Phản đề với thí sinh định nói dối trong bài thi ĐH

Cập nhật lúc 23:25, 18/07/2010 (GMT+7)

Có lẽ do thói quen "học gạo", "đổ vì" mà không ít học sinh cho rằng việc viết bài văn nghị luận xã hội về "đạo đức giả" là ngoài tầm hiểu biết và trải nghiệm của cá nhân. Đó là ba ý kiến ngược dòng hiếm hoi trong số nhiều ý kiến chia sẻ với bài viết của Minh Phụng về đề thi đại học năm nay.

TIN LIÊN QUAN

/chuyenmuc/quangcao/2010/images/vnnmobiad.gif

Thi IELTS, bạn sẽ thấy đề văn không bắt "nói dối"

Tôi cho rằng đề thi như vậy là rất hay và mở.

Trước hết, nếu bạn nào đó đã từng thi chứng chỉ tiếng Anh (IELTS chẳng hạn) thì các bạn sẽ thấy rằng bài thi viết (writing) của họ rất mở cả đến các vấn đề vĩ mô như: "Bạn có cho rằng World Cup là sự kiện/thời gian mà các dân tộc xích lại gần nhau" hay "Bạn đồng ý hay phản đối nếu chính quyền nơi bạn ở lắp đặt camera theo dõi đường giao thông",v.v....Và tất cả chỉ là kiểm tra tiếng Anh, không phải là kiểm tra kiến thức xã hội.

Mô tả ảnh.
Thí sinh tra lại bài trước khi vào phòng thi ĐH đợt 2. Ảnh: Phạm Hải.


Sau nữa là trong cuộc sống, đặc biệt với các cá nhân theo đuổi nghiệp văn chương như là nhà báo hay nhà văn, thì tìm ra đề tài mới không khuôn mẫu là điều cần thiết. Vì nếu không như thế, bạn sẽ chẳng bao giờ có gì gọi là sáng tạo.

Liệu Dan Brown có thể có được những tác phẩm best seller không nếu không có sức sáng tạo (mở ngoặc rằng trong tác phẩm ví dụ như pháo đài số có rất nhiều kiến thức về chuyên ngành mà không phải của tác giả)?

Liệu có Conan hay Đô-rê-mon không nếu chỉ dựa vào trải nghiệm cá nhân mà không có sức sáng tạo và tìm hiểu rất nhiều thứ khác?

Đừng viện vào lý do trải nghiệm mà hãy sáng tạo? Người Việt Nam được coi là thông minh nhưng lại không sáng tạo và hãy nhìn vị thế Việt Nam trên thế giới về phương diện khoa học đời sống và kỹ thuật?

Phạm Ngọc Anh (Hà Nội)

Đừng đổ lỗi ở đề văn...

Học mà không thi? Bạn muốn học mà không thi? Hay bạn muốn học và đi thi mà không cần có mối quan hệ giữa học và đi thi?

Tôi ghét những kẻ bù loa bù loa rằng "Đừng hỏi vì sao họ nghèo mà vẫn giỏi. Hãy hỏi vì sao mình giỏi mà vẫn nghèo?". Để làm gì?

Tôi cũng là một học sinh vừa thi đại học. Không phải vì tôi khá văn mà tôi không đồng ý với ý kiến của bạn và những người đang cố gắng đổ lỗi cho nền giáo dục, ban ra đề.

Tôi cho rằng xu hướng cải cách ra đề như hiện nay là hợp lý. Nói thật, tôi chán với cách dạy văn hiện nay; tôi cũng chán cách học văn hiện nay. Nhưng tôi không cho rằng những gì mà ngành giáo dục cho học là xa vời, là thế này thế nọ.

Một học sinh 18 tuổi đầu mà không thể viết một đoạn luận về vấn đề xã hội là rất đáng chê trách.

Tôi tin rằng dù không có những hiểu biết lớn thì chỉ cần áp dụng những thao tác cơ bản vẫn có thể đạt điểm. Khi làm văn, về chuyện tinh thần trách nhiệm hay đạo đức giả, chúng tôi không nói dối. Chúng tôi chỉ nói cái đúng, cái sai? Cái đúng cái sai thì không phải là cái nói dối. Thật là thật, giả là giả; cái chúng ta nói là cái thật - còn chúng ta có làm giả thì đó là chuyện khác. Nói dối chỉ xác định khi chúng tôi nói mà không làm.

Đừng đổ lỗi cho đề văn hay cái gì khác. Tôi chắc chắn rằng chỉ có chuyện muốn hay không muốn khi chúng ta muốn tìm hiểu về những vấn đề xã hội.

Một thế hệ không tự trang bị cho mình những hiểu biết và biết cách lý giải hiểu biết là một thế hệ kém. Và cái kém đó xuất phát từ việc lúc nào cũng chỉ biết đổ lỗi của những người bảo ban thế hệ ấy.

Hoa Giấy (Phú Yên)

Đừng thụ động

Chúng ta (bao gồm phụ huynh và học sinh) lâu nay có thói quen đổ hết tất cả trách nhiệm cho nhà trường trong việc đào tạo, cung cấp kiến thức, mà quên rằng mình là chủ thể của nền giáo dục.

Nghĩa là, mình có quyền lấy về những gì mình cho là cần thiết và cố gắng thu hoạch thật nhiều. Còn những gì là thứ yếu, mình chỉ cần có và vừa đủ theo yêu cầu cần thiết phải có.

Nếu như vậy thì có rất ít hoặc không có học sinh giỏi toàn diện, điều mà các phụ huynh luôn muốn là con em mình phải giỏi toàn diện.

Mô tả ảnh.
Ảnh: Phạm Hải.

Tuy nhiên, trong điều kiện nền giáo dục của nước nhà chưa đủ điều kiện để cung cấp các món tự chọn theo sở thích của khách hàng (đang chỉ cung cấp hàng đóng gói theo công thức mà nhà sản xuất có thể làm được), thì phụ huynh và học sinh có thể tự gia giảm món nào dùng nhiều, món nào dùng vừa.

Đừng bắt các cháu học các môn đều giỏi để rồi kiến thức về xã hội lại thiếu hụt vì không đủ thời gian tìm hiểu.

Tôi không đồng ý với ý kiến của bạn Minh Phụng, cho rằng sự hiểu biết về đạo đức giả là già so với lứa tuổi của các em và yêu cầu như vậy đã bắt các em phải giả dối.

Thật là sai lầm khi suy nghĩ như vậy! Bởi vì hơn khi nào hết, đây là lúc các em phải có kiến thức và kinh nghiệm nhất định về vấn đề này để̉ các em có thể đối mặt với nó trong môi trường đại học và ngoài xã hội, khi mà không có cha mẹ bên cạnh nâng đỡ.

Những năm tháng phổ thông là thời gian các em chuẩn bị kiến thức xã hội và khoa học, dưới sự hướng dẫn của gia đình và nhà trường, để đối mặt với nó trong tương lai. Vậy sao có thể gọi những kiến thức đó là già dặn?

Tôi không làm trong ngành giáo dục, tôi cũng không bênh cho nền giáo dục còn có những điểm yếu. Tôi cũng từng và vẫn đang đi học. Bản thân tôi thấy tính tự giác và chủ động học tập của học sinh nước ta là rất kém.

Hãy thay đổi từ ngay trong nhận thức của mỗi phụ huynh và học sinh như thế xã hội sẽ đổi thay. Đừng thụ động trông chờ thụ động.

  • Lê Lợi (thành phố Điện Biên Phủ, Điện Biên)

Ý kiến của bạn

Ý kiến bạn đọc

Hoàng Vĩnh Nguyên, Hà Nội, 21:55, 24/07/2010

Thưa các bạn! Tôi vừa trải qua 10 ngày chấm thi đại học.

Được tiếp xúc với những bài thi của thí sinh, tôi tự tin mà nói rằng, đề nghị luận xã hội không hề khuyến khích thí sinh nói dối như bạn ý kiến bạn Minh Phụng đã đưa ra và không ít ý kiến đồng thuận. Vì quy chế chấm thi chưa cho phép chúng tôi thống kê định lượng các loại ý kiến để đưa ra nhận xét mang tính khoa học (việc này cần đợi 4 năm sau khi thanh lí bài thi) nhưng những bài chúng tôi đọc được cung cấp rằng, số thí sinh nói thật về hiện tượng đạo đức giả trong xã hội ngày nay là rất nhiều và không ít ý kiến sắc sảo, đầy những băn khoăn về thực tại xã hội.

Có bài đưa dẫn chứng về vụ vinashin và đặt vấn đề về "những kẻ giấu mặt đạo đức giả ở cấp cao hơn" cần được phơi bày ra ánh sáng. Bài được đọc lên và hội đồng khuyến khích cho điểm cao. Vậy, nói rằng, đề thi khuyến khích nói dối là báo động giả.

KHỈ KON, Phú Yên, 20:38, 24/07/2010

Bạn Nguyễn Văn Nội thân mến. Đã là tranh luận thì nói thật là sự hạn chế lớn nhất của thích áp đặt. Hãy xem những gì bạn lý giải về Vinashin, về chuyện ở Tuy Hòa của tôi thì giữa EVN và viễn thông không có chuyện gì, chuyện đó xảy ra ở tít TP. Hồ Chí Minh nên chúng tôi chỉ được xem, được biết, chứ không được nói?Sự buồn cười thể hiện cho một lối suy nghĩ bảo thủ đến đáng sợ.

Còn tôi, tôi không cố vận dụng cái gì, cái gì vận dụng được thì mình vận dụng.

Tôi thấy bạn quá khư khư chuyện Vinashin và rõ ràng tồn tại sự tự tin quá lớn về quan điểm của một người khác.

Mà cũng cần nói thêm, bạn bảo Vinashin được giải cứu ngày 1 rồi thì Luật doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày ấy, rồi 9 tháng 7 mới thi. Quá khập khiễng, quá cố chấp! Tôi nói trước khi có kết luận của Ủy ban Kiểm tra TW theo bạn chúng tôi có nhiều điều kiện để theo dõi về Vinashin không?

Tôi chẳng sợ cái gì khi viết những điều này, và tôi thấy cũng bị bảo là "đạo đức giả" (hay nói như bạn là tôi thấy cay mũi vì bị chê hay phủ định gì gì đấy các thứ). Nếu thực sự có một cách nói chuyện tiếp cận hơn, tôi tin bạn đã không có những cách tranh luận rất buồn cười như thế!

NLA, 16:45, 24/07/2010

Ý kiến của bạn Khỉ Con quá hay!

Nguyễn Văn Nội, Hà Nội, 21:48, 23/07/2010

Gửi KhiCon! Đi công tác, nên không theo dõi sát sao, "bi giờ" mới trả lời được bạn!

.Bạn nói là vụ Vinashin chưa đăng báo. Xin thưa, Vinashin được giải cứu trước 1.7 là ngày Luật doanh nghiệp được thực thi mà tận 9.7 bạn mới thi.

Bạn đánh đố tôi bằng cách là đọc bài thi của kỳ thi quốc gia thì tôi chịu rồi! Hơn nữa, bạn ở Phú Yên. Tuy nhiên, bạn nhớ là viết về cột điện giữa EVN và nhà mạng để nói về đạo đức giả (khối C là trách nhiệm và vô trách nhiệm) thì ví dụ điển hình hơi lạc đề rồi!

Nếu cố mà vận dụng vào thì vừa khiên cưỡng vừa quá yếu ớt! Nói cách khác, yếu ớt quá! Điển hình nhất về đạo đức giả (ở thời điểm bạn đi thi và một vài năm nữa) chắc chắn và phải là Sầm Đức Xương, phải không bạn?

Trong bài tự luận bạn lại nói về học sinh với gia đình và nhà trường thì tức là bạn đã thừa nhận, cách gián tiếp (chắc là vô tình vì cay mũi khi ý kiến của bạn nhiều người phủ nhận), đề văn quá tầm với thí sinh.

Tôi không phủ nhận rằng đề năm nay rất hay và kiểu ra đề như thế này cần và nên tiếp tục. Hơn nữa, đề bài chỉ yêu cầu có 600 chữ mà bạn dẫn ra hai ví dụ (hai điển hình) thì tôi e là thừa rồi!

Cuối cùng, cần tỉnh táo, bình tĩnh và có trách nhiệm với câu chữ cả về hình thức cũng như nội dung trong tranh luận.

TV, 12:16, 23/07/2010

Tôi ko nghĩ sự sáng tạo lại có mặt nhiều như thế trong một bài văn nghị luận tư tưởng đạo lí hay hiện tượng xã hội đấy, thưa bạn PNA?

TV, 12:12, 23/07/2010

MP, mình cũng đồng quan điểm với bạn, tiếc rằng đã cm bài của bạn ở trang bên kia. Mình cũng học KHTN.

Châu Bình, Vũng Tàu, 23:00, 21/07/2010

Xét theo quan điểm cá nhân, tôi có phần đồng tình với em Minh Phụng, và xin có một vài ý kiến.

MINH PHỤNG chỉ đưa ra chính kiến cá nhân của em ấy, và có lẽ đó cũng là suy nghĩ của nhiều em học sinh sau khi thi xong (chỗ của tôi có cho 15 sinh viên ở trọ đi thi nên tôi có nghe mấy em nói lại). Minh Phụng có quyền nói, nhưng cũng chẵng có đụng chạm gì đến ai, nói chính xác là bạn ấy chưa hề nói đích danh ai. Mà mọi người quay lại "bút chiến" với bạn ấy theo kiểu "nhắm thẳng quân thù mà bắn".

Thứ hai, tôi không hiểu Biên Tập Viên lựa chọn bài viết của bạn Phạm Ngọc Anh theo tiêu chí nào mà ngay từ cái title giựt tít hàng chữ "Thi IELTS, bạn sẽ thấy đề văn không bắt "nói dối"" nghe rất kiêu và rất ư là ngứa tai.

Chưa kể nội dung trong đó nói giống kiểu bạn chưa hề đọc hết và hiểu hết những gì mà trong bài viết trước MP đã nói, thậm chí bạn còn lấy mấy dẫn chứng quá khập khiễng. Trong bài thi IELTS hay TOEFL gì gì đó, cho dù có mấy cái Topic giống như bạn nói, thì cũng chẵng cần nhiều đến sự sáng tạo đâu bạn, nói đại những gì mình nghĩ, miễn đúng ngữ pháp, phát âm đúng chuẩn "dân xì phố nói tiếng Tây" là ok rồi.

Thử hỏi có đứa chả biết bóng đá là cái gì, thậm chí còn không biết "WorldCup vừa rồi Việt Nam vào được đến trận chung kết gặp Brazil", lên bắt ngay cái đề nói về WorldCup thì biết cái gì để mà sáng tạo.

doãn tuấn, cp qn, 21:34, 21/07/2010

Em nghĩ nên ra những đề văn kiểu này để tránh tình trạng học gạo. Đề văn như vậy sẽ tao cơ hội cho học sinh sáng tạo không phụ thuộc vào sách vở được đưa ra những ý kiến của bản thân.

Hơn nữa là tạo điều kiện những học sinh có trí tưởng tượng có óc chém gió có kinh nghiệm thực tê hay là để cứu cánh cho nhưng bạn lười không học bài có cái để viết hj.năm sau em mới thi đại học không thi khối c nhưng xem đề văn thấy hay sát thực tế ''vấn đề đạo đức giả ''rất gần với cuộc sống rất nhiều cái để viết hi

Minh Phụng, Quảng Ngãi, 20:15, 20/07/2010

Dù là đồng tình hay phản đối thì tôi cũng xin cảm ơn tất cả những ý kiến của mọi người. Sẽ không hay nếu chúng ta mang nhau lên mặt báo để tranh luận. Nhưng với bài viết này tôi thật sự muốn chia sẽ những suy nghĩ của mìnhvề ý kiến của ba bạn.

Đầu tiên xin được nói về ý kiến của bạn Phạm Ngọc Anh. Bạn cho rằng “ Đừng viện vào lý do trải nghiệm mà hãy sáng tạo?” Vâng tôi đồng ý với bạn rằng yếu tố sáng tạo trong một tác phẩm là hay và cần thiết. Tuy nhiên sự sáng tạo đó phải đặt đúng nơi đúng chổ.

Thử hỏi tại sao lại có chuyện nhà văn đi thực tế để sáng tác? Tại sao khi viết về những đau thương, mất mát trong chiến tranh nhà văn không ngồi một chổ trách nơi bom đạn để mặt sức sáng tạo? Viết về đề tài cuộc sống lao động của người dân quê sao các tác giả không ngồi ở Hà Nội hay TP HồChí Minh để sáng tạo mà lại phải tham gia sinh sống cùng người dân ở những miền quê ấy?

Bạn hoàn toàn có quyền sáng tạo trong những thể loại kiểu như tiểu thuyết, câu chuyện khoa học viển tưởng, những tập truyện kiểu như Conan hay Đô-Rê-Mon …mà bạn nói. Thế nhưng nếu yêu cầu tường thuật diễn biến một trận đánh, diễn biến một phiên toà… thì bạn có cho mình cái quyền đặt bút sáng tạo hay không?

Ở đây là nghị luận về một vấn đề xã hội thì điều này lại càng không. Theo hiểu biết nông cạn của tôi thì đạo đức, nhân cách một conngười là sự tu dưỡng, rèn luyện trong cả quá trình sống và hoà nhập vào cộngđồng, xã hội. Và đạo đức thì không thể là thứ để sáng tạo.

Bạn cũng đưa ra ví dụ về thi IELTS và cho rằng bài luận cũng chỉ để kiểm tra Tiếng Anh chứ không kiểm tra kiến thức xã hội. Nhưng nếu bạn đánh đồng rằng việc câu hỏinghị luận xã hội cũng chỉ để kiểm tra kĩ năng làm bài của thí sinh thì bạn hoàn toàn đi ngược lại với múc đích ban đầu của người ra đề. Đề thi hoàn toàn có thể kiểm trả những kiến thức làm văn, kĩ năng làm bài của thí sinh ở câu hỏi nghị luận văn học.



Khỉ Con! Tôi biết bạn học học giỏi văn qua cách viết củabạn. Bạn đã chọn cho mình một cách mở đầu thật hay khi bắt đầu bằng các câu hỏi. “Học mà không thi? Bạn muốn học mà không thi? Hay bạn muốn học và đi thi mà không cần có mối quan hệ giữa học và đi thi?” Có lẽ vì bạn học giỏi tất cả các kiến thức trong nhà trường, có thể mang chúng vào bài thi của mình để đạt điểm cao và với bạn thế là đủ! Tất nhiên tôi cũng muốn giống như bạn. Học là phải thi. Muốn học cấp ba thì bạn phải thi tuyển sinh vào mười, muốn học đại học thì bạn phải thi tuyển sinh đại học. Đó là yêu cầu chung của xã hội và có thể là cả Thế Giới chứ không riêng gì ở ta.Tuy nhiên trong cuộc sống sau này xin hỏi liệu có mấy cuộc thi như vậy để bạn ứng dụng những kiến thức mà bạn đã học đó? Quan điểm của tôi muốn việc học không chỉ dành để thi mà học là cả một qua trình tìm hiểu, khám phá, phát triển và hoàn thiện. Học ở đây không chỉ là những kiến thức trong nhà trường mà còn là những quan sát tìm hiểu xung quanh cuộc sống và điều này cần có thời gian vận động.

Tôi hoàn toàn đồng ý với Khỉ Con khi cho rằng “một học sinh18 tuổi đầu mà không thể viết một đoạn luận về vấn đề xã hội là rất đáng chê trách.” Và tôi cũng rất đồng ý với bạn rằng việc nói cái đúng cái sai thì không phải là cái nói dối. Nhưng tôi không thể đồng ý khi bạn cho rằng “ Còn chúng ta làm giả thì đó là chuyện khác.” Chuyệnkhác ở đây là gì? Phải chăng bạn muốn nói rằng cứ viết cho hay để lấy điểm trong bài thi còn chuyện hành xử ngoài xã hội thế nào thi là khác sao? Mộtngười có thể nói rằng “tôi rất thương xót những số phận bất hạnh. Tôi sẽ xây một căn nhà thật to để cho họ có mái ấm trong những ngày mưa gió …” Nhưng đó cũngchỉ là lời nói, thứ mà cả xã hội này thật sự trông chờ là những việc làm thực tế . Bạn còn nói là “ nói dối chỉ xác định khi chúng tôi nói mà không làm. ”Không làm? Sẽ làm? Hay là dự định sẽ làm? Nếu như trong ví dụ trên, một người không đủ khả năng để làm những điều như trên, cũng không dám nói như vậy nhưngchỉ với một việc làm thực dụng hơn là mang một tấm chăn, một cái áo cũ cho nhữngngười bất hạnh qua đường thì có lẽ sẽ là điều đáng khen hơn hết. Tôi nghĩ xã hội này cần nhiều những con người thực dụng hơn là những ai biết nói những lời hoa mĩ.



Anh Lê Lợi thì cho rằng “ Đây là lúc các em phải có kiến thức và kinh nghiệm nhất định về vấn đề này”. Có lẽ có chút mâu thuẫn trong cách nói của anh. Kiến thức là những thứ mà mọi người có thể trang bị cho mình qua quá trình học tập, tìm hiểu còn kinh nghiệm theo em hiểu là những điều đã trãi qua. Vậy khi một vấn đề chưa trãi qua, chưa nhìn thấy thì kiến thức học ở đâu? Kinh nghiệm ở đâu mà có? “Đây” ?Xin hỏi là lúc nào? Có phải là khi gặp yêu cầu một câu hỏi như vậy và mấy mươi phút làm bài?

Anh cho rằng “ Những năm tháng phổ thông là thời gian các emchuẩn bị kiến thức xã hội và khoa học, dưới sự hướng dẫn của gia đình và nhà trường, để đối mặt với nó trong tương lai.” Nói thì là hay như vậy nhưng cũngphải biết rằng ngày nay học sinh chúng em học theo kiểu như ca sỉ chạy show.Sáng đến lớp, chưa kịp nuốt xong cơm đã nghĩ đến những ca học thêm ban chiều, ban tối. Có kiến thức, kinh nghiệm nào để đối mặt với tương lai hay không?



Tôi nghĩ mọi người đã hiểu chưa hết ý của tôi. Nếu cần rất mong mọi người đọc lại bài tôi đã viết để thấy răng tôi không hề có ý chê bai,phản bác điều gì. Tôi cũng đã đánh giá đề văn ra rất hay khi cho học sinh đượcđụng chạm vào những vấn đề nhức nhói đang diễn ra trong xã hội. Nếu các thầy cô trong ban ra đề có đọc được bài viết đó, thì em cũng mong rằng các thầy cô cũng sẽ hiểu rằng mong muốn thật sự của em khi viết bài không phải là muốn đổ lỗi cho ai, cho điều gì mà là chỉ muốn nói lên mong muốn được bày tỏ những trãi nghiệm gần gũi thực tế hơn.

Cũng xin được nói thật với mọi người, tôi học ban KHTN nhưngkhông vì vậy mà tôi bỏ quên những kiến thức xã hội. Bài thi thì cũng đã làm.Nói lên điều này để nói rằng, tôi viết bài chỉ là vì mong muốn chia sẻ, mongmuốn đóng góp thật sự. Mong mọi người sẽ thật sự hiểu mong muốn đó của tôi.


DLH, Hà Nội, 15:58, 20/07/2010

Đề văn năm nay rất hay, song lại khá khó@

Mọi người ko để ý tới 180 phút cho 1 đề văn đầy tính thách thức như trên? Viết cho đúng như 1 học sinh thì được, chứ để viết cho ra hồn tất cả những j có thể, tôi nghĩ như thế là rất khó vs học sinh! Riêng bài Lorca, để viết ra cái hồn của từng câu đã là 1 vấn đề, hơn nữa, đề văn nghị luận năm nay quả là ko dễ j !!!!!! Đúng là nên xem lại!
Còn về 3 bài viết trên, tôi nghĩ bài đầu tiên không khớp cho lắm vs bài của bạn Minh Phụng!

Hải An, Hải Phòng, 15:35, 20/07/2010

Mọi người có nhiều ý kiến về đề văn năm nay quá.

Riêng tôi,tôi vẫn nghĩ rằng đề văn năm nay rất hay,dù tôi không phải là học sinh chuyên văn nhưng tôi thích đọc sách, thích đọc các bài nghị luận xã hội trên báo chí.

Các bạn trẻ bây giờ có vẻ như đang hướng việc đọc của mình vào những cuốn truyện tranh, các loại sách báo nhiều hình ảnh lòe loẹt mà ít chữ, đọc mà không cần phải suy ngẫm. Vì vậy nên các bạn mới nghĩ rẳng đề văn là xa rời thực tế và quá sức với các bạn.

Nếu thực sự các bạn học văn để thi ĐH,chuyên sâu và đam mê thì các bạn đủ câu từ cho việc khai thác đề văn đó. Văn học là phải sáng tạo, yêu thích và đam mê.hay là các bạn đi thi khối C, D vì các bạn không thể thi được các khối tự nhiên.trong số các bạn thi khối C

Minh Trang, Nghệ An, 11:40, 20/07/2010

Xin lỗi mấy bạn, nhưng tôi thấy câu này là hoàn toàn ngoài tầm với của học sinh phổ thông.Các bạn chỉ lên tiếng chê trách nhưng các bạn đâu có hiểu cốt lõi của vấn đề.Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn Minh Phụng.

Học sinh phô thông sống trong môi trường lành mạnh,chưa va vấp với cuộc đời thì làm sao để có thể định nghĩa được cái cụm từ " đạo đức giả" một cách rõ ràng được.Ra một đề thì như thế theo tôi nghĩ là để kiểm tra trình độ bịa của thí sinh thì đúng hơn. Hơn nữa việc lấy dẫn chứng vào là rất khó. Kể cả biết liệu có ai dám đưa vào khi sẽ đụng chạm đến ông to bà lớn nào đó.

Tại sao có rất nhiều vẫn đề đang nóng hiện nay mà lại không đưa vào đề thi khi nó đúng chất là một vấn đề "xã hội"

Bạn Khỉ Con ạ. Tôi nghĩ rằng bạn mới là kẻ bù lu bù loa đấy.Bạn ghét những người nói rằng " đừng hỏi vì sao nghèo mà giỏi,mà hỏi tại sao giỏi mà lại nghèo".Nhưng giỏi mà không cống hiến được gì cho đất nước thì cái việc giỏi đó có cần thiết hay không?

Hồ Trà My, 218e/11 Bình Thới 1, Bình Khánh, thành phố Long uyên , An Giang, 11:10, 20/07/2010

Theo M nghĩ, đề văn năm nay ở khối D và C rất là hay..nhưng cũng lại có 1 khuyết điểm là đề "mở", chắc các bạn hiểu rồi chứ!...

Thật ra, lứa tuổi 8X hay 9X gì điều đó không quan trọng, mà quan trọng là mình đã tiếp thu được những kiến thức thực tế gì ở nhà trường...

M biết có 1 số bạn cho rằng đề văn nghị luận ở khối D "vượt quá tầm" đối với học sinh, nhưng thực chất đề văn này rất gần gũi với các bạn...Các bạn có biết vì sao M nói như vậy không? Thực chất, hầu hết các bạn đều biết sử dụng máy vi tính đúng không? Biết truy cập trang web, chỉ trừ những bạn ở vùng sâu vùng xa hay kg có điều kiện để lên web...

Ở đây M muốn nói rằng các bạn đã từng lên mạng vậy các bạn có vào những trang pháp luật, đời sống hay là những mẫu chuyện,tin ngắn hàng ngày mà các tác giả bài báo đưa tin hằng ngày chưa?.....

Chắc cũng có rất ít bạn thường xuyên đọc tin tức lắm chủ yếu là lướt web, xem điện ảnh, chơi game.v..v...cũng chẳng biết cuộc sống bên ngoài xã hội như thế nào? Cứ nghĩ là "mơ", "ảo tưởng" trong "thế giới chat"....

Nếu các bạn quan tâm vấn đề xã hội hôm nay thì chắc rằng các bạn có thể làm được đề văn nghị luận. Tuy không được điểm cao nhưng vẫn hiểu được 1 phần cuộc sống này. "Đạo đức giả" lại nấp "đằng sau ánh hào quang"...Vậy nếu ai đã từng coi trên mạng về thông tin "Thầy hiệu trưởng mua dâm học sinh" có phải là "đạo đức giả" hay không?(Nếu mình có nói sai gì thì mong các bạn thông cảm nhé!)

thiên, 38 nguyen tuan , 09:59, 20/07/2010

Người thứ nhất thì đưa toàn dẫn chứng của nước ngoài ,mà chúng ta là người việt nam ,ở nước ngoài môi trường sống phức tạp so với ở Việt Nam rất nhiều ,chính vì thế không thể đem so sánh như vậy được.

Người thứ hai lại nói đến chuyện cải cách giáo dục ,ừ thì cứ cải cách đi ,nhưng giáo dục Việt Nam đã đi theo 1 con đường mòn rồi khó mà có thể thay đổi được.Bản thân tôi đang là 1 sinh viên, tôi cảm thấy khá nhiều bất cập trong giảng dạy. Như bạn thứ nhất nói, nếu chúng ta muốn được như nước ngoài thì trước tiên chúng ta hãy áp dụng cách học của nước ngoài đi đã .Như Úc chẳng hạn.

Người thứ 3 lại hết sức sai lầm. Chúng ta đang cồ giảm tải chương trình học thế nhưng khi tôi trải qua cấp 2 và cấp 3 cải cách lại thấy nó mới nặng nề làm sao.Học văn hóa đã chiếm hết thời gian, học sinh cấp 3 thì lo tối ngày chạy sô lò ,cha mẹ thì lo làm ăn,thời gian đâu để học sinh có thể biết các kiến thức xã hội .

Theo tôi học sinh thụ động chính là do cách giảng dạy của thầy cô giáo ,Theo bạn thứ nhất nói như là nước ngoài ,thì chúng ta hãy áp dụng phương pháp dạy và học của nước ngoài đi.


Học sinh của Việt Nam thì có người sống ở nông thôn ,người ở thành thị làm sao mà có thể tiếp súc với nhiều loại người đê biết đâu là đạo đức giả,Như học sinh ở thành phố ,suốt ngày ở trường rồi đi học về lại vô phóng học bên cái máy tính,thì làm sao mà có đủ kiến thức xã hội cơ chứ

NPNT, 09:26, 20/07/2010

Đọc bài của bạn Phạm Ngọc Anh, tôi không khỏi bật cười. Thật sự tôi chẳng thấy bài bạn ăn nhập gì với bài viết của Minh Phụng. Có lẽ khả năng cảm thụ văn của tôi hơi kém.

Đầu tiên, ngay từ "màn mở đầu" khi bạn so sánh thi đại học và IELTS, tôi đã thấy hơi tréo ngoe. Mục đích của hai kỳ thi hoàn toàn khác nhau.

Thi đại học là để kiểm tra kiến thức và cách viết văn của học sinh. Để đạt được điểm tốt, học sinh phải có một kiến thức xã hội tương đối và hành văn lưu loát, mạch lạc (nếu muốn kiếm điểm cao thì phải thêm hay nữa).

Yêu cầu "sản phẩm" là một bài văn tiếng Việt 600 từ. Còn thi IELTS (International English Language Testing System) chỉ để kiểm tra trình độ Anh ngữ của bạn, xem bạn "đã hoàn toàn nắm vững ngôn ngữ với một sự phù hợp, chính xác, lưu loát và thông hiểu hoàn toàn đầy đủ" chưa.

Khi thi, bạn chỉ cần bạn có thể diễn đạt ý của mình bằng tiếng Anh tương đối lưu loát, không bị sai những lỗi từ vựng căn bản và có vài ý tương đối là đạt, chẳng cần văn vẻ gì lắm. "Sản phẩm" cũng chỉ là một bài văn 250 từ. Vì thế, khi thi IELTS, họ có thể cho đề "trên trời" cũng không sao.

Chỉ cần học sinh hiểu đề, biết sơ sơ vài ý cũng có thể làm bài tốt (quan trọng là trình độ tiếng Anh của họ của đủ để diễn đạt ý ra không thôi). Khi thi đại học, bác bộ mà ra đề "trên trời" tí là có khối em "ngủm". Ví dụ như "đạo đức giả", nội giải thích thôi cũng mất nhiều thời gian rồi.

Thứ hai, tôi không nghĩ làm nghị luận xã hội cần "sáng tạo" mấy.

Nghị luận xã hội gồm nghị luận về một tư tưởng, đạo lí; nghị luận về một hiện tượng đời sống; nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học đều thuộc loại bài nghị luận xã hội. Văn nghị luận xã hội khác với nghị luận văn học ở chỗ nó là những kiến thức thật 100% và rất thực tế với cuộc sống hằng ngày. Để làm tốt bài nghị luận xã hội, cái bạn cần nhất là vốn sống, kiến thức xã hội chứ không phải "sáng tạo" - hay gọi theo kiểu bình dân là "chế".

Các ví dụ của bạn hơi không thuyết phục lắm. Dan Brown viết tiểu thuyết chứ có phải viết báo đâu. Còn Conan, Doremon là truyện tranh mà, không tưởng tượng sao bán được. Bạn làm tôi nhớ đến một câu chuyện vui. Thầy giáo cho học sinh về nhà làm bài nghị luận về "không tham lam". Thế là cả lớp em nào cũng được "may mắn" nhặt được ví và trả lại cho người bị mất. "Sáng tạo" kiểu ấy có khác gì nói dối?

Nếu bạn nói học sinh cần trải nghiệm nhiều hơn, nhà trường cần dạy học sinh nhiều hơn về cuộc sống, tôi hoàn toàn đồng ý. Nếu bạn phê phán giới trẻ ngày nay thiếu kiến thức xã hội nên mới không làm tốt bài, tôi cũng đồng ý. Nhưng nếu bạn bảo ta cần "sáng tạo" khi làm nghị luận xã hội thì...

Sorry, I can't see eye to eye with you.

Đinh Phương, Đà Nẵng, 09:21, 20/07/2010

Tôi không hiểu bạn Minh Phụng muốn tiếp tục kiểu học "từ chương" hay muốn tiếp cận cách học mang tính "sáng tạo"?

Đúng là có một bộ phận các bạn trẻ bây giờ có một thói quen không hay là cứ một khi không làm được bài thì thường hay trả lời là "bởi vì em chưa được học đến vấn đề này".

Có những vấn đề mà nếu ta không được thầy (hoặc người có trình độ phù hợp) dạy thì đúng là ta không thể nào làm được, ví dụ như cách thức mắc nối một mạch điện sao cho đúng cách và an toàn.

Nhưng có những vấn đề thì việc có người dạy bảo không bằng việc tích lũy kiến thức từ cuộc sống và sự sáng tạo bản thân thông qua trải nghiệm bản thân hoặc từ giao tiếp xã hội, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến khoa học xã hội và nhân văn.

Môn văn học đào tạo những "kiến thức cơ bản" để mỗi con người phát huy sức sáng tạo. Bạn được dạy cách thức làm một bài văn nghị luận xã hội, nghị luận chính trị, bình luận văn học, v.v... còn việc cảm nhận và thể hiện thế nào thì tùy bản thân chứ

. Bởi vậy, tôi rất ủng hộ ba ý kiến "phản đề" trên đây bởi vì tất cả chung quy đều thừa nhận rằng đề bài kỳ thi ĐH vừa rồi là một vấn đề gợi mở (tuy chẳng có gì là mới vì ta có thể tìm thấy các thông tin liên quan trên tất cả các phương tiên thông tin đại chúng hàng ngày).

Tôi không hiểu bạn Minh Phụng nghĩ gì nhưng qua cách bạn nêu ý kiến, tôi thật sự lo âu bởi có lẽ bạn chẳng quan tâm gì đến những vấn xã hội!!! NÊU Ý KIẾN KHÔNG PHẢI LÀ NÓI DỐI, chẳng lẽ một nhà phê bình một tác phẩm văn học nghệ thuật đều phải là một người đã từng viết tác phẩm như thế thì mới được viết nên những dòng phê bình tác phẩm đó (?!). T

uy nhiên, vấn đề đặt ra là đáp án. Có lẽ đáp án môn Văn là rất khó nên trong đáp án của Bộ GDĐT làm cho các em HS thấy rằng chỉ có nói như đáp án mói đạt điểm cao nên các em có cảm giác bị "gò bó". Điều này cũng không phải là tạo cho các em HS nói dối mà mục tiêu rõ ràng là giáo dục phải nằm đưa con người đến chỗ tốt hơn.

Nguyễn Trung Kiên, Lớp K2G - Học viện Quản lý giáo dục, 07:56, 20/07/2010

Mình thấy đề văn như vậy là khá hay khi bàn về vấn đề Đạo đức hay "Đạo đức giả" trong bối canh xã hội bây giờ là rất cần thiết.

Rõ ràng trong việc học bây giờ không chỉ học một cách thụ động ý nguyên trong sách vở.

Trong xã hội bây giờ các bạn học tập cần phải có những mối liên hệ với thực tế và các bạn hãy nhìn nhận và quan sát thực tế xã hội đương thời.

Tuy nhiên, đúng là ra đề văn như vậy đối với các ban học sinh phổ thông là hơi khó và nhận thức của các bạn về vấn đề này là rất mơ hồ.

Có lẽ, trong tương lai, nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo mà vẫn ra đề thi theo kiểu này mà muốn thu được những kết quả bài làm có chất lương tự các thi sinh thì hãy nên đưa vào giảng dạy ở các nhà trường phổ thông thêm các môn học như: Đạo đức học, Tâm lý học, Triết học hay Cơ sở văn hóa Việt Nam... vì theo cá nhân mình những môn này chỉ khi nên Đại học các bạn mới được học mà nó lại chỉ năm trong chương trình đại cương vì vậy là hơi muôn, để lớp trẻ bây giờ nhân thức được một cách sâu sắc hơn về đạo đức, lối sống cách thức cư xử giữa con người với con người trong xã hội thì trước tiên cần phải giảng dạy những môn học này.

chu, 07:51, 20/07/2010

Theo mình đề văn như vậy là phù hợp

Trần Hương, Nam Định, 21:03, 19/07/2010

Mọi người sao phải nóng nảy thế. đây chỉ là nêu ý kiến thôi mà. Đúng là nền giáo dục của chúng ta còn phải cố gắng nhiều. Học thì phải thi quan trọng là thi thế nào. Dạy 1 đằng thi 1 nẻo thì sáng tạo sao? Sáng tạo thì phải có nền tảng chứ toàn dạy những thứ từ năm bao nhiêu ấy xong mang vấn đề thời đại ra hỏi trẻ con. Có đứa lần đầu đi thi đh là lần xa nhà đầu tiên thì biết gì mà nói.

Khỉ Con, PHÚ YÊN, 20:04, 19/07/2010

@bạn Nguyễn Văn Nội (Hà Nội): Bạn mở bài thi của tui ra bạn sẽ thấy tui nói cái gì. Khi tui đang thi Đại học Ủy ban Kiểm tra TW chưa công bố vụ Vinashin mà chỉ vừa mới được báo chí lên tiếng, nên thận trọng đưa dẫn chứng là một điều cũng đòi hỏi kỹ năng của học sinh. Tui nhớ là tui đã đưa vụ đàm phán cột điện giữa viễn thông và điện lực; tui nhớ tui đã nói về trách nhiệm của học sinh với gia đình, nhà trường... Một bài văn nghị luận xã hội dù 600 chữ vẫn có những yêu cầu của nó mà khi đã đi thi phải tự mình nắm bắt cho được.

Văn Hữu, Bình Thuận, 19:25, 19/07/2010

Bài viết của bạn Minh Phụng hay, ban ra đề cho những kỳ thi năm sau cần suy ngẫm. các ý kiến phản biện nghe sau lạ lùng quá, chủ quan quá.

Tôi đã từng tiếp xúc khá nhiều các học sinh học lớp 12, thấy kiến thức xã hội số đông rất thấp. Một đề tài rộng về đạo đức giả, kể cả người trưởng thành cũng khó nhận diện, mà đưa vào về thi cho những thí sinh mới chập chững đi thi ĐH là một đề thi khó, để đạt được điểm, chắc chắn các em phải "phịa". Em nào phịa hay, em đó sẽ đậu ĐH, rồi sẽ ra sao khi những "nhân tài" phịa được trang bị kiến thức ĐH sẽ tác hại sau này như thế nào?

Bin, Hà Nội, 17:47, 19/07/2010

Trước hết, nếu bạn nào đó đã từng thi chứng chỉ tiếng Anh (IELTS chẳng hạn) thì các bạn sẽ thấy rằng bài thi viết (writing) của họ rất mở cả đến các vấn đề vĩ mô như: "Bạn có cho rằng World Cup là sự kiện/thời gian mà các dân tộc xích lại gần nhau" hay "Bạn đồng ý hay phản đối nếu chính quyền nơi bạn ở lắp đặt camera theo dõi đường giao thông",v.v....Và tất cả chỉ là kiểm tra tiếng Anh, không phải là kiểm tra kiến thức xã hội.
Mình thấy ý kiến của bạn Phạm Ngọc Anh là đầy mâu thuẫn. Bạn so sánh 2 kì thi có cùng một dạng đề văn là nghị luận xã hội. Nhưng bạn lại nói bài thi IELTS gì đó chỉ kiểm tra về ngữ pháp mà không kiểm tra nội dung. Trong khi đó với đáp án của ta lại chú trọng về nội dung. So sánh như vậy là không hợp lý.

Quang Thành, Hà Nội, 16:49, 19/07/2010

Đối với bạn Phạm Ngọc Anh, tôi nghĩ trong bài viết của bạn có mâu thuẫn. Đề văn năm nay có câu nói về đạo đức giả. Xin hỏi bạn nếu bạn ko trải nghiệm mà chỉ có sáng tạo thì làm thế nào để bạn biết thế nào là đạo đức giả. Bạn ngồi ở nhà sáng tạo và nghĩ ra: à, như thế là đạo đức giả đấy, rồi nói đạo đức giả thì thế nọ, đạo đức giả thì thế kia mặc dù chưa gặp bao giờ. Xin hỏi mọi ng đó có phải là nói dối ko?
Với bạn Khỉ Con (Phú Yên), bạn cũng vừa thi ĐH, tức là ít nhất bạn cũng đã 17,18 tuổi. Bạn nói "Một học sinh 18 tuổi đầu mà không thể viết một đoạn luận về vấn đề xã hội là rất đáng chê trách." chứng tỏ bạn hiểu rất nhiều vấn đề xã hội. Tôi xin hỏi là bạn có dám chắc chắn là bạn hiểu đúng không? Một học sinh cấp 1 cũng có thể nói đạo đức giả là gì, chỉ có điều là khả năng em đó nói đúng là không cao.Nếu hoàn cảnh gia đình không quá khó khăn thì tuổi 18 ở Việt Nam là độ tuổi chưa va vấp nhiều (tôi nghĩ thế). Xin hỏi bạn về 1 vấn đề xã hội khác, bạn nghĩ ở Hà Nội nên hay không nên bịt các ngã tư lại? Cái này chắc là đơn giản hơn vấn đề đạo đức giả.
Đề văn năm nay không cố tình bắt các thí sinh phải giả dối nhưng đã vô tình bắt các em nói không đúng suy nghĩ của mình. Các vấn đề xã hội là mở, mỗi người suy nghĩ riêng. Nhưng đây là một cuộc thi qua trọng, các thí sinh còn chịu áp lực vì cần làm đúng đáp án để được điểm. Tôi tin là nếu chỉ là bàn luận trên 1 show truyền hình hay 1 cái gì đó mà các thí sinh không chịu áp lực gì hết thì các em sẽ ko vô tình bị ép phải nói sai suy nghĩ của mình.

tuấn anh, hà nam, 16:17, 19/07/2010

Câu hỏi này nó đề cập đến vấn đề của xã hội. Vậy trong quá trình dạy học của nên giáo dục của ta đã đưa các em nhìn ra thế giới chưa? hay vẫn chỉ mở ra trang sách là cả thế giới trong đó rôi.

_Rin_, Quảng Ninh, 13:55, 19/07/2010

Đừng có lôi IELTS hay sáng tạo vào đây, cũng đừng có vin vào lối dạy Văn, học Văn hiện nay mà nói rằng đề nghị luận xã hội là hợp lý.

Với đề đó, liệu mấy người đủ hiểu biết để viết đc như đáp án của bộ?

Sáng tạo ư? Vấn đề đạo đức giả thì không thể nói = sáng tạo được, cho nên đừng có so sánh với 1 tác giả lớn như Dan Brown vào đây.

Những gì Dan sáng tạo là công nghệ-là tiểu thuyết thưa bạn. Đạo đức giả không phải là 1 vấn đề đơn giản để chỉ dùng 2 chữ 'sáng tạo' là xong.

Hơn nữa, thử hỏi 1 triệu thí sinh thi đại học có bao nhiêu phần trăm từng thi qua IELTS? Chẳng phải chính bạn cũng nói rằng đó là kiểm tra kiến thức tiếng Anh sao? Còn đề thi đây ngoài khả năng lập luận thì cũng có kiểm tra kiến thức xã hội rồi. Đừng có so sánh như vậy.

Đúng là 18 tuổi thì cần phải có kiến thức về xã hội, nhưng Minh Phụng đúng, đối với các vấn đề xã hội gần gũi, tại sao không đưa vào? Còn vấn đề đạo đức giả, ngay những người lớn, đã ra ngoài xã hội, va chạm nhiều cũng có chắc chắn sẽ phân biệt được hay không, mà còn phản đối đề Văn già?
Thật là buồn cười!

Tuấn Hải, hà nội, 13:52, 19/07/2010

Theo quan điểm của tôi thì đồng ý 1 nửa với ý kiến của thí sinh đi thi. Các bạn nhìn ở góc độ của nên giáo dục đọc - chép của nước nhà thì cũng không khỏi đau xót vì nó không kích thích sự sáng tạo trong học sinh.

Ở 1 khía cạnh gia đình trong hầu hết gia đinh Việt là nhà nào có điệu kiện 1 chút cũng chiều con, chăm con quá mức hoặc ép con học thêm quá nhiều thì làm sao mà học sinh còn có thời gian tìm hiểu những điều của cuộc sống nữa.

Dù biết là do những ảnh hưởng chủ quan và khách quan nhưng các bạn thí sinh năm nay cũng nên cố gắng làm bài thi trong khả năng của mình, ko phải vì mình ko làm được mà làm nhận là "chúng em" là tất cả các thí sinh ko làm được. Trong gian khó mới sinh nghị lực, những lúc khó khăn mới tìm được người tài giỏi.

Vì vậy nếu bạn có nghị lực thì bạn coi những lời của bạn thí sinh trên là tham khảo thôi chứ không thể là ý kiến cuả bạn. Tôi xin có 1 vài ý kiến đóng góp xin gửi đến các bạn và bạn thí sinh từ chối làm bài thi môn Văn. Chúc các bạn có thể đi đến thành công trong cuộc sống.

Đỗ Hoàng Điệp, 20/3 đường số 8,p11,gò vấp,HCM, 12:13, 19/07/2010

Tôi không đồng ý với bạn Phạm Ngọc Anh ở Hà Nội, Đó là thi tiếng Anh, còn đây là thi ĐH tiếng Việt.

Tiếng Anh và tiếng Việt là hai ngôn ngữ khác nhau. Văn hoá của người tây khác văn hoá người Việt.

Nếu bạn tự tin vậy ban có thể làm tốt bài văn ĐH năm nay không?

Nên nhớ ĐỪNG NÓI CHO SƯỚNG MIỆNG.sao bạn có thể so sánh tréo ngeo như vậy được

KHỈ KON, PHÚ YÊN, 11:42, 19/07/2010

Tôi là Khi Kon đây. Tôi chỉ viết một mạch những gì mình nghĩ. Các bạn luôn đổ cho 9x bọn tôi là thế này, thế nọ - các bạn không thấy cái "tầm" của 9x, hay đúng hơn là ở 1 bộ phận 9x. Tui cũng đang chờ kết quả đại học. Bạn nói tui đạo đức giả cũng được, người ta nói suy cho cùng con ếch ngồi đáy giếng vẫn còn đở hơn con ễnh ương. Tôi thích cái tít "Cách nghĩ của người lớn làm hại trẻ thơ" của một bạn đọc ở đây. Haziii.

Nguyen Truong An, TP vinh, 11:38, 19/07/2010

Tôi cũng đồng ý với bạn Lợi là đề văn năm nay mở, học sinh 18 tổi đã biết được khái niệm đạo đức giả là gì?

Nhưng trên thực tế cuộc sống khái niệm đạo đức giả có nội hàm rất rộng.

Tôi chắc là đáp án của đề chưa chắc đã đề cập hết. Nên khi ra một bài văn viết về khái niệm này sẽ rất khó cho thí sinh.

Nếu là đề thi dạng trắc nghiệm hoặc vấn đáp thì đề có tính khả thi cao và sát thực tế hơn hoặc là dùng cho các cuộc thi hoa hậu thì hợp lý hơn.

nguyễn thị huyền, tự nhiên thường tín hà nội, 11:32, 19/07/2010

Mình không phải là học sinh chuyên văn và cũng không thi các môn xã hội mà mình học ban tự nhiên nhưng theo mình thấy đề thi ra như vậy là hay có thể giúp các bạn học sinh phát huy khả năng của mình trong sự hiểu biết về những vấn đề xã hội đang thật sư trở thành phổ biến.

Hiện nay mỗi bạn sẽ có 1 cách cảm nhận riêng theo mình nghĩ Bộ GD-ĐT chưa bao giờ ra đề thi là quá sức với chúng ta cả. Nếu như chúng ta không làm được hoặc là làm chưa tốt thì chính chúng ta phải xem lại cách học của bản thân mình

vũ hồng phong, hải dương, 11:07, 19/07/2010

tôi thây bài viết trên là rat hay. tôi cũng nghĩ như vậy. tôi cũng đang là sinh viên

Nguyễn Minh Châu, Nghệ An , 10:58, 19/07/2010

Những ý kiến cho rằng :
" Một học sinh 18 tuổi đầu mà không thể viết một đoạn luận về vấn đề xã hội là rất đáng chê trách"
Liệu người cho ý kiến này có nghĩ đến chuyện suốt từ năm lớp 1 đến 12 học sinh có bao nhiêu thứ cần phải làm để đến được với kì thi đại học và đạt kết quả tốt không ? Bài tập về nhà, học thêm, hoạt động trường lớp, thử hỏi trong những hoạt động đó đạo đức giả có xuất hiện để học sinh nhận thấy và suy ngẫm không ?

Giang Quyết, Sơn Tây, Hà Nội, 10:36, 19/07/2010

Bài viết của em Minh Phụng về " đề thi đại học khiến thi sinh phải nói dối" chắc hẳn có ý đúng khi chúng ta đứng vào vị trí của một học sinh THPT.

Và thật đáng hoan nghênh khi em Minh Phụng đã mạnh dạn bảy tỏ quan điểm của mình. Vấn đề đạo đức giả tôi tin không ai cũng nhận ra nó và ngay cả những người có "đạo đức giả" chưa chắc đã cho mình là đạo đức giả.

Em Minh Phụng thật đúng khi cho rằng với một "học sinh phổ thông, sống trong vòng tay gia đình, chỉ mới học tập nhiều trong sách vở, trường lớp" chưa có nhiều vốn sống xã hội thì việc bình luận, nhận xét thế nào là đạo đức giả chẳng khác gì bắt một người đang sống trong môi trường văn hóa gia đình, nhà trường bày tỏ quan điểm về vấn đề thuộc về trải nghiệm xã hội. Chẳng phải chúng ta vẫn nói học sinh là thế hệ trẻ chưa thực sự trưởng thành và chưa "bước vào đời" sao?

Tôi không đồng tình với cách phản đề của một số tác giả đưa trên báo điện tử.

Tác giả Hoa Giấy (Phú Yên) nói: "Tôi tin rằng dù không có những hiểu biết lớn thì chỉ cần áp dụng những thao tác cơ bản vẫn có thể đạt điểm". Vậy không lẽ theo tác giả thí sinh đi thi chỉ để đạt điểm thôi sao? Điểm 1, điểm 2, cũng là đạt điểm mà.

Hay ý kiến của tác giả Lê Lợi "hơn khi nào hết, đây là lúc các em phải có kiến thức và kinh nghiệm nhất định về vấn đề này để̉ các em có thể đối mặt với nó trong môi trường đại học và ngoài xã hội, khi mà không có cha mẹ bên cạnh nâng đỡ."

Tác giả nói rất đúng nhưng nó sẽ phù hợp hơn nếu đó là một kiến nghị về việc nhà trường nên có những bài giảng để trang bị cho các em những kiến thức đó. Còn trong bài thì này thì các em đã có những kiến thức đó đâu ( hoặc có nhưng rất ít) mà yêu cầu các em trình bày thành một bài bình luận, phát biểu cảm nghĩ.

Tôi nghĩ những ý kiến của em Minh Phụng cũng là một phản biện xã hội và nên chăng thay vì bao biện cho những sai sót khuyết điểm của mình, chúng ta nên tiếp thu và trân trọng những ý kiến hiếm hoi và quý báu đó.

tung, 10:08, 19/07/2010

những bạn ở trên nói cũng có phần đúng nhưng các bạn có đủ khả năng hay trải nghiệm cuộc sống mà làm 1 bài văn như vậy hay không?

malanglen, HN, 10:06, 19/07/2010

..."Thưc chất trong cuộc sống này tất cả đều là 1 xã hội thu nhỏ, gia đình là 1 xã hội thu nhỏ, lớp học là 1 xã hội thu nhỏ, các mối quan hệ xung quanh là 1 xã hội thu nhỏ, việc các em không nhận thức đc là vì các em không chịu quan sát cuộc sống xung quanh, nhận thức 1 cách non nớt giản đơn về cuộc sống nhìn mọi vật mọi hướng chỉ theo 1 chiều chủ quan.

Nếu các em cứ hồn nhiên cứ vô tư mãi sống trong vòng tay của cha mẹ thì chính các em mới là người lạnh lùng với cuộc sống xung quanh, với những người xung quanh, nên khuyến khích em làm những đề văn như thế này, để các e tư duy suy nghĩ để các em có cái nhìn mới mẻ hơn về cuộc sống."...

leelee, 10:06, 19/07/2010

Tôi thấy ý kiến của bạn mrdo là hợp lý.

Võ Đức, 09:33, 19/07/2010

Tôi hiểu ý kiến của mọi người là học sinh phải có khả năng nhận định về "đạo đức giả" thì mới xứng đáng bước chân vào giảng đường đại học. Điều này tôi đồng ý, không thể lấy cớ là mình còn trẻ mà không thể viết về vấn đề này.

Nhưng tôi thấy mọi người đã bỏ qua vế thứ 2 của bạn học sinh: đáp án văn không thể hiện sự sáng tạo. Tôi thấy bạn Phạm Ngọc Anh có lấy đề thi IELTS làm ví dụ về đề mở. Nhưng xin thưa với đề viết của IELTS, bạn có thể mặc sức viết theo ý kiến của riêng mình, thậm chí đi ngược hoàn toàn với định kiến chung, và vẫn được điểm tuyệt đối. Miễn là bạn có thể bám chắc vào luận điểm mình nêu ra và chứng minh nó một cách thuyết phục (các yếu tố khác liên quan đến tiếng anh tôi không nói đến).

Trong khi đó, đề văn đại học của ta mở nhưng đáp án lại đóng. Vậy tức là thí sinh cứ mặc sức sáng tạo để rồi sai với đáp án và nhận điểm liệt!

Đáng ra, một đề xã hội như vậy không nên có khái niệm đúng sai, chỉ có thuyết phục và không thuyết phục. Thí sinh có thể đưa ra chính kiến của mình, kể cả nếu cho rằng đạo đức giả có mặt tích cực! Nếu thí sinh có thể đưa ra dẫn chứng khẳng định cho suy nghĩ của mình, tư duy mạch lạc, lời văn rắn chắc, tại sao ta không cho điểm thí sinh đó?

Một trong những điểm yếu của nền giáo dục Việt Nam không phải là cái tôi của học sinh bị đánh mất hay sao. Tôi nghĩ đây nên là cơ hội để tạo sự cởi mở trong nền giáo dục của chúng ta.

Mạnh Thắng, Hà Nội, 09:33, 19/07/2010

Tôi thấy ý kiến của các bạn Hoa Giấy, Phạm Ngọc Anh, Lê Lợi vừa trình bầy ở trên là rất thuyết phục.

Chúng ta nên nhìn nhận lại cái gọi là "đề khó".

Đề khó phải là đề thi làm khó người thi.

Đằng này đề thì không phải như vậy: câu nghị luận xã hội thì đương nhiên không thể nằm "trong giới hạn" được.

Bởi như thế người lớn sẽ chuẩn bị cho các em và...đó lại là một cách "mớm mồi"mới.

Nếu xem đáp án của Bộ GD-ĐT thì cũng có cách thức lập luận rõ ràng đấy chứ, đâu có mơ hồ như nhiều người nói nhỉ?

Tôi không "vơ đũa cả nắm" nhưng chắc các bạn cũng biết học trò bây giờ"mỏng" về kiến thức xã hội như thế nào.

Nói đúng hơn là thiên về cái phần xã hội @ hơn là sự cảm thông, rung động, đồng cảm với cộng đồng.ở

Ở 2 câu nghị luận văn học của đề khối D được coi là khó cũng đâu thấy sự đánh đố.

Bài thơ mới vào chương trình "Đàn ghi ta của lorca" thì yêu cầu cảm nhận. Còn những câu hỏi nhằm đánh giá sự thông minh (câu 1, câu 3b) đều nhằm vào các bài cũ lắm chứ: Vợ nhặt, Chí Phèo, Đời Thừa...Liệu có phải tiêu chuẩn để đánh giá một đề thi là khó là khi: Tôi không làm được bài hay không chúng vào đề cương của thầy tôi!

Xuan Hue Ho Thi, Binh Duong, 09:18, 19/07/2010

Tôi đồng ý với ý kiến của HA. Dường như trẻ con học cho danh dự người lớn nhiều hơn là cho chính bản thân chúng nó.

Nguyễn Văn Nội, Hà Nội, 09:17, 19/07/2010

Bạn Hoa Giấy tự nhận mình là khá văn vừa rppfi đi thi văn có viết về tinh thần trách nhiệm của hơn nửa Đại biểu Quốc hội phủ quyết đường sắt cao tốc không? Có viết về Vinashin không? Có viết về Sầm Đức Xương không? Có viết về... ? Đó là những ví dụ cực "điển hình trong một hoàn cảnh cực điển hình" của văn học đấy! Chắc bạn lại bảo là đấy không thuộc lĩnh vực văn học thì thôi. Đồng ý với nhận xét của GiaCatLuong.

Ha, DN, 08:37, 19/07/2010

Cách nghĩ của người lớn làm hại trẻ thơ.

Sự học tập và học tập suốt đời là phải trân trọng. Nhưng tôi thấy một vấn đề rất đau lòng, các em học sinh mới tý tuổi đầu mà đã dùi mài học tập và tiếp nhận một áp lực về học tập quá nhiều. Hằng ngày, từ sáng sớm đến tận khuya, tôi chứng kiến các em từ lớp 1-12 phải học hết cua này đến cua khác và thực sự không có thời gian nghỉ ngơi, vui đùa hay thể dục thể thao.

Phụ huynh mong cho con mình giỏi là điều đương nhiên, nhưng bên trong đó còn ẩn chứa cả sự chạy đua vì danh dự bản thân. Chỉ vì sợ con mình thua con thiên hạ, chỉ vì tự ái ích kỉ bản thân mà những đứa trẻ trở thành những chiến sỹ bất đắc dĩ. Chúng không tiết mồ hôi, tuổi thơ để chiến đấu vì lòng tự trọng của bố mẹ chúng. Trong cuộc chiến đấu ấy, vì sự hao tổn thể thân, nên sự sáng tạo của phần lớn chiến sỹ bị bào mòn, hao hụt.

Bằng chứng cụ thể là khi học lớp nhỏ, các em học rất khá. Sau đó sức học ì dần, và nếu có vào đại học thì cũng khó thành người tài xã hội.
Thay đổi tư duy của cả xã hội là rất khó, thật sự rất khó. Vấn nạn này đã nhiều người nhìn thấy chứ không phải riêng tôi.

MrDo, Hà Nội, 07:36, 19/07/2010

Tôi đã đọc qua bài báo của Minh Phụng cũng như đề văn rồi,và cũng như khi đọc bài báo này cũng vậy.đ

Đã có 2 luồng trái chiều về 1 vấn đề,chúng ta cùng bàn luận về vấn đề đó,ai cũng có cái lý lẽ riêng của mình.Vậy tôi hỏi nếu đưa vào chấm điểm thì ai sẽ được điểm cao,ai được điểm thấp. Thật sự là khó nói.

Tôi chuẩn bị bước qua ngưỡng cửa đại học rồi.có 1 buổi học làm tôi nhớ mãi. Khi tôi học môn học,. ô giáo đưa ra 1 luận điểm A và hỏi " theo anh/chị,luận điểm đó là đúng hay sai ?!?

Sau khi mọi người đưa ra quan điểm của mình.cô nói thêm là với câu hỏi như thế này nếu cho vào bài thi thì không thể cho điểm được vì quan điểm của mỗi người là khác nhau, không có đúng hay sai ở đây, và thực tế là trong trường, khi thi học kỳ hay kiểm tra đều không có những câu hỏi mở kiểu như thế.

Tôi cho rằng, đề thi muốn hướng các em tới các vấn đề xã hội,để kiểm tra xem các em có nghĩ nhiều vấn đề xung quanh mình hay không.tuy nhiên cần xem xét ranh giới những câu hỏi mang tính chất phức tạp như trong đề văn năm nay với các vấn đề mà các em dễ nắm bắt hơn., thực tiễn hơn trong cuộc sống.

Nói thật khi đọc đề văn xong tôi cũng mơ hồ lắm về "đạo đức giả".

Thường thì nếu các em suy nghĩ nó sẽ giống với cái gọi là "nói dối".. Vậy thì việc nói dối bố mẹ có bị coi là đạo đức giả ?!? Phải có sự trải nghiệm trong cuộc sống,thì mới có thể hiểu rõ hơn vấn đề này.Các em vẫn còn sống với gia đình, kiến thức xã hội thì đâu có nhiều...

Đinh văn Thắng, Gia Lâm Hà Nội, 07:35, 19/07/2010

Tôi đồng ý với nhận xét này của bạn Lê Lợi.

GiaCatLuong, TP.HCM, 00:37, 19/07/2010

Đọc qua ý kiến của Hoa Giấy , tôi thấy Hoa Giấy là là đạo đức giả rồi đó. Xin lỗi Bạn nhe, Bạn nói "Tôi cũng là một học sinh vừa thi đại học". Không giám đâu, tôi dám chắc là Bạn không phải là học sinh đâu, có thể Bạn là một trong Ban ra đề đó.

Các tin khác