,
221
926
Thời sự
tintuc
/giaoduc/tintuc/
510424
Thí điểm mở trường ĐH, CĐ tư thục
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
,

Thí điểm mở trường ĐH, CĐ tư thục

Cập nhật lúc 17:39, Thứ Bảy, 11/09/2004 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với đề nghị của Bộ GD-ĐT: Xây dựng 14 trường ĐH trọng điểm, thí điểm thành lập một số trường ĐH, CĐ tư thục, mở trường ĐH dân lập tại địa phương.

Mở thêm nhiều trường ĐH, CĐ ngoài công lập nhằm đạt mục tiêu trong quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, CĐ tới 2010: 40% sinh viên ngoài công lập

Theo Công văn số 1269/CP-KG, Thủ tướng yêu cầu Bộ GD-ĐT thành lập một số trường ĐH thuộc một số lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực xã hội đang có nhu cầu cấp bách về cán bộ nhưng chưa có trường đào tạo; cho phép thí điểm thành lập một số trường ĐH, CĐ tư thục; cho phép thành lập một số trường ĐH dân lập ở một số tỉnh có điều kiện phát triển, có nhu cầu đào tạo nhưng hiện nay chưa có hoặc có ít trường ĐH, CĐ.

Đối với một số tỉnh ở các vùng theo quy hoạch về lâu dài cần có trường ĐH nhưng trước mắt còn khó khăn, Thủ tướng giao Bộ GD-ĐT nghiên cứu, giao cho một số trường ĐH mạnh dạn chuẩn bị các điều kiện làm cơ sở để phát triển thành trường ĐH vào giai đoạn 2006-2010.

Ngoài ra, Thủ tướng cũng cho phép thành lập mới một số trường CĐ ở các địa phương khó khăn, tiến hành tổng kết mô hình trường CĐ cộng đồng để nhân rộng mô hình này và đồng ý ý kiến của Bộ GD-ĐT về việc thành lập thí điểm một số trường CĐ tư thục. Hiện nay, cả nước có tám trường CĐ Cộng đồng, tập trung ở phía Nam. Trường CĐ tư thục đầu tiên đã được đồng ý về nguyên tắc cho phép thành lập là CĐ tư thục công nghệ Thành Đô, được các nhà đầu tư xây dựng tại huyện Hoài Đức (tỉnh Hà Tây) với quy mô đào tạo ở trình độ CĐ đến năm 2010 là 3.600 SV. Kế tiếp, Bộ GD-ĐT đang xem xét việc cho phép về nguyên tắc thành lập trường CĐ tư thục Đức Trí được đầu tư xây dựng tại Đà Nẵng.

Công văn 1269 cũng yêu cầu Bộ GD-ĐT cần chỉ đạo xây dựng đề án đổi mới giáo dục ĐH, trong đó quy định rõ các tiêu chí cụ thể của các trường ĐH trọng điểm, các khoa, ngành trọng điểm và phải có kế hoạch chỉ đạo triển khai cụ thể. 14 cơ sở đào tạo ĐH được chọn xây dựng thành trọng điểm bao gồm: ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP.HCM, các trường ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Sư phạm TP.HCM, ĐH Y Hà Nội, ĐH Y Dược TP.HCM, ĐH Cần Thơ, ĐH Huế, ĐH Đà Nẵng, ĐH Thái Nguyên, ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Nông nghiệp 1 Hà Nội, v.v..

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ GD-ĐT chỉ đạo, hướng dẫn các trường ĐH, CĐ chọn lựa, thí điểm đào tạo một số chương trình và giáo trình tiên tiến, hiện đại thuộc các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật-công nghệ và quản lý kinh tế đang được giảng dạy tại các trường ĐH nước ngoài nhưng phù hợp với yêu cầu phát triển của Việt Nam.

  • Hạ Anh

,
,