18 tuổi, tại sao phải nói dối?
Lập luận đề văn quá già hay bắt học sinh nói dối là thiếu trách nhiệm hoặc đã quá quen với kiểu trích cú tầm chương, xa rời thực tế.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Thí sinh làm bài thi ĐH. Ảnh: Phạm Hải. |
Xin hãy đọc nội dung các văn bản qui định mục tiêu giáo dục.
Nếu nói không thể có quan điểm về một vấn đề nào đó trong xã hội thì họ có xứng đáng được coi là đã hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông?
Là một người ở độ tuổi 18, bắt đầu có quyền công dân, nếu như không thể có quan điểm về những vấn đề xã hội, đơn giản như không biết thế nào là thật, giả, không có thái độ về những chuyện đó, thì đấy là con người vô cảm hay bất bình thường?
Liệu họ có thể trở thành công dân làm chủ xã hội, hay làm chủ chính bản thân mình được không?
Đọc ý kiến của nhiều độc giả, tôi thật sự thấy buồn.
Hình như, chúng ta quá quen với sự nuông chiều? Hình như chúng ta yêu thương, lo lắng, bảo vệ con trẻ đến mức thái quá, đến mức làm mất đi những khả năng thông thường nhất của con em chúng ta?
Nếu tôi nói rằng sự bao bọc, hạ thấp yêu cầu đối với con trẻ như thế là một biểu hiện coi thường lớp trẻ thì các bạn nghĩ thế nào?
Phát biểu về một vấn đề, nhất là những vấn đề liên quan tới nhân cách con người đòi hỏi rất thận trọng.
Thói quen nói một đằng, làm một nẻo đã định hình quá lâu khiến bây giờ những ý định quay trở về với cách sống chân thật lại trở thành lạ lẫm, khó chấp nhận.
Bao bọc, hạ thấp yêu cầu đối với con trẻ như thế là một biểu hiện coi thường lớp trẻ
|
Sự giả dối đã lan truyền như một căn bệnh. Những con người đang chuẩn bị vào đời với tư cách là chủ nhân, là trí thức nếu cứ nói rằng đó là điều xa lạ, thì có lẽ nền giáo dục của chúng ta chỉ là nền giáo dục đào tạo ra chú Cuội, chị Hằng.
Trong chừng mực đáng kể, xã hội ta là xã hội học để thi. Thi sao học vậy. Những đề thi có tác động dịnh hướng xã hội theo hướng tích cực, xin hãy được nhìn nhận một cách thận trọng, chân thành!
-
Nguyễn Văn Chung