"Có bằng tiến sĩ, họ được quyết định số phận người khác.."

Cập nhật lúc 06:54, 01/07/2010 (GMT+7)

Cãi nhau loạn cả lên là đúng đấy vì ở nước ta họ coi tiến sỹ là chức vụ đấy. Nếu bạn đang giảng dạy ở trường đại học, bạn sẽ thấy chua chát về vấn đề này.

TIN LIÊN QUAN

Có nhiều tiến sĩ (TS) không có năng lực làm việc nhưng vì có bằng TS mà họ được quyết định số phận người khác.

Họ được ngồi họp ở những vị trí quan trọng, mặc dù chuyên môn thì chán vô cùng tận. Khi có bằng TS, họ tiến nhanh lắm, vì có mác mà. Tôi mong Bộ GD - ĐT cần suy nghĩ lại cách quản lý, có thể coi nhẹ nhàng hơn việc đào tạo TS.

Ở các trường ĐH, có thể coi trọng kết quả đóng góp cho khoa học hơn là bằng cấp. Gần đây, quy chế của Bộ đưa ra tiêu chuẩn ngoại ngữ là vô cùng xác đáng cho các ThS và NCS.

Bộ cũng cần có những đặc cách bảo vệ TS với những công trình khoa học đóng góp thật vào cuộc sống chẳng hạn những công trình NC có bằng độc quyền sáng chế.

Chứ không để tình trạng làm TS chỉ để tiến thân, sau khi có bằng rồi là có thêm quyền để quyết định số phận người khác trong đào tạo.

Cũng cần coi nhẹ bằng TS đi một chút mà lấy tiêu chuẩn đóng góp cho KH làm thước đo giảng viên đại học.

TS nào trong 3 năm liền không viết được bài báo KH nào thì phải xem xét lại. PGS nào không viết bài báo, không tham gia đề tài KH cũng cần tước bỏ danh hiệu.

Những ai có đóng góp thực tài cho khoa học cần phong đặc cách. Như vậy theo tôi sẽ tránh được tình trạng coi TS là chức vụ.

Nguyễn Thành Hưng (Hà Nội)

(Ý kiến tham gia diễn đàn: Tiến sĩ: ’Không xưng danh thì ai biết là ai...?’. Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả)

Ý kiến của bạn

Ý kiến bạn đọc

haiha.lin, Hà Nội, 09:33, 01/07/2010

Đúng là tình trạng chung của cả nước từ khi có Bộ Nội vụ/ ban hành một số tiêu chuẩn về công chức, cán bộ ...; nhưng có lẽ cần một bộ lọc khác để lựa chọn lãnh đạo có hiệu quả hơn.
Việc đưa ra tiêu chuẩn (bắt buộc) như phải có bằng Tiến sỹ, phải biết tiếng Anh, phải qua chính trị cao cấp... cũng làm cho cán bộ bị tội mua bằng, chứng chỉ...
Một "Bộ lọc" để tìm ra người lãnh đạo ngoài các tiêu chí bắt buộc, tiêu chí tham khảo để đánh giá tính vượt trội ...

+ Đề cương thực hiện nếu được làm lãnh đạo và có phản biện, thẩm định xem nếu theo đề cương này thì có cơ sở, có khả thi hay không và có phù hợp với giai đoạn mà nếu người đó được đề bạt lãnh đạo hay không ?; kể cả phản biện, thẩm định cũng phải công bằng và được lấy từ nhiều nguồn (thông thường là ở các khu vực chịu ảnh hưởng của sự lãnh đạo đó...).
Bộ Nội vụ xem xét lại phương pháp đánh giá, đề bạt cán bộ.

Triết, 08:34, 01/07/2010

Anh Hưng không hiểu gì về nghiên cứu khoa học rồi. Đâu phải nghiên cứu khoa học là phải cho ra những công trình ứng dụng trực tiếp vào thực tiễn sản xuất.
Không riêng viết này, mà vài bài trước đó của một số tác giả có thái độ chỉ trích thiếu thiện cảm, thiếu đóng góp cho giáo dục xã hội. Sao lại vơ đua cả nắm thế kia? Nếu muốn chỉ trích 1 cá nhân TS nào đó thì cứ nêu tên (hay là các tác giả không biết, hoặc không đủ trình độ để biết). Chứ chỉ vì một cá nhân, rồi tỏ thái độ coi thường người học nghiên cứu, hoặc những TS chân chính thì việc làm đó đúng hay sai? Có công bằng không?
Xã hội ta dân trí chưa cao, nhiều người không hiểu vấn đề học cao và nghiên cứ khoa học mang lại lợi ích gì cho Quốc gia. Hãy sống bớt ích kỉ lại. Đâu chỉ vì mình không có bằng TS (hay nói cách khác là khả năng học thuật hạn chế), rồi lại thấy 1 số trường hợp mua bằng cấp, TS dỏm (chưa kể rảnh rang ngồi tưởng tượng ra)... lại đưa ra những nhận định thiếu chính xác và có phần bôi nhọ cho những thành phần trí thức cao được.
Hãy thay đổi quan điểm. Đừng tự lừa dối bản thân. Đừng a dua theo người khác. Hãy học cho tốt rồi hẳn khen chê người khác.

Tre già măng mọc, Hà nội, 08:05, 01/07/2010

Tôi rất đồng tình với ý kiến của anh Nguyễn Thành Hưng!

Bản thân tôi công tác trong ngành y nhưng tôi thấy ngay cả trong nội bộ ngành chúng tôi vấn đề này cũng rất nóng hổi, nào là phải có bằng TS mới được làm trưởng bộ môn, có bẵng bác sĩ chuyên khoa cấp 2(ở tuyến tỉnh trở lên) mới được làm trưởng khoa,trong khi đó nhiều TS năng lực có hạn cả về quản lý lẫn chuyên môn, trình độ ngoại ngữ thì không đủ để cập nhật kiến thức.Khi TS đã phán bệnh thì người dân nghe răm rắp.

Trong khi đó tôi thấy Sài Gòn họ quan trọng vấn đề thực tế hơn, có nhiều người làm trưởng khoa chỉ là bác sĩ thường nhưng họ rất giỏi. Họ được đi học nước ngoài cập nhật kiến thức thường xuyên, làm việc thực sự có chất lượng.

Dĩ nhiên tôi không nói vấn đề tư chất của người đó vì môi trường nào cũng có người giỏi người không giỏi!

Làm nhà nước vẫn là chán nhất vì muốn lên được cứ phải đợi xếp lân!Tài năng là nguyên khí của quốc gia nhưng rồi họ cũng sẽ bỏ thôi,họ phải tìm môi trường khác để cống hiến!

nguyễn văn thái, 07:48, 01/07/2010

chính xác

Các tin khác