"Đã qua rồi cái thời tiến sĩ là siêu quần..."

Cập nhật lúc 00:15, 30/06/2010 (GMT+7)

Trước hết, tôi đồng tình với anh Trung về việc nói tiến sĩ là 1 nghề. Có thể có nhiều người phản đối, nhưng phải đứng trong vị trí của anh Trung, 1 PhD student tại EU thì sẽ hiểu. Tại đây, PhD được kí hợp đồng ngắn hạn (3-5 năm tùy thời gian làm PhD), trả lương định kỳ theo tháng, đi làm công sở như người đi làm bình thường.

TIN LIÊN QUAN

Mô tả ảnh.
Là 1 người đã từng làm nghiên cứu và hiện đang đi làm tại Pháp, tôi có thể nói rằng, đa số người đi làm bận rộn và mệt mỏi hơn người làm PhD, và đa số người Việt Nam làm PhD tại đây là vì cái bằng chứ chả phải vì sự nghiệp "kinh bang tế thế" chi cả.

Có ý kiến của ai đó ở dưới cho rằng PhD là vinh quang, là cao cấp, là phản ánh trình độ tư duy nhận thức, khả năng ứng biến trong công việc (của TS. Hồ Văn Khánh, Viện Hóa học, Viện KH&CN VN - theo chứ kí trên phần phản hồi này). Tôi không phản đối, nhưng thế hóa ra người làm nghề khác không có khả năng đó sao?

Phải nói thế này, PhD không phải là vạn năng, có bằng tiến sĩ (TS) không có nghĩa là làm cái gì cũng giỏi, là có khả năng tư duy hơn người. Nói thế, hóa ra tầm thường hóa các nghề nghiệp khác rồi.

Dưới quan điểm coi TS là 1 nghề, tôi đặt ngang nó với những nghề có lao động đầu óc khác như kĩ sư IT, chuyên viên ngân hàng, .... nhưng với lương thấp hơn rất nhiều. Những người đó, họ cũng có tầm nhìn rộng vậy.

Còn việc gắn TS với tính cách thì quả là không nên, đã qua cái thời TS được coi là người vượt lên trên mọi người, siêu quần rồi.

TS bên này khi xin việc vào những công ty thì sẽ có lương không bằng những người vừa tốt nghiệp trường kỹ sư ra. Điều này dễ hiểu vì TS thì chỉ có kinh nghiệm và tư duy làm nghiên cứu chứ không có tư duy làm thực tiễn, kinh nghiệm trong môi trường doanh nghiệp.

Đó là 2 ngành nghề khác nhau và không nên nhầm lẫn. Nhiều người nghĩ rằng, làm TS thì sẽ có tư duy để học rất nhanh những ngành khác, đi sau mà lên trước. Xin thưa là sai hoàn toàn. Cùng điểm xuất phát thì TS khó mà vượt lên được 1 kỹ sư được đào tạo bài bản ở đây trong môi trường công nghiệp (chưa kể thời gian đào tạo của TS thì lớn hơn rất nhiều). Tất nhiên trong môi trường nghiên cứu thì TS sẽ vượt trội.

Có 1 sự thật thế này mà anh Trung đã nói đúng. Sự thật này tôi chứng kiến hàng ngày hàng giờ tại nơi đang sinh sống. Đó là đi làm TS dễ hơn đi xin việc tại đây, vì chả có dân bản xứ nào thích đi làm TS cả. Đó là nguyên nhân mà rất nhiều người VN ở lại làm TS sau Master (thạc sĩ) chứ không phải đi làm (nếu xin việc mà dễ thì đã không làm TS). Vậy đó.

Cuối cùng, tôi muốn nói là đừng thần tượng hóa TS mà tự gán cho nó những mỹ từ, vậy thôi.

  • Hà BC (Pháp)

Ý kiến tham gia diễn đàn: Tiến sĩ: ’Không xưng danh thì ai biết là ai...?’. Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả)

Ý kiến của bạn

Ý kiến bạn đọc

Trí Nguyễn, 256 Giải phóng, 08:33, 01/07/2010

Trong một bữa tiệc các vị khách quý nói chuyện làm quen và đưa danh thiếp cho nhau. Hẳn là vị nào là tiến sĩ chắc rất hãnh diện với PhD ở trước họ tên. Tuy nhiên có một ông to béo, hồng hào đưa danh thiêp có chữ PhO.
Nhiều người ngạc nhiên trước học vị của quý ông này và thắc mắc hỏi:
- Ông tốt nghiệp tiến sĩ ở đâu, học hàm học vị gì?
- Ồ có gì đâu, tôi là chủ tiệm phở (PhO), thấy quý vị hay trưng PhD nên tôi cũng làm vậy à.

Nguyen Van Tuan, Hanoi, 02:18, 01/07/2010

Truoc khi quyet dinh lam mot viec gi, hay tu hoi ban than minh co phu hop de lam cong viec do khong?

Su phu hop o day bao gom rat nhieu yeu to trong do co kha nang cua ban than, so thich, dinh huong nghe nghiep, hoan canh thuc tai cua ban than... Doi khi nguoi ta van lua chon lam, den khi bat tay vao viec moi thay minh khong phu hop... Nguoi ta ... Afficher davantagehoan toan co the lam lai, van de chi la nguoi do co dam lam lai hay khong ma thoi.

Nhung nguoi dang nghien cuu PhD hay lam thèse, goi chung la nhung nghien cuu sinh thi van la sinh vien, ho chua phai la tien sy tru khi ho nghien cuu den tan cung van de dang theo duoi, va hien nhien phai co ket qua duoc tham dinh boi giao su huong dan va mot hoi dong giao su trong le bao ve luan an. Bao ve thanh cong luan an, nhung tien sy nay bat dau cong viec chinh thuc cua ho la nghien cuu va giang day. Cong viec nghien cuu va giang day sau khi bao ve tien sy moi chinh la cong vie chinh thuc cua nhung nguoi co hoc vi Tien sy.

Viec hoc cua ho duoc cap hoc bong (do chinh phu, do truong, do vung...) vi de tai do da duoc dem ra tham dinh trong mot hoi dong khoa hoc truoc khi no duoc tien hanh nghien cuu. Hoac mot nguon tai chinh khac den tu nhung cong ty, nhung doanh nghiep can ket qua nghien cuu se cung cap tai chinh cho nhung sinh vien lam these (PhD) de nghien cuu, va bao gio cung vay, de tai nghien cuu luon duoc gan kem voi mot co so dao tao va cac giao su de tham dinh tinh dung dan.

Thoi gian nghien cuu cua mot sinh vien lam PhD khong bao gio co dinh (5 nam, 7 nam... hoac lau hon) nhung thoi gian cung cap tai chinh cho sinh vien thi co gioi han (thuong la 3 nam). O nhieu nuoc khac va trong tung linh vuc nghien cuu khac nhau, co the sinh vien hoan toan khong duoc nhan bat ky mot khoan ho tro tai chinh nao. Ho phai tu tim tai chinh de trang trai cho viec hoc cua minh.

Sinh vien nghien cuu tien sy khong bi quan ly boi thoi gian hanh chinh nhung luon duoc giao su theo doi bang cac ket qua nghien cuu, vi the khong the dung thoi gian 1 ngay lam viec 8 h de tinh thoi gian lam viec thuc su cua mot sinh vien nghien cuu these (PhD).

Hieu qua cong viec cua mot sinh vien nghien cuu PhD duoc danh gia bang nhung ket qua thu duoc trong qua trinh nghien cuu, nhung phat hien, giai dap nhung khuc mac va lam sang to van de ky thuat hoac tuong duong trong cac linh vuc khac. Nhung ket qua nay se duoc tap hop, tham dinh va bao cao trong cac hoi thao khoa hoc nganh, hoi thao quoc te thuong nien. Khi tap hop duoc du so lieu cung nhu ket qua nghien cuu, van de se duoc pho bien tren cac tap chi khoa hoc de cong bo rong rai va de tat ca nhung nguoi dang cung nghien cuu van de do tham khao, tiep tuc tham dinh va phat trien tiep.

Cong viec nghien cuu luon la su tiep suc, su hop tac va trao doi nhu the. Mot khi van de ky thuat hay tuong tu trong cac linh vuc khac duoc tham dinh hoan toan, no bat dau duoc dua vao ap dung trong cac linh vuc khoa hoc ky thuat. Nhieu nghien cuu sinh xuat sac co the phat hien ra nhung van de cuc ky moi ngay trong qua trinh nghien cuu duoc the gioi cong nhan. Chuyen nay hoan toan co the xay ra vi bao gio mot de tai nghien cuu cung la rat moi va con rat nhieu van de can giai dap.

Tren day la mot so y kien va kinh nghiem ca nhan cua toi, rat co the con nhieu han che nhung hy vong co the giup ich cho nhung ai dang tim dinh huong nghe nghiep cho minh.

Mot dinh chinh nho nho danh cho Master. Hien tai o Phap, nguoi ta phan biet kha ro rang, o nam thu 2 Master (o Viet Nam dich chung la thac sy), co 2 nhanh Master duoc chia ra:

+ Master Pro... trang bi nhung kien thuc nghe nghiep chuyen nganh cho mot linh vuc de dam bao cho sinh vien khi ra truong co the lam viec trong linh vuc chuyen nganh cua minh.

+ Maste Recherche: ... trang bi nhung kien thuc nen tang co ban va nhung ky nang nghien cuu de chuan bi cho mot nguoi tiep tuc hoc tiep len tien sy.

2 nhanh master nay co nhung dac thu co ban hoan toan khac nhau, phuc vu cho nhung dinh huong khac nhau trong cong viec tiep theo cua nguoi hoc.

Mot nguoi hoc Master Recherche thi duong nhien se kho xin viec trong cac cong ty can nhung nguoi duoc trang bi kien thuc chuyen nganh day du.

Dieu nay can phai ro rang, vi thuc te, da phan nhung nguoi Viet Nam sang hoc la hoc Master Recherche vi hoc phi cua no rat thap, phu hop voi tai chinh cua nguoi Viet Nam. Cac hoc bong danh cho sinh vien Viet Nam cung deu danh cho Master Recherche.

Nhung nguoi Viet Nam chap nhan bo tai chinh hoc Master Pro van co the du dieu kien xin viec binh thuong nhu nhung nguoi khac, con viec duoc nhan hay khong hoan toan tuy thuoc vao kha nang.

Mot nguoi hoc Master Pro cung khong du dieu kien de tiep tuc hoc len tien sy. Muon hoc tien sy, bat buoc ho phai hoc lai Master Recherche de co du dieu kien.

Vi vay, can phai phan biet ro rang cac loai Master khac nhau. Khong the chi dung mot tu "Thac sy" de goi gon tat ca. Dieu nay se rat han hep va khong dung dan.

Them mot khia canh nua, can phai phan biet cac he thong dao tao khac nhau o mot quoc gia. O Phap, he thong truong dao tao ky su hoan toan doc lap voi he thong truong dao tao cu nhan. Nhung nguoi duoc goi la ky su la nhung nguoi hoan thanh chuong trinh dao tao ky su (5 nam). Sau khi ra truong, ho co day du cac dieu kien de tiep tuc hoc len tien sy hoac ho co the lam viec chuyen mon cho cac cong ty va doanh nghiep.
Neu da tot nghiep chuong trinh dao tao ky su tai Phap, muon hoc tiep tien sy, khong phai hoc lai Master Recherche nua.

Do do, van la van de dich tu ngon ngu nuoc ngoai ra tieng Viet. Khong the chi hieu mot tu tren nghia den cua no, ma neu muon hieu can ke, thi can phai tim hieu ca he thong giao duc cua ho de co cau tra loi thoa dang.

Viec noi mot ky su co the lam viec tot hon mot tien sy la mot su so sanh hoan toan khap khieng... Chi vi, ky su duoc dao tao de lam cong viec cua mot ky su con tien sy thi duoc dao tao de lam cong viec cua mot tien sy... Hai cong viec do hoan toan doc lap, van co the bo sung cho nhau nhung hoan toan khong the danh dong lam mot duoc.

Con van de danh gia muc do kho hay de cua cong viec, lai cang khong nen danh gia vi dieu nay phu thuoc vao dac thu cong viec, dong luc lam viec, kha nang lam viec cung nhu dieu kien lam viec...

Moi nguoi chi co cau tra loi cho chinh minh bang cach truc tiep bat tay vao cong viec do se hieu tat ca...

Hay lam tot cong viec hien tai, suy nghi chin chan ve dinh huong nghe nghiep cua minh, co tam nhin va co cai nhin sau sac....
Do la dieu can thiet hon...

Cam on nhung ai du kien nhan doc den dong nay.

Trần Hạ, Berlin, 01:24, 01/07/2010

Gửi anh Hà BC, Pháp

Tôi từng học Master tại Châu Âu, hiện đang làm TS tại Đức, thành thật xin lỗi anh Hà BC là không hiểu anh định ám chỉ điều gì trong bài viết của anh.

Nếu tôi hiểu không lầm thì anh định nói làm TS hay có trình độ TS của người Việt tại các nước cũng "ngang bằng với những nghề có lao động đầu óc khác như kĩ sư IT, chuyên viên ngân hàng, .... nhưng với lương thấp hơn rất nhiều, không có tư duy làm thực tiễn, kinh nghiệm trong môi trường doanh nghiệp, TS bên này khi xin việc vào những công ty thì sẽ có lương không bằng những người vừa tốt nghiệp trường kỹ sư ra .

Những người đó, họ cũng có tầm nhìn rộng vậy, Nhiều người nghĩ rằng, làm TS thì sẽ có tư duy để học rất nhanh những ngành khác, đi sau mà lên trước. Xin thưa là sai hoàn toàn.

Cùng điểm xuất phát thì TS khó mà vượt lên được 1 kỹ sư được đào tạo bài bản ở đây trong môi trường công nghiệp (chưa kể thời gian đào tạo của TS thì lớn hơn rất nhiều).

Tất nhiên trong môi trường nghiên cứu thì TS sẽ vượt trội." (cited at Hà BC (Pháp) ). Xin lỗi anh, có lẽ anh nên bỏ việc nghiên cứu của anh tại Pháp và về Việt Nam làm bất kỳ công việc gì anh thích, vì làm PHD ( hoặc Master đối với anh là quá khó và phí phạm nhân tài đối với những người xuất chúng như anh

X

Nguyễn Đức Hiếu, 01:15, 01/07/2010

Tôi nghi ngờ bạn Hà BC là người đã từng làm nghiên cứu, hoặc nếu có thì kinh nghiệm nghiên cứu của bạn còn hạn chế nên mới đưa ra những nhận xét và dẫn chứng vô căn cứ: "đa số người đi làm bận rộn và mệt mỏi hơn người làm PhD", "TS bên này khi xin việc vào những công ty thì sẽ có lương không bằng những người vừa tốt nghiệp trường kỹ sư ra. Điều này dễ hiểu vì TS thì chỉ có kinh nghiệm và tư duy làm nghiên cứu chứ không có tư duy làm thực tiễn, kinh nghiệm trong môi trường doanh nghiệp."

Và nếu làm tiến sỹ có lương cao thì tại sao công dân bản xứ lại không thích di làm để nhường cơ hội đó cho những anh tiến sỹ Việt Nam thích ngồi mát ăn bát vàng hả bạn?

Khanh, United Kingdom, 21:06, 30/06/2010

Tôi thấy có những hiểu lầm trong bài viết này. Không biết người viết bài này đã ở Pháp bao lâu và đã theo học ở trường loại nào nên tôi muốn góp ý với vài điểm nơi đây.
1/. Đã có nhiều bạn khác nói rồi, là tiến sĩ không phải là một cái nghề, ở các nước tiên tiến và từ các trường được công nhận có chương trình đào tạo đạt chuẩn, đó là một bằng cấp/học vị cho người đã thành công trong việc nghiên cứu sâu sắc một đề tài nào đó mà trước đây chưa ai làm ra và đã có ít nhất 2 công bố quốc tế cho cái mới mẻ của đề tài nghiên cứu này. Khi người đã có tiến sĩ đi dạy học trong đại học thì nghề của người này là nghề dạy học - gọi là giảng sư hay giáo sư- . Nếu làm trong phòng thí nghiệm thì nghề sẽ là scienitific researcher, v. v. tùy công việc làm mà cái nghề có tên gọi khác nhau.
2/. Tiền được các trường trả cho trong lúc làm nghiên cứu sinh không phải là lương, vì nếu lương thì phải trả thuế, mà chỉ là chi phí tối thiểu để giúp người học nghiên cứu - PhD student- sinh sống tạm đủ để chỉ tập trung vào việc học và lo nghiên cứu đề tài được đưa ra, vì thời gian cho một đề tài PhD chỉ ṇội trong 3 hay 4 năm thôi là phải xong, vì vậy không phải đóng thuế.
3/. Ở nước nào cũng vậy, trường học là cho mọi thành phần trong xã hội, cho người thông minh cũng như cho người kém nhưng có ý chí muốn học hỏi. Có trường nổi tiếng nên đầu vào rất khó khăn dành cho những ai có học lực khá và giỏi nên đầu ra cũng khó, và cũng có những trường tầm thường khác cho những ai trung bình hay kém. Đối với những trường mà gần như ai cũng vào được, thì đầu vào dễ và đầu ra cũng dễ thôi, nhưng bằng cấp từ các trường này rất khó tìm được việc làm, gần như chỉ giúp người ta mở mang kiến thức .
4/. Rất nhiều người vào học cũng như trở thành PhD không phải vì mức lương, vì nếu muốn làm lương cao thì rất nhiều nghề khác tiền lương còn nhiều hơn là các các PhD khi làm một nghề nào đó. Người có PhD có khi tìm việc rất khó khăn tuy rằng họ có kiến thức rất sâu rộng trong phạm vi chuyên môn của họ.
5/. Sau khi xong PhD thì không phải PhD nào cũng có giá trị như nhau, tùy trường, tùy đề tài và quốc gia nữa. Tìm việc làm cũng vậy, công việc trong từng nước là sẽ ưu tiên cho người dân bản xứ của họ, chứ không phải cho người từ nước khác đến. Người nước khác nếu muốn học và có tiền thì trả tiền học cho trường, thường là cao ít nhất bốn lần so với học sinh của họ, thì họ sẽ dạy học hay cho làm nghiên cứu gì gì đó. Học xong họ cấp bằng, nhưng rất khó mà tìm việc được vì công việc là cho dân của họ.
6/. Ở VN đã làm mất đi cái nghĩa đích thực của PhD rồi , cần phân biệt ai thật ai giả và dùng người đúng khả năng của họ.

Phạm Quốc Hưng, 20:48, 30/06/2010

Mình cũng muốn trao đổi quan điểm , để cùng nhau học hỏi xem có tìm thấy cái gì mới , hay trên đời này không ? Hay cuộc đời này sẽ diển ra đúng y theo những quy luật mà ta đã biết, mà ta đã học . Có một bạn đặt câu hỏi : nếu có con cái , các bạn có mong muốn con cái mình được học đến nơi đến chốn không ? Thật ra , đây không phải là một câu hỏi . Đây là một quy luật của cuộc sống mà bạn đó rút ra và có thể phát biểu như vầy : Ai có con cái cũng mong muốn cho con mình học đến nơi đến chốn .

Xin thưa , cuộc sống đa dạng lắm , chẳng có quy luật nào đâu . Nếu ai cũng muốn con mình học đến nơi đến chốn , ai cũng bằng mọi giá để thực hiện điều đó thì xã hội này tới một lúc nào đó chỉ còn kỷ sư và bác sỹ . Chẳng còn ai khác , lúc đó muốn ăn một tô phở không biết phải làm sao đây ? lúc đó không biết phải làm sao với mái tóc đã dài của mình . Xe cán đinh , thì chỉ còn có cách là đẩy bộ về nhà thôi . Muốn xem ca nhạc , muốn xem bóng đá phải làm sao đây? Đâu có cầu thủ bóng đá nữa . Bấy giờ chỉ còn kỷ sư và bác sỹ và cả tiến sỹ thạc sỹ ....nữa .
Quy luật của bạn cần phải thay đổi để đáp ứng cuộc sống đa dạng hiện nay , với đầy đủ mọi ngành nghề , mọi lĩnh vực và kiếm tiền cũng dễ lắm . Học chảy máu não luôn ra trường cầm mãnh bằng đi làm 1 tháng lãnh 2 triệu . Đi hát lòng vòng ở các đám cưới , đi làm tài xế oto thu nhập cũng hơn như vậy rồi . Nổi tiếng hơn một chút , như Mỹ Tâm chẳng hạn , đi hát 2 bài kiếm 100 triệu rồi . Làm chủ tiệm phở , làm chủ tiệm neo cũng có thể có tiền tỷ vậy . Và nhiều đường khác nữa . Con đường học của bạn bây giờ hơi ấu trỉ rồi đó . Ý tưởng của bạn làm cho cuộc sống trở nên đơn điệu . Làm cho cạnh tranh trở nên khốc liệt .( nhiều kỷ sư quá , phải giành nhau). Cạnh tranh khốc liệt lâu rồi người hung dử lên . Ý tưởng của bạn nguy hiểm lắm đó .
Thế thì câu trả lời là gì? Nếu tôi có con thì tôi chẳng có mong muốn gì cả . Con mình sẽ trở thành con mình , vậy thôi ! Với sự yêu thích có trong từng cá nhân , họ sẽ trở thành cái mà họ thích . Người chơi bóng bàn , người chơi bóng đá , người làm nhà kinh tế , người làm kỷ sư v.v....đủ kiểu , đa dạng phong phú . Lúc đó mới có những tiến sỹ theo đúng nghĩa của từ này , chứ không phải những tiến sỹ bệnh hoạn như hiện nay . Bạn thử tham khảo ý kiến của mình xem .

Nguyễn Thị Thanh, Hà Nội, 19:18, 30/06/2010

Ở Việt Nam có tâm lý chuộng bằng cấp vì mấy lẽ.

Từ ngày xưa những ai đỗ trạng nguyên là cực ký xuất sắc hơn người.

Đến thời Pháp thuộc những người đõ tú tài, cử nhân cũng cực kỳ giỏi rồi, (Mọi người cứ xem các trí thức có tên tuổi của VN như Tạ Quang Bửu, Lê Văn Thiêm, Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Văn Huyên, Tôn Thất tùng, Phạm Ngọc Thạch,...thì thấy những giáo sư, tiến sĩ đó đáng kính như thế nào (xét cả về trí tuệ, kiến thức, nhân cách, phầm chất của các nhà khoa học).

CÒn bây giờ, do cơ chế đề bạt, bổ nhiệm cứ phải có bằng cấp nên người người làm tiến sỹ, nhà nhà làm tiến sỹ. Cái gì làm nhanh nhiều thì chất lượng làm sao được. Hơn nữa, người ta làm tiến sỹ để thăng quan tiến chức chứ có phải làm để làm khoa học đâu mà cần chất lượng.

Người ta làm để có cáí danh mà với cái danh đó họ sẽ kiếm chác được nhiều hơn. Nói như vậy là đối với những tiến sỹ rởm thôi.

Hiện nay, theo tôi, những tiễn sỹ xứng đáng với cái danh hiệu đó không nhiều. Nhưng điều đáng tiếc là những tiến sỹ dởm lại nhiều nên những người này đã làm mất giá trị cả những tiến sỹ thực sự, chân chính. Tiếc rằng ở VN chưa có cơ chế phân biệt, đánh giá hai loại này cho rõ ràng.

Anh Dung, France, 19:06, 30/06/2010

Ve y kien cua bai viet, co nhung van de dung va nhung van de con qua phiem dien. Thu nhat la lam Phd khong de, neu de chac chi dang thien tai doc mot hieu muoi thoi. Co le o Viet nam minh van dang nham lan dua Tien sy va con duong su nghiep tien than. O phuong tay thi lam TS de tro thanh giang vien dai hoc, nha nghien cuu chu khong phai de muu cau danh vong. Du o dau thi nguoi co hoc, cac vi TS van duoc ton trong. Hon ai het dan chau au hieu duoc cai gia cua tri tue, cua thanh qua nghien cuu ma chinh ho dang duoc huong. O Phap cung co the chon con duong di lam va nghien cuu khoa hoc. Cung chua co thong ke chinh thuc nao ve viec gioi tre Phap luoi nghien cuu hoac khong muon lam TS. Phai chang tac gia chi gap vai truonh hop roi sau do mo rong cho nuoc Phap noi rieng va cac nuoc EU noi chung? Cuoi cung xin chuc cac NCS hoan thanh cong viec kho khan cua minh, mac du vinh qua cung khong nho. Neu moi nguoi cung ta dong gop mot chut vao KH cua nhan loai thi con chau cua chung ta moi kha len duoc, va hon ai het la dat nuoc ta se co tieng noi manh len trong khu vuc va tren the gioi. Than ai. Dung

Nguyễn Tiến Phúc, 18:49, 30/06/2010

Thực ra cái mà chúng ta nói ở đây chính là thói dương dương tự đắc, vênh vang của những kẻ kém tài nhưng giỏi luồn lách để có tấm bằng tiến sĩ, phần nữa là muốn cảnh báo về hiện tượng loạn bằng cấp,chất lượng đào tạo TS, tâm lý thích danh hiệu hão chỉ để giải quyết khâu oai! mà không có thực tế,tiếp theo đó là tính thương mại, thương hiệu!

Trong bất kỳ ngành nghề nào cũng có người giỏi, người không giỏi,Về bản chất, TS nghiên cứu về vấn đề gì thì là TS của ngành đó!Người VN cứ nghe thấy TS có nghĩa là khâm phục lắm lắm!Nhưng không hiểu bản chất của TS đó là gì!


Cái quan trọng nhất là các đề tài TS phải áp dụng được để phục vụ đời sống nhân dân!chứ không phải xếp vào góc tủ!Đề tài không ứng dụng được thì không có giá trị!Tôi dám chắc ai đã từng làm TS sẽ tự biết chất lượng đề tài của mình có xứng đáng là một nhà khoa học hay không!Thời buổi này những Trần Đại Nghĩa, Tôn Thất Tùng, Trần Quốc Vượng, Nguyễn Lân... ít lắm!

Luong, Paris, France, 17:43, 30/06/2010

Tôi đang làm nghiên cứu sinh ở Pháp và tôi khẳng định những điều bạn Hà BC nói là đúng (tất nhiên là nếu bạn ấy chỉ nói về nước Pháp mà không "mở rộng" ra cả châu Âu và thế giới).

Làm nghiên cứu sinh là một "nghề" vì được trả lương, phải đóng bảo hiểm, phải nộp thuế... như mọi người đi làm khác. Ở Pháp, hợp đồng tiến sỹ thường có thời hạn tối đa 3 năm; về chuyên môn thì nghiên cứu sinh làm việc như những nhà nghiên cứu và không còn phải đi học nữa.

Nghiên cứu (ở Pháp) không phải một nghề được đánh giá cao vì thu nhập thấp. Giảng viên mới vào nghề thậm chí còn được trả lương thấp hơn post-doc. Thử so sánh: kỹ sư, luật sư, chuyên viên... đi làm khoảng 2 năm là có thể tính chuyện mua nhà, giáo sư (vâng, giáo sư, chứ không phải giảng viên) thì còn lâu! Nói chung chỉ có người bản xứ muốn gắn bó với khoa học, hoặc người nước ngoài khó tìm được việc làm mới đi làm tiến sỹ.

Bản thân tôi có bằng của hai trường kỹ sư hàng đầu của Pháp, nhưng quyết định hoãn việc đi làm để có thể học sâu hơn. Bây giờ sắp bước vào năm cuối, thấy bạn bè đều thăng tiến, sung túc, tôi tự hỏi không biết sau khi bảo vệ luận án, tôi có còn đủ đam mê và dũng cảm để tiếp tục cuộc sống của một nhà khoa học nghèo hay không...

Thai Hung, thai@mail.com, 17:21, 30/06/2010

Rất cảm ơn sự thẳng thắn và cảm đảm viết lên sự cảm nhận trung thực của tác giả . Chắc chắn, có nhiều người không đồng ý hay đồng cảm với tác giả , chỉ đơn giản là họ chưa trải qua những gì tác giả đã trải qua .

Tôi ngày xưa cũng mất 15 năm học ở Mỹ & Úc , tôi hoàn toàn đống ỳ với suy nghĩ của tác giả . Tôi cũng chẳng đánh giá cao việc trở thành sinh viên PhD hay học vị PhD gì nếu như không có sản phẩm vốn là phát minh trong ngành mình nghiên cứu . Hỏi thử xem có mấy tiến sỹ gốc Việt Nam ở nước ngoài phát minh ra được cái gì mới ?

Tuy nhiên nếu hỏi rằng tôi có hối hận vì đã đi học cao học không ? Dĩ nhiên là không . Bởi vì nó vẫn là một "journey" thú vị giúp tôi thưởng thức cuộc sống khác đi nếu như tôi không quyết định đi học cao học .

France, Hanoi, 17:05, 30/06/2010

Gửi tòa soạn!

Cám ơn đã đưa chủ đề thảo luận về TS lên, tôi cũng là người đi học và làm TS tại Pháp, tính gần 12 năm, xin góp đôi lời

1. Nói như bạn Hà ở Pháp, cũng có phần đúng vì, thực gia làm TS là để nghiên cứu và hàng nghề nghiên cứu, và làm cái gì thì giỏi trong lĩnh vực đó. TS không phải là giỏi mọi thứ như suy nghĩ lỗi thời của nhiều người.

Nhưng bạn Hà cũng quá cực đoan cho rằng TS là một nghề, bạn nhầm lẫn thế nào là nghề và trình độ để hành nghề.

Nếu làm nghiên cứu, TS là yêu cầu bắt buộc. Nhưng bảo TS rẻ rúng quá như bạn nói cung không phải, vì không ai bỏ thời gian 8-10 năm để rồi để không được cọi trọng bằng người đi học 4-5 năm.

Chỉ có điều, mỗi người một sự lựa chọn, làm TS sẽ vất vả, con đường nghiên cứu không phải ai cũng thích, do đó nhiều người không thích làm TS, vì quá lâu, k thích làm nghiên cứu mà làm kinh doanh.

Đi làm TS thì đúng là dễ hơn đi xin việc rồi, vì đó là đi học, sự so sánh quá khập khiễng. Đi làm TS thì dễ, nhưng tôi chứng kiến nhiều người không bao giờ bảo vệ được luận án TS. TS không phải là người vạn năng và siêu quần, những đúng là nếu là TS thật sự,. thì thướng rất giỏi về tư duy và lí luận, nhất là lĩnh vực của họ.

Đất nước có cần sáng tạo khoa học và công nghệ, rất cần TS thật sự, đất nước cần kinh doanh giỏi cần các nhà kinh doanh thực sự, đất nước cần các nhà quản lí giỏi, cần nhà quản lí giỏi. Lĩnh vực nào cũng cáo quí, miễn là phù hợp với mình và làm cho mình hạnh phúc.

Cám ơn

Nghĩa Phạm, London, UK, 16:00, 30/06/2010

Tôi hiện đang làm PhD tại UK. Tôi cho rằng, một số nhận xét của tac giả Trung và tác giả Ha BC co vẻ chưa được chính xác lắm - nếu so sánh vơi việc làm PhD ở UK. Cụ thể như sau:
1. Không ai coi lam PhD là một nghề cả. Vì nếu như vậy sau khi làm xong 3-4 năm thi thất nghiệp à?
2. PhD là 1 giai đoạn đầu của cuộc đời khoa học, kinh nghiệm nghiên cứu + kiến thức tích lũy được sau khi làm PhD sẽ là hòn đá tảng ban đầu cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học sau này.
3. Làm PhD ko ai dược nhận lương cả. Ai may mắn thì được nhận PhD studentship hoặc buseries thôi.
4. Các SV EU họ ít làm PhD vì:
- Tiền học phí quá cao. Bởi lẽ hầu hết sinh viên ở UK đều vay tiền để đóng học phì học đại học (Student loan). Sau khi học xong DH họ nợ 1 dống tiền và phải đi kiếm việc để trả nợ.
- Sinh viên EU làm PhD hầu hết là nhưng người làm công tác giảng dạy và nghiên cứu tại các trường ĐH.
5. Người bảo vệ thành công PhD được tôn trọng bởi công sức người ta đã bỏ ra (nếu như làm PhD thực sự - chứ ko phải mua bằng), bởi sự hy sinh của họ vì khoa hoạc (trong khi cac bạn học cùng ĐH đã có thể đi làm và kiếm tiền rồi thì PhD student vân xphair mài trên ghế thư viện, phòng lad) và bởi cống hiến của họ cho nhân loại (qua kết quả nghiên cứu).
6. Không ai nói là đi làm PhD dễ hơn xin việc cả. Bởi lẽ nếu các tác giả này đã làm PhD (thực sự) thì sẽ thấy độ rủi rô và mức khó khăn của nó thế nào.
7. Cần phân biệt rõ giữa 2 việc: Việc tìm mọi cách để có được tấm bằng PhD để làm chỗ dựa thăng quan tiến chức là không tốt. Ngược lại nếu đã có trình độ và kiến thức của 1 PhD và được đem kiến thức đấy ra áp dụng vào công việc thực tế thì rất tốt.
Trân trọng.

Phạm Đỉnh Trọng, CHLB Đức, 15:45, 30/06/2010

Đúng là rất nhiều người làm tiến sĩ nhưng không hiểu tiến sĩ là gi, thật là thất vọng! Có lẽ những người này làm về khoa học tự nhiên nên chẳng hiểu gì về chữ PhD chăng?

Ở một số nước phát triển, đối với khoa học tự nhiên, GS nghĩ ra một đề tài nghiên cứu, sau đó chia nhỏ đề tài và nhận SV làm PhD để mỗi SV làm một phần đề tài đó.

Tất nhiên là họ phải trả lương cho SV vì sau này nếu thành công thì ai có lợi thì chắc ai cũng biết. Trong trường hợp này, làm tiến sĩ dễ hơn đi làm là đúng rồi, vì nếu ở công ty cùng làm việc đó thì họ phải trả lương cho nhân viên rất cao, trong khi đó trường ĐH chỉ tra cho PhD hơn 1000 EUR/thang mà lại có được nghiên cứu viên cao cấp nữa (PhD student/candidate). Nói đến đây chắc các bạn cũng hiểu tại sao anh Trung nói như vậy rồi!

Đối với những trường hợp thế này thì họ không hiểu nhiều làm về PhD cũng đúng thôi, vì đầu vào đã có giáo sư lo hết rồi (không phải viết đề cương luận án (research proposal)), họ chỉ bỏ công ra làm thôi.

Tôi cũng có nhũng người bạn đã làm xong tiến sĩ và hiện đang làm postdoc. nhưng họ cũng chẳng hiểu nhiều về học vị tiến sĩ, chức danh PGS, GS, có lẽ vì suốt ngày họ chỉ ngồi trong phòng thí nghiêm cúa một GS nào đó!


Đối với khoa học xã hội thì hơi bất công hơn, vì học bổng rất hiếm và làm việc trả lương cũng khó vì các đề tài khoa học mang lợi ích gián tiếp nên ít ai (nhà nước) đầu tư.

Muốn vào làm PhD thì tự viết đề cương luận án (research proposal) trình GS. Mà các bạn biết rồi, viết research proposal để được các GS ở những trường có tiếng chấp nhan thì không phải ai cũng làm được (có người nói rằng các GS VN chưa chắc đã viết nổi research proposal vào các trường nổi tiếng ở nước ngoài mà). Vậy thì các bạn hình dung lam PhD có dễ không?

Chỉ riêng làm luận văn thạc sĩ ở cac nước phát triển thôi thì các sinh viên đã thu nạp kiến thức rất nhiều chứ chưa nói đến luận án tiến sĩ, vì khi làm luận văn chúng ta phải đọc tham khảo hàng trăm công trình khoa học thì mới viết luan văn được. Vậy thì làm luận án tiến sĩ sẽ như thế nào đây?

Một luận án tiến sĩ phải đóng góp cho ngành cả về kết quả nghiên cứu lẫn lý thuyết. Và như vậy khi một có người có tiến sĩ đúng nghĩa thì phải rất am hiểu về lãnh vực hẹp của mình (tôi chỉ nói lãnh vực hẹp mà mình nghiên cứu thôi) chứ không thể hiểu het tất cả trong ngành của mình.

Đến đây chắc các bạn cũng hiểu được phần nào về tấm bằng tiến sĩ và hy vọng những người chưa hiểu biết về PhD thì cũng không nên thảo luận nhiều (ở phương tây cái gì chưa biết chính xác thì người ta không dám nói chứ tôi thấy các bạn VN thì mạnh miệng quá) vì như vậy sẽ làm lung lay nguời khác.

Pham Dinh Trọng, CHLB Đức

Hứa Ngọc Phúc , Nha trang , 15:27, 30/06/2010

Đây là bài viết của người không hiểu biết cơ bản về học thuật. Mà sự hiểu biết nông cạn như thế này thì không đủ tư cách để đánh giá hay bàn luận chuyện của tiến sỹ. Một sự nhạo báng!
Điều đáng nói là khi xã hội tồn tại những quan điểm như thế này, bằng giả bằng thật nhập nhằng, trắng đen lẫn lộn mới đàng băn khoăn.

Toan, Seoul - Korea, 15:24, 30/06/2010

Tôi hiểu học và lấy bằng Tiến sỹ (TS) là đáng trân trọng và với đại đa số không phải là chuyện dễ dàng giống như một số vị đã phân tích bên dưới.

Cá nhận tôi cũng luôn quan niệm rằng TS cũng không phải là cái gì đó quá siêu đẳng hay ở một đẳng cấp cao tuyệt đối hơn so với những nguời khác, thậm chí với cả những người không có bằng TS trong cùng một ngành nghề. Nhưng với vế thứ hai tôi tin là sẽ không có nhiều người có cùng suy nghĩ như tôi.

Lý do thì nhiều không cần giải thích ai ai cũng biết cả. Theo tôi Việt Nam giai đoạn này cần những bài báo như vậy để mọi người chú tâm hơn tới những đóng góp thực chất cho phát triển kinh tế xã hội mà bỏ qua những thứ hào nhoáng bề ngoài.

Còn các vị TS nếu tài giỏi thực sự thì chẳng cần phải tâng bốc họ cũng biết cách làm gì để chứng tỏ giá trị của bản thân họ mà không cần phải quan tâm nhiều đến cái bằng của mình.

Vì bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả và tôi hiểu nó chỉ là cảm nhận của một người đã từng trong cuộc chứ không có ý tầm thường hoá những người đã và đang theo đuổi mảnh bằng TS.

Nên lời cuối cùng tôi xin được cám ơn tác giả vì bài viết này rất có ích với những người như tôi, những nguời tuổi đời trên dưới 30, nhiều năng lượng và nhất là có sự tự tin rằng mình hoàn toàn có thể sống tốt và cống hiến nhiều hơn cho xã hội mà không nhất thiết phải cố học cho đến cùng chỉ để chứng minh sự thành đạt!

Nguyen Huynh, Taiwan, 15:07, 30/06/2010

Tôi là một NCS Tiến Sĩ tại trường ĐH số một Đài Loan đồng thời đứng thứ 45 thế giới về kỹ thuật.

Ngay khi tôi được nhận vào trường thì viện Kỹ Thuật Công Nghiệp Đài Loan, TSMC, Foxconn và một số công ty đã đặt vấn đề trao học bổng cho tôi mỗi tháng với số tiền tương đương lương của một kỹ sư tốt nghiệp đại học thuộc khối công lập của Đài Loan với điều kiện ra trường sẽ làm cho họ ít nhất 3 năm.

Ở Việt nam tôi tốt nghiệp top 5 một ngành hot của ĐH bách Khoa TP HCM nhưng những kiến thức mà tôi học được thì chỉ là hạt cát so với những gì học được trong hai năm nghiên cứu ở đây. Vậy bạn có nghĩ rằng sau khi tôi tốt nghiệp sẽ không tìm được việc làm và lương thấp hơn một anh kỹ sư mới ra trường không.

Dân bản xứ rất coi thường NCS tiến sĩ à?

Tôi và GS đi dự rất nhiều bữa tiệc xã giao, người ta luôn trịnh trọng giới thiệu tôi là NCS Tiến sĩ của trường A… với cả những ngài tổng giám đốc Đài Loan và họ cực kì vui vẻ nhiệt tình tiếp chuyện với tôi (các bạn nên biết là xã hội Đài Loan rất phân biệt giai cấp), còn đối với GS của tôi thì họ đối xử như một bề trên. Thú thực là đi đâu tôi không bao giờ giới thiệu mình là NCS cả, tôi cũng chẳng có cái danh thiếp nào bởi vì tôi cũng ngại việc dân bản xứ ồ lên thán phục, khen mình thông minh này nọ.

Ở Đài Loan việc nghiên cứ tại trường đại học cực kì quan trọng với doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đa số trong nền kinh tế. Các công ty muốn sản xuất TV OLED nhưng họ mua công nghệ không được bán nên hiện các trường đại học Đài Loan đang xúc tiến nghiên cứu công nghệ này, và chính các NCS là người sẽ làm viêc này dưới sự hướng dẫn của GS.

Cho nên các GS tại Đài Loan thường rất giàu, họ nhận được rất nhiều tiền tài trợ nghiên cứu từ doanh nghiệp và rất được xã hội kính trọng.

Để được học PHD tại Đài Loan dân bản xứ phải trải qua môt kì thi đầu vào rất khắc nghiệp, quá trình đào tạo giống hoàn toàn với các trường danh tiếng của Mỹ và cũng dùng tiếng Anh là ngôn ngữ chính. Cho nên không phải dân bản xứ không học được mà là ít người có khả năng.

Theo truyền thống của phương Tây thì bạn bắt buộc phải ghép thêm chữ Dr. vào trước tên một tiến sĩ. Ngay khi một Mr. B bảo vệ thành công luận án tiến sĩ thì Chủ tịch hội đồng phản biện sẽ đứng lên tuyên bố: “Từ bây giờ trở đi, Mr. B trở thành Dr. B “. Nên nhớ ngay cả có bằng thạc sĩ thì cũng chỉ là Mr. thôi.

Nói tóm lại tiến sĩ chân chính cũng chẳng ai muốn khoe khoang gì cả nhưng đừng có khinh thường họ như thế bởi vì lòng tự trọng của một nhà khoa học chân chính rất cao so với người bình thường.

France, 14:42, 30/06/2010

Tôi không hiểu VN net có kiểm duyệt không mà lại cho đăng bài này?

Mục đích là gì( vì tôi thấy bị lệch lạc quá nhiều)?

TS không phải là gì ghê gớm nhưng để đạt được thật sự ( có bằng thật ) thì không đơn giản. Không thể có những so sánh khập khiễng như bài viết được!

Tôi cam đoan người viết bài này hoặc không làm được TS hoặc có làm được nhưng thấy cái bằng đó chẳng có giá trị khi nhìn sang các lĩnh vực khác!!!!!!!!( Vì thực tế nhiều người học xong TS lại không nghiên cứu nên bằng đó có thể không còn ý nghĩa đối với họ; trong khi đó nhiều người khác không học mà họ lại giàu có hơn!). Bài viết quá phiến diện!

Nguyễn Xuân Nghĩa, Hải Dương, 14:40, 30/06/2010

Việc tôn vinh hay không tôn vinh những ai có bằng tiến sĩ chắc chắn sẽ phụ thuộc vào truyền thống của những khu vực hay quan điểm của từng người.

Theo tôi, tôn vinh một con người không nên dựa vào bằng cấp mà họ có mà dựa vào những gì họ đóng góp cho cộng đồng, cho xã hội. Cứ cho là việc lấy một bằng tiến sĩ rất là khó khăn đi nhưng anh chỉ dùng nó để hưởng lương, để thăng quan tiến chức , không có đóng góp gì cho xã hội thì cũng không bằng một ông nông dân làm ra máy gặt lúa.

Cứ làm một việc gì trong một thời gia và nhận được thù lao thì đó chính là một nghề. Nếu vậy tại sao tiến sĩ không phải là một nghề?

Nguoi sap hoc Phd, 14:05, 30/06/2010

Có người bàn rằng, có những người như Bill Gate,….không cần học vẫn giỏi. Nhưng bạn có biết rằng có những người chẳng cần đi học vẫn được cấp bằng tiến sĩ danh dự hay dươc mang danh nhà khoa học vì những công trình nghiên cứu và phát minh của họ không?

Học TS cũng vậy. Nó chỉ được cấp khi bạn có 1 công trình nghiên cứu nào đóng góp cho XH, cộng đồng và nền KH mà được công nhận.

Do đó 1 số người thông minh giỏi giang không cần học cũng giỏi là đương nhiên, nhưng được mấy người như Bill Gate trên thế giới hơn 5 ti người này?

Do vậy không thể mang chuyên Bill Gate ra để chỉ trích việc học tiến sĩ được. Tôi không giỏi và thông minh được như Bill G, nên tôi học lên tiến sĩ ( giúp tôi có tư duy và có khả năng NC độc lập) để giúp tôi có thể 1 ngày nào sẽ giỏi giang và thành công như Bill G, , thì cũng đáng học lắm chứ ạ?

Chuyện học hành, nghiên cứu và làm việc phụ thuộc rất nhiều yếu tố, do đó đương nhiên cũng có những người dốt, giỏi, hay, dở khác nhau. Cũng có những tiến sĩ học xong nhưng không tìm ra được hướng di cho mình, đó là mặt trái của XH, nhưng theo tôi biết phần đông TS thực thụ đều có chỗ đứng nhất định trong XH.

Còn nói về thu nhập của Ts cũng thế, tùy ngành nghề, demand, giá trị của chính bản thân người đó quyết định.

Ví dụ, học TS của trường Cambridge sẽ có giá trị hơn bằng Ts của trường DH kinh tế của VN, vì thế không biết đâu mà có thể so sánh được.

Hoặc như ở Việt Nam mình, 1 người làm công nhân vệ sinh lương và phụ cấp cũng hơn 3 triệu, trong khi giáo viên dạy cấp 3 lương chỉ hơn 1,5 triệu tí (môn nào dạy thêm được thì ok, còn không thì…).

Nhưng có ai thích làm công nhân hơn là làm giáo viên không ạ? ( tôi không chê nghề nào, tôi chỉ đang so sánh)
Học tiến sĩ cũng giúp bạn có cv tốt hơn và địa vị xh tốt hơn hoặc hơn nữa là có kiến thức chuyên ngành tốt hơn, chứ đâu nhất thiết phải có tiền nhiều hơn. ( mấy bọn buôn bán hàng cấm, trốn thuế…., tiền còn nhiều vo kể)
Nhân đây cảm ơn các bạn sau đã có những bài viết giá trị và đúng thực tế
PhDer, Hà Nội, gửi lúc 30/06/2010 09:06:58
Nguyên, California, USA, gửi lúc 30/06/2010 07:29:38
Luke, Paris, France, gửi lúc 30/06/2010 10:03:37
Huong Yamada, Hanoi, gửi lúc 30/06/2010 10:09:00
Hải Đăng, 45.Hoa mai, Phường 2, Phú Nhuận, gửi lúc 30/06/2010 10:10:16
Ngọc Trần, Hà Nội, gửi lúc 30/06/2010 10:27:18
,Minh, TP.HCM, gửi lúc 30/06/2010 10:59:38

Nguoi sap hoc PHd, 13:56, 30/06/2010

Khi đọc bài viết của bạn Hà PC tôi thật sự ngạc nhiên và thất vọng vì báo Vietnamnet lại cho đăng tải 1 bài báo kém chất lượng và vô giá trị như vậy.
Trong cuộc sống ai cũng có vai trò riêng của mình, tất cả việc học gì, làm gì, đều với mục đích chăm lo cho bản thân mình ( & gia đình), và đóng góp cho xã hội để phát triển tốt hơn.
Việc học tiến sĩ cũng thế, ở khuôn khổ bài viết nhỏ này tôi kg bàn đến những người mua bằng, kg có tư duy và TS ở những nước hoặc những trường mà có nền giáo dục kg được tốt.
Tôi muốn nói đến việc học tiến sĩ ở những nước phát triển như Uk, US, AU, CA, .. và ở những trường có rank ( around 50 trường của nước đó chẳng hạn) đàng hoàng ( những trường kg có rank thì kg biết đâu mà nói)
Muốn xin học TS ở những trường này thì đầu vào đã rất khó,
Bước 1:phải là first or second class honour, đủ các yêu cầu về có KN nghiên cứu ở bậc undergraduate or có bằng master by research ( cũng first or second class- trên 85% ) thì mới đủ ĐK học.
Bước 2: Phải tìm được giáo sư hướng dẫn và phải thuyết phục được họ rằng mình đủ kiến thức và có tiềm năng để nghiên cứu. Muốn được GS và trường) nhận thì yêu cầu phải có statement of proposal ( UK, AU..) ( đề cương nghiên cuu) nêu ra cái mình muốn nghiên cứu( và cái này quyết định xem bạn có phải là người có tiềm năng và tư duy để nghiên cứu hay kg) hoặc Motivation letter or statement of purpose ( US, CA..)
Thuyết phục được GS nhận kg phải là dễ( trừ trường hợp có GS 1 số ngành hiếm hoặc có grant nên tìm người nghiên cứu(phd)), vì giữa bao nhiêu người, Gs biết mình là ai, có tiềm năng gì mà nhận bừa(ành hưởng đến danh tiếng của họ khi đào tạo ra những phd có những bài nghiên cứu kém cỏi)
Rồi đến bước xin Học Bổng để học nữa cũng kg phải là chuyên đùa. ( bạn có thể lên 1 số trang web (vietphd…) để xem các bạn chuẩn bị hs và mức độ cạnh tranh như thế nào , để thấy rằng xin HB cũng chẳng dễ dàng gì, VÌ CHẲNG AI CHO KG AI CÁI GÌ cả)
Bước 3: Đươc Gs nhận rồi thì mới nghĩ đến việc xin học Phd được.
Do đó có 1 số bạn bảo là học Bachelor ra kg xin được việc nên đi học PHd, tôi thấy thực sự nực cười, chẳng lẽ ai học xong cũng đủ ĐK học Phd sao????(xin đọc các yêu cầu để dươc hoc Phd, kg phải có tiền đóng vào là được học đâu)
PHd gọi là đi học, nhưng học phải học theo kiểu coursework lên lớp, mà học theo kiểu nghiên cứu và cũng phải học thêm 1 số môn coursework để trang bị thêm kiến thức nghiên cứu.
Học PHd là có GS hướng dẫn, giúp mình hoàn thiện khả năng nghiên cứu và tư duy . Sau khi học xong Phd, nếu người ấy có thể làm tiếp Postdoc ( trên tiến si) nếu có khả năng, khi làm cái này thì người ấy mới chính thức là nghiên cứu độc lập ( tự NC, kg cần ai hướng dẫn nữa).
Và khi làm postdoc ở 1 trường nào đấy thì mới được kí hợp đồng như 1 nhân viên và phải đóng thuế đầy đủ.( xin làm postdoc cũng khó như xin việc vậy, nếu lúc hoc phd bạn có nhiều papers hay và có những NC tốt có giá trị thì trường mới nhận về làm postdoc cho trường.)
Bàn về mức độ khó của PHd, tùy theo năng lực trí thông minh, ngành nghề và kiến thức của mỗi người sẽ có mức độ khó khác nhau. Thứ 1, nếu bạn học giỏi, cái gì cũng biết trong lãnh vực của bạn và LVực lân cận, ngôn ngữ giỏi thì khi làm NC sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với người chưa trang bị dầy đủ. Thứ 2, hoc PHd 1 số ngành sẽ rất vất vả khi phải đi thu thập dữ liệu, làm thử nghiệm….. Thứ 3, nếu bạn thông minh, học đâu nhớ đó, đặt bút viết liền thì bạn sẽ cảm thấy thoải mái khi làm NC hơn những người cần cù bù thông minh. Chắc mọi người cũng biết rằng có những người học tiến sĩ đã phải bỏ ngang vì cảm thấy mình kg đủ khả năng, hoặc kg hợp với công việc Nghiên cứu.
Bàn về học TS sẽ thiếu KN thực tiễn, cái này còn tùy, tôi kg dám nói bừa. Tuy nhiên, theo ý tôi, nếu bảo TS thiếu KN là quá phiến diện. VD, 1 người nghiên cứu về y or dược, học phải thường xuyên cọ xát với thực tế để kiêm nghiệm KQ, và thu thập dữ liệu. Hoặc những người nghiên cứu về du lich or môi trường tự nhiên, họ cũng phải đi thực nghiệm liên tục để lấy KQ, Dữ liệu ….. Do đó bảo TS hoặc học TS sẽ kg có KN thực tế là vô lí.
Bàn về giá trị của học vị tiến sĩ, ai bảo là kg có giá trị? Nếu ai có ý nghĩ đó, hãy thử bắt đầu học xem, và khi nhận được tấm bằng đó, tự bạn sẽ cảm thấy có giá trị hay kg liền à.
Còn đánh giá giá trị của TS or tấm bằng của tiến sĩ, tôi nghĩ hay nhường cho xã hội ( nghĩa là những tổ chức ) và những bậc cao hơn đánh giá vì những người chưa có hoặc đã có bằng tiến si ( như 1 số người tự nhận) chưa đủ tư cách để đánh giá.

Tân, Pháp, 13:22, 30/06/2010

Đọc những bình luận của mọi người tôi chợt nhớ câu chuện năm xưa khi Pháp xâm lược việt nam, sứ giả của mình ra tàu chiến Pháp để đàm phán thấy có cây đèn treo ngược vẩy cháy, về tâu vua, vua định chém đầu vì tội xàm tấu, (trên đời này làm gì có đèn treo ngược vẩn cháy) thực ra là bóng đèn điện.

Tôi cũng là Ph.D student ở Pháp đây, tôi khẳng định những gì viết trong 2 bài báo là sự thật 100%.
- Ph.D student là gì? là cấp học cao nhất trong trường ĐH (Cử Nhân -> Thạc Sĩ -> Tiến sĩ tức là Ph.D student). Cách đào tạo TS ở Tây khác ở Ta, Ph.D student có thể xem là một nghề, nghề nghiên cứu. Vì thật sự có học cái gì đâu, như tôi đây suốt ngày đến làm việc cho dự án của sếp (tức giáo sư hướng dẫn).
- Người nước ngoài, ở Tây Âu muốn ở lại sau khi du học, thường rất khó kiếm việc làm ở các doanh nghiệp, không cạnh tranh được với các kỹ su bản xứ. Vì thế một sự thật khác là xin làm Ph.D ở các chuyên ngành hẹp, những ngành mà dân bản xứ không muốn làm vì rất khó tìm việc sau này.
- Một ý nữa anh Hà nói rất đúng. Sau khi có bằng Ph.D, người đó khó có thể làm trong doanh nghiệp giỏi hơn người kỹ sư, nhưng làm trong môi trường nghiên cứu thì TS vượt trội. Nói nôm na thế này, người kỹ sư giống như người nhạc công chơi đàn, còn người TS giống như người nhạc sĩ ... giao hưởng. Nếu bảo sáng tác, thì anh TS sáng tác được, nhưng bảo đánh đàn, thì anh TS làm sao đọ lại anh nhạc công?
- TS có dễ tìm việc không? câu trả lời tùy ngành. Có những ngành lương rất cao, ví dụ như ngành Toán Tài Chính, lương tối thiểu ở Châu Âu 150.000usd/năm. Nhưng có những ngành cực kỳ hẹp, không có bất kỳ doanh nghiệp nào có, thì hoặc anh phải tiếp tục theo con đường nghiênc cứu, hoặc anh phải bỏ nghề học lại nghề khác để kiếm sống. Thế thì tấm bằng TS kia vứt sọt rác nói không sai.

Các bạn đọc nên đọc kỹ bài báo và đọc những bình luận của chính những người đang và đã "làm tiến sĩ" ở Tây Âu.

cả đều chỉ muốn nhấn mạnh, TS không phải là "siêu nhân", cũng chỉ là một người bình thường, với kiến thức chuyên ngành sâu hơn Cử Nhân và Master, vì thời gian chúng tôi được đào tạo nhiều hơn các bạn đến 4 năm.

Trần Dần, trandannghe@gmail.com, 13:19, 30/06/2010

Vấn đề này gây nhiều tranh cãi cũng là điều dễ hiểu. Họ bức xúc vì vấn đề này còn liên quan rộng hơn đến giáo dục Việt Nam. Một nền giáo dục còn đang trong quá trình hoàn thiện hơn. Khi nền giáo dục còn chưa hòa thiện, còn khiếm khuyết trong nhiều mặt, nhiều khâu thì cái nhìn của xã hội đối với các sản phảm của nền giáo dục đó - Phd chẳng hạn - bị ảnh hưởng là điều đương nhiên. Vì giáo dục méo mó, sẽ cho ra sản phẩm Phd méo mó dẫn đến sự không tôn trọng với sản phẩm Phd đó. Ngoài ra còn phải kể đến từng cá thể làm Phd, không nói tất cả, nhưng họ cũng là con người, mục đích làm Phd muôn hình vạn trạng, thực lực thế nào.

Không phải ai là Phd đều giỏi và không phải ai không làm Phd đều tồi. Nhưng xã hội mong đợi những người đã có Phd có những đóng góp trong công việc hơn những người khác. Điều này trong thực tế không phải tất cả nhưng cũng có những trường hợp có PHd gây thất vọng. Khá lắm cũng ngang bằng một cử nhân. Thực tế này gây nghi ngờ từng những người ngoài. Nếu anh không thể hiện được trong công việc hơn một cử nhân thì trong mắt mọi người anh cũng không được trân trọng như anh đáng được.

Trịnh Mạnh Dũng, Tp. Hồ Chí Minh, 12:52, 30/06/2010

Kính gửi tác giả hai bài báo
"đã qua rồi cái thời Tiến Sĩ..."
và "Không xưng danh thì ai biết..."
tôi đã đọc kỹ lưỡng và thận thấy hai bài này viết rất chính xác về sự ngộ nhận của người Việt chúng ta.
Nói chính các thì: trong xã hội tất cả các nghề đều cao quý ngang nhau
Có điều tại một thời điểm xác định thì sẽ có một nghề thịnh hơn nghề kia.
Cũng giống như hàng hóa trong xã hội. Có lúc rau này có giá hơn loại rau kia...
Và người nông dân không ngoan sẽ " không bao giờ trồng rau theo số đông" không bao giờ "làm theo trào lưu" vì khi đó sẽ là "được mùa mất giá."
Từ một khía cạnh khác:
Nghiên cứu khoa học là một phát minh, còn tạo ra của cải vật chất cho xã hội là sáng chế. Sản phẩm của phát minh không bán được, nó dùng chung cho cả xã hội.
Ví dụ: hình tròn là tập hợp các điểm cách đều một điểm cho trước, và điểm đó được gọi là tâm điểm. Kiến thức về việc này là của xã hội và người ta chỉ trả tiền cho việc truyền bá kiến thức (việc dạy học) chứ ngưòi học hầu như không trả tiền cho việc tạo ra kiến thức (công việc phát minh = nghiên cứu khoa học).
Trong khi đó để vẽ hình tròn, học trò phải mua chiếc compa. Chiếc compa do người thợ sáng chế ra, muốn có nó phải trả tiền.
Đây là lý do vì sao lương "thợ" ở các nước phương tây cao hơn lương "thầy".
Trong thời đại kinh tế tri thức ngày nay nhà nước đóng vai trò nhà đầu tư cho các nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu khoa học một khi đã công bố sẽ là tài sản chung của cả nhân loại.

Người Việt chúng ta đã cực kỳ khôn ngoan khi cho con em mình đi học nước ngoài để tiếp xúc được với khối tài sản tri thức khổng lồ của nhân loại.
Học trong nước cũng là một dạng tiếp xúc với các phát minh của nhân loại.
Đã học tập thì cũng nên hiểu cái cách mà kiến thức đã được phát minh ra như thế nào. Đó chí là công việc của các nghiên cứu sinh.

Tóm lại, nếu nước giàu thì đầu tư nghiên cứu nhiều.
Nếu nước nghèo thì tốt nhất là đi học và tập trung vào sáng chế ra những thứ bán được.

Chúng ta đã bàn nhiều về thừa thầy thiếu thợ.
Cho nên sẽ còn nghèo mãi nếu cứ thiếu thợ thừa thầy.

Nếu bàn tiếp việc này thì dài lắm,
Xin dừng tại đây.
tmd

Khoa, 12:25, 30/06/2010

"Tôi hoàn toàn đồng ý với bài viết trên của anh. Hiện nay tôi cũng đang la 1 NCS tại Nga. Khi nói chuyện với bạn bè tôi ở Viêt Nam (những người học cùng lớp ĐH) tôi tự cảm thấy rằng kiến thức chuyên môn của tôi ít nhiều không thể bằng họ được, mặc dù xét về học vấn (bằng cấp) thì tôi có thể cao hơn họ.

Sang Nga nghiên cứu, có cơ hội được tham gia làm việc ở 1 tập đoàn tại đây, tôi cũng thấy rằng khi họ hỏi tôi ở đâu, đang học gì .. và nghe tôi trả lơi đang làm NCS, nhiều người họ ko biết NCS là cái gì và họ thờ ơ với học vị ấy.

Điều đó chứng tỏ họ chỉ quan tâm đến khả năng thể hiện năng lực bản thân của người làm mà không cần quan tâm đến bằng cấp của họ. Vì vậy hãy xem rằng việc đi hoc TS (hay đã là TS) cũng chỉ là 1 công việc bình thường như các công việc khác."
ĐẤY LÀ DO BẠN HỌC Ở NGA. BẠN HÃY SANG CÁC NƯỚC VĂN MINH KHÁC NHƯ ANH, MỸ VÀ NHẬT BẢN XEM NHÉ

Nguyễn Bắc Bình, Cầu Giấy Hà Nội, 12:23, 30/06/2010

Tự do thông tin là tốt nhưng những gì bài báo này thể hiện thiết nghĩ chỉ nên gói gọn trong phạm vi blog mà thôi.

Để hiểu được tiến sỹ cách tốt nhất là nên đi làm tiến sĩ. Muốn giỏi thì hãy cố gắng học thay vì tìm cách hạ thấp người khác xuống.

Biết rằng để viết được bài báo hay, chính xác cũng cần phải có kiến thức, thông tin nhất định nhưng việc cho đăng hay không trách nhiệm trước tiên lại thuộc về tòa soạn.

Bạn đọc, Hà Nội, 12:22, 30/06/2010

Từ trước đến nay tôi rất thích đọc các bài viết của Vietnamnet. Thú thật tôi rất thất vọng vì Vietnamnet đã đăng bài này.

Mark Cao, USA, 12:14, 30/06/2010

1. Tôi không biết bác Hà BC đã " từng nghiên cứu" về cái gì và học lực đến đâu, nhưng khả năng viết câu cú thật chẳng ra làm sao cả. Dấu chấm, dấu phẩy, và cách sử dụng ngôn ngữ như một người mới học hết lớp 12. Hay vì khả năng học vấn của bác có vấn đề, không thể đi xa hơn được nên đâm ra bất bình?
2. "TS bên này khi xin việc vào những công ty thì sẽ có lương không bằng những người vừa tốt nghiệp trường kỹ sư ra." Nói như bác đây thì cả nước Pháp chắc không ai ngu mà đi học Phd cả, vì vừa tốn tiền, vừa mất thời gian, mà lương thì "không bằng những người vừa tốt nghiệp trường kỹ sư ra". Nực cười!!
3. Tôi đọc cả bài viết này, nhận thấy đây là một cái nhìn thiển cận về chức danh Phd. Tôi không học vấn bao la, không bằng cấp cao vợi, nhưng tôi ít ra hiểu được những người đã bỏ công nghiên cứu và học tập cực khổ ngày đêm mới được cấp bằng Phd. Đó là một quãng đường dài kiên trì của họ, nên xin đừng dùng cái nhìn của một kẻ vô học mà chê bai, hạ thâp người ta như thế. Và cũng đừng vì một con sâu, mà đáng đồng một cách thiển cận như thế. Bác nói hay thế, thì bác đi lấy bằng Phd đi.
4. Bác nói là "đi học TS thì dễ hơn đi xin việc ở đây". Dạ thưa bác, vấn để là đi xin hoc TS ở trường nào, quá trình đào tạo ra sao. Nếu như đi học TS rởm như cái bác gì đó mà báo chi phanh phui gần đây, thì chắc là dễ như bác nói. Còn những trường chính qui có danh tiếng thì không. Bác nói dễ hơn xin việc? Vậy xin việc gì? Việc phát bưu phẩm hay bán thức ăn nhanh? Bác nói chuyện xin dùng cái đầu bớt đi.
4. Tôi hoàn toàn đồng ý với các bạn là Vietnamnet càng ngày càng có những chiêu câu khách rẻ tiền nên đã lâu tôi không vào trang web này nữa. Làm ơn trước khi post bài, thì hãy chọn lực thật kĩ. Đăng những bài viết như của bác Hà BC, thì người đọc cười vào cái sự ngu dốt của người viết và cả người đồng ý cho đăng.

Lưu Đình Tuân , Hải Phòng, 12:00, 30/06/2010

Tiến sĩ mua là một nhu cầu tâm lí rất lớn của xã hội, nó cũng cần như gạo thịt, không khí.

Khi đã như thế thì vấn đề là làm thế nào phân biệt được tiến sĩ mua và tiến sĩ không mua. Về vấn đề này, tôi nghĩ rằng người Pháp giải quyết rất giỏi: trong thời kì đô hộ nước ta, họ đã hợp thức hóa chế độ mua chức tước, mà tôi không biết trước khi họ sang có hay không; vì thế mới có anh “nhiêu”, “phó lí mua”, “hàn lâm đãi chiếu” (không hiểu có phải nghĩa là “hàn lâm đang chờ chiếu chỉ phong chức” hay không) … Tất cả những chức mua chỉ có chức mà không có quyền.

Vấn đề của ta hiện nay không những không phân biệt giả thực mà còn làm cho giả thực lẫn lộn. Tôi rất ngạc nhiên không hiểu sao nhiều báo vẫn để hai chữ “TS” ở phía trước tên người viết. Tôi nghĩ rằng tiến sĩ thực, nói quá một chút, không bao giờ viết báo hay trả lời phỏng vấn, trừ phi được trả nhuận bút cực cao hoặc không lấy nhuận bút, vì tiến sĩ thực làm gì có thời gian viết báo hay trả lời phỏng vấn.
Còn tiến sĩ không mua làm gì và tiến sĩ mua làm gì, đó là công việc của người tổ chức.

STOP, 12:00, 30/06/2010

- De phat trien va co nhung phat minh trong KH,CN, XH can co kien thuc sau sac => TS phu hop nhat trong su nghien cuu phat trien nay!
- Ko nen so sanh TS voi nhung nganh nghe khac => se cai nhau (mi mieu hon la tranh luan)

lơtơmơ, 01 tphcm, 11:42, 30/06/2010

Có một cơ sở đơn giản nhưng hiệu quả để phân biệt được "hàng xịn hay hàng dỏm" là anh tốt nghiệp ở trường nào? Havard, Oxford...hay một trường vô danh nào đó ở bên trời Tây...? Vì theo kinh nghiệm sống của tôi, chẳng ai tốt nghiệp từ Havard, Oxford, Tokyo, MIT... là kém cỏi cả.

Hanh, Hà nội, 11:41, 30/06/2010

Đọc bài viết " Đã qua rồi cái thời tiến sỹ là siêu quần..." của tác giả hà BC tôi thực sự cảm phục tác giả vì tác giả cũng là 1 tiến sỹ mà dám viết những lời tâm huyết như vâyh quả là gương sáng cho nhiều tiến sỹ ở Việt nam ngẫm nghĩ.

Làm việc trong một viện nghiên cứu, được làm việc với các loại tiến sỹ, thạc sỹ, kỹ sư...tôi càng thấy điều tác giả viết là chí lí.

Bởi vì: sau khi được đào tạo trở thành một tiến sỹ thì 100% những tiến sỹ ở cơ quan tôi đều tự cho rằng mình là tất cả, là sự đúng đắn, sự thông minh... hơn người.

Bởi vậy họ cho rằng họ dù chỉ là tiến sỹ của một lĩnh vực ( ví dụ về di tuyền học) họ cũng có quyền phán quyết một vấn đề khác xa lình vực họ được đào tạo ( ví dụ về môi trường, về dinh dưỡng, về kinh tế..).và họ được coi là người quản lý có năng lực đặc biệt với những người biết tiếng Anh mới sợ chứ.

Cũng chẳng trách được họ vì ngay cả chính sách của các cơ quan, bộ, ngành...khi chọn lãnh đạo cũng đưa ra tiêu chí là tiến sỹ mà không cần giới hạn là tiến sỹ kinh tế, pháp luật, quản trị hành chính..sau đó cho đi đào tạo một lớp quản lý hành chính 3 tháng và cho họ một quyền có giải quyết mọi vấn đề không nằm trong chuyên môn được đào tạo.

Và hậu quả là một ông tiến sỹ thú y có quyền lựa chọn, phán quyết một đề xuất nghiên cứu, một kết quả nghiên cứu của một người nghiên cứu về trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp....

Sự không có năng lực quản lý của nhiều tiến sỹ trong các ban bộ, ngành đặc biệt là nghành nông nghiệp phải chăng là nguyên nhân của sự trì trệ của kinh tế Vệt Nam đặc biệt là trong ngành nông nghiệp. Giá như các tiến sỹ biết đánh giá đúng mình để tìm chỗ đứng thích hợp thì đóng góp của họ thật đáng kính nể.

Nguyên, Mù Cang Chải, 11:41, 30/06/2010

Bạn có tên Hạnh nói "Có lẽ các bạn tôi và tôi, sau khi đã đi du học, hiểu về PHD kém hơn các bạn chưa đi nước ngoài thì phải?" Điều này liên quan gì đến vấn đề đang tranh luận nhỉ? Phát biểu của ai không quan trọng. Điều quan trọng là nội dung của nó như thế nào.

Mai Quý Tùng, Khoa Ngữ Văn - ĐHSP Đà Nẵng, 11:28, 30/06/2010

Tôi thấy vấn đề này bàn luận quá nhiếu và chưa đi đến hồi kết thúc, nhưng có một điều chắc chắn rằng đây chỉ là những thông tin trái chiều và không có nhiều giá trị.

Hầu như tất cả bài viết mới ở cái nhìn phiến diện chứ chưa ở diện rộng, chỉ là cái nội hàm chứ chưa nghiên cứu ngoại diên.

Tôi không rõ tiến sĩ nước ngoài thì sao nhưng tôi chác chắn một tiến sĩ thực thụ là người có đạo đức nghề nghiệp và có tầm tư duy cao.

Trước tôi có làm bài nghiên cứu về các nhà khoa học ở Nga thì thấy các nhà khoa học hầu như đều là tiến sĩ và những công trình của họ thì đến giờ vẫn mang nguyên giá trị lý luận và thực tiến. Đừng so sánh khập khiếng là Bill Gates không học tiến sĩ sao giỏi vậy? Ông ta học rất nhiều và tôi đảm bảo trình độ ông ta ngang tầm GS -Ts.
Bàn luận thêm rằng Ts ở Việt Nam có nhiều điểm khác biệt với tiến sĩ nước ngoài. Đó là thực trang Ts nhảy sang quản lý chư không nghiên cứu nên nhiều chuyện phức tạp xảy ra. Cái này thì còn phải xem xét lâu dài

Nguyen Thanh Trung, nha 42 Bui Thi Xuan, 11:21, 30/06/2010

Ph.D là gì ạ?

"Tản mạn về mảnh bằng Ph.D", bài viết này cũng khá hay, mình cũng tò mò thôi. Muốn tìm hiểu chút & có những suy nghĩ định hướng cho tương lai.

"Theo hay không theo?" "Có đáng học không?" Hi vọng mỗi người tự tìm được câu trả lời cho riêng mình!

Tản mạn về mảnh bằng Ph.D

Những năm gần đây có khá nhiều sinh viên Việt Nam du học ở Mỹ và nhiều nước khác, bằng nhiều con đường khác nhau. Người có học bổng, chức trợ giảng (teaching assistant - TA), hoặc trợ nghiên cứu (research assistant - RA), người thì du học tự túc. Tôi không nhớ chính xác là đã đọc ở đâu đó rằng có hơn nghìn du học sinh mỗi năm sang Mỹ. Nhiều người trong số họ theo học tiến sĩ (Ph.D).

Thông tin về làm thế nào để xin học bổng, TA, RA, xin thư giới thiệu, cách viết dự định cá nhân (personal statement), vân vân đầy rẫy trên các mailing lists trên Internet.

Thế nhưng, một số câu hỏi quan trọng mà tôi ít thấy sinh viên hỏi là: "tại sao lại học Ph.D?", "có đáng bỏ thời gian học Ph.D hay không?", "làm thế nào để đánh giá mảnh bằng Ph.D?", "tôi có đủ khả năng để học Ph.D hay không?", "học Ph.D xong rồi làm gì?", vân vân.

Có lẽ ta cần một luận án ... Ph.D để trả lời phần nào thỏa đáng các câu hỏi trên. Cũng có lẽ có ai đó trong các ngành giáo dục hay tâm lý học đã làm rồi. Về mặt kinh tế thì một người bạn cho tôi biết đã có cả mớ công trình nghiên cứu về “cái giá của giáo dục” (returns to education).

Trong bài viết này, tôi thử lạm bàn lan man xung quanh các câu hỏi trên. Bài viết hoàn toàn không mang tính hàn lâm (academic), nghĩa là sẽ không có các con số thống kê, bảng phân tích, để ủng hộ một (vài) luận điểm nào đó. Sẽ không có tham khảo đến các nguồn thông tin tín cẩn và các thứ tương tự. Tác giả chỉ dựa trên các kinh nghiệm, quan sát, và suy nghĩ cá nhân, sau gần chục năm học và "hành nghề" Ph.D ở Mỹ.


Tôi chắc là một cá nhân khác trong hoàn cảnh của tôi sẽ có không ít ý kiến bất đồng. Tôi cũng không có tham vọng nói hết được những cóp nhặt kinh nghiệm của mình. Ngoài ra, tôi sẽ nhấn mạnh nhiều hơn mặt trái của việc học Ph.D.

Ðiều tôi hy vọng là qua bài viết này, tôi có thể giúp cho các sinh viên (cùng gia đình) sẽ và đang học Ph.D ít nhiều chuẩn bị tinh thần cho đoạn đường chông gai nhưng thú vị này; hy vọng chỉ ra được một góc nhìn khác về Ph.D so với quan niệm chung của xã hội.

1 - Ph.D là gì ? :
Trước hết ta hãy thử bàn về mảnh bằng Ph.D từ cái nhìn hàn lâm. Ph.D là viết tắt của chữ Doctor of Philosophy. Học bậc Ph.D, cao nhất trong các học bậc, đầu tiên xuất hiện ở Ðức, sau đó được Mỹ và nhiều nước phương tây khác sử dụng. Bằng Ph.D đầu tiên của Mỹ xuất hiện khoảng cuối thế kỷ 19. (Ơ Y' cho đến những năm 1980 mới có bằng Ph.D.)

Từ Ph.D có gốc latin là Philosophiae Doctor. Chữ doctor nghĩa là "thầy" (teacher), và "chuyên gia", "chức trách" (authority). Chữ philosophy (triết học) có nguồn gốc từ thời trung cổ (medieval) ở Châu Ảu, khi mà các trường đại học có bốn chuyên khoa (faculty) chính: thần học (theology), luật học (law), y học (medicine), và triết học (philosophy). Philosophy ở đây dùng để chỉ các ngành học không dẫn đến một nghề nghiệp thực tế nhất định của thời đó như người của nhà thờ, luật sư, và bác sĩ.

Ðến nay thì không phải Ph.D nào cũng liên quan đến philosophy, cho dù lấy theo nghĩa bóng nhất của từ này. Tuy nhiên chữ doctor vẫn mang đầy đủ ý nghĩa của nó. Ở phương Tây, trong nghi thức giao tiếp người ta gọi một người có bằng Ph.D là doctor. Hầu hết các trường đại học đều đòi hỏi toàn bộ giảng viên và các giáo sư có bằng Ph.D. Ða số các nhà nghiên cứu ở các phòng nghiên cứu chuyên nghiệp đều có bằng Ph.D.

Tuy vậy, điều ngược lại không đúng: không phải tất cả các Ph.D đều có thể làm giảng viên, giáo sư, hay nghiên cứu viên. Có những Ph.D thậm chí chẳng bằng một kỹ sư thông thường. Cũng có khá nhiều Ph.D, sau khi "hành nghề" một thời gian thì lên chức, hoặc chuyển sang làm salesman hoặc làm quản lý, vân vân. Ta sẽ quay lại đề tài này sau.

Cái nhìn hiện đại của Ph.D như sau. Ðể hoàn tất Ph.D, sinh viên phải đạt được hai mục tiêu chính:
(a) hoàn toàn tinh thông một ngành (hoặc phân ngành) nào đó
(b) góp phần mở rộng khối kiến thức của nhân loại về ngành đó.

Mục tiêu (b) là cái lõi để phân biệt bậc Ph.D với các bậc học khác. Ph.D không phải là cái bằng "nhai lại": đọc nhiều, thi lấy điểm cao là xong. Một Ph.D đúng nghĩa phải có một vài công trình và ý tưởng nghiên cứu của riêng mình (originality).

Về mặt lý thuyết thì là thế. Thực tế ra sao?

2 - "Nghề" Ph.D: đoạn trường cũng lắm chông gai!
Ở Mỹ, là sinh viên sau đại học (graduate student) cũng là một nghề. (Tôi không dùng từ "nghiên cứu sinh" vì không phải graduate student nào cũng làm nghiên cứu thực thụ, nhất là các sinh viên đang học thạc sĩ.) Các graduate students thường làm TA hoặc RA, với mức lương khoảng 900USD đến 1200USD một tháng (sau thuế), tiền học được bao. Sống tằn tiện thì mức lương này vừa đủ một người sống. Thường thì các gradudate students sống chui rúc trong một căn hộ nhỏ bé nào đó (dĩ nhiên là có ngoại lệ, đa phần do may mắn), hầu hết thời gian dùng ở các phòng lab (phòng thí nghiệm hoặc phòng máy tính) và thư viện. Tối về đến nhà là lăn ra ngủ để rồi sáng mài mèo con lại hớn hở bút chì bánh mì lên đường.

Kể chuyện cuộc sống gradudate students thì có lẽ cần một tiểu thuyết vài trăm trang. Ðiều tôi muốn đề cập là: trong hoàn cảnh làm việc căng thẳng như vậy, một sinh viên thông thường thỉnh thoảng sẽ phải tự đặt câu hỏi "có đáng không?" Nhất là khi công việc học tập và nghiên cứu không trôi chảy. Mà kể cả khi nó hoàn toàn trôi chảy, tính về các mặt kinh tế, tinh thần, thời gian, và ... philosophy, câu hỏi trên vẫn hoàn toàn hợp lệ.

Về mặt kinh tế thì lương trung bình của Ph.D ra trường có nhỉnh hơn thạc sĩ (M.S) và bậc đại học (B.S) một chút, nhưng sự khác biệt này không khỏa lấp được lỗ lã cho thu nhập đã mất trong khoảng thời gian làm Ph.D: trung bình từ 4 đến 5 năm. Tính tổng số USD kiếm được cho mỗi giờ học tập thì Ph.D là hạng bét (tính tương đối theo từng ngành học).

Về mặt tinh thần thì làm việc căng thẳng và cật lực trong một thời gian dài trong một môi trường cạnh tranh tương đối công bằng nhưng khắc nghiệt (!) hoàn toàn có thể ảnh hưởng xấu đến tâm lý cá nhân. Ðiều này đặc biệt đúng với sinh viên du học: thiếu thốn các nhu cầu văn hóa và tinh thần cơ bản của quê hương, cơ hội tìm bạn tình hoặc bạn đời bị giảm thiểu (với phái nam), vân vân. Không phải hiếm mà người ta hay thấy bọn Ph.D hơi ... gàn gàn. Công bằng mà nói, gradudate students do thiếu thốn văn hóa hay tìm cách nghiên cứu học hỏi thêm cái này cái khác ngoài ngành của mình (nhạc, thơ, lịch sử, chính trị, triết học, ...), cho nên bọn gàn cũng có thể rất đa tài. Ở Mỹ thì địa vị xã hội của một Ph.D cũng chẳng hơn gì các nghành nghề khác là mấy.

Yếu tố tinh thần này rất quan trọng. Có không ít các gradudate students cần đến 8, 9 năm mới làm xong Ph.D. Nhiều năm trời "ở mãi kinh kỳ với bút nghiên", ngoảnh đi ngoảnh lại chưa làm được gì ra hồn mà đã ngoài 30. Khi thị trường việc cho Ph.D bị thuyên giảm thì người ta rơi vào cái vực muôn thuở: "về hay ở", "về thì đâm đầu vào đâu?". Nhiều năm làm việc với mức lương vừa đủ sống, các Ph.D mới ra trường hoàn toàn không dành giụm được gì, chưa nói đến việc nợ thẻ tín dụng kha khá. Dù các nhà chức trách đã có kế hoạch đãi ngộ nhân tài, chế độ này vẫn còn xa rời thực tế. Ðầu tư tinh thần và thời gian của một Ph.D quá nhiều để có thể hài lòng với một công việc một vài triệu đồng một tháng. Họ sẽ phải tự hỏi: nếu xưa mình không đi học thì bây giờ cũng có thể đã phây phây lương vài triệu một tháng? Vậy cả chục năm trời bỏ ra công cốc à? Tôi đã nhập nhằng yếu tố tinh thần và kinh tế, nhưng đôi khi ta không tách rời chúng được.

Một khía cạnh khác của yếu tố tinh thần là sức ép của gia đình và người thân. "Người ta 4 năm đã xong Ph.D, vợ con nhà cửa đàng hoàng, bọn không Ph.D thì cũng giám đốc với trưởng phòng, xây nhà to cửa rộng cho bố cho mẹ; còn mày bây giờ ngoài 30 mà vẫn cứ lông bông tay trắng. Ông chẳng ra ông, thằng chẳng ra thằng".

Về mặt triết học mà nói thì có đáng học Ph.D không? Câu hỏi này phụ thuộc rất nhiều vào bản thân sinh viên: đi học Ph.D để làm gì? Ta sẽ quay lại điểm này trong phần tới.

Bây giờ hãy giả dụ cô/anh Ph.D yêu dấu của ta tìm được một công việc ổn định ở nước ngoài, quyết định ở lại tích lũy tư bản giúp gia đình và tích lũy kinh nghiệm để sau này, cách này hay cách khác, (về) giúp quê hương. Có hai nhánh công việc chính cho một Ph.D mới ra trường: (a) làm việc ở một phòng nghiên cứu chuyên nghiệp nào đó, và (b) một chân giảng viên hoặc giáo sư ở một trường đại học.

(Hai công việc này có thể chỉ có được sau một vài năm làm postdoc nữa . Ta hãy cứ gộp luôn postdoc vào tổng thời gian cho tiện, mặc dù lương postdoc khá hơn lương gradudate students.)

Lương bổng và giá trị của vị trí mới phụ thuộc hoàn toàn vào việc người ta đánh giá Ph.D như thế nào. Tôi sẽ bàn về việc này trước. Tôi cũng có ý nói lan man vềđề tài "định trị Ph.D" sau khi đọc một bản tin ở VNExpress thấy trong nước người ta có nói về đánh giá Ph.D loại "giỏi, khá, trung bình" (sau một buổi họp nào đó). Phạm vi "định trị Ph.D" của tôi chủ yếu áp dụng cho các nghành kỹ thuật và khoa học tự nhiên như điện, điện tử, khoa học máy tính, toán, lý, ...

Khi xưa thì giá trị của một Ph.D mới ra trường tùy thuộc vào giá trị công trình nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp. Sau khi ra trường thì doctor mới sẽ phát triển công trình này thành một vài bài báo đăng ở các tạp chí (journals) và hội nghị (conference) chuyên ngành. Các bài báo này đều được phê bình (reviewed) bởi các chuyên gia đã trưởng thành trong cùng ngành. Các bài báo không đóng góp gì nhiều hoặc vớ vẩn sẽ không được nhận đăng.

Hiện nay thì áp lực đăng báo (publication) của graduate students khi còn đang học lớn hơn gấp bội. Một công việc kha khá ở một trường đại học hay phòng nghiên cứu danh tiếng thường nhận doctor mới với hơn chục bài báo. Trung bình một giáo sư trẻ mới ra trường trong ngành khoa học máy tính có đến khoảng 3-5 journal papers và cả chục conference papers.

Dĩ nhiên số lượng là thứ yếu, chất lượng mới quan trọng. Một công trình chất lượng cao sẽ được nhiều người biết đến rất sớm, và có thể nói không ngoa là nó quan trọng hơn cả trăm bài báo dạng ... "bổ củi". (Bổ củi là tính từ dân gian trong giới khoa học Việt Nam để chỉ các bài báo thường thường bậc trung, ai làm mãi rồi cũng xong.)

Ðối với Ph.D ở Mỹ thì điểm học trung bình khi học Ph.D hầu như không mang ý nghĩa gì cả, ngoại trừ điểm tối thiểu để có thể được tiếp tục học, khoảng chừng 3.3 đến 3.5 trên 4.0, tùy theo trường. Số lượng và chất lượng các bài báo và các công trình nghiên cứu khác (một ứng dụng máy tính chẳng hạn) mới là tiêu chí đánh giá Ph.D. Không có chuyện người ta xếp loại Ph.D trung bình, yếu, giỏi, khá, vân vân. Lý do chính là: làm chuyện này hầu như là vô vọng. Ai có đủ thẩm quyền và thời gian để đánh giá. Kể cả giáo sư hướng dẫn chưa chắc đã biết hết về phân ngành mà sinh viên của mình làm, huống gì người ngoài. Có rất nhiều công trình đăng báo vài năm hoặc vài chục năm sau người ta mới thấy hết giá trị của nó. Cũng có cả tỉ công trình lúc mới đăng thì ai cũng xúm vào khen, nhưng vài năm sau thì lặng tăm.

Dĩ nhiên có khá nhiều các công trình mà người trong ngành đọc biết ngay là "dỏm" hay "xịn". Nhưng vấn đề chính là không ai có thời gian xếp loại và định trị Ph.D. Ở Mỹ, kinh tế thị trường tương đối công bằng. Ph.D giỏi sẽ được đồng nghiệp biết đến, tìm được việc ở các trường đại học và phòng nghiên cứu danh tiếng, vân vân. Cũng có thể có Ph.D giỏi không tìm được việc, hoặc Ph.D dỏm "lọt lưới" cung cầu. Các trường hợp này đều là ngoại lệ hiếm hoi.

Lại nói thêm về đăng báo. Ta hãy nhớ mục tiêu (b) của Ph.D: đóng góp vào khối kiến thức của nhân loại. Ph.D mà không có bài báo nào thì có 10 Ph.D cũng hoàn vô nghĩa, theo nghĩa tinh khiết nhất của chữ Ph.D. Chí ít, Ph.D phải chia xẻ các thu lượm và nghiên cứu của mình với đồng nghiệp ở một vài hội nghị và journal danh tiếng nào đó.

Các nhà xuất bản khoa học ở phương Tây cũng làm kinh tế. Có rất nhiều các hội nghị và journals hạng bét, bài vớ va vớ vẩn cũng đăng vào được. Chỉ có người trong ngành mới biết được hội nghị và journal nào có uy tín. Mà kể cả ở các nơi có uy tín này ta vẫn có thể tìm thấy các bài báo tồi.

Tóm lại, công việc "định trị Ph.D" hoàn toàn không đơn giản chút nào. Áp lực phải đăng báo đè rất nặng lên vai các gradudate students. Ngược lại, cảm giác công trình của mình được đồng nghiệp công nhận và đánh giá cao cũng rất tuyệt vời!

Trong 5, 6 năm đầu sau khi ra trường, bất kể công việc là giáo sư hay nghiên cứu viên, áp lực viết báo và xin tiền làm nghiên cứu còn nặng hơn khi còn là sinh viên nữa.

(Ở đây ta loại trừ các trường hợp người ta chỉ muốn có Ph.D để theo đuổi nghề giảng viên (lecturer) nào đó. Có lẽ phải khẳng định rằng mục tiêu này cũng cao quí như các mục tiêu "cạnh tranh khắc nghiệt" khác.)

Nếu Ph.D trẻ không khẳng định được mình trong 5, 6 năm đầu tiên này thì thường là sẽ không giữ được công việc của mình. Có lẽ bạn đọc cũng có thể tưởng tượng được áp lực này nặng như thế nào. Các bài báo đều là các công trình sáng tạo mà trước đó chưa có ai làm, chưa có ai nghĩ ra (chí ít là về nguyên tắc). Làm thế nào mà ai đó có thể đảm bảo một năng suất sáng tạo nhất định trong một thời gian dài như vậy? Có đáng bỏ ngần ấy thời gian và công sức cho một mục tiêu mà phần thưởng về cả kinh tế, tinh thần, triết học, sức khỏe đều khá mập mờ?

3 - Tại sao lại học Ph.D? Có nên học Ph.D không?
Ta thử ghi ra đây một phần nhỏ các lý do:
a) Bạn bè đều đi nước ngoài học sau đại học.
b) Ðược xã hội nể trọng, oách ra phết.
c) Ðể học được kiến thức tiên tiến.
d) Không rõ lắm. Từ bé học đã giỏi, thì cứ tiếp tục học.
e) Có lẽ là con đường duy nhất để cải thiện đời sống gia đình và cá nhân.
f) Ðể mở tầm mắt ra những chân trời mới.
g) Ðể sau này về làm giáo sư đại học.
h) Ðể được làm nghiên cứu khoa học.
i) Ðể thay đổi thế giới quan.
......
z) Tất cả các lý do trên.

Và z phẩy) Không làm Ph.D thì làm gì?

Ðối với đa số gradudate students và graduate-students-tương-lai thì câu trả lời là một tập con khá lớn của vài tá câu trả lời mà ai cũng có thể nghĩ ra.

Ta hãy thử phân tích vài chọn lựa quan trọng nhất:
-Làm Ph.D để mở mang kiến thức : Ðây là một mục tiêu rất quan trọng và mang tính cá nhân. Mark Twain từng nói: "đừng để trường lớp cản trở con đường giáo dục của bạn" (Don't let school get in the way of your education). Trường lớp không phải là con đường duy nhất đến Rome của tri thức. Tuy vậy, trong hoàn cảnh lạc hậu của một nước thế giới thứ ba như Việt Nam ta, thì ra nước ngoài học thêm là con đường hữu lý.

Câu hỏi chính mà ta nên đặt ra là chỉ nên học M.S thôi, hay là học cả Ph.D. Chỉ về kiến thức mà nói, thì hai năm M.S (Master of Science) cũng đủ cho một sinh viên thông minh sau đó tự học. Làm Ph.D cũng đa phần là tự học thôi

-Làm Ph.D để có một cuộc sống tốt đẹp hơn, được xã hội nể trọng hơn. Vì bạn bè ai cũng học Ph.D. Có bằng Ph.D rất oách. Từ bé đã học giỏi thì cứ tiếp tục học...v...v...
Một Ph.D thực thụ sẽ cho bạn biết rằng các lý do loại này đều là sai lầm to lớn! Tôi hoàn toàn không có ý định "giảng đạo" về chọn lựa cá nhân của ai. Tôi cũng không nói động cơ "hám bằng cấp" hay "oai oách" là sai trái. Ðó là chọn lựa của từng cá nhân. Ðiểm tôi muốn nói là các động cơ loại này sẽ không thể giúp sinh viên hoàn thành tốt việc học Ph.D. Việc hay so sánh mình với bạn bè và người khác sẽ tạo nên áp lực tinh thần không thể chịu nổi trong khi học. Yêu thích "tiếng tăm" cũng vậy. "Học giỏi", theo nghĩa ở ta, là thi thố điểm cao và "nhai lại" những gì được dạy, cho nên học giỏi chưa chắc đã liên quan mấy đến khả năng sáng tạo - khả năng sống còn của Ph.D.

Từ khóa dẫn đến thành công của sinh viên Ph.D phải là “đam mê". Ðam mê học hỏi và sáng tạo trong một phân ngành nhất định! Trừ những người thật sự xuất chúng thì đa số chúng ta sẽ không thể làm thành công Ph.D ở một ngành nào đó chỉ vì "xã hội cần nó", hay "nó kiếm ra tiền".

Nếu chỉ đam mê học hỏi không thôi thì cũng không đáng bỏ ra ngần ấy thời gian để làm Ph.D. Ta hoàn toàn có thể làm M.S rồi tự đọc, tự học thêm.

Tất cả các thành quả như chức vụ, danh tiếng, oai oách, vân vân đều phải, và nên, là sản phẩm phụ của quá trình theo đuổi nỗi đam mê sáng tạo và mở mang tri thức này.

Ðấy là nói về "động lực" học Ph.D. Thế còn "khả năng" thì sao? Quá trình học Ph.D lên xuống như hình sin. Sẽ có bao nhiêu trở ngại kinh tế, tinh thần phải vượt qua. Một trong những trở ngại lớn nhất là: sau một vài thất bại trong nghiên cứu, các sinh viên sẽ phải tự hỏi "ta có đủ khả năng làm Ph.D không nhỉ?"

Ðam mê và khả năng tạo thành cái vòng luẩn quẩn. Ta có xu hướng đam mê cái mà ta giỏi, và ta thường xuất sắc ở công việc mà ta đam mê. Nhảy vào được cái vòng này là hành trình cá nhân. Có lẽ không ai trả lời thay ta được.

4 - Phụ huynh: xin đừng gây áp lực tâm lý
Không ít các bậc phụ huynh mà tôi được dịp quan sát đặt rất nhiều kỳ vọng vào con em mình về con đường hàn lâm. Họ đầu tư tiền bạc và thời gian, nuôi niềm hy vọng ngày nào đó sẽ có một "trạng nguyên" vinh quy bái tổ, nở mày nở mặt với hàng xóm láng giềng và bè bạn. Chuyện này có ở tất cả các học bậc, không riêng gì Ph.D. Tuy vậy, áp lực ở Ph.D lớn hơn khá nhiều vì graduate students sẽ phải cạnh tranh với các sinh viên xuất sắc trên toàn thế giới.

Tôn trọng tri thức và học tập là điều tốt, và bằng cấp là một thước đo tương đối chính xác của tri thức. Nhưng nó không phải là thước đo duy nhất. Ðó là chưa nói đến các câu hỏi như: đạt được tri thức loại gì thì mới được coi là "thành nhân"? Khó mà có thể đo lường xem một Ph.D và một anh đạp xích lô ai có "đóng góp" nhiều hơn cho xã hội, hay ai "hạnh phúc" hơn ai, theo bất kỳ nghĩa nào của các từ này. Có một ranh giới rất bé giữa "tôn trọng tri thức" và "hám bằng cấp".

Hy vọng tôi đã hay sẽ thuyết phục được bạn rằng Ph.D cũng thượng vàng hạ cám. Một Ph.D về khoa học máy tính chẳng hạn, nếu làm nghiên cứu về một phân ngành chẳng ai quan tâm, đăng vài bài báo ở các chỗ linh tinh, thì sẽ từ từ xa rời dòng chảy chính của tri thức nhân loại. Có không ít Ph.D về khoa học máy tính lập trình không ra hồn, thua hẳn một kỹ sư thông thường, chính là vì lý do này.

Tôi lại triết lý 3-xu rồi. Ðiều tôi muốn nói là niềm "hy vọng" của các bậc phụ huynh tạo áp lực cực lớn ảnh hưởng đến kết quả học tập và nghiên cứu của sinh viên. Trong khi chọn lựa nghề nghiệp tương lai đáng lẽ nên là chọn lựa cá nhân!

5 - Ðạt được Ph.D chỉ là bước đầu
Còn khá nhiều điểm khác tôi muốn nói, nhưng bài đã dài. Lấy Ph.D chỉ là bước đầu rất nhỏ của một nghề nghiệp, cũng như bao nhiều nghề nghiệp khác. Có Ph.D có thể đồng nghĩa với những phần thưởng đáng quí về kinh tế và tinh thần về cả mặt xã hội lẫn cá nhân, nhưng bù lại cái giá phải trả về mọi mặt cũng cao không kém. "Nghề" Ph.D chẳng cao quí hơn nhiều nghề khác, mà thời gian và công sức bỏ ra lại nhiều hơn khá nhiều.

Cuộc sống và các chọn lựa cá nhân lẽ dĩ nhiên là phức tạp. Tôi hy vọng qua bài viết này các bạn trẻ có thể có một cái nhìn và suy nghĩ cẩn trọng hơn trước khi theo đuổi "con đường đau khổ" này. Ta không thể theo nó chỉ vì các ảo tưởng danh tiếng, bằng cấp và tiền bạc. Ðầu tư như vậy không có lãi!

Một trong những điều kiện cần cho nghề này là khả năng theo đuổi nỗi đam mê nghiên cứu và sáng tạo trong một thời gian dài. Bằng Ph.D chỉ là một bước cỏn con trong hành trình chông gai nhưng thú vị này. Nó hoàn toàn không phải là con đường duy nhất.

Viking

trich : http://www.chem4all.vn/forums/showthread.php?t=772
NQH
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tóm lại : Đam mê + Năng lực học tập, làm việc + Hậu Phương vững chắc = mảnh bằng Ph.D thực thụ
Sau khi đọc xong bạn cảm thấy thế nào? Sẽ quyết tâm lấy Ph.D chứ hay tốt nghiệp rồi tập trung vào công việc ?
Mời mọi người hãy chia sẻ cảm nghĩ....

Nguyễn Thành Hưng, 175 Tây Sơn Đống đa Hà nội, 11:14, 30/06/2010

Cãi nhau loạn cả lên là đúng đấy vì ở nước ta họ coi tiến sỹ là chức vụ đấy.

Nếu bạn đang giảng dạy ở trường Đại học bạn sẽ thấy chua chát về vấn đề này.

Có nhiều TS không có năng lực làm việc nhưng vì có bằng TS mà họ được quyết định số phận người khác. Họ được ngồi họp ở những vị trí quan trọng lắm mặc dù chuyên môn thì chán vô cùng tận. Khi họ có bằng TS họ tiến nhanh lắm, vì có mác mà. Tôi mong Bộ GD cần suy nghĩ lại cách quản lý, có thể coi nhẹ nhàng hơn việc đào tạo TS.

Ở các trường ĐH có thể coi trọng kết quả đóng góp cho khoa học hơn là bằng cấp. Gần đây quy chế của Bộ đưa ra tiêu chuẩn ngoại ngữ là vô cùng xác đáng cho các ThS và NCS. Bộ cũng cần có những đặc cách bảo vệ TS với những công trình khoa học đóng góp thật vào cuộc sống chẳng hạn những công trình NC có bằng độc quyền sáng chế. Không để tình trạng làm TS chỉ để tiến thân, sau khi có bằng rồi là có thêm quyền để quyết định số phận người khác trong đào tạo. Cũng cần coi nhẹ bằng TS đi một chút mà lấy tiêu chuẩn đóng góp cho KH làm thước đo giảng viên Đại học. TS nào trong 3 năm liền không viết được bài báo KH nào thì phải xem xét lại. PGS nào không viết bài báo, không tham gia đề tài KH cũng cần tước bỏ danh hiệu. Những ai có đóng góp thực tài cho khoa học cần phong đặc cách. Như vậy theo tôi sẽ tránh được tình trạng coi TS là chức vụ.

TH, KH, 11:10, 30/06/2010

Cần phải khơi dậy tinh thần ham hoc hỏi ở tất cả mọi người!
Các bạn nói đều có ý đúng. Nhưng những gì các bạn viết, để những người trẻ tuôi đọc, họ sẽ chẳng còn thiết hoc tập, chẳng còn thiết đam mê nghiên cứu, tìm tòi tri thức...
Nếu các bạn có con cái, các bạn có mong muốn con cái mình được học đến nơi đến chốn không?
Mỗi người đều có những điều kiện, hoàn cảnh riêng chi phối đến việc học tập
Được học và khao khát tri thức là cần khuyến khích. Nếu không, cần gì đến hệ thống giáo dục làm gì?
Vì sao những tri thức có được như ngày hôm nay? Vì sao chúng ta cần phải chiếm lĩnh tri thức? Và vì sao những người đi trước họ phải hy sinh nhiều thế cho những tri thức hôm nay?
Theo tôi, bất kể trong trường hợp nào, nếu điều kiện cho phép thì nên tận dụng để nâng cao tri thức, tận dụng để học hỏi. Nếu được học một cách bài bản thì càng tuyệt vời. Sao lại không?
Cần phải tạo dựng một truyền thống ham học! Học thực sự! Hiểu biết thực sự!

Minh, TP.HCM, 10:59, 30/06/2010

Khi đọc các bài viết này tôi đang thấy các tác giả nói về các Ph.D như là những người thiểu năng và không có khả năng tìm chỗ đứng trong xã hội vậy.

Suy nghĩ theo lý luận của các bài báo này thì có thể lý giải rằng số lượng bằng cử nhân và kỹ sư giả nhiều hơn bằng Ph.D giả vì kỹ sư và cử nhân dễ tìm việc và có lương cao hơn chăng.

Nội dung các nhận xét toát lên vẻ thiếu hiểu biết về vấn đề đang bàn và thiếu khách quan lại có chút gì đó ghen ghét. Dĩ nhiên có nhiều nơi giả danh để bán bằng hay hay nói cách khác kinh doanh bằng cấp giả nhưng cũng phải nói rằng muốn có bằng Ph.D cũng phải có vài tiêu chuẩn nhất định vì nếu học Ph.D dễ hơn đi xin việc thì người việt nam mình không đến nỗi thiếu Ph.D trầm trọng tại các trường đại học phải lấy cử nhân đào tạo cử nhân (có lẽ học Ph.D sẽ ngu đi một tý), Học Ph.D thì không có lương mà những gì anh ta lãnh có thể hiểu là học bổng hay trợ cấp nghiên cứu cũng được dĩ nhiên phải thấp hơn công nhân làm việc quần quật 8 tiếng ở CH. Pháp rồi. Ph.D là học vị khoa học không phải là chứng chỉ học nghề để đem ra so sánh một cách không chuẩn mực. Đừng nói về các Ph.D một cách cao siêu nhưng xin đừng hạ thấp nó bằng những dẫn chứng không có cơ sở. Có một lời khuyên cho những ai thích nhận xét vu vơ “muốn biết cái gì giá trị hay không hãy thử cố gắng có nó đi đã”.

Ngọc Trần, Hà Nội, 10:27, 30/06/2010

Theo tôi hiểu những bài viết liên quan đến TS gần đây xuất phát từ việc Giám đốc sở VHTTDL tỉnh Phú Thọ bỏ ra cả chục ngàn đô la để mua bằng TS.

Tuy vậy có vẻ như các bài viết và tranh luận trên Vietnamnet đang dần đi chệch hướng.

Thay vì lên án tệ nạn bằng cấp giả, thói hư danh thì lại đăng những bài viết mang nặng tính đố kị, hẹp hòi, chỉ với mục đích hạ thấp giá trị của bằng TS.

Tôi không biết bạn Hà đang làm gì nhưng với những gì bạn viết cho thấy bạn chẳng hiểu gì về bằng TS cả.

Chẳng hạn bạn nói TS là một nghề. Tôi chỉ nghe có nghề kế toán, sửa xe… chứ chưa nghe ai nói đến nghề TS cả.

TS đơn giản chỉ là tên gọi của văn bằng cao nhất trong học thuật, người có bằng đó gọi là TS, đơn giản vậy thôi.

Bạn viết “PhD được kí hợp đồng ngắn hạn (3-5 năm tùy thời gian làm PhD), trả lương định kỳ theo tháng”.

Điều này cũng hoàn toàn sai. Một người đang làm Ph.D thì chưa phải là PhD, và làm PhD là đang đi học, càng không phải là một nghề, ở trường họ cũng chỉ được gọi là PhD students hay under graduate mà thôi.

Chẳng có trường nào ký hợp đồng học tập với SV cả. Mục đích của việc làm PhD là để lấy bằng PhD chứ không phải để được trả lương. Học bổng có chăng cũng chỉ đủ trang trải cho cuộc sống đơn giản.

Ở Nhật làm PhD còn phải trả học phí chứ đừng mơ được trả lương định kỳ theo tháng.

Bạn viết “Phải nói thế này, PhD không phải là vạn năng, có bằng tiến sĩ (TS) không có nghĩa là làm cái gì cũng giỏi, là có khả năng tư duy hơn người”. Đó chỉ là nghộ nhận ấu trĩ của bạn thôi, chứ tôi nghĩ chẳng ai hiểu về TS lệch lạc đến mức ngớ ngẩn như vậy. Theo logic của bạn thì một kỹ sư IT tài ba sẽ trở nên kém cỏi hơn chính anh ta nếu anh ta học lên TS?

Cuối cùng bạn viết “Đó là đi làm TS dễ hơn đi xin việc tại đây, vì chả có dân bản xứ nào thích đi làm TS cả. Đó là nguyên nhân mà rất nhiều người VN ở lại làm TS sau Master (thạc sĩ) chứ không phải đi làm (nếu xin việc mà dễ thì đã không làm TS)”.

Xin hỏi bạn là bạn có học Đại học không vậy? Nếu có thì nơi xứ bạn học các giảng viên họ có bằng TS không, và có bao nhiêu phần trăm là dân nhập cư?

Nhận xét trên của bạn một lần nữa khẳng định bạn không hiểu gì về bằng PhD.

Bằng PhD chính là điều kiện cần để một người có thể theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu vì vậy sau khi học master những ai muốn làm theo đuổi sự nghiệp khoa học thì con đường duy nhất là phải tiếp tục học PhD, nếu không muốn suốt đời chỉ là nhân viên trông coi phòng thí nghiệm.

Đây cũng chính là điểm khác biệt cơ bản trong cơ chế đào tạo TS ở Việt Nam so với các nước phát triển. Ở các nước sau khi học xong TS mọi người mới đi tìm việc còn ở VN tìm việc xong mới học TS như một hình thức hợp thức hóa vị trí, nghề nghiệp. Chất lượng TS ở ta thấp chính là vì vậy.

Với cơ chế đào tạo như trên nên ở các nước phát triển những người học lên PhD thường là những người thực sự có đam mê nghiên cứu.

Với họ, chuyện thu nhập cao thấp không phải là vấn đề đầu tiên khi đưa ra lựa chọn nghề nghiệp. Bằng chứng là ở Mỹ hầu hết những người có bằng TS chỉ thích làm trong các cơ quan nghiên cứu thay vì làm cho các công ty với mức lương có thể gấp đôi.

Bằng TS không đảm bảo cho một mức lương cao bất thường, nhưng chắc chắn không thể thấp hơn người có bằng thạc sĩ, kỹ sư làm việc trong cùng cơ quan, lĩnh vực.

Tôi không biết ở Châu Âu thế nào chứ ở Mỹ mọi người vẫn đánh giá cao bằng TS và ngưỡng người có bằng TS chứ không phải xem thường như nhiều người viết.

Cuối cùng thú thật tôi rất thất vọng vì Vietnamnet đăng bài viết này của bạn.

hai dang, 45 hoa mai, p2 ,phú nhuận, TP.HCM, 10:25, 30/06/2010

Báo Khoa học và Tổ quốc cơ quan của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam số tháng 4/2010 có bài viết của tác giả Anh Kiệt có thông tin về một số trường dỏm nhưng có nhiều bằng thạc sỹ - tiến sỹ ở Việt Nam
Xin hảy nếu tên trường dỏm lên để các vị mua bằng biết và dấu đi.
1. Preston University (WY)
2. Pasific Western University (CA)
3. Amircacan of technologi University (WY-CA
4. Columbia Commonwealth University
5. Akamai.
Ai có những tấm bằng của các trường này xin đừng khoe nữa vì lộ tẩy bằng dỏm.

Hoàng Mạnh Lâm, Sở KHCN Đak Nông, 10:18, 30/06/2010

Tôi thấy thật lạ lùng, có gì mà bàn nhiều quá thế.

Tiến sỹ (TS) là cái này là cái kia, cứ tự làm những việc gì đó chẳng TS tý nào để cho sự việc trở lên rối tung lên.

Ai bảo các ông khoe, ai bảo các ông vênh vang, ai bảo các ông ra vẻ ta đây...Hãy làm một người bình thường đi và làm tốt phần việc của mình để có ai đó nhìn vào thì phải công tâm mà nói rằng họ làm tốt thật vì họ học hành bài bản.

Vậy thôi. Còn ai đó cứ nói mãi, nói đi nói lại, bình phẩm lung tung thì cần xem lại vị ấy xem thế nào: Vì có thể là thùng rỗng thật.

Nguyễn Quang Huy, Hà Nội, 10:18, 30/06/2010

Tôi nhận ra rằng, việc đưa vấn đề trên ra diễn đàn là sáng kiến lớn về đạo đức học, xã hội học, vì vấn đề này lâu nay được tôn sùng trong dân ta.

Có lẽ cũng là cái tư duy truyền thống là "tôn sư trọng đạo" mà đạo ở đay là đạo "Học". Hãy thử quan sát 1 gia đình Việt mà xem, cho dù gia đình này có khá giả bao nhiêu nhưng việc học hành của con cái không đến nơi đến chốn thì gia đình đó vẫn chưa thể có hạnh phúc trọn vẹn được và ngược lại. Bằng cấp là giấy chứng nhận cho mỗi cá nhân về một kỹ năng, một sự trải nghiệm hoặc một sự đóng góp... do một tổ chức cụ thể cấp cho.

Bằng tiến sỹ theo tôi cũng là sự chứng nhận kỹ năng nghiên cứu của một cá nhân do một tổ chức nghiên cứu cụ thể cấp cho.

Bằng tiến sỹ khó có thể coi là 1 nghề ở Việt Nam được vì nhiều tiến sỹ có bằng nhưng không làm nghiên cứu hoặc nghiều tiến sỹ về ngành này nhưng lại làm ngành khác, nhiều tiến sỹ đơn giản chỉ có bằng cho tương xứng với vị trí quản lý mà thôi.

Về sự trải nghiêm, tiến sỹ tương đương với sự trải nghiệm công tác nghiên cứu là 2 năm theo quy định.

Vì các lý do trên nên tiến sỹ không phải là "cao cấp, là vinh quang, là phản ánh trình độ nhận thức và tư duy, khả năng ứng biến trong công việc được".

Cuối cùng, đánh giá bằng tiến sỹ giá trị như thế nào là do bản thân người đánh giá, sử dụng nó mà thôi. CEO có sự đánh giá về tiến sĩ khác với Trưởng phàng tổ chức của đảng ủy và các trường hợp khác nữa...

Nguyễn Phung Lân, 10:17, 30/06/2010

Bài viết của Hà PC cũng khá hay, và cũng có nhiều ý kiến độc giả cũng rất độc đáo . Tôi cũng chưa làm PhD nhưng tôi có đọc bài Tản mạn về mãnh bằng Ph.D . Mời quý vị xem ở http://www.cse.buffalo.edu/~hungngo/Vietnamese/phd.html . Tôi cám độc giả đã viết các ý kiến này .

le thuc, 127 Ban Co , 10:14, 30/06/2010

chua noi ve noi dung bai viet, chi noi toi viec tac gia dung PhD student , PhD ma ko co loi giai thich la gi, thi da thay tac gia cung chang la gi ca, thich dung tu ngoai.

Hải Đăng, 45.Hoa mai, Phường 2, Phú Nhuận, 10:10, 30/06/2010

Không nên tát nước theo mưa.

Người Việt Nam ta có một cái tật xấu mà không biết các nước khác có không. Đó là a dua, hội đồng, nói theo, nói leo.

Chúng ta hay chuyển từ cực đoan này qua cực đoan khác mà quên đi rằng tất cả cực đoan đều không tốt.

Tiến sỹ là gì? Chúng ta đã hiểu chưa, Tôi xin trích định nghĩa của wikipedia.org: Tiến sĩ là một học vị do một trường đại học cấp, sau khi nghiên cứu sinh tốt nghiệp khóa học sau đại học và bảo vệ luận án tiến sĩ thành công. Trong tiếng Anh, từ tiến sĩ thường được viết tắt là Ph.D (Doctor of Philosophy).

Tại một số quốc gia, "tiến sĩ" là học vị mà nhà nước cấp cho các nghiên cứu sinh sau khi đã bảo vệ xong luận án tiến sĩ tại một trường đại học hoặc viện nghiên cứu có thẩm quyền.

Trước thập niên 1990 ở Việt Nam học vị này có tên gọi là phó tiến sĩ, nay đã đổi thành tiến sĩ; còn tiến sĩ cũ gọi là tiến sĩ khoa học cho phù hợp với các nước phương Tây.

Dưới thời phong kiến, trong các cuộc thi Nho học của Việt Nam, học vị tiến sĩ là những người đỗ tất cả ba kỳ thi: thi hương, thi hội và thi đình, được ghi danh trong khoa bảng (trừ thời nhà Nguyễn, có thêm học vị Phó bảng không phải là tiến sĩ, nhưng cũng được chấm đỗ ba kỳ thi trên). Thời nhà Trần những người đỗ tiến sĩ được gọi là Thái học sinh.

Tiến sỹ là nghề nói vậy quả là người phát biếu này thiếu kiến thức trầm trọng. Làm tiến sỹ dễ hơn đi xin việc lại là một cách nhìn nhận thiển cận và kém hiểu biết.

“Cách đây 526 năm (1484-2010), trên tấm bia Tiến sĩ đầu tiên dựng tại Văn Miếu Quốc Tử Giám ghi lại lịch sử khoa thi năm 1442 có khắc ghi những dòng chữ :"...Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết...".Người soạn ra những câu nổi tiếng đó là vị Tiến sĩ triều Lê, Thân Nhân Trung”.

Vây thì chúng ta nên phê phán việc mua bằng tiến sỹ, những tiến sỹ chạy chọt, tiến sỹ dỏm mà tối thấy chiếm tỷ lệ tương đối cao ở Việt Nam, Tiến sỹ không có kiến thức cũng rất nhiều.

Chúng tôi có ý định xuất bản bộ sách tiến sỹ Việt nam, Khi đưa ra tiêu chí bắt buộc là các tiến sỹ phải công bố Công trình nghiênc ứu thì đếh nay dù chúng tôi đã gửi thư đến 20.00 tiến sỹ vẫn chưa có tiến sỷ nào gừi về. Thực trang là như thế. Hầu hết Tiến sỹ Việt Nam là hoàn tất bằng cấp để cơ cấu, kiếm lợi và cho oai.

Song trong số 20.000 hiện nay, tôi nghĩ tuy ít song cũng có các tiến sỹ thật và họ là nguyên khí quốc gia, nên kính trọng họ, không nên vơ đũa cả nắm, không nên a dua, hội đồng, nói theo, nói leo.

Nhà báo Hải Đăng
.


Hoàng Thanh Hải, Hà Nội, 10:09, 30/06/2010

Sao mọi người cứ cãi nhau loạn cả lên.

Thạc sỹ, hay tiến sỹ, hay cử nhân, hay những người lao động phổ thông thì ai cũng giỏi một thứ, không có ai là hơn hẳn ai cả, và tương tự thu nhập cũng vậy.

Thạc sỹ, tiến sỹ thì được đào tạo để chuyên làm công tác nghiên cứu (hoặc có thể nói là nghề nghiên cứu), cử nhân, kỹ sư, hoặc công nhân nghề thì thiên về ứng dụng. Bảo một ông tiến sỹ đi cấy lúa thì làm sao bằng một bác nông dân.

Hoặc bảo bác nông dân xây dựng phương trình tuyến tính, tìm mối quan hệ giữa lượng nước tưới với năng suất lúa, thì làm sao bằng anh tiến sỹ. Có thế mà cũng loạn cả lên.

Cái nên bàn ở đây là liệu tiến sỹ có làm nên trò trống gì hay không, bởi Việt Nam có quá nhiều tiến sỹ, thạc sỹ "giấy, lấy tiền của dân đi học, rồi cả đời cũng chẳng làm được một nghiên cứu có ích.

Huong Yamada, Hanoi, 10:09, 30/06/2010

Tôi thấy tác giả bài viết này thể hiện một cái nhìn thiển cận đã dùng kinh nghiệm của mình để nói lên một vấn đề chung.

Tôi không hiểu tác giả làm NCS như thế nào mà lại có những phát biểu như vậy.

Tôi đã từng làm NCS tại Nhật Bản, khi tiếp xúc với người dân và khi họ biết mình làm nghiên cứu sinh thì họ rất tôn trọng. Còn đối với các sinh viên đại học và cao học người Nhật thì khi họ biết chúng tôi làm NCS thì họ rất ngưỡng mộ. Nhiều khi tôi cũng động viên họ và nói “làm NCS cũng không có khó lắm đâu” thì họ đều trả lời “tôi không đủ thông minh để làm được điều đó”. Đây là về suy nghĩ của người dân nước sở tại-Một trong những nước phát triển có nền khoa học và công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới.

Về cường độ làm việc thì hầu như chúng tôi không có thời gian để giải trí, thậm chí là xem tivi, hầu như tuần nào cũng có báo cáo GS. Đối với những người làm NCS trong lĩnh vực sinh vật thì còn vất vả hơn đa số mọi người đều ở lab đến 9h tối hoặc 12 giờ đêm mới về, rất nhiều người kể cả NCS người Nhật ngủ lại tại Lab. Chỉ riêng yêu cầu để được nộp luận án và bảo vệ luận án như thi điều kiện và/hoặc có 1-2 bài đăng trên tạp chí quốc tế thôi cũng đủ để các NCS mất ăn mất ngủ.

Về học bổng, thì Chính phủ Nhật cấp cho với mức đủ để NCS tập trung toàn thời gian vào nghiên cứu. Tuy nhiên, nhiều người vẫn đi làm thêm để gửi tiền về nhà nhưng chính điều này đã làm giảm chất lượng nghiên cứu. Nếu so 1 NCS người Nhật và 1 NCS người nước ngoài thì đa phần NCS người Nhật họ làm việc nghiên túc hơn và tất nhiên là có nhiều bài đăng trên tạp chí có uy tín hơn.

Về kết quả nghiên cứu thì công trình nghiên cứu của NCS phải có cái mới. Mà đã có cái mới thì không phải dễ và phải được hội đồng Giáo sư cấp khoa, cấp trường và cấp quốc gia là những người đứng đầu ngành đánh giá và chấp nhận.

Để đạt được kết quả trên thì 1 NCS phải trang bị rất nhiều kiến thức và có một phương pháp tiếp cận khoa học và độc lập trong nghiên cứu. Tuy nhiên, sau khi được cấp bằng Tiến sỹ thì người đó phải có các công trình nghiên cứu liên tục vì khi đó mới bắt đầu quá trình trở thành Nhà khoa học. Khi đã là nhà khoa học thì sẽ là những người có khả năng có nhiều phát minh và đóng góp nhiều hơn cho xã hội. Hãy nhìn những nhà khoa học lớn những nhân cách lớn trên thế giới và ở Việt Nam-họ đều bắt đầu bằng việc nghiên cứu và là những nhà nghiên cứu độc lập. Do vậy, tôi có thể khẳng định làm NCS không phải là một nghề, một nhà kinh doanh thì khó có thể trở thành một nhà khoa học tạo ra những đột phá cho thế giới cho xã hội.

Về khả năng tiếp cận của những Tiến sỹ, những nhà khoa học thì tôi có thể thấy họ là những người có khả năng tiếp cận vấn đề rất nhanh.

Một sinh viên đại học, mới vào trường còn ngở ngác chưa biết học tập nghiên cứu như thế nào nên cần phải có những người thầy (GS, Tiến sỹ) giảng dạy, hướng dẫn từng bước. Còn những Tiến sỹ, các nhà khoa học thực thụ thì biết cách và tiếp cận nhanh đến vấn đề. Mộ sinh viên đại học có thể mất 4 năm mới kết thúc chương trình đại học thì những tiến sỹ, những nhà khoa học thực thụ không mất nhiều thời gian như vậy.

Thực tế, có một bộ phận những người cơ hội chỉ có tấm bằng tiến sỹ để thăng quan tiến chức và không tiếp tục nghiên cứu nữa, hoặc có những người có được bằng tiến sỹ nhưng do tiêu cực hoặc mua bằng nên đã làm cho hình ảnh những người thực sự làm nghiên cứu, những Tiến sỹ, những nhà khoa học có nhân cách bị ảnh hưởng.

Nguyễn Trường Sơn, Hà Nội, 10:08, 30/06/2010

Theo tôi Việt Nam là có truyền thống hàng ngàn năm lúa nước và 1.000 năm khoa cử. Thi đỗ là làm quan là được cả xã hội tôn vinh là hiền tài. Đỗ trạng nguyên, tiến sĩ sẽ được vinh danh và làm quan to. Dù rằng đề thi do vua quan đặt ra đã chắc là thực sự hữu ích cho quốc gia hay chỉ hữu ích cho chế độ Phong kiến.

Ở Pháp nói riêng và châu Âu nói chung không có truyền thống khoa cử đấy, người thực tài đợc xã hội vinh danh và được trọng dụng. Hai nền văn hoá khác nhau rất khó hiểu nhau. Nhưng có thể ta cần học hỏi thêm nền văn hoá Pháp và châu Âu nói chung.

Dù sao họ cũng phát triển hơn Việt Nam

Guy, 10:05, 30/06/2010

Trước giờ bạn bè tôi vẫn hay truyền tai rằng "Tiến sĩ Bỉ là Tiến sĩ nhảy đầm". Thông qua bài viết tôi có thể đoán chắc rằng bạn Trung nhảy đầm rất giỏi. VietNamNet ngày càng có nhiều chiêu rẻ tiền để câu khách quá. Thật đáng buồn !

Luke, Paris, France, 10:03, 30/06/2010

"Là 1 người đã từng làm nghiên cứu và hiện đang đi làm tại Pháp...", một kẻ "đào ngũ" trong khoa học như ông Ha BC đây mà cũng đòi lên tiếng ư! Nực cười!

Kieu Quoc Tuan, Ha Noi, 10:02, 30/06/2010

Tôi thấy cách tiếp cận coi Tiến sỹ là một nghề khá thú vị và cũng có sự hợp lý. Theo tôi quan niệm thì Tiến sỹ là một nấc thang cao nhất trong trình độ học vấn. Tuy nhiên, coi danh hiệu Tiến sỹ là một đỉnh cao trí tuệ thì lại sai, chắc gì một anh Tiến sỹ đã giải quyết vấn đề tốt hơn một anh kỹ sư, cử nhân nhiều kinh nghiệm.
Thực tế, ai cũng phải đi làm và Tiến sỹ cũng vậy. Vậy thì sản phẩm của Tiến sỹ là gì? Đó là các công trình nghiên cứu, các ứng dụng vào thực tiễn. Một số comment trước đó đã nhầm lẫn giữa việc đào tạo TS và người đã thành TS. Một anh NCS đi học TS là để đào tạo anh ta thành một nhà khoa học ở trình độ cao. KHi anh ta đã thành TS thì anh ta phải làm cái gì đó mà anh ta được đào tạo, tức là phải làm ra sản phẩm của mình.
Xin hỏi các bác quan chức đi học TS, các bác đi học thành TS về để làm gì? Chắc các bác học TS xong để đột phá như một bác TS nào đó ở Hà Nội đã từng phát biểu.
Tiến sỹ đúng là một học vị, danh hiệu cao quý, ghi nhận thành tích học tập và nghiên cứu khoa học của một người. Vậy thì , phải trả cái danh TS về đúng giá trị của nó, hình thức phải phù hợp với nội dung và phản ánh đúng nội dung. Cho dù một người là TS về nghiên cứu cơ bản hay ứng dụng thì anh ta cũng phải có sản phẩm của mình và phải làm cái nghề đúng với học vị tiến sỹ đó. Do vậy, coi TS là một nghề là một tiếp cận hợp lý.

Doctor Ho, USA, 09:56, 30/06/2010

Tư duy hạn hẹp, suy nghĩ theo kiểu con buôn!

vbk, South Korea, 09:50, 30/06/2010

"và đa số người Việt Nam làm PhD tại đây là vì cái bằng chứ chả phải vì sự nghiệp "kinh bang tế thế" chi cả"===> thế thì bạn phải gác tay lên trán hàng đêm để suy nghĩ lại là tại sao bạn đi học TS nhé. Có rất nhiều mục đích khác nhau khi mọi người quyết định đi học TS, với lại bạn nói đa số người Việt tại nơi bạn đi học là vì cái bằng thì tôi e rằng bạn đánh giá thiển cận quá, bộ tất cả mọi người cần thiết phải trả lời phỏng vấn của bạn về mục đích của họ!!!

"Điều này dễ hiểu vì TS thì chỉ có kinh nghiệm và tư duy làm nghiên cứu chứ không có tư duy làm thực tiễn, kinh nghiệm trong môi trường doanh nghiệp."===> Ý kiến này của bạn cũng thiển cận nốt, bạn có biết là rất nhiều người đã và đang đi làm trong các doanh nghiệp và họ cũng đã có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực họ đang làm, tuy nhiên, họ muốn nâng cao về khả năng nghiên cứu khoa học, cũng như thái độ làm việc, cách làm việc,...của các nước phát triển mà họ cần phải đi học TS. Trong trường hợp này, thậm chí họ còn biết chính xác cái gì cần phải học, phải đọc để phục vụ cho công việc sau khi ra trường. Cho nên bạn không nên nói ra câu này, nghe có vẻ tư duy duy ý chí.

"Cùng điểm xuất phát thì TS khó mà vượt lên được 1 kỹ sư được đào tạo bài bản ở đây trong môi trường công nghiệp"===> bạn cũng nên nói logic 1 chút về mệnh đề này, nên như thế này: Cùng điểm xuất phát thì TS không phải lúc nào cũng có thể vượt lên được 1 kỹ sư được đào tạo bài bản ở đây trong môi trường công nghiệp.

"đa số người đi làm bận rộn và mệt mỏi hơn người làm PhD"===> cái này chắc là chỉ đúng trong trường hợp của bạn thôi bạn yêu quí.

Đó là đi làm TS dễ hơn đi xin việc tại đây, vì chả có dân bản xứ nào thích đi làm TS cả. Đó là nguyên nhân mà rất nhiều người VN ở lại làm TS sau Master (thạc sĩ) chứ không phải đi làm (nếu xin việc mà dễ thì đã không làm TS)===> thế thì phải thêm một từ vựng vào từ điển Viêt-Việt, đó là từ " ăn mày khoa học"

Mỗi người có sự lựa chọn riêng cho mình, và phải suy nghĩ chính xác tại sao mình chọn con đường ấy. Thật là khập khiễng khi sao sánh giữa các nghề nghiệp: Làm TS, quét rác, buôn bán, lái taxi,...hay làm gì khác. Nghề nào cũng có ý nghĩa riêng của nó, và tất cả gộp lại tạo nên sự vận hành cho xã hội. Đừng nên thánh hoá hay nhìn quá tiêu cực về 1 sự việc nào cả.

Thân.

Hạnh, 09:46, 30/06/2010

Bài viết này phản ánh thực tế.

Xin lỗi các bạn đã & đang học PHD. Nhưng PHD dù có có lôi định nghĩa gì ra chăng nữa cũng chỉ là một lựa chọn nghề nghiệp, dành cho những người có xu hướng đi sâu vào nghiên cứu thôi bạn ạ. Không hiểu các bạn học cao nhưng những vấn đề đơn giản về định hướng nghề nghiệp cũng chưa phân biệt nổi thì buồn quá. Không phải chỉ ở Pháp, mà Đức, Mỹ, Canada...; thậm chí là Nhật - một nước châu Á, trong công việc thực tế họ không nhìn vào bằng PHD như các bạn đâu. Họ chỉ quan tâm đến bằng đó khi bạn làm công việc nghiên cứu, như giáo sư chẳng hạn. Hay các bạn đi hỏi xem Bill Gates, Warren Buffet có bằng PHD không nhé? Không có à? Vậy chắc là tư duy kém rồi.

Bài viết này mình thấy không có gì là sai. Có thể một số phần nhận xét hơi mang tính cụ thể, chưa phải chung cho mọi trường hợp.

Nhưng việc không xin được việc nên đi học PHD, đó là thực tế mình thấy phổ biến trong giới du học nước ngoài.

Mình đã từng đi và biết rất nhiều người đã và đang đi du học. Những bạn sau khi có bằng Bacherlor (Cử nhân) được nhận làm ở một vị trí phù hợp luôn thì họ đều không có ý định học tiếp.

Những bạn học lên cao (tôi biết) đều vì một trong các lý do sau: Không xin được việc phù hợp, đã đi làm nhưng chán công việc hoặc chưa xin được việc và sắp phải về nước. Có thể số bạn tôi biết ở Nga, Đức, New Zealand, Mỹ và Anh chưa nhiều nhưng khi hỏi các bạn ấy nói những bạn Việt khác cũng vậy.

Có lẽ các bạn tôi và tôi, sau khi đã đi du học, hiểu về PHD kém hơn các bạn chưa đi nước ngoài thì phải?

Dang Vu, Queensland, Australia, 09:42, 30/06/2010

Nghe cua Tien si la gi?

Neu coi Tien si la mot nghe, roi dem so sanh voi cac nganh nghe khac, at han se bi "lech de". Neu nhin nhan rang: Nghien cuu la mot nghe, ma Tien si la dieu kien can de ho tro nghien cuu, ta se khong co so sanh ve thu nhap giua mot Tien si va mot nguoi lam cong nhan trong nha may. Nguoc lai, neu coi Tien si la mot nghe nhu ghe Thu tuong hay CEO thi moi nen so sanh thu nhap giua 2 nganh nghe khac han nhau nhu vay.

Tien si lam gi? Nghien cuu la la mot nganh nghe nhieu ap luc va co su dao thai rat cao. Ap luc thu nhat la tan suat cong cong bo cac cong trinh nghien cuu thong qua cac an pham (Publications) tren cac tap chi chuyen nganh. Hang nam cac co so nghien cuu danh gia Tien si thong qua cac Academic Apraisal nhu vay. Thu hai la kha nang tim quy (fund) cho nghien cuu. De duy tri nghien cuu, Tien si bat buoc phai cho thay kha nang phat trien nghien cuu thong qua cac du an (project) moi. Neu trong thoi gian hop dong ma Tien si khong dap ung duoc nhung nhu cau do thi chuyen bi sa thai la rat cao. Vi vay, chung ta khong ngac nhien la mot so Tien si phai chuyen di lam cac nganh nghe khac nhu nhieu ban doc phan anh.

Tai sao o mot so nuoc thi lai co it nguoi lam PhD nhu cac y kien cua ban doc? Thu nhat, nghien cuu nam trong nhung nhom nganh "hep" vi vay kha nang xin viec cung khong cao. Thu hai, thu nhap giua nghien cuu va cac nganh khac cung khong chenh lech nhieu co khi con thap hon mot so nganh khac. Vi du, neu mot cu nhan moi ra truong ma chon lam cho mot Cong ty khai mo thi thu nhap se cao gap doi mot Tien si moi ra truong lam cho mot co so nghien cuu. Thu ba, nghien cuu la mot nghe qua vat va! De phat trien su nghien cuu, mot Tien si phai dau tu nhieu thoi gian hon cac nhom nganh khac. Vi vay se it co thoi gian danh cho gia dinh, giai tri.

O nguoc ngoai Tien si duoc nhin nhan nhu the nao? Co le Tien si khong duoc nhin nhan la "sieu quan" nhu ban Ha BC noi. Tuy nhien, ho cung nhan duoc su danh gia cao cua xa hoi. Chang han, mot so nuoc phat trien co chuong trinh nhap cu cho nhung nguoi co bang cap cao nhu PhD.

O Vietnam, bang Tien si la de phuc vu cho cong tac lanh dao la chinh, chu khong phai nghien cuu. Nguoc lai o nuoc ngoai Tien si se khong muon lam cong tac quan ly hanh chinh, vi nhu vay se lay cua ho rat nhieu thoi gian nghien cuu.

Xin chan thanh cam on qui bao va xin loi vi toi khong go duoc dau cho bai viet nay.

Vinh Lê, Sài Gòn, 09:37, 30/06/2010

Tôi thấy tác giả bài viết rất phiến diện, không có cái nhìn toàn diện. Không hiểu bạn dựa vào số liệu nào, bằng chứng nào để nói như vậy.

Bui Bich Hanh, Trung Kinh - Ha noi, 09:24, 30/06/2010

Tôi còn nhớ, có lần Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết có nói đại ý rằng: Ở cơ quan những anh làm được việc thì được giao hết việc nọ, việc kia; còn những anh không có năng lực, không đáp ứng được đòi hỏi công việc thì chẳng phải làm gì, và họ đi học (làm tiến sỹ). Học xong, có bằng cấp họ lại được cất nhắc, bổ nhiệm. Đây là hiện tượng rất phổ biến ở cơ quan nhà nước.

Ở cơ quan tôi cũng vậy, những người có năng lực thì làm không hết việc, và vẫn được giao thêm việc. Những người không có năng lực thì chẳng lãnh đạo nào dám giao việc cho, thế là họ đi học, đi thi cao học, làm tiến sỹ.
BH

PhDer, Hà Nội, 09:06, 30/06/2010

"đa số người đi làm bận rộn và mệt mỏi hơn người làm PhD"

Tôi không hiểu tác giả nói gì? Hay nhận xét tổng quát này tác giả chỉ nói đến PhD ở Pháp? Có lẽ Pháp đào tạo tiến sỹ dễ vậy chăng? Làm PhD là bước đầu làm nghiên cứu, và làm nghiên cứu nghiêm túc thì chưa và không bao giờ là dễ cả. Và nói rằng làm PhD ít bận rộn và mệt mỏi hơn "đa số người đi làm" là hoàn toàn sai lầm. Hãy hỏi bất kỳ một người nào học PhD ở Mỹ chẳng hạn (tất nhiên trừ kiểu Thái Bình Dương), xem họ nói gì về học PhD.

Còn coi PhD là một nghề thì càng sai lầm. Đi học và được trả tiền không có nghĩa đó là "nghề". Theo tôi hiểu số tiền trường cấp cho NCS chỉ nhằm mục đích để NCS yên tâm học vì số tiền đó chỉ đủ chi phí sinh hoạt tối thiểu. Không thể gọi số tiền ấy là "lương" theo đúng nghĩa của lương được. Thực hành, nghiên cứu trong quá trình làm PhD là một phần của chương trình đào tạo. Cũng chẳng có cái "nghề" nào lại gói gọn trong 3-5 năm, rồi sau đó hết nghề cả.

Cuối cùng, người bản xứ ít học PhD không có nghĩa là PhD dễ. Đó là vì PhD quá khó, không phải ai cũng dấn thân và thành công được. Nếu thành công thì payoff của PhD bình quân phải hơn hẳn những lựa chọn khác.

Thai Dung, Viet Nam, 09:04, 30/06/2010

Tôi rất đồng ý với bài viết của Ha`BC . Khá nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp Đại Học không thể kiếm được một công việc thích hợp như kỹ sư, chuyên viên ... họ không có sự lựa chọn nào khác là học lên tiến sỹ .

Tôi biết nhiều Việt kiều và nhiều học sinh du học vốn là bạn bè của tôi như vậy . Một số ít chấp nhận bán hàng ở siêu thị, làm chạy bàn ở các tiệm ăn , làm bán hàng ở chợ, nhưng vốn là người gốc Việt thường có suy nghĩ "hơi xấu hổ" về những ngành nghề đó , nên đa phần đã chọn con đường tiếp tục học lên Tiến Sỹ .

Thật lòng mà nói làm tiến sỹ ở nước ngoài có rất nhiều ngành gần như là luôn luôn thiếu sinh viên bởi vì dân bản xứ hiếm hoi mới học như ngành Toán, ngành Vật lý chẳhg hạn . Vì vậy khi xin học Tiến Sỹ ở các ngành này thường thì trường rất dễ nhận và cấp học bổng .

Người dân bản xứ suy nghĩ khá thực dụng , nếu họ kiếm được việc làm tử tế thích hợp lương cao sau tốt nghiệp thì vẫn tốt hơn phải làm công việc vất vả chán ngắt lương thấp như làm Tiến Sỹ .

dép, HN, 09:02, 30/06/2010

Thật hết biết với các bác trí thức nhà mình. Mời các bác vào đây coi định nghĩa PhD là cái gì cái rồi hãy phát biểu
http://wordnetweb.princeton.edu/perl/webwn?s=phd

Minh tuan, TPHCM, 08:41, 30/06/2010

Tôi là 1 người bình dân và tôi chả hiểu Phd Student là cái gì cả, chả lẽ mỗi lần đọc 1 bài báo như vậy tôi lại phải mở tự điển và lên mạng để tra sao?

Tiến sỹ, Hà nội, 08:29, 30/06/2010

Có lẽ cần có nhiều bài thế này hơn nữa để bớt các ông tiến sỹ "hữu danh vô thực", tiến sỹ dỏm nên có cái tự trọng của mình, đừng đeo bằng tiến sỹ dỏm mà "doạ ma" nữa.

Tôi nói từ doạ ma vì có lần đọc bài phản bác kế hoạch vườn "tiến sỹ" đã có một tiến sỹ mang bằng về cho mẹ khoe hàng xóm và muốn để doạ ma chứ không muốn sử dụng vì ông tiến sỹ đó tự trọng với kiến thức của mình.

lam thuy lan, 453 kha van can - hiep binh chanh - hcmc, 08:22, 30/06/2010

Tôi là 1 người rất thích học lên vì tôi cũng làm ngành giáo dục. Tôi đã từng rất mơ mộng việc đi học nước ngòai, nhưng có lẽ tôi đã vỡ ra nhiều điều sau khi đọc những bài viết này.

Thực sự k ai kể những chuyện này cho tôi nghe kể cả bạn bè ở bên đó của tôi, nên tôi rất ngưỡng mộ, làm khoa học quả thực không dễ chút nào. Nhưng tôi hy vọng là với những gì đạt đuợc, mọi người sẽ cống hiến hay chí ít truyền đạt kinh nghiệm cho chúng tôi. Chân thành cám ơn.

Thanh BĐ, Nga, 08:18, 30/06/2010

Tôi hoàn toàn đồng ý với bài viết trên của anh. Hiện nay tôi cũng đang la 1 NCS tại Nga. Khi nói chuyện với bạn bè tôi ở Viêt Nam (những người học cùng lớp ĐH) tôi tự cảm thấy rằng kiến thức chuyên môn của tôi ít nhiều không thể bằng họ được, mặc dù xét về học vấn (bằng cấp) thì tôi có thể cao hơn họ.

Sang Nga nghiên cứu, có cơ hội được tham gia làm việc ở 1 tập đoàn tại đây, tôi cũng thấy rằng khi họ hỏi tôi ở đâu, đang học gì .. và nghe tôi trả lơi đang làm NCS, nhiều người họ ko biết NCS là cái gì và họ thờ ơ với học vị ấy.

Điều đó chứng tỏ họ chỉ quan tâm đến khả năng thể hiện năng lực bản thân của người làm mà không cần quan tâm đến bằng cấp của họ. Vì vậy hãy xem rằng việc đi hoc TS (hay đã là TS) cũng chỉ là 1 công việc bình thường như các công việc khác.

CUONG, Ha Noi, 08:04, 30/06/2010

BÀI VIẾT KÉM CHẤT LƯỢNG, DÙNG TỪ CẨU THẢ KHÓ HIỂU.

Nguyên, California, USA, 07:29, 30/06/2010

Tôi thấy rất bất ngờ với 1 ý kiến rất rất rất ngụy biện được lựa chọn đăng trên Việt Nam Net. Đoạn văn nào cũng chỉ ra được ngụy biện mà tôi sẽ không thể nói hết trong bình luận nhỏ này. Có những đoạn tôi cũng chẳng hiểu được ý của tác giả là gì.

Thứ nhất, việc tác giả đang làm việc ở Pháp không chứng tỏ điều mà cậu ấy nói, rằng đa số những người làm đi làm là bận rộn hơn người làm NCS là đáng tin. Để có một đánh giá đáng tin cậy về vấn đề này có lẽ cần 1 nghiên cứu nghiêm túc.

Những gì tôi chứng kiến ở đây thì lại hoàn toàn khác. Những nghiên cứu sinh ở đây, nơi tôi đang học, rất bận rộn. Họ làm những dự án nghiên cứu cho cùng với các GS và nhận lương từ những công ty. Vì được nhận tiền từ GS, họ bị thúc ép làm việc rất nhiều. Vì nếu như nhóm nghiên cứu nào không thành công, sẽ khó kiếm được hỗ trợ tài chính cho dự án tiếp.

Thứ hai, khi tác giả nói lương PhD lương thấp hơn là không có cơ sở. Nếu không có dẫn chứng cụ thể về mức lương mà chỉ dựa trên kinh nghiệm cá nhân thì đánh giá này cũng không đáng tin. Ngoài ra, việc lương thấp hay lương cao không chứng tỏ điều gì phù hợp với bài viết cả.

Thứ ba, với kết luận "chẳng có dân bản xứ nào thích đi làm tiến sỹ cả" là điều hơi thái quá. Tốt hơn hết, hãy chỉ ra thì phần sinh viên quốc tế ở các trường tốt chiếm bao nhiêu phần trăm.

Các tin khác