-van-dong-vien-binh-luan-the-thao-924533/ ). Tôi có ý kiến sau đây:

Bạn viết : "Có nhiều người không học cái hay mà lại học theo cái dở của người khác. Không biết từ bao giờ, khắp mọi miền đều sử dụng cụm từ "nghe mùi" chứ không phải "ngửi mùi." Nếu tai mà có thể cảm nhận được mùi thì quả thật người Việt Nam là 1 dạng siêu nhân hoặc X-Men rồi ".

Rất tiếc tôi cũng xin thưa với bạn rằng, cái lập luận trên của bạn là thuần chất của một người làm về kĩ thuật, hay không biết bạn ở Mỹ lâu quá mà quên mất cách sử dụng tiếng Việt hay không.

Đúng như bạn nói, giáo dục Việt Nam nói chung và cách dạy và học Văn ở Việt Nam hiện nay nói riêng còn nhiều bất cập, nhưng tôi không nghĩ rằng nó bất cập đến nỗi đào tạo ra được một con người có cách cảm thụ ngôn ngữ như bạn.

Bạn nên nhớ rằng : phong ba bão tap không bằng ngữ pháp Việt Nam. Mỗi vùng, mỗi miền lại có một cách nói khác nhau. Hơn nữa, một từ lại có khá nhiều nghĩa.
Xét về mặt văn phạm, người miền nam hay sử dụng từ "nghe", vd như "nghe mùi" như trường hợp của bạn nói. Trong văn chương, khi bạn viết "nghe mùi" sẽ nghe thanh và nhẹ nhàng hơn là "ngửi mùi". Vậy, bạn bảo tiếng Việt thoái hóa, trong câu thơ : " đã nghe ướt át ở trong gió" , bạn thử thay từ nghe kia đi xem nào, xem nó có thanh và giàu nhạc tính được nữa không?

Ngôn từ tiếng Việt giàu nhạc điệu, người Việt mình coi trọng lời nói trong giao tế, coi trọng sự thanh thoát : " Người thanh tiếng nói cũng thanh ". Vì vậy, họ sử dụng "nghe mùi" thay cho "ngửi mùi".

Cách nhìn của bạn theo tôi là hơi phiến diện.
"Bản thân người nói cũng không ý thức được mình đang dùng từ sai một cách trầm trọng. Cả người Việt ở trong nước và người Việt ở vùng Nam California đều nói sai như vậy. Tôi không biết những người Việt sống những nơi khác trên thế giới có bị tình trạng này không." Theo tôi, đánh giá một con người đã khó, bạn đừng đánh gia cả cộng đồng theo ý kiến chủ quan.

Cái sai trầm trọng như bạn nói, theo tôi là có một số người không hiểu rõ về tiếng Việt kìa. Chẳng phải học sinh và sinh viên chúng ta đề có thể gọi chung là "học viên" được hay sao, mà bạn cũng cứ phải mượn tiếng anh là "students", mà rõ ràng tiếng Anh, "learner" cũng bao quát cả "pupil" và "students".

Tôi không phủ nhận những ý đúng trong bài viết của bạn. Đúng là chúng ta có những bất cập trong cách dạy và học văn hiện nay. Nhưng bản thân bạn, tôi xin hỏi, hồi di học phổ thông, thái độ học văn của bạn như thế nào: nhiệt tình, say mê, hay chỉ là đối phó học lấy điểm.

Thế nên, thưa bạn Tân, theo tôi nghĩ, bài viết của bạn nên cắt đi đoạn từ câu này trở xuống: " Nếu nhìn từ khía cạnh con người thì người Việt mình quá dễ dãi đối với bản thân và đi theo "hội chứng bầy đàn." ".

Thân ái.

Các tin khác