Cuộc chơi không công bằng giữa truyền thông và giáo dục?
- Nhân ngày Báo chí Việt Nam 21/6, các nhà báo làm giáo dục lại có cơ hội được "mổ xẻ" chính mình và nghe những ý kiến đóng góp của xã hội.
TIN LIÊN QUAN |
|
---|---|
TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, Hiệu trưởng Trường THPT dân lập Đinh Tiên Hoàng: Không thể viết những biểu hiện bề ngoài
Thầy Nguyễn Tùng Lâm |
Trường Đinh Tiên Hoàng có lẽ xuất hiện nhiều trên báo. Đó là dịp báo chí giúp chúng tôi khẳng định thương hiệu của mình, tổ chức tốt quá trình giáo dục. Chúng tôi luôn nhắc nhau là Trường Đinh Tiên Hoàng không chọn lọc HS đầu vào nhưng phải đảm bảo chất lượng đầu ra.
Tuy vậy, báo chí cũng có những nhược điểm. Ví dụ, có báo khai thác những mặt nghịch ngợm, phóng túng của HS chúng tôi, và do đó, chúng tôi được thêm cái "thương hiệu" là "đinh kinh hoàng". Tuy nhiên, tôi cũng phải thẳng thắn nói rằng, khi khai thác điều đó, nghiệp vụ của các bạn không vững ở chỗ này: chúng ta giúp đỡ HS để tôn vinh HS chứ không phải để chì trích HS. Có bạn nói rằng đây là "thùng rác", chứa đựng những HS nơi khác.
Như vậy là các bạn đã biến một chủ trương hết sức nhân văn của ngành giáo dục Hà Nội, biến một ý tưởng hết sức tốt đẹp của các nhà giáo Hà Nội trong cuộc vận động kỷ cương, tình thương, trách nhiệm là giúp đỡ, tạo điều kiện cho các em HS chưa ngoan thành vô nghĩa. Đây cũng là một cách làm giáo dục hết sức nhân văn chứ. Lẽ ra, phải tìm hiểu sự cố gắng của HS và giải pháp giáo dục của nhà trường chứ không thể viết những biểu hiện bề ngoài. Do vậy, tôi cho rằng các nhà báo cần phải có nghề báo nhưng đồng thời cũng phải hiểu biết về nghề giáo dục của chúng tôi.
Khi nói về giáo dục, chúng ta phải hết sức thận trọng, vì hậu quả của chúng rất là lớn. Nếu nóng vội, chúng ta hiểu sai về những chủ trương, cách làm, những con người thì sẽ tác động đến hàng vạn, hàng triệu gia đình.
Trong thời gian qua, tôi nhận thấy tiếng nói đích thực của nhiều giáo viên báo chí chưa khai thác được. Có lý do: người ta rất e ngại báo chí. Nhà báo phải có nghiệp vụ để khai thác những suy nghĩ thật, cách làm thật. Không phải ai làm được cũng nói được.
Nhà báo Vĩnh Thắng. |
Công tâm mà nói, nhân ngày nhà báo Việt Nam, báo chí chúng ta rất thiếu sự...công tâm khi nói về giáo dục, khi nói sai thì ít khi đính chính. Ví dụ trước đây có vài tờ báo "dập" liên tục Bộ GD-ĐT và trường ĐH Phan Thiết, lôi cả ông Nguyễn Minh Thuyết vào trận, phát biểu điều này điều nọ nhưng chính ông Nguyễn Minh Thuyết đã viết thư phản ứng lại là ông ấy không hề phát biểu như thế, đề nghị tòa soạn đó phải đăng lại. Tuy nhiên, tòa soạn đó có đăng lại đâu.
Trước đây, nhiều tờ báo viết bài phê phán Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM mở các cơ sở đào tạo ở nhiều tỉnh thành, "loạn thu học phí", không có thư viện cho sinh viên v.v...
Nhưng sau nhiều đợt các đoàn giám sát của Đảng, Nhà nước, Quốc hội mà đỉnh điểm là một đoàn do đồng chí Tô Huy Rứa, ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương dẫn đầu, có cả 5 vụ trưởng, Thứ trưởng của hai bộ GDĐT, Công thương, đã kết luận "đây là một mô hình cần nhân rộng" thì chẳng có tờ báo nào đưa tin đúng kết luận của đồng chí Tô Huy Rứa, dù các báo, đài đều tham dự hội nghị đó!
Một thanh niên đánh lộn ngoài đường phố trong ngày chủ nhật thì tại sao báo chí cứ nhất thiết phải "khoèo" vào một câu "một học sinh trường ABC...đã đánh lộn"?
Ngược lại, một phóng viên đưa gia đình đi chơi thì cứ thích móc thẻ nhà báo ra "đòi" người khác phải ưu tiên phục vụ mình chỉ vì mình là nhà báo mà không chịu mình là một công dân bình thường!.
Tôi nêu vài ví dụ như thế trong Ngày nhà báo và nhân đọc bài của Thứ trưởng Trần Quang Quý để mọi người thấy rằng giữa báo chí và sự thật vẫn còn khoảng cách.
Tất nhiên, như tôi từng góp ý, công tác truyền thông của Bộ GDĐT vẫn còn thiếu sót. Nhưng, sự thiếu bình đẳng trong truyền thông về GD lại không hẳn chỉ vì Bộ có thiếu sót mà chính là từ cách nhìn của toàn xã hội, của báo chí về ngành giáo dục vẫn còn lệch lạc, thiếu công bằng.
Nguyễn Thái Hòa, nguyên giảng viên ĐH Bách Khoa TP.HCM, hiện là nghiên cứu sinh: Cần tham khảo ý kiến chuyên gia nhiều hơn
Báo chí có rất nhiều thông tin rập khuôn, kiểu như “nhà nghèo, học giỏi, phấn đấu, được học bổng đi nước ngoài du học”.
Đây là một kiểu thông tin dễ gây hiểu nhầm, bạn đọc sẽ tưởng những nhân vật đó là siêu sao, xuất chúng. Việc này có lợi là đưa tin những tấm gương phấn đấu cho người khác học hỏi.
Nhưng cũng tạo nên tâm lý những suất học bổng đấy chỉ dành cho người xuất chúng. Sự thật thì một số nước có những học bổng tài trợ giáo dục cho Việt Nam, muốn lấy không khó lắm, miễn là thỏa mãn một số điều kiện nhất định nào đấy, và các điều kiện này cũng không phải quá khó. (tiếng Anh, điểm trung bình, kinh nghiệm làm việc…). Cần đưa tin chính xác hơn để nhiều người tự tin ứng cử học bổng.
Báo chí quá khai thác vào các tin giật gân, học sinh đánh nhau, sống thử, đua xe, chơi bời… quá ít những bài viết sâu sắc. Báo chí cần hợp tác với những chuyên gia trong các lĩnh vực về giáo dục, để tham khảo những ý kiến chuyên sâu hơn.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa: Hài lòng, nhưng vẫn mong đưa tin đầy đủ
Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa. |
Tuy nhiên, chúng tôi cũng mong muốn thông tin cần đưa đầy đủ, kịp thời và chính xác. Về cơ bản, chúng tôi hài lòng về sự đưa tin của phóng viên.
Thời gian tới chúng tôi cũng mong nhận được sự hợp tác hơn nữa của báo chí đối với ngành giáo dục. Về phía chúng tôi sẵn sàng cung cấp thông tin đối với báo chí. Nơi này nơi khác, lúc này lúc khác có thể chưa kịp thời, nhưng chúng tôi đã rút kinh nghiệm.
Nhà báo Ngô Thiệu Phong, Ban Giáo dục, Đài Tiếng nói Việt Nam: Phản biện chứ không chỉ tuyên truyền
Nhà báo Ngô Thiệu Phong. |
Nhưng thử hỏi các nhà giáo dục lại đứng ở vị trí người làm báo chúng ta thì ra sao. Trong hoàn cảnh hiện nay, khi giáo dục còn đang bộn bề như thế mà các báo cứ tuyên truyền gương này hay gương kia thì liệu có sức thuyết phục với xã hội? Chức năng quan trọng là phản biện, diễn đàn của xã hội chứ không chỉ tuyên truyền. Trong giai đoạn hội nhập phát triển như hiện nay, đặc biệt là khi có sự phát triển của báo mạng, càng phải nhấn mạnh đến chức năng phản biện và diễn đàn của báo chí lên thêm một bước nữa.
Do vậy, tôi không cảm thấy sự thiếu cân bằng về thông tin điểm tốt đẹp và những vấn đề bức xúc của ngành giáo dục. Công bằng mà nói, ngành giáo dục phải cảm ơn báo chí về những phát hiện như thế, chứ không nên chì trích người làm báo đưa tin thiếu cân bằng.
Bên cạnh đó, các báo hiện nay cũng phải tự hạch toán kinh tế, vì thế càng phải để ý đến nhu cầu người đọc cần cái gì. Hơn nữa, chúng ta chưa có những thông tin "tích cực" thật hay mà người đọc ham thích. Cũng có lẽ ngành giáo dục cần phải có những gương giáo dục, trường học hay mô hình giáo dục thật hay hơn nữa thì chắc chắn báo chí sẽ phản ánh và bạn đọc sẽ đón nhận.
Tuy nhiên, cũng cần phải nói rằng nơi này nơi kia, vẫn có những phóng viên thiếu những kiến thức nhất định về riêng giáo dục. Có những bài báo vừa đọc vài câu đã thấy kiến thức sai. Viết về giáo dục không đơn giản chút nào vì các văn bản, chỉ thị, quy định mới hàng ngày. Nếu không chịu khó cập nhật, đọc, tìm hiểu thì rất dễ viết sai. Tính thuyết phục bằng con số 0, không những thế ngành giáo dục còn chê trách chúng ta là thiếu hiểu biết.
-
Tú Uyên (Ghi)