221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
534810
Gặp gỡ Hiệu trưởng không ăn lương
1
Article
null
"Thương hiệu" trường ĐH ngoài công lập: viển vông hay cấp thiết?
Gặp gỡ Hiệu trưởng không ăn lương
,

(VietNamNet) – Phó Chủ tịch HĐQT- Hiệu trưởng trường ĐHDL Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM Huỳnh Thế Cuộc, ông hiệu trưởng không ăn lương, “chia sẻ” những kinh nghiệm về công khai tài chính, việc làm hêt sức khó khăn ở các trường dân lập.

Soạn: AM 174928 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Ông Huỳnh Thế Cuộc

- Ông có thể cho biết trường thực hiện công khai tài chính từ bao giờ và biện pháp thực hiện cụ thể ra sao?

Trường chúng tôi thực hiện công khai tài chính khoảng 5, 6 năm nay. Hàng năm, đều mời kiểm toán Nhà nước đến kiểm toán, kết luận và công khai tài chính, chỗ nào làm đúng, chỗ nào chưa đúng. Ví dụ như mấy năm trước, nhân viên đi mua đồ, chúng tôi yêu cầu mua cái gì quá 100.000 đồng đều phải lấy hoá đơn tài chính.

Hội đồng quản trị (HĐQT) thu chi như thế nào đều ghi trong một bảng đầy đủ và từng thành viên đều nắm được bảng này. Thậm chí, trong các cuộc họp hàng tuần với các trưởng, phó khoa thì sẽ báo cho biết: tiền còn báo nhiêu, cái nào đã quá, cái nào còn có thể chi thêm được nữa. Vào sáng thứ 6 hàng tuần, cuộc họp có đủ hết các trưởng, phó khoa,  đại diện đoàn thể, tôi nói rõ: hiện nay trường còn bao nhiêu, cái gì dùng hết rồi, cái gì vượt quá bao nhiêu, cái nào còn lại…

"Thương hiệu" trường ĐH ngoài công lập: viển vông hay cấp thiết?

(VietNamNet) - 6 năm nữa, sẽ có 40% sinh viên ĐH ngoài công lập (NCL). Lãnh đạo nhiều trường cho rằng, "thương hiệu" trường NCL thì phải xây dựng hàng trăm năm.

Ví dụ như tiền còn ở thư viện để mua sách mà thư viện chưa mua thì tôi sẽ nhắc nhở mua và lưu ý trước khi mua tham khảo ý kiến các khoa xem  sách gì cần mua trước; đơn vị nào trang thiết bị cần nếu có tiền thì thông báo để mua sắm trang thiết bị; hoặc đơn vị nào xin mà hết tiền rồi thì tôi nói thông cảm hết rồi và chờ thu tiền thêm vào sẽ cho mua ngay.

- Hiện một số trường dân lập đang gặp khó khăn,  thậm chí “lục đục”  trong HĐQT. Ông có thể chia sẻ kinh nghiệm công khai tài chính của trường?

Phía sau vấn đề mất đoàn kết là tài chính nhưng không ai nói ra. Cho nên, chúng tôi quan niệm: công khai tài chính sẽ triệt tiêu được vấn đề dẫn đến mất đoàn kết. Chẳng hạn, tỷ lệ chia lãi phần góp vốn không được cao, chỉ nhích hơn ngân hàng chút xíu. Ví dụ, ngân hàng 7%, thì trường trả 8%.

Ở thị trường hay có “lại quả”,  nhân viên đi mua máy móc trang thiết bị thay vì phần trăm bỏ túi, trường yêu cầu trừ hẳn trong hoá đơn; tiền gửi ngân hàng tất cả tiền lãi được phản ánh trong quỹ, ngân sách; hay Mạnh Thường Quân  tài trợ cho trường đều được ghi trong biên lai, thư cám ơn và phản ánh trong sổ sách. Chúng tôi quan niệm, dùng đồng tiền làm đòn bẩy đào tạo có chất lượng nhưng quyết tâm giữ trong trường cuộc sống thật lành mạnh. Điều này cũng được sự đồng tình của mọi người.

  - Công khai tài chính, cái khó khăn nhất là gì, thưa ông?

 Khó nhất hiện này là học phí còn thấp quá mà giá để thuê địa điểm lại lên cao, vậy phải làm sao cân đối trang trải. Nếu mượn giáo viên thỉnh giảng nhiều thì không đảm bảo, hay bị động nên phải tạo điều kiện cho giáo viên cơ hữu. Tuy nhiên, để có một tỷ lệ giáo viên cơ hữu lớn thì các trường dân lập làm không nổi bởi phải đóng góp bảo hiểm nhiều. Tuy nhiên, với 107 giáo viên cơ hữu hiện có, trường đã đóng hết 20% phần bảo hiểm cho họ. Ngoài tiền được hưởng theo quy định, giáo viên cơ hữu còn được thêm 2%. Riêng ngành công nghệ thông tin đang bị săn lùng chất xám nên trường cho thêm 4% nữa.

 - Xin cảm ơn ông!

  •  Cam Lu (Thực hiện)

 Bài 4: Mâu thuẫn Hội đồng quản trị và Hiệu trưởng: Người trong cuộc nói gì?

Bài 1: "Nhảy dù" vào giảng đường dân lập

Bài 2: "Chuyện khác người" ở trường ngoài công lập

TIN LIÊN QUAN:
"Thương hiệu" trường ĐH ngoài công lập: viển vông hay cấp thiết?
Thành lập Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập
Các trường ĐH ngoài công lập sẽ do địa phương quản lý?
"Nâng tầm" trường ngoài công lập: Cách nào?
Sáu năm tới, sẽ có 50% sinh viên ngoài công lập
Trước ngày 31/3, trình Thủ tướng Chính phủ quy chế đại học bán công và tư thục
TS Lê Vinh Danh: Phải xem ĐH tư thục như một doanh nghiệp dịch vụ
Công quyền trong trường tư thục "to" đến đâu?
Không nên cấm giáo sư trên 70 tuổi làm hiệu trưởng ĐH tư thục
Thí điểm mở trường ĐH, CĐ tư thục
Dự thảo Quy chế trường ĐH tư thục
Tranh luận nhiều về dự thảo Quy chế trường ĐH tư thục
Quy chế ĐH tư thục: Không thể cứ... đi vòng quanh mãi!
Xóa bán công, chuyển sang tư thục?
Thí điểm mở trường ĐH, CĐ tư thục
"Sáng tạo"...để kéo thí sinh

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,