Ý kiến bạn đọc
thuy, PT, 08:35, 23/07/2010
Đề thi nghe ra thì khá hay, có vẻ mở.
Nhưng với kiểu tư duy, dạy và học, chấm thi như hiện nay thì quả là khó đối với không chỉ các em thí sinh mà đối với người lớn cũng không phải dễ nói.
Đạo đức giả mà mọi người dễ nhận thấy nhất thường là ở các quan chức, các bậc thầy tưởng như khả kính, ở các cơ quan công quyền, chứ còn dân đen thì chắc cũng có nhưng không rõ lắm (vì nhiều khi đâu cần đạo đức giả, mình là dân đen mà). Có điều nói thế nào vừa hay, vừa sát thực tế, nhưng lại không được phạm thượng để đạt điểm cao đây? Nếu cứ nói thẳng tuột những suy nghĩ của mình về những điều mắt thấy tai nghe, những điều mình cảm nhận từ các phong trào của Bộ, những lời phát biểu và việc làm của các quan chức ...v..v thì chắc là phạm thượng còn ai dám cho đỗ nữa. Vì vậy đề thi tuy không buộc học sinh nói dối, nhưng cũng không khuyến khích nói thật nói thật nếu muốn đỗ đại học.
HD, 01:19, 23/07/2010
Đọc thêm vài cái comment mà cũng thấy bực mình. Không phải là bọn học sinh chúng tôi không viết được, không biết đạo đức giả là gì để viết. Cái quan trọng ở đây là viết như thế nào, viết tốt, không tốt...
NL, LL, PNA xin hỏi các bạn hiểu được bao nhiêu về vấn đề đạo đức giả, làm ơn hãy huy động chất xám để hiểu mục đích ng` ta muốn nói gì chứ không phải là để nhận xét người khác học gạo, được nâng niu chiều chuộng... Nói hay và dài như vậy, sao không đăng bài làm của mình xem thế nào ?
Đặt bài viết của Minh Phụng sang 1 bên, hãy nói về câu hỏi số 2 của môn văn khối D năm nay, đạo đức giả chẳng phải là 1 vấn đề có thể hiểu thấu, vì nó đa dạng và phức tạp, đồng ý chúng ta dư IQ và hiểu biết để hiểu thế nào là đạo đức giả, nhưng chúng ta hiểu được bao nhiêu? Trình bày về tác hại, cũng chỉ là hiểu biết sơ sài qua loa của cá nhân, vì thứ nhất đạo đức giả thuộc tầm vấn đề xã hội, muốn hiểu rõ nó, biết rõ nó ít ra phải bước chân vào đời đã chứ. Vì như vậy mà mới nói rằng đề văn ra khó, ra già...
Còn phần chấm thi, quá đúng, không nói thêm.
Thích ý kiến bạn Dung Lễ.
linh, hanoi, 19:25, 22/07/2010
Theo tôi, đề thi môn văn nhằm giúp các em học sinh có sân để khoe tài viết lách của mình, chứ không phải là nói dối, mà nói dối cũng không phải là bài chắc chắn được điểm cao cả.
Điểm nữa là văn chương luôn được làm hoa mỹ lên, luôn được bay bổng, tưởng tượng, hư cấu, có mấy khi tác phẩm nào thật được 100%.
Cũng mạn phép so sánh với kỳ thi IELTS hay TOEFL, người chấm đâu có bắt buộc thí sinh phải nói thật, miễn thí sinh làm thế nào để khoe cái tài năng của mình,để được điểm cao, có ai kiểm chứng điều thí sinh đã nói (hoặc đã viết) ra đâu.
Vậy nên tôi nghĩ cũng đừng trách là đề văn bắt học sinh nói dối (mà thực ra điều đó có từ xưa lắm rồi, ai cũng biết, ai cũng chấp nhận, viết lệch ý với đề thì điểm thấp thôi. Tôi xin nhắc đây là đề thi văn để vào đại học).
Lê Dung Lễ, 49 LKT, 16:29, 22/07/2010
Thực ra đề văn năm nay không phải là bắt học sinh phải nói dối , mà là ai "nói dối" được thì sẽ làm được tốt hơn.
Các em học sinh lớp 12 chưa va vấp trường đời thì làm sao mà phân biệt được đạo đức giả với đạo đức thật ?
Đến nhiều người có tuổi rồi mà vẫn còn bị đạo đức giả đánh lừa cơ mà!
Do vậy , theo tôi nghĩ đề văn mà ra như vậy là rất khó cho học sinh! Còn như bạn đọc N.L nói thì theo tôi nghĩ chắc là nói cho vui chứ nếu đúng tuổi 18 mà hiểu được đạo đức giả lại thấy thích đề như vậy nữa khi nhìn thấy trong XH thì quả thật nhiều người đáng khâm phục bạn đấy!!! ( Bạn nên hiểu rằng đạo đức giả khác với hành động , hiện tượng giả đấy ! )
TV, 12:11, 22/07/2010
Thật ra tiêu đề của Phụng không sắc bén và khéo léo lắm, bởi vì thực chất, văn chương có bao h là sự thật 100%? 1 học sinh vô lễ với thầy cô cũng có thể làm tốt một bài văn nói về thái độ của học trò với thầy cô theo hướng tích cực!
Lí lẽ của Phụng cũng vậy, vẫn có những bắt bẻ là lí sự cùn và vài bắt bẻ khá hay, tuy nhiên, ở đây ta đừng quá bám vào điều đó mà hiểu méo mó đi nội dung của bài viết ( NL )
Riêng câu hỏi về đạo đức giả, tôi thấy đó đã là 1 vấn đề khó gặm với mặt bằng chung.
Đồng ý đây là 1 đề thi đại học, nên những vấn đề gần gũi về hiện tượng đời sống xh như bạn Phụng đưa ra có phần hạn chế, vì những đề đó ta làm trong lúc học phổ thông trên lớp rồi. Tuy nhiên, câu hỏi như vậy là khá khó.
Có 1 độc giả nói khá hay về việc nói dối và sáng tạo (NL). Điều này xin miễn bình luận thêm, nhắc đến 2 chữ " nói dối " thì Phụng đã ko hoàn toàn đúng.
Nhưng chúng ta nên chú ý đến mục đích của bài viết, đó là phần chấm thi. Ai không biết chấm văn khác những môn khác, nhưng nói thật, sự khác nhau đó chẳng là bao.
Giaos viên chấm vẫn so sánh với đáp án của bộ, có ý đúng thì cho điểm, ko có thì không có điểm. Về phần này, tôi đồng quan điểm với Phụng. Cái quan trọng của văn nghị luận là lí lẽ, dẫn chứng xác đáng, thuyết phục, dĩ nhiên theo hướng tích cực, theo chân lí đúng đắn. Và đáp án , xét cho cùng cũng cứng nhắc, vì với những vấn đề mở và nhạy cảm như thế, khó mà có 1 đáp án hoàn thiện, hs có thể viết ko đúng với đáp án nhưng không hề sai thì lẽ nào không được điểm ? Cái đó tùy thuộc vào bộ đưa ra quy chế chấm thi như thế nào, ng` chấm thi như thế nào...
Tôi cũng thi khối D năm nay, thiết nghĩ đề như vậy là khá khó.
hà thu, 11:01, 22/07/2010
Bài viết rất dễ hiểu, rất đáng được các cấp lãnh đạo của bộ giáo dục quan tâm, xem xét đến.
HD, 22:32, 21/07/2010
Em rất đồng quan điểm với bài viết này, đề văn khối D năm nay quả thật quá khó, riêng câu nghị luận đó. Chưa kể tới việc với câu hỏi như thế, chúng em không biết đó là nghị luận tư tưởng đạo lí hay hiện tượng đời sống.
Vấn đề đó đối với chúng em quả thật là vượt ngoài tầm, bạn Phụng đã nói rất đúng nên em xin ko bình luận gì thêm.
Và những vấn đề ngoài lề khác mà bạn Phụng đã nhắc tới, em tin rằng đó ko những là mong mỏi của những bạn thi khối D, mà là của tất cả các khối khác, những hs có khả năng, có mơ ước vào giảng đường ĐH
P/s Phụng: với những lí lẽ như thế này thì mình tin chắc Phụng đỗ đh, hì, good luck!
Tạ hà anh, 20:56, 20/07/2010
Tôi đồng ý với quan điểm trên. Đề văn nghị luận thì ko nên áp đặt đáp án, chỉ nên đưa ra những yêu cầu: bất kể học sinh có quan điểm như thễ nào, miễn là lập luận chặt chẽ và chứng minh được quan điểm của mình là hợp lý là ổn.
Vũ Romu, QB, 13:19, 20/07/2010
Bài này làm em nhớ cái đề Văn của Trung Quốc: "Buổi sáng bạn thức dậy, nghe tiếng gõ cửa, và bạn ra mở cửa." Đề chỉ có vậy thôi, và sau đó là hoàn toàn những suy nghĩ của học sinh. Có người thì nghĩ là sẽ có ai đó tặng hoa mình, có ng` thì suy nghĩ có ai đó cầm súng giết mình, v v và hoàn toàn k có đáp án chung. Cái này thì VN k dám. :)
Nguyễn Linh, 14 ngõ 256 phố Lê Thanh Nghị, Hai Bà Trưng, Hà Nội, 13:05, 20/07/2010
Chào các bạn độc giả!
Đọc bài viết trên của bạn Minh Phụng, mình đã có nhiểu suy nghĩ. Và khi đọc được những ý kiến của các độc giả khác, mình càng có thêm nhiều suy nghĩ từ các góc độ khác nhau.
1. Trước hết mình xin nói về đề văn năm nay.
Mình cũng là 1 sĩ tử thi khối D năm nay. Và theo mình, đề văn nghị luận năm nay có thể khó nhưng hay, chứ không quá già đối với học sinh lớp 12. Khi đọc đề, mình đã cảm thấy rất nhiều hứng thú. Không biết giám khảo có đánh giá tốt về những gì mình đã viết không, nhưng mình cảm thấy thoải mái vì đã viết ra được những suy nghĩ về cuộc sống mình đã suy nghĩ lâu nay.
Chương trình lóp 12 đã chỉ rõ về nghị luận xã hội có 2 loại : Nghị luận về tư tưởng, đạo lý và Nghị luận về 1 hiện tượng xã hội.
Đề văn trên là đề văn về 1 tư tưởng, đạo lý. Còn những vấn đề "hiện tượng đời sống xung quanh như hiện tượng quá đam mê game online, vấn đề về bạo lực học đường, về căn bệnh thần tượng quá mức đang điễn ra trong giới trẻ" là các đề văn về hiện tượng xã hội, thuộc loại thứ 2.
Như vậy đề văn đâu phải xa lạ với học sinh lắm. Từ nhỏ chúng ta cũng đã được học để viết về một số đạo lý quen thuộc "Uống nước nhớ nguồn", "Lá lành đùm lá rách"..... Các đạo lý ấy quen thuộc vì chúng đựợc nói ra rả trong sách vở. Còn vấn đề "đạo đức giả" lại ko đựợc dạy trong sách vở nên bạn thấy khó quá vì thế chăng?
Một vấn đề đạo đức như vậy có lẽ sẽ không xa lạ gì khi chúng ta bước vào cuộc sống. Và là một người đã bước vào tuổi 18, tuổi trưởng thành, chín chắn thì suy nghĩ về điều đó hẳn không là quá sớm và già dận đâu. Theo tôi, học sinh Việt Nam so với học sinh nước ngoài còn là quá non nớt, ngây thơ, như 1 độc giả đã nêu dẫn chứng về đề writing của TOFLE.
Tôi rất đồng tình với ý kiến của 2 bạn Lê Lợi, TP Điện Biên Phủ và PNA, Hanoi
2".Đề thi đại học khiến thí sinh phải nói dối?"
Theo tôi, nói dối vì một điều tốt đẹp thì không hề xấu. Nói dối để tự đánh thức chính bản thân mình, lối sống và BẢN LĨNH của mình trước cuộc sống có lẽ là điều rất đáng để làm.
Mình đã sống giả không có nghĩa mình sẽ mãi giả dối như vậy. Mọi thứ đều luôn biến đổi mà.
Có khi nói dối ngày hôm nay là để sống thật những tháng ngày còn lại!
3."Nói đúng và chính xác, Tức là muốn được điểm để đỗ với môn văn chỉ có 1 cách bất biến đó là...nói dối và chém gió. Với môn văn nói phét là chính.
Bộ Giáo dục làm gì? Ai có thể chấm các bài văn về xã hội?. Cô giáo, thầy giáo..... Những người chỉ biết dạy theo 1 khuân mẫu ư.? " (Hoàng, no far, gửi lúc 18/07/2010 22:08:27 )
Trên đây là ý kiến của bạn Hoàng. Tôi cho rằng suy nghĩ như vậy là hơi quá tiêu cực.
"Chém gió, nói phét" mà hay mà đúng thì là sáng tạo.
Còn về đáp án và chấm văn, vấn đề mà người viết và nhiều độc giả lưu tâm, theo mình thì cũng không đến nỗi cứng nhắc như mọi người nghĩ. Mình ôn văn với một giáo viên dạy văn lâu năm. Bác cũng có rất nhiều kinh nghiệm về chấm thi. Bác nói rằng chấm văn không như các môn tự nhiên khác, chỉ ke ke vào đáp án đâu. Một người chấm văn có tài và tâm sẽ rất trân trọng những sáng tạo và suy nghĩ riêng của thí sinh. Đặc biệt là đối với đề nghị luận xã hội, thường là đề mở.
Tóm lại, nếu may mắn bài văn của mình được những người chấm văn có tâm chấm thì chắc chắn những sáng tạo, suy nghĩ chín chắn, có lý của mình sẽ vẫn được đánh giá đúng đắn. Chấm văn là như vậy cũng nhiều phần cởi mở.
4. Đây là suy nghĩ cuối cùng của tôi, về sự trải nghiệm của học sinh.
Đầu tiên, khi đọc bạn Minh Phụng viết "Trong khi đó, phần lớn thí sinh là học sinh phổ thông, sống trong vòng tay gia đình, chỉ mới học tập nhiều trong sách vở, trường lớp, chưa có vốn sống xã hội thì làm sao biết đạo đức thật với giả. Những bạn học sinh làm được phải chăng đã học thuộc lòng từ những bộ đề ôn trước đó, hay phần lớn là “bịa”.", bản thân tôi, một học sinh, khá bức xúc. Tôi cũng được gia đình đùm bọc, mà theo 1 người bạn tôi nói thì tôi đã sống trong 1 môi trường "vô trùng". Nhưng như vậy không có nghĩa là tôi quá ngu ngơ về những vấn đề xã hội. Có thể là không được trải nghiệm nhiều nhưng ta có thể học về cuộc sống xã hội, về cuộc đời qua sách báo, tạp chí, Internet, đọc những thứ ngoài sách giáo khoa. Do đó những bạn làm đựơc đề văn xã hội này không nhất thiết là phải học thuộc hay bịa.Bằng trải nghiệm ít ỏi của bản thân cùng với sự quan sát, học hỏi từ nguồn thông tin đại chúng phong phú, tôi nghĩ nhiều học sinh như tôi cũng có thể nêu suy nghĩ của riêng mình và viết khá bài văn này.
Tôi đã nghĩ phải chăng bạn Minh Phụng sống qúa phụ thuộc trong sự đùm bọc của cha mẹ?
"Xin thưa với mọi người đang có điều kiện đọc bài qua internet rằng những mối quan hệ phức tạp giữa nhà trường, bạn bè, xã hội, rồi văn hóa hay chính trị ...mà 1 học sinh lớp 12 có thể có được thì "HS ở HN với HS ở miền núi, vùng nông thôn có giống nhau không?"
Câu trả lời là không. Ở đâu kinh tế và điều kiện sống phát triển thì ở đó những mối quan hệ phức tạp để cung cấp cho HS kiến thức để làm tốt hơn. Còn với những nơi điều kiện sống khó khăn, hàng ngày lo cái ăn chứ không phải lo tìm chỗ chơi, giải trí hay chơi thể thao thì kiếm đâu ra cái gọi là kinh nghiệm sống để phân biệt mối quan hệ phức tạp?" (Nguyễn Nam, Hà nội)
Khi đọc phản hồi trên, tôi nghĩ lí do mình nghĩ ra chỉ là 1 phần. Một phần quan trọng nữa là điều kiện sống ảnh hưởng nhiều đến nhận thức của con người.
Bạn Minh Phụng ở Quãng Ngãi cũng như nhiều bạn khác ở vùng sâu vùng xa, những vùng quê nghèo, trong khi tôi ở Hà Nội, sự tiếp xúc, các mối quan hệ xã hội và sự tiếp nhận thông tin đại chúng khác nhau nhiều. Hẳn người ở Hà Nội có điều kiện tiếp xúc với nhiều thông tin hơn rồi; những văn minh, điều tốt đẹp và cả những điều không hay ho không thiếu. Có lẽ tôi viết được vì "đạo đức giả" tôi gặp cũng nhiều?!
Điều tôi muốn nói ở đây là sự chênh lệch về nhận thức của học sinh ở các vùng miền, các môi trường khác nhau. Điều này có phải là một điều cũng cần lưu tâm khi ra đề thi?
Trên đây là ý kiến của tôi, một người cũng vừa trải qua kì thi đại học đầy gam go. Hi vọng có thể cung cấp thêm một vài ý kiến, góc nhìn của người trong cuộc
NPNT, 08:32, 20/07/2010
Cũng không ưa cách cho đề và chấm bài của mấy bác bộ. Nhưng cũng không đồng ý mấy với bạn.
- Học 12 năm, gần 18 tuổi đầu mà chẳng lẽ không biết gì về những chuyện như "đạo đức giả", "trách nhiệm"?
Chả trách người ta bảo học sinh ngày nay thiếu kỹ năng sống, kiến thức xã hội.
Đừng lấy "sống trong vòng tay gia đình, chỉ mới học tập nhiều trong sách vở, trường lớp, chưa có vốn sống xã hội" làm cớ. Một cô giáo của mình kể, ngày xưa, khi cô học cấp hai, cô đã lập một hội "Làm sao để VN vượt qua NB?" [Vài chục năm trước ước mơ này không phải xa vời lắm]. Hãy nghĩ lại tại sao những lúc rảnh rỗi, thay vì chơi game hay chat không đọc sách báo tí. Mấy vụ này báo đài cứ rao ra rả mà. =]
- Quả thật, ở VN không có "nói ngược". Cái gì cũng phải đúng đáp án. "Sáng tạo" tí là bị căn trứng [1 kinh nghiệm xương máu của mình]. Nhưng nghĩ lại, nếu không có đáp án thì giáo viên muốn chấm sao thì chấm à? Môn văn có đáp án mà chấm còn chưa chắc công bằng. Không có thì... Lỡ đắc tội với bà nào, bả đì tới bến luôn. Hết đường đỡ.
Xuân Lương, Q 10, TpHCM, 07:39, 20/07/2010
Gửi bạn Nguyễn Nam:
Bạn nói về những trường hợp thí sinh ở vùng sâu vùng xa, không có điều kiện tiếp xúc với cuộc sống, với xã hội thì sẽ không có lợi thế như các thí sinh ở tỉnh thành lớn.
Cái bạn nói không sai, nhưng nếu nói như thế thì bây giờ ta nộp đơn vào học ở các trường Oxford, Cambridge, Harvard, MIT, v.v... cũng bảo là vì "tôi ở Việt Nam, tôi nghèo, tôi không có điều kiện tiếp xúc cuộc sống và học tập như những thí sinh khác, để cho công bằng ... thì hãy nhận tôi và cho tôi cả học bổng để tôi được học" ?!?. Bạn nghĩ sao về lập luận như thế?
Cuộc sống dĩ nhiên là không công bằng. Ngay từ khi sinh ra thì con người đã không ai giống ai. Tuy nhiên, mục đích của thi tuyển ĐH là chọn ra những người có tiềm năng nhất THÔNG QUA 1 KỲ THI, vì vậy không thể cứ xét hết hoàn cảnh người này khó khăn, người kia cực khổ, v.v... được.
Bạn viết trong bài này bảo rằng thí sinh đa phần đều sống trong vòng tay bảo bọc của cho mẹ, không biết thế nào là vô trách nhiệm, là đạo đức giả.
Bạn đó có chắc chắn là tất cả đều như vậy không?
Có thể không có trải nghiệm thực tế, chắc cũng có đọc qua báo chí. Còn nếu vì một lý do nào đó mà không đủ trải nghiệm để ... làm được bài thì cũng có thể ... thành thật trong bài viết của mình.
Thậm chí nếu viết với mục đích rằng em không có trải nghiệm nhưng em không muốn bịa ra cho có thì cũng hiểu được ít nhiều thế nào là đạo đức giả rồi.
Còn nếu bịa quá hay, quá giống thật, thì có lẽ khả năng thấu hiểu cuộc sống của người viết cũng không xoàng, và vì vậy ... hoàn toàn xứng đáng cho đậu.
Phùng Minh Tuấn, Q2, HCM, 01:56, 20/07/2010
Tôi đọc bài của Phụng và một số bạn khác thì thấy rằng các bạn viết rất tốt, suy nghĩ tương đối sâu về những vấn đề mà xã hội đang gặp phải. Nếu các bạn đã viết được như thế thì tôi tin rằng bài thi của các bạn cũng được viết rất tốt. Chỉ mong các thầy cô chấm thi có suy nghĩ vượt ra ngoài đáp án, biết đồng cảm với thí sinh, thì những bài thi khác đáp án sẽ vẫn đạt điểm cao.
Trần Thị Xuân Hồng, Long An, 17:55, 19/07/2010
Một số ý kiên cho rằng: "đã là học sinh đã tốt nghiệp lớp 12, mà không viết được đoạn văn như thế thì rất tệ". Đúng! Tôi đồng ý với ý kiến trên. Nhưng, nhưng viết thế nào để có đủ điểm đậu đây!? Có bạn nào dám xoáy thẳng vào bộ mặt thật của của xã hội, chẳng hạn như vấn đề tham nhũng hay không?
Thử hỏi, đi học về là ba mẹ cứ bắt ở trong nhà không àh, đâu có được ra khỏi nhà va chạm với xã hội đâu mà biết được cái đạo đức giả hay thật ở đây?
Tiến Triển, Japan, 12:21, 19/07/2010
Thật thông cảm cho bạn (và cả đa số những bạn học sinh Việt Nam hiện nay) khi các bạn chưa "ra đời", chưa có nhiều những kinh nghiệm xã hội thì đã phải đứng trước 1 bài toán khó như thế.
Rõ ràng chính bạn và chúng ta đều hiểu rằng, để có thể làm bài nghị luận xã hội tốt, thí sinh đòi hỏi phải biết tự suy nghĩ, hiểu biết sâu sắc về xã hội chúng ta hiện nay. Nói tóm lại đó là tầm nhận thức.
Trình độ nhận thức sẽ tăng lên nhiều nếu chúng ta gắn nó với thực tiễn, tức là tham gia vào các hoạt động xã hội, chịu khó tìm hiểu thu thập thông tin và quan trọng hơn cả là biết suy nghĩ.
Tôi hoan nghênh ông "Bộ" đã dám mạnh dạn đưa những chủ đề "khó" như thế này vào 1 kì thi quan trọng bậc nhất quốc gia. Bởi vì là một kì thi được cả nước chú ý như vậy, nhờ vào sức mạnh của truyền thông, sức ảnh hưởng, sức lan tỏa (inspiration) của nó sẽ rất lớn và sẽ tác động vào ko những học sinh đang sắp sửa thi đại học, ko những những học sinh, sinh viên đã hoặc vừa mới thi đại học, mà cả những bậc cha mẹ quan tâm... Học sinh giờ đây muốn làm tốt đề thi đại học (ở đây chỉ giới hạn khối C và D) sẽ ko thể học vẹt được nữa, sẽ ko thể chỉ sống thờ ơ với những j xảy ra xung quanh được nữa, mà phải biết suy nghĩ, có ý thức nâng cao sự hiểu biết và tầm nhận thức của mình...Vậy thì có thể nói, đề thi đại học của ông "Bộ" đã thành công về mặt xã hội....
Nói đi thì cũng phải nói lại. Bản thân tôi chưa đọc qua hướng dẫn chấm của bộ, nhưng tôi cũng có ý kiến như thế này. Đã là nghị luận xã hội thì điều cốt lõi nhất là để thí sinh nêu lên chính kiến của mình và những lí lẽ để bảo vệ chính kiến đó. Có thể nó sai, và có thể nó lệch lạc, nhưng mà hãy coi đó là thứ phụ. Thứ yếu là thí sinh biết vận dụng kiến thức xã hội để bảo vệ cho chính kiến của mình. Cái cách mà thí sinh bảo vệ chính kiến của mình đó, sẽ quyết định đến số điểm của các em. Có phải như vậy sẽ tốt hơn? Và điều quan trọng nhất, là thí sinh sẽ ko phải nói dối, nói những điều mình ko muốn nói nhưng mà vì muốn điểm cao nên phải nói?
Phạm Đình Bắc, Nghệ An, 11:51, 19/07/2010
Bạn nói có vẻ có lý đấy nhưng mà sai bạn ạ. Mình phân tích cho bạn nha bạn đưa ra 1 vấn đề thảo luận rất hay "Trong một chương trình toạ đàm trên kênh VTV6, Đài Truyền hình Việt Nam, nhiều bạn trẻ đã đưa ra ý kiến để bảo vệ cho quan điểm yêu mến thần tượng cuồng nhiệt của mình…Nếu đặt họ vào tình huống là những thí sinh phải giải quyết câu hỏi phát biểu cảm nghĩ của mình về căn bệnh thần tượng một cách cuồng nhiệt của giới trẻ hiện nay thì sẽ thế nào" bạn nói là phải là nhiều thí sinh phải " NÓI DỐI"để kiếm điểm ư. nhưng điều nói dối theo bạn là đúng hay sai. Tôi xin trả lời bạn là điều "NÓI DỐI " đó là hoàn toàn đúng. mà khi điều đó đúng thì sao hả bạn ? thế bạn phải làm theo cái đúng hay cái sai câu trả lời dành cho bạn đó. khi ta biết điều đó là sai thì ta phải sữa chứ .chứ nói như bạn là "ngậm ngùi " đi theo cái chung là nình thấy không đúng.
Đề mở là hoàn toàn đúng và "đáp án mở" đúng là được chấp nhận còn "đáp án mở sai "thì bị loại bỏ.
Lê Thu Hà, Thanh Hóa, 09:59, 19/07/2010
Mình không bàn luận về bài viết này nhưng chỉ có 1 ý kiến nhỏ thế này
Nếu em nói viết những bài văn nghị luận ấy thì cần phải có trải nghiệm cuộc sống của những người đã thực sự trưởng thành, mình không đồng ý lắm !
Với các em khi đang sống trong vòng tay gia đình, chỉ mới học tập nhiều trong sách vở, trường lớp, chưa có vốn sống xã hội. Thưc chất trong cuộc sống này tất cả đều là 1 XH thu nhỏ, gia đình là 1 xã hội thu nhỏ, lớp học là 1 xã hội thu nhỏ, các mối quan hệ xung quanh là 1 XH thu nhỏ, việc các em không nhận thức được là vì các em không chịu quan sát cuộc sống xung quanh, nhận thức 1 cách non nớt giản đơn về cuộc sống nhìn mọi vật mọi hướng chỉ theo 1 chiều chủ quan.
Đây là một đề văn muốn hướng cho các em có một cái nhìn bao quát đa dạng hơn về cuộc sống, trẻ em vô tư hồn nhiên trong cách suy nghĩ nhưng chỉ ở 1 mức nào đó, nếu các em cứ hồn nhiên cứ vô tư mãi thì chính các em mới là người lạnh lùng với cuộc sống xung quanh, với những người xung quanh. nên khuyến khích em làm những đề văn như thế này, để các e tư duy suy nghĩ để các em có cái nhìn mới mẻ hơn về cuộc sống.
Thật ra không phải 100% thí sinh đi thi ĐH đều được che chở trong vòng tay của bố mẹ có rất nhiều em đã phải bước vào cuộc sống mưu sinh. Em nào có cảm nhận có cái nhìn tinh tế về cuôc sống sẽ làm rất tốt những đề văn dạng mở như thế này.
Còn đáp án mình nghĩ cần có 1 đáp án mở, đừng quá ép buộc vào 1 khuôn khổ đạo đức nào cả, cuộc sống quá triết lí thì lại là sống mơ mộng ảo tưởng trái với thực tế, đề văn sẽ ko còn là đề mở.
Hoàng Triều, Thanh Hoá, 08:06, 19/07/2010
Tôi rất mừng vì đã có những học sinh dám nói lên quan điểm của mình về một hiện tượng xã hội như em. Điều này chứng tỏ giới trẻ đang dần ý thức được vai trò của mình trong xã hội.
Đúng như em đã nói, các hiện tượng "tối" trong xã hội hiện nay không phải ai cũng biết được, cũng phát hiện ra được, nhất là đối với những người ở lứa tuổi học sinh như các em.
Nếu một ai đó có tham vọng thay đổi suy nghĩ của thế hệ trẻ chỉ bởi một đề thi đại học thì họ đã nhầm to. Chính việc làm ấy lại phản tác dụng, bởi việc ra đề thi như vậy vô tình họ lại đẩy học sinh vào hiện tượng "tối" mà họ muốn học sinh phản bác.
Vũ Ngô Hồng Đạt, 102 ,đường 72 , F10 ,Q6 ,tpHCM, 02:31, 19/07/2010
Tôi nghĩ rằng, rõ ràng học là để thi, thi để chứng minh mình đã học qua trường lớp, theo những chuẩn mực được đa số xã hội chấp nhận. Đó là thực tế phải chấp nhận. Nếu không thích vậy người ta có quyền không đến trường, cứ tự tìm sách vở, học những gì mình thích rồi tự chứng nhận cho mình tốt nghiệp, rồi khi đi xin việc làm thì gắng giải thích cho nhà tuyển dụng hiểu là mình cũng là trí thức biết hết .... có điều những chuẩn mực của riêng bạn mà bạn cho là chân lý đôi khi chỉ được chấp nhận ở trong rừng .
Vũ Ngô Hồng Đạt, 102 ,đường 72 , F10 ,Q6 ,tpHCM, 02:13, 19/07/2010
Các bạn hãy xét một vài khía cạnh sau nhé :
Giáo dục là lẽ phải không thể bàn cãi, đi học là để học chân lý , học những điều đúng .
Có hàng vạn học sinh, nhận xét khách quan sẽ có 50%là người tốt 50% là kẻ xấu, và Bộ GD-ĐT không thể cam đoan cũng như không có năng lực bảo đảm là sau thi các học sinh tốt nghiệp sẽ cho ra lò 100% học sinh thành người tốt cả.
Tuy nhiên nhiệm vụ của giáo dục là đảm bảo cho 100% học sinh biết được đâu là chân lý , là lẽ phải . Đó là định hướng xã hội hợp lý , tích cực và cần thiết.
Còn khi khảo sát , họ chỉ cần biết rằng học sinh có nắm được chân lý hay không , nếu đã nắm rồi ,coi như bạn đã được giáo dục , y như 1 bức tượng gỗ đã được khắc xong ,vẽ ngoài đã hoàn thành , còn ở bên trong có bị mói mọt hay không là do chất lượng gỗ , vấn đề này đỗ lỗi cho ai ? Cho bộ giáo dục, cho cả xã hội , cho gia đình hay phải chăng là do chính bản thân?
Xin ý kiến thêm rằng, 1 người (học sinh) 18 tuổi, trưởng thành, có đủ trách nhiệm và nghĩa vụ pháp luật, nếu không biết cái gì gọi là đạo đức giả phải chăng là trong 12 năm chỉ có biết học với học , âm ấp trong vòng tày của gia đình, ích tiếp xúc với xã hội, hạn chế va chạm. Đó là điều đáng thông cảm hay rõ ràng là một hạn chế lớn của một bộ phận lớn học sinh Việt Nam? Còn nhiều cần bàn cãi nữa. Nên chăng là mở luôn một diễn đàn cho đề tài này !
Phạm Hồng Hà, Hà nội, 01:51, 19/07/2010
Tôi thì nghĩ đơn giản hơn. Các bạn cứ trình bày quan điểm và kinh nghiệm sống của mình về: Thói đạo đức giả và tinh thần trách nhiệm từ gia đình, khối phố, nhà trường và những mảng xã hội nhỏ... mà các bạn tham gia là đã quá đủ để viết rồi.
Tôi ủng hộ đề văn năm nay, dù tôi là giáo viên dạy Hóa học.
kats., 01:50, 19/07/2010
Các bạn thân mến!
Cũng như hầu hết các ý kiến của các bạn đều rất đồng tình với Minh Phụng, bài viết của em thực sự đã khiến chúng ta, những người lớn hơn, đã có ít nhiều kinh nghiệm, ít nhiều từng trải đều phải suy nghĩ.
Tuần Vietnamnet ngày 16/07 có đăng bài: "Bồ tát hiện hình và một công dân hèn nhát" của tác giả Trực Ngôn có đoạn viết: "Chính vì điều đó làm tinh thần đấu tranh cho lẽ phải và những điều tốt đẹp vô tình và gián tiếp bị thủ tiêu. Còn nếu không chịu đựng được sự sai trái, lộng hành... của lãnh đạo cơ quan mình hay địa phương mình thì hoặc là im lặng trong u buồn hoặc viết một lá thư nặc danh hay một tin nhắn đầy tuyệt vọng". Vậy là chúng ta đang trở lại đấu tranh công khai, lên tiếng công khai về thói "đạo đức giả", một thứ bệnh ung thư đang di căn trong toàn xã hội của chúng ta. Đạo đức giả và tham nhũng, nó mới là hai nguy cơ hàng đầu cho sự phát triển của xã hội.
Có lẽ Minh Phụng và các em, những thí sinh ĐH năm nay cũng đã ít nhiều hiểu được thói "đạo đức giả" trong xã hội của chúng ta, nhưng các em hiểu nó bằng những tình cảm còn trong sáng của lứa tuổi học trò. Và chỉ ngày mai thôi, khi các em may mắn được ngồi trên giảng đường, hay bắt đầu bước ra ngưỡng cửa vào đời, dù không còn những suy nghĩ của tuổi học trò tôi mong các em luôn vững vàng để luôn nói thật.
Lẽ phải là chân lý, đạo đức là chân lý. Các em thân mến, thói "đạo đức giả" nó suy cho cùng cũng bắt nguồn từ sự dối trá, và sớm hơn đó là "không được nói thật" từ khi còn trẻ và dần đánh mất mình, dần suy đồi về đạo đức. Đạo đức giả, nó sẽ khởi đầu cho những tội ác!
Chúc các em may mắn và luôn vững vàng!
Nguyễn Nam, Hà nội, 23:34, 18/07/2010
Xin thưa với mọi người đang có điều kiện đọc bài qua internet rằng những mối quan hệ phức tạp giữa nhà trường, bạn bè, xã hội, rồi văn hóa hay chính trị ...mà 1 học sinh lớp 12 có thể có được thì "HS ở HN với HS ở miền núi, vùng nông thôn có giống nhau không?"
Câu trả lời là không. Ở đâu kinh tế và điều kiện sống phát triển thì ở đó những mối quan hệ phức tạp để cung cấp cho HS kiến thức để làm tốt hơn. Còn với những nơi điều kiện sống khó khăn, hàng ngày lo cái ăn chứ không phải lo tìm chỗ chơi, giải trí hay chơi thể thao thì kiếm đâu ra cái gọi là kinh nghiệm sống để phân biệt mối quan hệ phức tạp?
Đúng như em học sinh nhận xét, cái gọi là đáp án cho 1 vấn đề "nêu ý kiến" lại là ép HS vào những câu trả lời có sẵn, là giáo điều và không tưởng.
Ai cũng có cách nghĩ như ai thì mọi người hy vọng gì ở cái gọi là mối quan hệ xã hội phức tạp chứ. Còn nếu chủ trương viết theo đáp án, thì là đạo tạo ra 1 thế hệ nói dối, 1 thế hệ biết làm theo cái khuôn từ phía trên tạo ra.
thu, hn, 23:25, 18/07/2010
Cảm ơn bạn đã nói lên tâm trạng của hầu hết các thí sinh làm đề đại học năm nay.
Đề thi hay nhưng chỉ dành cho những người đã thực sự lăn lộn, am hiểu cuộc sống. Trong khi đó, học sinh nước ta lại quá thiếu những va vấp, những kĩ năng sống để có thể nêu ra thật trúng ý người ra đề "thế nào là đạo đức giả".
Hơn nữa, tôi thấy dân tình kêu đề ra hướng mở nhưng đáp án lại không hề mở.
Như mọi người vẫn nói "không có gì là tuyệt đối, tất cả chỉ là tương đối", nhưng đáp án môn văn chủ yếu nói về hướng trả lời, rằng các em phải nêu được cái này cái kia mới được điểm. Không hề có chút ít gì để cho học sinh thoải mái nêu suy nghĩ.
Mà thôi, cũng không nên hi vọng thay đổi nhiều quá. Thay đổi, bản thân nó đã là 1 từ nhàm chán với giáo dục rồi.
Anh Tuấn, Hà Nội, 22:48, 18/07/2010
Đồng ý với bạn Hoàng Vĩnh Nguyên. Những phạm trù như "đạo đức", "chân lý", "sai lầm",...đòi hỏi phải đi vào rất sâu vào triết học.
Theo F.Engels, một trong hai người xây dựng cơ sở lý luận về Chủ nghĩa Cộng sản khoa học, thì: Không có đạo đức vĩnh cửu. Các quan niệm về đạo đức từ trước đến nay đều mang tính giai cấp, tức là có sự khác nhau giữa các bộ phận khác nhau về lợi ích trong xã hội. ( xem Anti-Duyhring )
Không thể đặt ra một đáp án và thang điểm sẵn theo quan niệm của những nhà giáo dục ( Các nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục - K.Marx - xem Luận cương về Feuerbach ).
Điều quan trọng để chấm điểm thí sinh là khả năng liên hệ thực tế và sự giải thích theo logic, dù còn sơ khai, của các em.
KHỈ KON, PHÚ YÊN, 22:28, 18/07/2010
Học mà không thi? Bạn muốn học mà không thi? Hay bạn muốn học và đi thi mà không cần có mối quan hệ giữa học và đi thi.
Tôi ghét những kẻ bù loa bù loa rằng "Đừng hỏi vì sao họ nghèo mà vẫn giỏi. Hãy hỏi vì sao mình giỏi mà vẫn nghèo?". Để làm gì?
Tôi cũng là một học sinh vừa thi đại học. Không phải vì tôi khá văn mà tôi không đồng ý với ý kiến của bạn và những người đang cố gắng đổ lỗi cho nền giáo dục, ban ra đề.
Tôi cho rằng xu hướng cải cách ra đề như hiện nay là hợp lý. Nói thật, tôi chán với cách dạy văn hiện nay; tôi cũng chán cách học văn hiện nay. Nhưng tôi không cho rằng những gì mà ngành giáo dục cho học là xa vời, là thế này thế nọ.
Một học sinh 18 tuổi đầu mà không thể viết một đoạn luận về vấn đề xã hội là rất đáng chê trách.
Tôi tin rằng dù không có những hiểu biết lớn thì chỉ cần áp dụng những thao tác cơ bản vẫn có thể đạt điểm. Khi làm văn, về chuyện tinh thần trách nhiệm hay đạo đức giả, chúng tôi không nói dối. Chúng tôi chỉ nói cái đúng, cái sai? Cái đúng cái sai thì không phải là cái nói dối. Thật là thật, giả là giả; cái chúng ta nói là cái thật - còn chúng ta có làm giả thì đó là chuyện khác. Nói dối chỉ xác định khi chúng tôi nói mà không làm.
Đừng đổ lỗi cho đề văn hay cái gì khác. Tôi chắc chắn rằng chỉ có chuyện muốn hay không muốn khi chúng ta muốn tìm hiểu về những vấn đề xã hội. Một thế hệ không tự trang bị cho mình những hiểu biết và biết cách lý giải hiểu biết là một thế hệ kém. Và cái kém đó xuất phát từ việc lúc nào cũng chỉ biết đổ lỗi của những người bảo ban thế hệ ấy.
Phạm, HCM, 22:16, 18/07/2010
Bài viết gửi báo Vietnamnet của bạn Phụng cũng là một bài văn "hay mà già".
Hay ở chỗ là bạn đã nhận ra và nêu lên được những ý kiến xác đáng của mình với cách viết rất sắc bén.
Còn già là vấn đề này đã quá cũ. Nó đã trở thành một cái gì đó vốn có của bộ môn văn, trong cả quá trình học chứ không riêng gì đề thi đại học.
Hoàng, no far, 22:08, 18/07/2010
Thực sự là tôi không hiểu cái đề văn và cách chấm.
Nói đúng và chính xác, Tức là muốn được điểm để đỗ với môn văn chỉ có 1 cách bất biến đó là...nói dối và chém gió. Với môn văn nói phét là chính.
Bộ Giáo dục làm gì? Ai có thể chấm các bài văn về xã hội?. Cô giáo, thầy giáo..... Những người chỉ biết dạy theo 1 khuân mẫu ư.?
Bắt HS viết nên cảm nhận của mình, Nhưng nếu đưa ra cảm nhận khác hay trái chiều với ý kiến thì sao? Bởi vì đáp án chỉ có 1 chiều cảm xúc, và 1 ba ren điểm cố định nên nếu HS có suy nghĩ khác và nêu theo suy nghĩ của riêng họ thì chẳng lẽ họ đều 0 điểm sao?. Còn nếu muốn được điểm cao trong trường hợp trên thì sao?
Đương nhiên phải nói dối. Vậy môn văn dạy học sinh được cái gì? Nói dối và bốc phét sao? Hay là cái bắt tuân thủ luật lệ và phải theo 1 khuôn mẫu cố định. Nếu không theo thì trượt, còn theo thì... Tôi xin hỏi khi đó sự sáng tạo, sự tự tin để nói ra điều mình muốn nói trong các thế hệ sau này liệu có mất đi theo cái khuôn mẫu đó?
-Thứ 2, về cái bài nghị luận xã hội vừa rồi, tôi đồng ý với Minh Phụng. HS lớp 12 chưa thể viết về điều này, Bởi các em còn sống trong lồng bảo vệ của gia đình, có thể các em đã từng tiếp xúc với nhiều người nói dối. Nhưng để hiểu rõ về cái đạo đức giả thì các em hầu như chưa hề trải nghiệm qua,1 người chưa phải lăn lộn giữa trường đời không thể nào biết về đạo đức giả được. Và 1 người chưa hề trải nghiệm thì sao hiểu rõ vấn đề, đã ko hiểu rõ đương nhiên sẽ ko thể viết .Còn viết thì chỉ viết về cái gọi là bốc phét và nói dối.
Hơn nữa là cái đề là về xã hội, đạo đức giả trong mắt các em thí sinh hầu như dễ liên tưởng khi về hình ảnh các quan chức. Nhưng mà khi viết thì HS thì quá nhỏ.
Nhiều thí sinh sẽ sợ khi nói quá sâu về các quan chức sẽ bị 0 điểm, nên các em biết không dám nói.
Chẳng hạn: Liệu có học sinh nào dám nói sự thật như sau: Hôm trước tôi đi xe oto biển tỉnh lẻ vào Hà Nội và đỗ xe ở khu vực được đỗ. Cùng đỗ ở gần đó cũng có nhiều oto biển Hà Nội. Chỉ 5 phút sau khi đỗ xe có 1 đoàn CAGT đến kiểm tra giấy tờ và đòi phạt tôi về tội đỗ xe không đúng nơi quy định. Trong khi các xe khác họ đỗ ở đó trước tôi thì không bị kiểm tra. Tôi liền đưa họ kiểm tra giấy tờ và chỉ cho họ thấy biển được đỗ xe cách đó 30m bị bóng cây che khuất. Nói với họ tôi không sai, không phạt được tôi.
Khi đó mặt họ bắt đầu xì ra vì không bắt được tôi tội gì và đành bỏ đi. Vậy những người CAGT ở đây là sao? Đó đơn giản là 1 Ví dụ có thật trong muôn ngàn ví dụ mà thí sinh không dám nói.
Cuối cùng xin chúc các thi sinh phải thi môn văn khi đã vào đươc đại học hãy dám nói ra ý kiến của mình. Hãy Chân thật.
Ngô Thành Trung, hà nội, 22:02, 18/07/2010
Và tôi hoàn toàn không đề cập đến cách chấm bài của giám khảo bạn Bảo Trung ah :)
Chưa ai phủ nhận ý kiến của các bạn thí sinh cả. Chỉ có điều các bạn phải biện luân được ý kiến của mình thôi!
Các thầy cô dạy tôi luôn dạy rằng cái gì cũng có 2 mặt của nó, và Đạo Đức Giả cũng chưa hẳn đã xấu hoàn toàn mà!!!
Ngô Thành Trung, hà nội, 21:55, 18/07/2010
Các bạn đã nhầm tính chất của VĂN rùi
Văn là cái mang đến cho ta tâm hồn đẹp, cho ta hiểu được cuộc sống đang có, đang diễn ra, cho ta biết sống đẹp=> vì vậy mọi đề văn đều mang tính chất tìm hiểu bản chất vấn đề, đưa ra í kiến và hướng về cái tích cực=> ĐỀ KO HỀ SAI TẸO NÀO.
Còn về đề năm nay, tôi nghĩ học sinh tốt nghiệp cấp 3, chả nhẽ không hiểu gì về ĐẠO ĐỨC GIẢ, các bạn thừa hiểu biết về điều này, trừ khi các bạn quá được nuông chiều, quá được bao bọc bởi gia đình, bố mẹ mà không biết tẹo nào về cuộc sống xã hội đang diễn ra. Điều này hoàn toàn không tốt cho chính bản thân các bạn.
Phạm Thị Tâm, Hiệp Hòa- Bắc Giag, 21:51, 18/07/2010
Em à, chị thuộc thế hệ 7x đã qua tuổi học sinh từ rất lâu rồi nhưng chị làm trong ngành giáo dục, chị rất ủng hộ ý kiến của em
Hiền Anh Phan, 21:45, 18/07/2010
Cảm ơn em đã nói lên suy nghĩ của mình. Nó hoàn toàn đúng và được mọi người nhận thấy nhưng chưa ai dám hoặc không muốn viết lên.
Nếu với quan điểm và cách lập luân trên e có thể cố gắng học TOEFL, viết essay để xin học bổng du học chưa? Như chị đã phí hoài 3 năm học đại học chỉ vì 1 tấm bằng chẳng có giá trị thực, cái mà mọi ng trên đất nước này coi là chìa khóa để bước chân ra xã hội... Điều đó thật sai lầm, mong e thành công trên con đường sắp tới. Good luck :D
Lê Minh Hoàng, 21:41, 18/07/2010
Đề bài "nêu ý kiến của mình về hiện tượng đạo đức giả" có thể cho là khó đối với học sinh phổ thông, nhưng nói rằng nó bắt thí sinh nói dối thì hơi quá.
Cá nhân tôi không nghĩ rằng Bộ bắt các học sinh phải theo đáp án "chuẩn mực", và các giám khảo chấm Văn vẫn sẽ cho bạn điểm cao nếu như bạn đưa được dẫn chứng và lập luận một cách logic để nêu lên sự nguy hiểm của thói đạo đức giả trong đời sống xã hội.
Nếu như bạn thiếu kiến thức xã hội thì vẫn có thể lấy các dẫn chứng trong các tác phẩm văn học của Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan... cũng được kia mà.
Còn nếu bạn cho rằng thói đạo đức giả là chấp nhận được và "cố gắng bảo vệ cho quan điểm của mình bằng mọi giá" thì tôi nghĩ rằng bạn xứng đáng trượt đại học. Bởi vì (trên lý thuyết), môi trường đại học không chấp nhận một sinh viên có quan điểm như vậy.
Hoàng Vĩnh Nguyên, Hà Nội, 21:05, 18/07/2010
Ý kiến của bạn Minh Phụng thật đáng lưu ý.
Tôi đã hỏi 1 thầy trong ban ra đề của bộ rằng: Vậy theo ông, đạo đức thật là gì?
Nói thật, cụ ấy không trả lời được.Bởi vì, nếu cụ ấy nói theo Platon thì tôi lại theo Arixtot, nếu cụ ấy theo Khổng Tử tôi lại đưa Lão Tử ra, nếu cụ ấy theo đạo đức Thiên chúa giáo thì tôi lại đưa Phật giáo ra, nếu cụ ấy theo đạo đức ông Gandi thì tôi lại hỏi đạo đức theo ông Nelson Mandela.
Vậy đạo đức thật của chúng ta, người Việt Nam, là gì? Việt Nam đã có triết gia nào tổng kết thế nào là đạo đức thật chưa? Hay là cái nồi lẩu hổ lốn vậy?
Xưa nay, quan điểm của học thuyết này thường coi quan điểm của học thuyết khác là ngụy đạo (tức là giả) cơ mà? Té ra các cụ khi ra đề cũng vầy vậy thôi.
Có điều là, thí sinh vẫn viết được, vẫn phân loại ai giỏi ai kém được vì đây là một bài nghị luận xã hội, ai khúc chiết hơn, mạch lạc hơn, sắc sảo hơn, chọn dẫn chứng cho biện luận điển hình hơn, bài viết thuyết phục hơn, văn phong nhuần nhị hơn sẽ được đánh giá cao hơn. Không đi tận cùng vấn đề kiểu lí tưởng hóa được đâu.
Nguyễn Hữu Bảo Trung, 20:47, 18/07/2010
Gửi bạn Ngô Thành Trung:
Học là để hướng tới một cái gì đó tốt đẹp. Tôi hoàn toàn đồng ý.
Tuy nhiên một khi đề văn đã ra dưới dạng "em hãy nêu ý kiến", thì thí sinh có toàn quyền nêu ra ý kiến cá nhân của mình, bất luận những vị tự nhận mình là "người lớn" cho rằng nó "tốt đẹp" hay "lệch lạc".
Và khi đó thì việc chấm bài sẽ phải là chấm khả năng diễn đạt ý kiến bản thân của thí sinh, chứ không phải chấm xem ý kiến đó "đúng" hay "sai".
PNA, Hanoi, 20:38, 18/07/2010
Có lẽ do thói quen "học gạo" từ lâu của nước ta mà không ít các bạn học sinh cho rằng việc đó ngoài tầm hiểu biết và trải nghiệm của cá nhân.
Tuy nhiên, cá nhân tôi cho rằng đề thi như vậy là rất hay và mở.
Trước hết nếu bạn nào đó đã từng thi chứng chỉ tiếng Anh (IELTS chẳng hạn) thì các bạn sẽ thấy rằng bài writing của họ rất mở cả đến các vấn đề vĩ mô như là "bạn có cho rằng World Cup là sự kiện/ thời gian mà các dân tộc xích lại gần nhau" hay "bạn đồng ý hay phản đối nếu chính quyền nơi bạn ở lắp đặt camera theo dõi đường giao thông" và tất cả chỉ là kiểm tra tiếng Anh mà không phải là kiểm tra kiến thức xã hội.
Sau nữa là trong cuộc sống, đặc biệt với các cá nhân theo đuổi nghiệp văn chương như là nhà báo hay nhà văn, thì tìm ra đề tài mới không khuôn mẫu là điều cần thiết vì nếu không như thế thì bạn sẽ chẳng bao giờ có gì gọi là sáng tạo.
Liệu Dan Brown có thể có được những tác phẩm best seller không nếu không có sức sáng tạo (mở ngoặc rằng trong tác phẩm ví dụ như pháo đài số có rất nhiều kiến thức về chuyên ngành mà không phải của tác giả)?
Liệu có Conan hay Đô-rê-mon không nếu chỉ dựa vào trải nghiệm cá nhân mà không có sức sáng tạo và tìm hiểu rất nhiều thứ khác?
Đừng viện vào lý do trải nghiệm mà hãy sáng tạo? Người Việt Nam được coi là thông minh nhưng lại không sáng tạo và hãy nhìn vị thế Việt Nam trên thế giới về phương diện khoa học đời sống và kỹ thuật?
Truong An, TP Vinh, 20:36, 18/07/2010
Tôi thấy bài viết của bạn Minh Phụng đáng để các nhà làm đề thi cho tất cả các cấp, bậc học của Việt Nam cần phải suy nghĩ.
đăng đình linh, Ngũ Hành Sơn ,Đà Nẵng, 20:03, 18/07/2010
Bài này hay nhất là câu cuối:
Cũng cùng với mong mỏi ngành giáo dục sẽ đưa chúng em, những học sinh thoát khỏi bớt con đường học cũng chỉ để …thi.
Ngô Thành Trung, 19:29, 18/07/2010
Thế này bạn ah: Học là để hướng tới một cái gì đó tốt đẹp chứ không phải là chỗ cho những suy ngấm lệch lạc của học sinh. Tôi nghĩ bài văn nghị luận đề cập đến vấn đề đạo đức giả, một học sinh lớp 12 hiện nay, đủ kiến thức để đưa ra ý kiến của mình, dù là ngây thơ. Nó cũng là cái để các bạn nhận thức đc cái xấu đang tồn tại và cho chúng ta một cuộc sống đẹp!
Còn vấn đề "học để thi": nó là chỉ sự nhận biết của bạn về xã hội, bạn biết sẽ fải sống thế nào cho đẹp. Bạn biết đó: những gì bài thi cần là những cái đẹp cần có của cuộc sống!!!
Trần Nguyệt Hoà, Chùa Bộc, Hà Nội, 19:15, 18/07/2010
Qủa thật, để được điểm cao đề văn này, hẳn phải phải có rất nhiều thí sinh gồng mình lên để nói dối. Với các đáp áp mang tính chất "khép" như hiện nay, học sinh không có quyền được bày tỏ quan điểm của mình mà luôn phải theo kiểu tư duy của người lớn, của thầy cô. Là một người thuộc thế hệ 7x - Thế hệ của những học trò quen với việc " thầy đọc, trò chép', tôi thấy ý kiến của Minh Phụng hoàn toàn xác đáng.
Anh Chiến, Hà Nội, 18:48, 18/07/2010
Bài viết của bạn Minh Phụng rất hay, nêu bật được ra một số vấn đề của đề văn hiện nay.
Các ý kiến tôi đều ủng hộ, nhất là ý kiến đề văn phải có đáp án mở, không thể có vài cái gạch đầu dòng đáp án mà ép suy nghĩ (đương nhiên đi kèm với bài làm) của người khác theo được. Nói thế này cho dễ, cuộc đời này có nhiều thứ lắm, phải chăng mấy thầy ra đề và đáp án đã từng trải qua hết, chưa chắc đâu. Còn về ý kiến đề văn quá già, tôi thì không cho rằng như thế.
Có lẽ các bạn cần hiểu rằng, 18 tuổi là tuổi thấp nhất hiện nay được thi đại học và nó cũng là tuổi trưởng thành.
Đã 18 tuổi mà các bạn không hề có ý kiến riêng, không hề có một chút nhận biết các biểu hiện trong xã hội, cụ thể ở đây là "đạo đức giả" thì cũng phải xem lại chính bản thân mình.
Học đâu phải từ sách vở, học còn là từ cuộc sống hàng ngày cơ mà. Ít ra các bạn cũng phải hiểu được phần nào vấn đề, chứ nói vì không được học ở phổ thông nên không biết như thế nào là không được. Mà đã có chính kiến riêng của mình rồi thì cũng coi như đã lập được dàn bài rồi, kiểu gì cũng viết được.
Có người từng nói "Văn học là nhân học" nên cứ viết theo đúng suy nghĩ của mình, nhận thức của mình thì các bạn sẽ thành công.
Nguyễn Minh Châu, Nghệ An , 18:48, 18/07/2010
Khi đọc đến đoạn : Các đề tài về các mối quan hệ gia đình, bạn bè hay những hiện tượng đời sống xung quanh như hiện tượng quá đam mê game online, vấn đề về bạo lực học đường, về căn bệnh thần tượng quá mức đang điễn ra trong giới trẻ có lẻ sẽ phù hợp hơn với chúng em. Tôi nghĩ nếu ra đề như thế thì cán bộ chấm thi sẽ khó chấm thi vì những vấn đề này họ hiểu biết quá ít . Nếu đề mở mà chấm theo đáp án có sẵn thì không khả thi. Dù sao tôi thấy bạn viết rất hay. Chúc bạn có kết quả tốt.
Lê Lợi, TP Điện Biên Phủ, 18:42, 18/07/2010
Chúng ta (bao gồm phụ huynh và học sinh) lâu nay có thói quen đổ hết tất cả trách nhiệm cho nhà trường trong việc đào tạo, cung cấp liến thức, mà quên rằng mình là chủ thể của nền giáo dục.
Nghĩa là mình có quyền lấy về những gì mình cho là cần thiết và cố gắng thu hoạch thật nhiều, còn những gì là thứ yếu mình chỉ cần có và vừa đủ theo yêu cầu cần thiết phải có.
Nếu như vậy thì có rất ít hoặc không có học sinh giỏi toàn diện, điều mà các phụ huynh luôn muốn là con em mình phải giỏi toàn diện.
Tuy nhiên trong điều kiện nền giáo dục của nước nhà chưa đủ điều kiện để cung cấp các món tự trọn theo sở thích của khách hàng, ( Đang chỉ cung cấp hàng đóng gói theo công thức mà nhà sản xuất có thể làm được), thì phụ huynh và học sinh có thể tự gia giảm món nào dùng nhiều, món nào dùng vừa.
Đừng bắt các cháu học các môn đều giỏi để rồi kiến thức về xã hội lại thiếu hụt vì không đủ thời gian tìm hiểu.
Tôi không đồng ý với ý kiến của bạn Minh Phụng cho rằng sự hiểu biết về đạo đức giả là già so với lứa tuổi của các em và yêu cầu như vậy đã bắt các em phải giả dối.
Thật là sai lầm kkhi suy nghĩ như vậy, bởi vì hơn khi nào hết, đay là lúc các em phải có kiến thức và kinh nghiệm nhất định về vấn đề này đẻ các em có thể đối mặt với nó trong môi trường Đại học và ngoài xã hội, khi mà không có cha mẹ bên cạnh nâng đỡ.
Những năm tháng phổ thông là thời gian các em chuẩn bị kiến thức xã hội và khoa học, dưới sự hướng dẫn của gia đình và nhà trường, để đối mặt với nó trong tương lai, vậy sao có thể gọi những kiến thức đó là già dặn.
Tôi không làm trong ngành giáo dục, tôi cũng không bênh cho nền giáo dục yếu kém của nước nha. Tôi cũng từng và vẫn đang đi học, bản thân tôi thấy tính tự giác và chủ động học tập của học sinh nước ta là rất kém.
Hãy thay đổi từ ngay trong nhận thức của mỗi phụ huynh và học sinh như thế xã hội sẽ đổi thay. Đừng thụ động trông chờ thụ động.
luong van bang, ha tinh, 18:21, 18/07/2010
ý kiến của bạn Minh Phụng rất hợp tình và hợp lý..
Nguyễn Tấn Quân, Quảng Ngãi, 17:24, 18/07/2010
Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn Minh Phụng, một người lí luận chặc chẽ như bạn mà nếu thi trượt vì môn văn thì thật là phí. Ở đây tôi xin nói thêm là đề Văn xây quanh về đạo đức giả, nhưng có khi những thí sinh có điểm văn cao trong lần thi này có nhiều em nói ...dối cũng nên. Vì chính những thí sinh không đủ kinh nghiệm cuộc sống để viết hay với câu hỏi khó thế này, có chăng cũng nói dối thôi. Tôi thấy thật mâu thuẫn!
Lê Hồng Phong, Lạc Long Quân, Hà Nội, 17:20, 18/07/2010
Rino, Hà Nội, 17:17, 18/07/2010
Ý kiến của em thật sâu sắc.
Đọc bài này chắc hẳn chúng ta là những người lớn sẽ không khỏi giật mình vì thói quen là áp đặt những yêu cầu đối với các em mà không chịu thấu hiểu rằng các em đang nghĩ gì.
Quả thật ngày nay, các em thật thông minh, thật sắc sảo và qua công cụ internet, các em có thể nói lên chĩnh kiến và quan điểm của mình.
Tôi nghĩ qua bài này những người làm giáo dục nước nhà cần phải lăng nghe để cải tiến hơn nữa, tránh việc tiếp tục duy trì phương pháp giáo dục phổ biến hiện nay là đọc và chép trên những cái đã có sẵn.
Hãy lắng nghe quan điểm của từng người, trên cơ sở đó để hiểu và trang bị phương pháp cho các em như vậy chúng ta mới phát huy được tính sáng tạo từ các em và cũng từ việc hiểu các em ta mới có sự định hướng đúng đắn được.
bin, hn, 17:12, 18/07/2010
Tôi rất thích câu cuối cùng của bạn: "học chỉ để thi". Đó là căn bệnh mãn tính của nền giáo dục nước ta, nền giáo dục nặng về lý thuyết và thiếu thực tiễn, vận dụng. Có lẽ phải đợi 50 năm nữa mới có người dám nhìn thẳng vào sự thật đó,
Nguyễn Thái Dương, Thành phố Huế, 16:49, 18/07/2010
Tôi đã ngoài 50 tuổi, đã qua tuổi học sinh từ rất lâu rồi nhưng tôi tán đồng ý kiến của em Minh Phụng.
Mr Dee, 20/3 đường số 8,p11,gò vấp,HCM, 16:41, 18/07/2010
Sống trên đời nhiều người từng trải mấy chục năm chưa chắc đã phân biệt được ai đạo đức giả, ai đạo đức thật. Không thể nào phân biệt được ai sống thật với mình ai sống giả với mình.
Một đề thi mang tính chủ quan (NGHĨ RẰNG ĐỀ THI HAY) mà không nhìn nhận vào thực tế các em 12 năm đèn sách,12 năm tâm hồn trong sáng trong vòng tay gia đình ,thầy cô, bạn bè thì làm sao phân biệt được đạo đức giả và thật.Người ra đề có dám khẳng định MÌNH SẼ LÀM TỐT ĐƯỢC ĐỀ DO CHÍNH MÌNH ĐƯA RA KHÔNG.Anh chúc em đậu đại học và sống tốt.
Nguyễn Văn Nội, Hà Nội, 16:14, 18/07/2010
Rất đồng ý với em Minh Phụng là đề thi năm nay quá khó đối với thí sinh cả khối D và C.
Khó thứ nhất là các em đang ở độ tuổi, nói kiểu hình tượng "ăn còn vãi nói gì đến trách nhiệm, vô trách nhiệm và đạo đức giả"!
Khó thứ hai, chấm theo đáp án, nên đúng như em nói, sẽ chỉ thu được những bài tàm tạm, chung chung, và nếu có những bài phân tích "xuất chúng" thì đáp án sẽ trở thành cổ hủ, thậm chí là barie ngăn cản sáng tạo, bởi, chấm văn tự luận mà theo đáp án, tôi nghĩ, cũng là cấp độ nhẹ nhất của vô trách nhiệm, ít nhất là với văn học.
nữa, thói vô trách nhiệm hay đạo đức giả ngày hôm nay được ngụy trang cực kỳ tinh vi bằng chính hành động "rất trách nhiệm" nữa đấy.
Rất khen em và ban biên tập đã cho đăng bài của em và hy vọng đề thi sang năm sẽ là những vấn đề của tuổi trẻ như sống hiện đại, yêu hiện đại, tình bạn, ước mơ, ngưỡng cửa vào đời, v.v... và điều quan trọng là đáp án cũng nên mở, chấm văn (câu cú, từ vựng) và những phát hiện vấn đề là chính.
Mắm, Hà Nội, 16:04, 18/07/2010
Ngay từ khi đọc nhan đề bài viết mình đã rất đồng cảm với suy nghĩ của bạn.
Mình cũng là thí sinh dự kỳ thi đại học khối D vừa qua. Với câu nghị luận xã hội, mình thẳng thắn thừa nhận: Đề đưa ra đạo đức giả còn mình, mình sống "giả" với cảm xúc của chính mình.
Hoang mang lắm khi ngay đến khái niệm đạo đức giả, mình còn không định nghĩa chính xác được. Nghe cụm từ đó rất nhiều nhưng để viết nó ra sao cho ra ngô ra khoai thì khó quá!
Đọc những lời bình dưới "Đề văn hay mà già" Vietnamnet đã từng đăng, có ý kiến cho rằng đề hay, rằng đừng coi 18 - 19 tuổi là trẻ con mãi.
Mình không biết nên cười hay nên mếu khi họ đề cao tuổi của chúng ta đến như vậy. Dẫu biết cuộc sống hiện đại khiến trẻ con ngày nay thông minh hơn nhưng dù thế nào, hãy cho chúng ta sống đúng tuổi hồn nhiên của mình chứ...
Phải chăng họ nghĩ chương trình văn và giáo dục công dân đủ để chúng ta có cái đầu của người mấy chục năm bươn chải đường đời?
Ngoài kia những sự kiện như nữ sinh đánh nhau, áp lực thi cử hay sự sa sút phẩm chất học sinh gần gũi biết bao sao chẳng thấy ai đoái hoài?
Đừng trách cứ chúng em non nớt khi bình luận vấn đề. Xin lỗi vì chúng em chỉ nghỉ được như vậy, chệch khỏi đáp án Bộ đưa ra thì ngoài hai từ Chấp nhận liệu còn từ khác sao...
nguyễn thanh, 15:30, 18/07/2010
Với kiểu đề thi đại học môn văn hiện nay và đặc biệt là câu nghị luận xã hội, thí sinh được quyền bộc lộ những gì mình nghĩ và hiểu. Tuy nhiên những vấn đề được đưa ra có lẽ đã hơn sự trải nghiệm của học sinh phổ thông về những vấn đề trên.
Hơn nữa đáp án lại hướng thí sinh về một phía bắt buộc chính vì thế đáp án cũng nên mở để học sinh có thể bảo vệ quan điểm của mình 1 cách chính xác nhất và chân thành nhất nếu những bài thật sự xuất sắc mà chỉ để ngành giáo dục đọc nó thì có lẽ quá phí cũng nên để cho mọi người trong xã hội đọc và đánh giá nữa chứ !
Nguyễn Tuấn, Thanh Hoá, 14:09, 18/07/2010
Bài viết của bạn rất hay. Nếu là giám khảo chấm bài thi của em tôi tin sẽ cho em 10 điểm vì những ý kiến rất hay này.Chúc em sẽ đậu ĐH
trần xuân thái, 19 tịnh tâm huế, 14:08, 18/07/2010
Trong đề thi đại học của đại học nghệ thuật Huế,đã ra bài thi vẽ trang trí, gây cách hiểu nhầm cho thí sinh, khi yêu cầu trang trí hình chữ nhật theo thể thức bố cục Tự Do. Rất nhiều thí sinh đã hiểu từ TỰ DO là được vẽ theo bố cục tùy ý theo ý tự chọn, gây thiệt thòi cho thí sinh.Kính mong vietnamnet tìm hiểu bảo vệ quyền lợi cho thí sinh.Xin chân thành cám ơn