Cần cải tổ bảng chữ cái tiếng Việt?

Cập nhật lúc 17:40, 18/10/2010 (GMT+7)

- Chữ quốc ngữ, chữ viết chính thức ở Việt Nam hiện nay, được sáng tạo dựa trên việc sử dụng các ký tự Latin để ghi âm tiếng Việt. Cho rằng "hiện tại, nó đã bóp méo một cách không cần thiết bảng chữ cái Latin, khiến cho việc viết chữ Việt trở nên khó hơn, và khó hòa nhập quốc tế hơn", bạn đọc Phạm An Biên đề xuất "nên cải tổ". Để rộng đường dư luận, VietNamNet đăng tải ý kiến này.

Mô tả ảnh.
Bảng chữ cái tiếng Việt.

Các chữ cái trong bảng chữ cái Latin đã bị lãng phí trong tiếng Việt gồm có chữ F, J, W, Z.

Để bù lại cho sự lãng phí đó là sự phức tạp hóa bằng các chữ kép. Chữ PH được sử dụng để thay cho F.

Chữ GI được ghép lại để thay cho chữ J. Và làm rối loạn cách phát âm chữ D, được hầu hết các ước sử dụng bảng chữ cái Latin phát âm như Đ trong tiếng Việt hiện tại, sang chức năng phát âm thay cho chữ Z, còn chữ D thêm dấu gạch ngang (Đ) để được đọc đúng như nó vốn có.

Sự phức tạp đó không chỉ làm cho việc viết lách chậm hơn, tốn giấy mực hơn, mà còn làm chậm thêm quá trình học sinh ta tiếp cận ngoại ngữ, cũng như người nước ngoài tiếp cận tiếng Việt.

Chữ W cũng bị loại bỏ. Ở đây tôi không dám khẳng định nó có chức năng phát âm giống như chữ Ư trong tiếng Việt. Nhưng nếu sử dụng thay chữ Ư thì cũng không phải là bóp méo. Thực tế trong nhiều trường hợp viết tắt bằng chữ cái hoa, chúng ta đã sử dụng theo cách này (T.W thay cho T.Ư). Và không phải ngẫu nhiên, các phần mềm gõ tiếng Việt telex cũng gõ W thì ra Ư.

Đó là chưa kể, việc loại bỏ các chữ cái F, J, W, Z làm cho học sinh khi học các môn khoa học lại phải dùng đến các chữ cái “xa lạ” nói trên. Vì cách sử dụng các chữ cái nói trên trong các môn khoa học, nhất là Toán, Lý luôn phải theo thông lệ quốc tế. Ngay cả khi làm toán, chữ D chúng ta vẫn đọc là ĐÊ, theo cách đọc chữ cái tiếng Pháp mà trong tiếng Việt dùng để đọc chữ Đ.

Ngoài bất hợp lý từ việc bỏ phí 4 chữ cái Latin nói trên, chúng ta còn đang duy trì những bất hợp lý khó hiểu trong việc dùng các chữ cái ghép.

Tôi không hiểu sao lại phải cần đến chữ GH, trong khi chữ G cũng đã được phát âm như thế. Lẽ ra, tôi chỉ phải gõ chữ gép, nhưng ở đây lại phải gõ thêm một chữ h vào nữa thành chữ ghép cho “đúng chính tả”.

Nhưng có một chữ ghép còn bất hợp lý hơn nữa: chữ NGH. Chữ ghép của chữ ghép.

Trong khi chữ NG hoàn toàn có thể làm tất cả các chức năng phát âm của chữ NGH mà chúng ta “sáng tạo” thêm.

Để rồi suốt ngày chúng ta phải lăn tăn khi viết những chữ như NGÀNH NGỀ, NGHÀNH NGHỀ, NGHÀNH NGỀ hay NGÀNH NGHỀ mới đúng. Mà chả để làm gì cả.

Vì vậy, tôi cho rằng cần, có một cuộc cải tổ đối với bảng chữ cái tiếng Việt, để trả nó về gần với bảng chữ cái Latin hơn, không chỉ hợp lý hơn cho quá trình viết, mà còn hiệu quả hơn cho quá trình hòa nhập quốc tế.

Tôi đề nghị:

  1. Bổ sung các chữ cái F, J, W, Z vào bảng chữ cái tiếng Việt. Tương ứng với nó là xóa bỏ các chữ ghép không cần thiết mà các chữ cái này có thể thay thế được, tôi sẽ nói ở dưới.
  2. Bỏ chữ ghép PH, vì có chữ F thay thế. Bỏ chữ ghép GI, vì có chữ J thay thế. Bỏ chữ Ư, vì có chữ W có thể thay thế. Đổi chữ Đ hiện tại thành D, và chữ Z sẽ dùng thay vai trò của chữ D hiện tại.
  3. Bỏ các chữ GH, vì chữ đơn G đã đủ để gánh cả vai trò của nó. Bỏ chữ NGH vì chữ NG đã thay thế được nó. Đừng làm cho chữ viết của chúng ta phức tạp hơn.
  • Phạm An Biên

Ý kiến của bạn

Ý kiến bạn đọc

Thanh Do, 13:18, 19/10/2010

Đọc các ý kiến ở đây tôi thấy trình độ tiếng Việt của nhiều người là rất tồi. Đó chính là lý do hiện tượng viết, đọc sai chính tả diễn ra tràn lan ở mọi nơi, mọi lúc. Những quy tắc của tiếng Việt có thể nói là khá hợp lý và khoa học, tuy vẫn còn một số chỗ phức tạp nhưng đó là điều bình thường đối với bất kỳ ngôn ngữ nào.
Có lẽ các trường tiểu học ở Việt Nam nên mở lại các lớp học đánh vần buổi tổi để xóa mù chữ cho mọi người.
Người Việt không biết tiếng Việt há chẳng đau lòng lắm sao?

Bao Lam, Hanoi, 11:53, 19/10/2010

tôi thấy đề xuất này hợp lý. đúng là tiếng việt hiện nay quá là lộn xộn từ việc phát âm đến cách viêt. A, B, C, D...G không biết là a bờ cờ đờ ..gờ hay a bê cê đê...gê

Đỗ Minh Đức, 145/4 Phan Bội Châu - Quy Nhơn, 23:00, 18/10/2010

Bên Tây người ta cũng đau đầu việc sử dụng ngôn ngữ mới rồi, ví dụ:
B4 we used 2go2 NY 2C my bro, his GF & thr 3 kids. ILNY it's a GR8 plc.
Chắc ai cũng hiểu được chứ ạ!
Vậy thì Bỏ chữ mình luôn đi, thay số vào, rồi học như cái máy thì 1 T. JAN là Wen à!!!
Rồi mai mốt con cháu nó đọc "Chiếu Zời đô" rồi cười ông cha ta có cái chữ như JUN!!!

Trà My, Hà nội, 22:58, 18/10/2010

Cải tổ thế này thì chết ạ ! Nếu chẳng may thành hiện thực thì một quá trình dài đằng đẵng trong việc thay đổi mẫu mã, công văn, giấy tờ....trên tất cả các lĩnh vực, một cuộc cách mạng trong giáo dục, vvv và vvv sẽ bắt đầu. Nhìn thêm có 4 chữ thôi tưởng đơn giản nhưng theo ý kiến cá nhân em chắc toàn xã hội cần nỗ lực vượt bậc cỡ độ 100 năm mới hoàn tất được công cuộc này trong khi mỗi cá nhân chỉ cần chú tâm học hết lớp 7 là có thể viết đúng được hết chính tả tiếng VIệt.
Hơn nữa thật ra những giáo sĩ Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha đã nghĩ và áp đặt kiểu này từ thế kỷ 17 nhưng qua nghiên cứu cách phát âm của người Việt Nam họ đã quyết định dùng "ph" thay cho "f" , "tr" thay cho "tl".... Người ngoại quốc còn tôn trọng ngôn ngữ của người bản địa chẳng hiểu sao bác lại nghĩ ra cái này.

Trang, Quang Trung HN, 22:55, 18/10/2010

Ngay cả bỏ dấu tiếng Việt đã sai rồi mà : các bạn giải thích cho mình xem , ví dụ chữ "thủy" các bạn bỏ dấu là "thủy" hay "thuỷ" mới đúng, vì nếu như theo cách dạy cũng như hiểu hiện tại của mấy chục năm chữ Việt thì chữ thủy sẽ được đánh vần như sau :
Thủ y ---> Thủy

Còn nếu như theo ý kiến của mình thì Thu ỷ ------> nó sẽ ra đúng từ có nghĩa là "nước", Thuỷ.

vũ chúc, 48 phan huy ích, F15, TB, 22:51, 18/10/2010

Ngôn ngữ không phải là ….…...toán học.
Tôi nhận thấy bài viết này có vẻ sao chép từ nhiều bài viết khác với nội dung là đưa chữ W J F Z vào hệ thống chữ cái tiếng Việt. Việc đưa các chữ cái trên vào góp phần làm phong phú tiếng việt thì tôi hoàn toàn đồng ý. Vì dù sao chúng ta đã ngày càng tiếp cận với thế giới, với ngôn ngữ chung nhất là tiếng Anh, chúng ta học toán lý hoá với các quy ước và chữ viết của đủ các hệ ngôn ngữ. Do đó trong một phạm trù hẹp thì người đi chuyên sâu vào lĩnh vực gì tự khắc tìm hiểu các quy ước đó. Và dĩ nhiên là cứ hiểu nó theo hệ thống vốn có của nó. Ví dụ các ký tự omega, delta, sigma...thì vẫn cứ xài và vẫn hiểu là ký tự Hy lạp. Ở phạm trù rộng hơn, mang tính phổ biến hơn thì cần thiết bổ sung các ký tự cần thiết như W J F Z là cần thiết. Nhưng chỉ là bổ sung chứ không có cái kiểu thay thế cho nó toàn diện kiểu …....toán học. Nếu bác biết tiếng Nga thì bác mới thấy còn cực kỳ nhiều những điều bất cập và không cần thiết. Nhiều chữ phụ âm đứng liền kề kiểu xờ - tờ - rờ không biết phát âm như thế nào cho chuẩn. Thế bác có bao giờ nghĩ rằng người Nga họ sẽ điều chỉnh cho nó "gọn gẽ" bớt "fwc tạp" hơn chăng. Sự góp ý của bác là góp phần bóp chết cái đẹp của ngôn ngữ tiếng Việt đó. Nếu bác không hiểu tại sao người ta xài chữ GH thay cho chữ G và chữ NGH khác chữ NG như thế nào thì xin mời bác về học lại lớp ….3. Các thầy cô bậc tiểu học từ xưa đến nay đã dạy rất nhiều rồi. Nếu ngôn ngữ mà cứ tinh giản cho gọn thì còn gì là văn hoá nữa nhỉ? Ngày xưa người ta đã đề xuất ngôn ngữ esperanto với tiêu chí là sử dụng tất cả ngôn ngữ trên thế giới, miễn chữ nào ngắn nhất mà súc tích nhất thì được chọn. ngôn ngữ này đã nghiên cứu hết sức nghiêm túc và đã từng được phổ biến nhiều. Nhưng cuối cùng nó vẫn chết thê thảm. Vì sao ư? Vì nó không có cái hồn của ngôn ngữ, không có cái văn hoá của một dân tộc. Bác muốn trình bày về vấn đề ngôn ngữ thì bác vui lòng học lại toàn bộ phần căn bản tiếng Việt đã nhé.

Nguyễn Phi, Cà Mau, 22:49, 18/10/2010

vấn đề này hay đấy, đúng như ở trên nêu ở 1,2,3 tôi hoàn toàn đồng ý

Nguyen Thien Nhan, 98 Pho Khong Ten, 22:44, 18/10/2010

Người viết cũng có cái đúng, có cái chưa đúng. Có thể bảng chữ cái của chúng ta khác với phần còn lại của thế giới nhưng không phải vì thế mà chúng ta cần làm cho nó giống với các nước khác. Nếu chữ viết ngăn cản việc hòa nhập với thế giới và thế giới tiếp cận Việt Nam thì Trung Quốc, Nhật Bản và bán đảo Triều Tiên là các nước phải thay đổi đầu tiên. Trong tiếng nước ngoài, đơn cử là tiếng Pháp, tôi thấy có rất nhiều kí tự không cần thiết (như oe, ae, họ luôn viết dính vào nhau, tạo thành 1 kí tự mới) nhưng đơn giản là vì thói quen mà không bỏ. Tôi nghĩ hệ thống chữ viết của chúng ta hiện nay đã hoàn chỉnh rồi, không cần thiệt phải cải tổ. Có nhiều cái khác cần cải tổ hơn

Thái Truyển Đại Chấn, Đan Mạch, 22:32, 18/10/2010

Nên nhớ là hệ thống chữ cái tiếng Việt được dựa trên chữ cái Bồ Đào Nha do một số nhà truyền giáo thực hiện nên việc nó không tương thích với tiếng Anh, thứ tiếng phổ biến hiện nay, là không có gì ngạc nhiên. Bạn nghĩ sao nếu sao này tiếng Anh không còn là thứ tiếng quốc tế phổ biến nữa mà thay vào tiếng Ả Rập thì phải đổi một lần nữa hay sao? Được học một số ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Đan Mạch, ... tôi thấy hệ thống chữ viết tiếng Việt khá hoàn hảo dĩ nhiên có một số điểm hơi không hoàn hảo như bạn trình bày. Việt thay đổi một hệ thống tốn nhiều công sức, phải in lại tất cả các sách, báo, đổi hệ thống lưu trữ trên máy tính cho thống nhất, bao nhiêu đó thôi cũng đã thấy không thể thực hiện được.

Việc thay đổi chữ cái không hẳn đem lại lợi ích chẳng hạn tiếng Anh rõ ràng có rất nhiều thứ lung tung hơn tiếng Việt rất nhiều nhưng nó vẫn phát triển và phổ biến. Một trong những ví dụ đơn giản là h câm và k câm, sao họ không viết honest thành onest hoặc know thành now cho đơn giản vì chữ h và k trong hai chữ này đâu có đọc, hoặc too, two, to sao không viết giống nhau? Tiếng Trung Quốc khỏi phải bàn là rất phức tạp và không khoa học trong việc viết sao họ không tượng thanh hóa để trẻ em học cho nhanh. Mặc dù thế, sinh viên TQ không những học nhanh và còn rất nhiều người giỏi trong khoa học. Thậm chí gần đây còn có ý kiến cho rằng chính hệ thống chữ tượng hình của TQ mà chỉ số thông minh không gian (spatial IQ) của học sinh TQ cao.

Những thứ cần thay đổi, nếu có, của bạn kể trên cũng chưa triệt để. Chẳng hạn trong tiếng Việt chữ k và c phát âm hoàn toàn giống nhau, ta có thể nhập lại thành một chữ là chữ c rồi ta sẽ viết "cý tên" thay vì "ký tên." Sau đó lấy chữ k thay cho chữ kh, bớt đi một ký tự. Bởi trong tiếng Anh đa số chữ k được phát âm thành kh mà. Ngoài ra, nếu theo bạn lấy chữ z thay cho chữ d, gi thì ổn cho người miền Bắc nhưng đối với người miền Nam không ổn chút nào vì tôi (người miền Nam) phát âm chữ "da" thành "ya". Hoặc là nhập chữ g và gh thành g thôi, vì phát âm cũng giống nhau.

ptv, 22:26, 18/10/2010

Bạn này chắc cũng không thành thạo tiếng Anh nữa. Trong tiếng anh cũng không thiếu gì những cái phức tạp không cần thiết, nhưng đâu cần thiết phải bỏ. Ví dụ như từ color trong tiếng Anh - Mỹ như vậy là đúng chính tả, nhưng tiếng Anh - Anh, (tức là ngôn ngữ gốc)thì lại là sai, phải là colour. Nó thừa, hiển nhiên. Nhưng đó là đặc trưng của ngôn ngữ. Ko nhất thiết phải thật logic và gọn nhẹ ở đây.

Còn về mặt chính tả, nếu bạn đã học vững kiến thức cấp 1 chắc chắn sẽ ko phải băn khoăn với những điểm chính tả đơn giản như NGH và NG chứ?

Còn nếu băn khoăn về thông lệ quốc tế trong các môn khoa học thì xin thưa, không có nước nào có đủ bảng chữ cái cho các ký hiệu khoa học cả. Người ta vẫn tiếp tục sáng tạo ra các ký hiệu khác để sử dụng trong toán, lý. Chưa kể còn phải lấy từ bảng chữ cái tiếng Nga (đối với cácphát minh thuộc về các nhà khoa học Liên Xô) - thế giới vẫn phải chấp nhận; hay sử dụng các chữ cái thuộc bộ chữ Hy Lạp. Đã đi học, không ngại gì học thêm kiến thức mới, chứ nói gì 1 vài ký hiệu cỏn con.

K9, 22:25, 18/10/2010

Rất hay, cải tổ hệ thống ngôn ngữ là điều cần thiết, tôi cũng xin đề xuất cải tổ luôn hệ thống dấu.

Nó quá rắc rối, tôi đảm bảo trong nói chuyện hàng ngày thì không ai có thể phát âm chuẩn 50% những gì mình nói ra. Đây cũng là lí do cần cải tổ, ngôn ngữ chat hay dùng là 1 điển hình cảu sự tiến bộ.

Đừng ai nói với tôi rằng sửa thì đánh vần như thế nào, vì ai người Việt đều biết không cần đánh vần cũng có thể học tiếng Việt chính xác. Và thực tế rẳng cải tổ theo tác giả cũng không hề ảnh hưởng cách đánh vần, phờ ơ phơ hỏi phở thì bạn nghĩ nó có mâu thuẫn không, trong khi chỉ cần ph? là đủ để để thánh vần chữ phở rồi.

nguyễn hùng Anh, Biên Hòa, Đồng Nai, 22:21, 18/10/2010

Tôi rất tán thành ý kiến của tác giả Phạm An Biên.

Nên đơn giản và hòa nhập tiếng Việt với thế giới. Sự đa dạng phong phú của các ngôn ngữ có nhiều lợi ích nhưng cái hại cũng rất nhiều. Cứ tưởng tượng những bất đồng ngôn ngữ, chi phí bỏ ra để hàng triệu người Viêt Nam đi học ngoại ngữ hàng ngày. Thuê Tây về dạy tốn kém. Đừng sợ mất bản sắc văn hóa tiếng Việt. Vì tiếng Việt cũng du nhập học hỏi từ Latin. Sẽ ra sao nếu chúng ta giữ tiếng Việt cổ hay chữ Nôm, thì chắc chắn Microsoft phải viết Việt hóa hệ điều hành của họ bằng những nét chữ giun giun dế dế gióng như Lào, Campuchia, Thailand hay Trung Quốc. Và Bàn phím lại rối tung rối mù những nét chữ giun bò. Và chúng ta phải học những 2 cách gõ vừa Latin vừa nét chữ giun dế kia. Vì vậy đề nghị Bộ Giáo dục hãy nghiên cứu một cách nghiêm túc và thực tế đơn giản bớt như đổi PH thành F, đổi Ư thành W, Đ thành D, D thành Dz chẳng hạn, Gi thành J. Đừng đổi THUY thành THUI là được. Phương châm ngắn gọn, đơn giản, tiết kiệm thời gian, giảm chi phí, dễ hòa nhập. Dĩ nhiên không có phương pháp nào là tuyệt đối tốt cả, cái gì cũng có cái hay cái lợi. Những ai phản đối là những người đi học hay đi họp chưa bao giờ phải viết tốc ký. Ví dụ cô giáo đọc "Phương Pháp" thì 99% là học sinh chép thành Fương Fáp, để kịp theo cô. Nếu không chép vậy, sẽ bị xót mất một khúc, một câu quan trọng, không theo kịp bài thì sao. Cái nào tiện hơn? Mong các bạn cùng đóng góp chia sẽ ý kiến. Cám ơn!

Dong, Nhatrang, 22:20, 18/10/2010

Thưa ngài.
Thế thì các dấu thanh sẽ giải quyết như thế nào a.?

Đức, hanoi, 22:18, 18/10/2010

Tôi là một người mắc tật viết sai chính tả rất nhiều mà không sửa được, nhưng với tối tiếng Việt nói chung hay chữ viết Việt nói riêng là cái chúng ta cần tôn trọng, đó là ngôn ngữ của người việt, văn hóa của người Việt. nói như bạn thì tên tôi là Đức thì chuyển thành Dức ah, bạn phát âm hộ xem cái nào. Nếu như bạn sao Trung quốc , Nhật bản, Hàn Quốc... không bỏ luôn chữ tượng hình của họ để thay bằng tiếng latinh luôn đi. Ngôn ngữ Việt Nam phức tạp nhưng không có nghĩa là phải thay đổi. Trong tiếng Pháp có hàng chục thì sao bạn không chuyển các thì của nó như tiếng anh đi cho dễ. Trước khi viết cái ghì về thay đổi, đề nghị bạn học lại thế nào là văn hóa, thế nào là cội nguồn, đừng mang những suy nghĩ thiển cận của mình ra rồi đòi đổi mới.

Trần Quốc Thịnh, 22:18, 18/10/2010

các bạn cho ý kiến phản đối có vẻ không hiểu ý kiến của người viết, nhầm giảm sự phức tạp của tiếng việt bằng cách bỏ đi 1 số từ k cần thiết k phải là sai ... như tác giả đã nói trên và ý kiến của các bạn dưới đây yêu cầu đánh vần chữ nghe : ngờ - e - nghe và nếu viết là nge thì vẫn đánh vẫn là ngờ - e - nge. k có sự khác biệt trong phát âm nhưng trong khi viết thì có một số khó khăn nhất định. đó là 1 hạn chế

còn tác giả nói lên mong mún thêm chữ " f, j , z ...." vào bảng chữ cái thì điều này rất khó khăn vì như các bạn đọc cho rằng sẽ làm mất bản sắc dân tộc, mất nét đặc sắc riêng của dân tộc thì hoàn toàn hợp lí , nhưng sự thay đổi se giúp ngôn ngữ việt dễ hòa nhập vs quốc tế thì cũng k phi lí . nhưng nếu mún thay đổi thì phải thay đổi trong một thời gian dài thì mới hi vọng có thể thay đổi dc.... vì có ai muốn tên mình bị thay đổi ngay... chẳng hạn Phương = Fuong* hay Giang = jang thì là hoàn toàn khó khăn.... và có nhìu bất cập , cũng k thuận tiện mấy ....

phamlan, Hải Dương, 22:15, 18/10/2010

Không thể bỏ được!

olleh, Hà Nội, 22:15, 18/10/2010

Những điều tác giả bài viết đề cập đã được tranh luận, thậm chí được các nhà ngôn ngữ học nhóm họp lại bàn phương thức giải quyết từ cách đây ít nhất 50 năm rồi, nhưng tất cả đều không đi tới đâu. Chi tiết các bạn có thể tìm đọc cuốn "Một số vấn đề về chính tả tiếng Việt".

keke, quang binh, 22:10, 18/10/2010

Tôi nghĩ tác giả là người dám nói lên được những cái "vô lí", như vậy điều đầu tiên chúng ta cũng phải nói một lới khen ngợi. Tiếng việt chúng ta có nhiều cái vô lí mà bản thân tôi cũng đã từng có suy nghĩ và đồng cảm với tác giả nhất là phần chữ cái G,NG, NGH...

Nguyễn Sơn, Cầu Giấy - Hà Nội, 22:07, 18/10/2010

Quá hay.

Anh Chiến, Hà Nội, 22:06, 18/10/2010

Bạn An Biên kể ra cũng chịu khó để ý đấy, cũng có sáng tạo. Thế nhưng mà còn nhiều cái không ổn bạn ạ. Như mọi người nói đấy, bạn phải để ý lại cách đánh vần và phát âm đi. Thêm nữa là bạn phải chú ý đến nguyên âm và phụ âm nhé. 'W' là phụ âm trong TA còn 'Ư' là nguyên âm trong tiếng Việt nhé. Còn nhiều cái khác nữa, bạn tự tìm hiểu lại nhé.

Hưng hoàng, 22:04, 18/10/2010

Chữ W không thể thay cho chữ Ư được vì khó đánh vần quá!

VINH, Hanoi, 22:01, 18/10/2010

Tác giả nêu lên những vấn đề rất có lý, song có lẽ vì tác giả thấy Tây dùng những chữ đó mà cũng thấy "thèm dùng" chăng?, nếu vậy sau này đến 1 lúc nào đó giở lại tài liệu cũ ra thấy sự xuất hiện của "PH, GH, NGH,..." lại thấy thèm dùng thì sao?. Chúng ta đã dùng hệ thống bảng chữ cái và các quy tắc tiếng Việt này từ lâu nên cần phải biết giữ gìn và phát huy những nét đẹp đó. Còn nữa, chữ cái "W" không bao giờ thay thế được chữ cái "Ư" của chúng ta đâu.

Nguyen Hong Thu, 21:57, 18/10/2010

Thử viết theo cách tác giả đề nghị để mọi người xem nhé:
1. Bổ sung các chw cái F, J, W, Z vào bảng chw cái tiếng Việt. Twơng wng với nó là xóa bỏ các chữ gép không cần thiết mà các chw cái này có thể thay thế đwơc, tôi sẽ nói ở zwoi.
2. Bỏ chw gép PH, vì có chw F thay thế. Bỏ chw gép GI vì có chw J thay thế. Bỏ chw Ư vì có chw W có thể thay thế. Dổi chw Đ hiện tại thành D, và chw Z sẽ zùng thay vai trò của chw D hiện tại.
3. Bỏ các chw GH, vì chw đơn G dã dủ dể gánh cả vai trò của nó. Bỏ chw NGH vì chw NG dã thay thế dwợc nó. Dừng làm cho chw viết của chúng ta phwc tạp hơn.
Không hiểu viết theo kiểu này Tây có thấy dễ hơn không, chứ với người Việt thì chắc chắn là rất phức tạp nhé.
Thu

Trang, Hà Nội, 21:56, 18/10/2010

Tôi tự hỏi với cách cải tổ đó bạn sẽ đánh vần thế nào từ "tự tử" ? Và chắc là tôi phải viết là "ngu zốt" nhỉ?

Nguyễn Khánh Nam, Hải Phòng, 21:56, 18/10/2010

Ý kiến của bạn xét trên khía cạnh là người nước ngoài học tiếng việt thì có thể là đúng, nhưng đối với người Việt Nam mà nghĩ ra được điều đó thật là hài hước, là suy nghĩ kém thông minh, kém chín chắn, một suy nghĩ bộc phát, đi ngược lại sự trong sáng sự kì diệu của tiếng Việt. Theo tôi bạn có thể là người nước ngoài, hoặc một người Việt nhưng sinh ra và lớn lên ở nước ngoài, hoặc bạn là một thanh niên Việt Nam trẻ trung nhưng suy nghĩ còn chưa chín chắn, nếu bạn là một người Việt có tuổi thì tôi nghĩ tốt nhất bạn nên đổi quốc tịch đi đừng làm người Việt nữa bởi vì tôi sẽ chứng minh cho bạn thấy bạn sai và sai một cách trầm trọng:
1. Bất kì một đất nước hay một dân tộc nào đều cần có nét riêng, truyền thống riêng của mình và Tiếng Việt là một nét đặc sắc riêng mà biết bao nhiêu bạn bè quốc tế yêu thích. Bạn không còn muốn nói Tiếng Việt theo cách trong sáng mà nó vốn có thì bạn chuyển sang tiếng Anh mà dùng nhé.
2. Bạn bảo “bỏ chữ ghép PH, vì có chữ F thay thế. Bỏ chữ ghép GI, vì có chữ J thay thế. Bỏ chữ Ư, vì có chữ W có thể thay thế. Đổi chữ Đ hiện tại thành D, và chữ Z sẽ dùng thay vai trò của chữ D hiện tại” Vậy thì Tiếng Việt của chúng ta sẽ “Fong Fú Júp” cho người Việt “tW” nhiên “Zùng” Tiếng Việt mà cứ như là Tiếng Anh vậy nhỉ, điều này sẽ rất đẹp mắt đối với bạn thôi còn với 99% người Việt Nam còn lại sẽ thấy như lạc vào ma trận Tiếng Anh thôi. À quên còn nữa, bạn có yêu Việt Nam không? đừng nói là không nhé nếu nói thế bạn sẽ nói “Đối” đấy, ôi cái từ “nói Đối” và từ “nói đối lại” tôi biết phải phân biệt thế nào đây. Bạn làm ơn đừng dùng phụ âm w thay cho nguyên âm ư được không thế là không biết gì về ngôn ngữ của loài người rồi vì hầu hết các ngôn ngữ trên trái đất này đều có nguyên âm và phụ âm, bạn có tìm được từ nào trong Tiếng Anh hay Tiếng Pháp hay Tiếng Nga mà không có nguyên âm như từ “ tW” không ( ở đây đang nói đến từ “tự, tử, từ” không tính đến từ viết tắt là TW )
3. Hồi học lớp một cô giáo quên không dạy bạn khi nào phải viết NG và khi nào phai viết NGH à, bây giờ nhiều gia sư lắm, học lại kiến thức cho chắc ban ạ. Từ khi có Tiếng Việt đến giờ có bạn là người đầu tiên kêu Tiếng Việt bị làm cho phức tạp vì Tiếng Việt sinh ra đã thế chứ không phải nó bị thay đổi F thành PH, Z thanh D mà vốn sinh ra nó đã là thế, điều đó làm nên Tiếng Việt chứ không phải ngôn ngữ của Anh hay Mỹ. Chính bạn đang làm Tiêng Việt phức tạp vì thêm mấy chữ cái vốn không thuộc về Tiếng Việt.

huonglan, Ha noi, 21:54, 18/10/2010

Tôi hoan toàn nhất trí với ý kiến của bạn. Việc đơn giản hoá chữ viết là rất cần thiết. Theo tôi, thay đổi cách viết như sáng kiến của bạn là rất hợp lý và vô cùng thuận tiện cho cả người học và người viết .

HuongGiang, nghe an, 21:54, 18/10/2010

Ý kiến có cái hay nhưng cũng có điều chưa hợp lý.
Các ví dụ bạn nêu thì 1 bộ phận giới trẻ, nhất là hs, sv thấy đúng trong sử dụng viết tắt cho nhanh. những biến hóa trong đọc, viết chỉ mới xuất hiện sau này.
Ví dụ ngược lại nhé, nếu bỏ chữ PH thay F thì Phở sẽ FO, hay nhỉ? viết tren giấy đang có dấu chứ thời buổi CNTT, đố ai hiểu. Bỏ Ư thay W chỉ đúng trong viết tắt T.Ư, còn bạn viết Trung Wong thì thế nào? Nhiều lỗi lắm.
cái gì nguyên bản vẫn hơn. chẳng hạn trước đây có sáng tác thay Quốc ca nhưng Tiến quân ca của Văn Cao vẫn không thay thế được, Thủ đô\ vẫn là Hà Nội, đã thay thế được tên j khác đâu...
Nếu chúng ta thay đổi như bạn nêu thì làm gì có bản sắc văn hóa Việt.
Theo tôi, Tiếng Việt khó, không cẩn thận là viết sai chính tả ngay. Ai phân biệt được dễ dàng và không mắc lỗi khi đọc, viết mới giỏi.
Tiếng Việt giàu và đẹp là ở chố đó.
Hòa nhập với thế giới là xu thế tất yếu, nhưng chung ta không hòa tan, chúng ta cần giữ những gì làm nên nét riêng của dân tộc mình.

Phạm Văn Nghĩa, Hồng Hà - Đan Phượng - Hà Nội, 21:54, 18/10/2010

Thực ra vấ đề mà tác giả đề cập ở trên không hề mới bởi theo tôi được biết từ rất lâu các nhà ngôn ngữ học của chúng ta đã nghiên cứu, đề cập và đã tổ chức nhiều hội thảo về vấn đề này (thâm chí Bác Hồ của chúng ta cũng đã từng đề cập vấn đề này, cụ cũng hay sử dụng chữ Z trong cách viết thay cho hai chữ R và D). Sự hạn chế của ngữ pháp tiếng Việt băt nguồn từ người sáng tạo ra nó hay hiểu sâu xa hơn đó cũng là sự bất hợp lý của ngữ pháp tại nước của người đã sáng tạo ra Tiếng Việt.
Nêu theo cách tác giả đề cập trên tôi có thể lấy một ví dụ tại sao chúng ta lại phải viết hai chữ "R" và "D" cho phức tạp, sao không thống nhất là một cho tiện. (còn rất nhiều ví dụ khác mà tôi không tiện đề cập).
Vậy thực chất không phải là chúng ta không biết những khuyết điểm trong ngữ pháp tiếng Việt mà là vấn đề cải cách ngữ pháp thực sự khó, nó liên quan đến vô vàn những khó khăn, phức tạp khác mà chúng ta cần giải quyết. Theo tôi biết thì tại một số nước phát triển người ta cũng không thay đổi lại cách viết ví dụ Italya, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha ...
Một câu hỏi đơn giản dành cho tác giả Phạm An Biên, nếu cải cách ngữ pháp thì chúng ta cần bao nhiêu năm để những người đã học quen được với ngữ pháp mới, cần bao nhiêu năm để thay đổi tất cả sách, tài liệu, dữ liệu .. đã có. Phải chăng ý tưởng cải cách ngữ pháp là mơ mộng, thôi thì cứ cho rằng ngôn ngữ của chúng ta phong phú mặc dù phức tạp, khó học và nhiều hạn chế.

phuongvu2103, thái bình, 21:52, 18/10/2010

chính những cái phức tạp ấy nó phản ánh văn hóa riêng biệt của chúng ta. Còn nếu chỉ tính đến mức độ tiện lợi thì người Trung Quốc hay người Nhật đã chuyển sang dùng chữ latinh cả rồi

Kim, 21:51, 18/10/2010

Tôi không đồng tình với ý kiến của tác giả bài viết. Thật sự thì bảng chữ cái của ta ngày nay đã đi rất gần với chuẩn của quốc tế đó chính là viết sao đọc như vậy,điều mà các ngôn ngữ khác không có (đặc biệt là tiếng Anh). Đây chính là điều khiến cho chữ quốc ngữ hiện nay dễ đọc dễ hiểu và dễ đi vào lòng người. Những khó khăn mà tác giả bài viết nêu ra hầu như đều là những khó khăn mang tính chủ quang, tác giả nêu ra tôi thấy hoàn toàn không cần thiết, các ý kiến cũng chẳng có giá trị tham khảo.

Nguyễn Huy Quang, 21:49, 18/10/2010

Đề xuất của người viết chúng ta cũng nên để tâm nghiên cứu. " Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam" theo tôi nghĩ đó cũng không phải là điều chúng ta đáng tự hào. Nếu như ngôn ngữ và ngữ pháp của chúng ta được tổ chức, sắp xếp một cách khoa học thì sự phức tạp cũng sẽ được giảm bớt. Một ngôn ngữ quá phức tạp chẳng có gì là lợi thế, ưu điểm cả

Nguyen Duc Quang, 21:46, 18/10/2010

Đề nghị này nghe cũng có vẻ hợp lí nhưng cũng sẽ tạo ra sự lẫn lộn. Ví dụ:

Theo tác giả nên bỏ chữ 'gh' thay nó bằng 'g' và bỏ 'ngh', thay nó bằng 'ng'. Thực ra 'gh' (và ngh) chỉ được dùng thay cho g (và ng) khi nó đứng trước nguyên âm e, ê, i mà thôi. Trên báo điện tử nhiều khi 'ngành' lại viết là 'nghành', đó là viết sai chính tả. Bây giờ, nếu bỏ 'gh' rồi thay nó bằng 'g' thì bạn sẽ đọc 'gì' là gì?

Đề nghị này cũng không phải là mới. Chính Bác Hồ đã dùng 'k' thay cho 'c', 'z' thay cho 'gi' và 'd', 'f' thay cho 'ph' mà có ai theo đâu; bới vì tôi nghĩ thói quen khó bỏ..

dong dao, 21:44, 18/10/2010

Những đề xuất này là hợp lý. Người Nhật đã "chịu khó" phiên âm chữ của họ sang mẫu tự Latin nhằm giúp người khác dễ tiếp cận với ngôn ngữ của họ là một quan điểm gần giống với tác giả.
Tuy có nhiều người "khó chịu" vì việc này nhưng suy nghĩ của tác giả đáng trân trọng!

Phạm Thế Dũng, Vũ Thư - Thái Bình, 21:43, 18/10/2010

Theo tôi tác giả bài viết có cách cải tiến chữ viết là rất tốt và thuận lợi. Nhưng như vậy thì tác giả chỉ làm rối lên thôi, chỉ có tác dụng cải lùi, đọc bài viết thấy ông muốn đánh bóng tên tuổi, chứ không thấy toát lên là người có trí thức và trí tuệ thì đúng hơn, tốt nhất ông nên xin ban biên tập cho rút bài báo này đi

bibo, 21:43, 18/10/2010

Bài viết hay, làm thế nào để cải tổ được? Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào những độc giả có tiếng nói nếu đọc qua bài viết này!

Hiển Phạm, Hà Nội, 21:41, 18/10/2010

Rất sáng tạo. Vừa ngắn gọn mà vẫn ghép âm, đánh vần được bình thường.
Một đóng góp đáng để suy nghĩ vì nó có thể mang lại nhiều lợi ích!!!

Cho là tốt, 21:40, 18/10/2010

Đây tôi nghĩ là một ý kiến không tồi (dù vẫn còn nhiều chỗ cần bàn) tuy nhiên nêu lên cho vui thôi chứ không nên thực hiện vì kinh phí thực hiện việc chuyển đổi nói thật là quá lớn và cần một khoảng thời gian rất dài, nếu chuyển đổi không đến nơi thì ngôn ngữ của ta lại càng lộn xộn hơn nữa.

Nhiều bạn bảo gì "tây hóa" rồi "mất bản sắc dân tộc"... những cái đó chỉ đúng nếu bảng chữ cái này do chính người Việt tạo ra, đằng này lại là của ông de Rhodes sáng tạo, ta cũng chỉ mới dùng hơn trăm năm nên chưa thể gọi là bản sắc dân tộc được.

Chưa kể người TQ, người HQ họ cũng có chữ viết giản thể của riêng mình thay thế cho chữ truyền thống từ ngàn năm trước đấy thôi. Đừng cố chỉ trích mà hãy ráng hiểu suy nghĩ của người ta trước đã, bản thân tôi thấy "nghe" và "nge" chỉ khác nhau duy nhất ở chỗ "nge" ngắn gọn hơn, logic hơn. Người Tây họ thấy chữ "ng" họ đã bối rối không biết đọc ra sao, khi thấy chữ "ngh" thì họ chỉ biết cười trừ. Biết đâu đã có hàng trăm người nước ngoài chỉ vì thấy chữ "ngh" đó mà phát nản không muốn học tiếng Việt nữa thì sao.

Duy Anh, 21:39, 18/10/2010

Mot bai viet rat y nghia! Y tuong cai to tieng Viet va mot so phan tich chinh tuy ko moi nhung ban da co nhung phan tich bo sung va dat trong mot tong the he thong, rat logic va hoan chinh. Ko nen nghi rang giu lai nhung phuc tap ko dang co cua tieng Viet la giu gin ban sac dan toc. Nguoi Trung Quoc da thanh cong trong cai to chu Han pho the thanh gian the, giup cho tre nho hoc (va tat nhien ng nuoc ngoai) hoc viet de dang hon, va dac biet la tiet kiem giay muc hon. Rat nen ung ho cai to tieng Viet! Xet cho cung, moi cai cung chi la thoi quen, va thoi quen thi thay doi duoc.

nqt, 21:33, 18/10/2010

tôi đề nghị đổi tên tác giả là Fạm Ah Biên!!! Trông thật nực cười.

Cat Son, HCM, 21:32, 18/10/2010

Tác giả rõ ràng là không hiểu về tiếng Việt.
- Chữ F: ngay trong tiếng Anh cũng có rất nhiều từ dùng PH được phát âm là /f/ như phone, Philippine...
- Chử W: dùng chữ W như chữ Ư bắt nguồn kiểu gõ Telex trong máy đánh chữ. Hơn nữa W là phụ âm, trong khi Ư là nguyên âm, phiên âm IPA cũng khác nhau.
- Chữ Đ: phát âm ần giống D trong nhiều ngôn ngữ nhưng không hoàn toàn giống, khi phát âm có thêm 1 điểm dừng.
- Phụ âm kép GH: dùng để phân biệt với phụ âm GI, cụ thể là để phân biệt từ GHI và âm GI. Tương tự cho phụ âm 3 NGH: từ NGI sẽ không biết đọc như thế nào vì nó có âm NG ở đầu và âm GI ở cuối. Việc GH và NGH đứng trước E và Ê là do lịch sử để lại.
- Phụ âm GI: được phiên âm IPA /z/ theo giọng miền Bắc và /j/ theo giọng miền Nam, do vậy không có lý do gì phải thay bằng âm J.

Xem thêm: http://en.wikipedia.org/wiki/Vietnamese_alphabet

Th, Hải Phòng, 21:32, 18/10/2010

Không hiểu bác này đề xuất bỏ chữ ư đi thì bác đánh vần hộ mọi người chữ "Tương lai" thế nào nhỉ còn chưa kể là "chữ" nữa chứ

Hữu Kiều, Côn Đảo - BRVT, 21:28, 18/10/2010

Tôi không biết tác giả Phạm An Biên đang làm ngành nghề gì hay đang ngghie6n cứu trong lĩnh vực nào và có vẻ như tác giả cho rằng luận cứ của mình là chặt chẽ, là không có mâu thuẫn? Tác giả muốn đổi mới bằng cách "cải tổ chữ cái Tiếng Việt" ư? Tác giả có biết cha ông ta đã mất bao nhiêu thời gian để có được một bảng chữ cái tiếng việt như hiện nay không? Tác giả có biết rằng ngôn ngữ của một quốc gia thể hiện văn hóa và sự tồn - vong của quốc gia đó không? Tôi nghĩ rằng tác giả chưa hiểu gì về văn hóa, con người và chữ viết của nước Việt Nam ta. Thành thật khuyên tác giả đừng quá mơ mộng hão huyền.

thanh, hanoi, 21:28, 18/10/2010

Theo mình vấn đề này cần thiết hay không thì đã có các nhà ngôn ngữ học,họ có chuyên môn,kiến thức và am hiểu về vấn đề này.Còn tác giả thích thì cứ tự sủa nhé

Duy Quang, Q.7, TP.HCM, 21:25, 18/10/2010

Mỗi ý kiến nêu ra trước tiên, theo tôi, cần phải được đón nhận.
Khi đọc ý kiến này của tác giả tôi thực sự mới giật mình suy nghĩ vấn đề một cách tỉ mỉ hơn. Rõ ràng là Tiếng Việt rất phung phí từ, còn quá nhiều từ đồng nghĩa, mà những nghĩa này thích hợp cho ngôn ngữ văn chương, văn hóa; Còn nói đến những từ mang nghĩa khoa học kĩ thuật thì vô cùng tối nghĩa, và cũng chẳng có nhiều hay có để diễn tả. Tôi đồng ý với tác giả về vấn đề cải tổ bảng chữ cái Tiếng Việt, đã đến lúc ta nhìn nhận lại ngôn ngữ của mình.

Lê Phong, Tp.HCM, 21:24, 18/10/2010

Tiếng Việt hình thành và phát triển cách đây hơn 300 năm .Chắc chắn tương lai còn nhiều thay đổi . Tác giả Phạm An Biên có quyền nêu ý kiến của mình.

Tran Trong Tue, 21:24, 18/10/2010

Nói thật với tác giả là nếu tác giả thích mấy chữ cái đó như thế thì sang bên nước ngoài mà sống đừng ở lại Việt Nam làm gì nữa. Cách làm của tác giả không khác gì đám trẻ con 9x và 0x đang nhắn tin điện thoại bây giờ, có khi còn thông mình hơn ngài nhiều.
Trong quá trình nỗ lực làm trong sáng tiếng Việt - mặc dù chưa được cái gì rõ ràng - được thêm sự tiếp sức của tác giả bài báo thì thôi rồi.
Sao bạn không chịu khó làm luôn các chữ cái của Tây, tôi thấy nó có lắm từ dài dằng dặc nếu theo các của bạn bỏ được khối từ đó. Are you understand? - R U understand?

nguyễn huy cương, 46/7 p.tanqui q.tanphu tp.hcm, 21:22, 18/10/2010

tôi hoàn toàn đồng ý với đề xuất trên, cần phải xích lại gần hơn với thế giới, chúng ta là 1 phần của thế giới hòa hợp này, PRAVO!!!!

cường, hà nội, 21:21, 18/10/2010

ông bạn kêu bỏ chữ Ư thay bằng chữ W, thế giả dụ tên tôi là Cường thì viết thành CWơng` à, nhìn coi nó có ra cái gì ko?

Nguyễn Nhất Trọng Duy, 1598/17 đường Phạm Thế Hiển P6 Q8 Tp Hcm, 21:21, 18/10/2010

Cái gì nên đổi thì đổi cái gì nên giữ thì giữ và theo tôi chữ viết của cả 1 dân tộc là cái cuối cùng chúng ta nên thay đổi.

Đình Anh, 11 Hoàng Văn Thụ, PN, 21:19, 18/10/2010

Rất chính xác và thông minh !
Nhiều người phản bác cũng là chuyện thường tình, vì nó đã quá quen nên cái gì lạ tự nhiên là có tâm lý tẩy chay. Mọi người thử nghĩ xem:
- Chử quốc ngữ và ghép vần ta đang học có từ bao giờ? cũng là do 1 người Tây ghép chế ra thôi, có phải của ta 1000 năm nay đâu ! Giả sử như trước đây người Tây đó ghép như tác giả bài báo, thì chắc giờ không ai thấy "lạ" cả
- Về mặt logic và phát âm, "gép" và "ghép" có khác gì nhau? nếu như ta không quá quen với chữ "ghép"
- Chuyên đánh vần như một số người nói, chẳng qua cũng là do ta quá quen kiểu hiện hành mà thôi

Thế mới nói, đôi lúc chúng ta thời đại Internet ngày nay đầu óc vẫn có thể kém đổi mới và canh tân hơn ông cha ta.

Mong mọi người suy nghĩ kỹ trước khi phê phán. Tôi không đồng ý lắm việc tác giả đem duyên cớ cần giống chữ Latin ra để đề xuất sửa đổi, nhưng về ý chính là sự bất hợp lý hiện nay của tiếng Việt, thì quá chính xác và tinh tế.

Lê Văn Dần, 20 Hồ Xuân Hương, BMT, DL, 21:16, 18/10/2010

Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn tác gia bài viết Phạm An Biên. Chúng ta nên nên bỏ các chữ không cần thiết mà tác giả đã nói ở trên, điều này sẽ giúp cho cách phát âm được chuẩn hơn, tạo thuận lợi cho các em sau nay tiếp xúc với tiêng anh. Cái gốc của Latin thị phải giữ lấy nó, đừng có sang tạo một cách không cần thiết. Rất mong tác giả có những bài viết để ngành giáo dục tham khảo và sớm ra quyết định sáng suốt./.

hoàng vĩnh, vũng tàu, 21:16, 18/10/2010

Xin hỏi các bác, tiếng Việt của chúng ta theo mẫu tự latin, do một nhà truyền giáo của châu Âu sáng lập nên. Như vậy chữ Quốc ngữ cũng là ngoại nhập chứ có phải của chúng ta đâu. Nếu có, thì có lẽ chúng ta phải quay lại sử dụng chữ Nôm, ảnh hưởng của chữ Hán.

Phạm thái Thạch, 142/1 PVT, TPHCM, 21:14, 18/10/2010

Tôi không hiểu nổi tác giả bài viết này đang sống ở đâu, làm việc tại nơi nào nữa
Tác giả có biết rằng khi thời Bắc thuộc, người Hán đã cố "đồng hóa" dân tộc ta bằng chữ viết?
Một đất nước mà không có lấy chữ viết của riêng mình, một dân tộc mà chữ viết lại phải đi vay mượn thì đó là nỗi NHỤC lớn
Thiết nghĩ, VNN không nên đăng những bài viết nhảm nhí và vớ vẩn như thế này...

Phạm Minh Tuấn, 21:14, 18/10/2010

Tôi rất tán thành với cách đặt vấn đề của tác giả, cần phải cải tổ cách viết tiếng Việt, bởi với cách viết như hiện nay có rất nhiều chữ thừa không cần thiết mà còn gây rắc rối trong cách đánh vần.
Tôi đã đọc một số ý kiến phản bác trên, tôi thấy bản thân chữ viết tiếng Việt là do một số người nghĩ ra, vậy ta cải tổ thì có gì là được với không được.
Vấn đề: "Phong ba bão táp ..." có đáng là cái tự hào cần giữ không?

Lê Đức Vinh, Nhật Tân, Tây Hồ, Hà Nội, 21:12, 18/10/2010

Ý kiến của ông Biên, tôi thấy có lí.

Nguyên tắc ghép âm hay cái nguyên tắc gì thì cũng là do con người ta đặt ra mà thôi. Thời tôi đi học, và cả những mẫu giấy tờ Nhà nước thời đó, người ta dùng "Vật lý" thay cho "Vật lí" như bây giờ, "chữ ký" thay "chữ kí", hoặc tên đệm ngày xưa không viết hoa, nhưng bây giờ thì phải viết hoa!

Có sao đâu? Xem bút tích của Bác Hồ, ta thấy Bác vẫn dùng chữ j thay chữ gi, F thay Ph đấy thôi. Mà truy lại gốc tích, thì chữ Quốc ngữ của ta là do cái ông Tây Alecxang gì đấy đặt ra, rồi ta cũng cải tiến đi cải tiến lại nhiều lần mà thôi. Có lẽ ngày trước dân ta thổ ngữ nhiều nơi khác nhau nhiều, ví dụ như có nơi gọi "nhân dân" thành "nhưn dưn"(?!) (thật ra dùng chữ ư này cũng không phát âm được, hi hi...) nên ông Tây ấy còn bỡ ngỡ, nên mới sáng tạo ra nhiều cách ghép âm để phát âm được những âm khó như vậy.

Nhưng bây giờ thì không cần phải thế nữa, vì nếu nói theo thổ ngữ thì tạm coi là "nói ngọng", còn viết thì phải viết đúng chính tả tiếng Việt phổ thông! Tôi rất nhất trí với góp ý của ông Biên đấy!

Hiền, Hải Phòng, 21:11, 18/10/2010

Chữ viết hay tiếng nói cũng chính là một bản sắc văn hoá riêng của mỗi dân tộc, mỗi đất nước.
Gần đây tiếng Việt đã bị một bộ phận tuổi teen biến tấu thành một thứ ngôn ngữ rất khó chịu, nhưng mỗi thế hệ có những cách thể hiện riêng, tôi ko lên án hay chê bai.
Tuy nhiên nếu nói "cần, có một cuộc cải tổ đối với bảng chữ cái tiếng Việt, để trả nó về gần với bảng chữ cái Latin hơn, không chỉ hợp lý hơn cho quá trình viết, mà còn hiệu quả hơn cho quá trình hòa nhập quốc tế" tôi cho rằng đó là 1 ý kiến điên rồ và thiển cận nhất tôi từng nghe.

la trong tuyen, 69/h1 pham van chieu go vap, 21:06, 18/10/2010

tôi cũng đồng ý với bạn, ngay cả tôi đây cũng gặp 1 số khó khăn khi phải viết cho đúng "chính tả", vì có những chữ lâu lắm chúng ta mới viết 1 lần, rõ là đâu phải chỉ có tôi mà rất là nhiều người cũng gặp khó khăn tương tự!cần phải thay đổi, để giúp cho con em chúng khỏi bị điên cái đầu khi học "con chữ" của chính chúng ta!

Bảo Khánh, Ulsan, South Korea, 20:54, 18/10/2010

Theo tôi nghĩ thì nên giữ bảng chữ cái tiếng Việt như vốn có trước đến bây giờ. Thứ nhất là để tiện cho việc tham khảo tài liệu của con cháu sau này, nếu thay đổi hoặc bổ sung chữ cái vào thì con cháu sau này tham khảo các tài liệu cũ chắc hơi khó khăn. Thứ hai là chả có gì khó khăn trong việc người nước ngoài tiếp cận tiếng Việt, cái chính để một ngôn ngữ trở nên phổ biến là việc đi tiên phong trong khoa học và công nghệ, nếu khoa học công nghệ của một quốc gia nào đó đi tiên phong thì tự nhiên ngôn ngữ sẽ phổ biến thôi.

nguyenthucnhat, dai hoc bach khoa da nang, 20:51, 18/10/2010

bạn đã có sự nghiên cứu rất kỹ về hệ thống chữ viết của chúng ta.

Trước tiên tôi xin cảm ơn bạn.tôi rất đồng tình với bạn về việc thay g cho gh hoạc ng cho ngh...Những từ này chúng ta co thể bỏ.đúng như bạn nói chúng ta đã thêm ko cần thiết.nhưng bài viêt của bạn sử dụng từ "ngu ngốc" tôi ko đồng ý.tôi biết bạn đã bỏ nhiều thời gian va tâm huyết cho vấn đè này va bạn củng rất bức xúc nhưng xin nhớ 1 điều bản chữ cái ma ông cha ta sán lập ra đã la hành tranh cho biết bao nhiêu thế hệ.dùng từ "ngu ngốc" là hoàn toàn ko đúng bạn à.còn về việc bạn nói dùng chu z thay thế cho chữ d.hay j thay cho gi....toi thấy ko hợp lí.tôi nghĩ bạn hay nhắn tin trên điện thoại quá nên nhiễm đó.đây là "mốt" viết tắt ma teen sử dụng đẻ nt thôi bạn à.bạn muốn thay đổi nó sang ngữ pháp tiếng việt thi ko được.tôi nghĩ giới trẻ chúng ta củng đang dung kết hơp cả bảng chữ cái tiêng việt lẫ latinh đó.mà đôi khi sửdụng latinh còn nhiều hơn.vi du các mục trong 1 chương học của chúng ta thứ tự các phần A,B,C,D,E,F... chứ ai dùng A,B,C,D,Đ,E,Ê,G.... CHỨ.

nguyen dinh dung, da nang, 20:48, 18/10/2010

Nói như phạm an biên không pahi là không có lí riêng của bạn ấy!
nhưng dũng có một số ý kiến đóng góp trái chiều như sau;
bạn muón bỏ chữ ghép ph thay bằng chữ F, gi thay bằng chữ G
thế tức là bạn không thích chữ ghép lắm, thế sao bạn không nghĩ chữ gì thay cho chữ ngh luôn???
rồi lại còn chữ ph nữa, người tây vãn phát âm đúng chữa ph có trong chữ phở đấy thôi, người việt nghe ai cũng hiểu hết!
thế tại sao chúng ta lại thay đổi nữa vời như thế?
đã thay chữ ghép thì phải thay hết chứ???
ngôn ngữ viết của việt nam đã có hàng mấy trăm năm nay, những điều như bạn đã nêu trên không phải chỉ mỗi mình bạn nêu ra lần đầu tiên tại đây, trước đây cũng có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề trên, nhưng cuối cùng ta vẫn giữ những gì đã có vốn dĩ cũa chữ viết viết nam.
đúng là chữ cái viết nam dựa trên nền tảng chữ cái latin nhưng có chọn lọc cho phù hợp với ngôn ngữ nói của người việt.
vậy theo bạn người anh hay người pháp có các âm điệu như:
co cò có cỏ cọ
không?
mỗi ngôn ngữ lại có một nét riêng biết, đó cũng thể hiện cho nền văn hóa của vùng, miền, quốc gia đó, bạn không nên đánh đồng chúng lại với nhau!

Nam Phong, 20:47, 18/10/2010

không phải sính Tây đâu. các bạn đã đọc di chúc của Bác Hồ chưa: "Việt- Nam zân- chủ cộng hoà/ Độc lập - Tự zo - Hạnh phúc" hay tác phẩm vĩ đại của Người "Đường Kách mệnh" ?
Có phải Hồ Chủ tịch sính Tây hay là đi trước thời đại chúng ta?

Long, 20:46, 18/10/2010

Còn các dấu "sắc huyền hỏi ngã nặng" nữa chứ, tác giả không đề xuất bỏ luôn đi cho nó gọn và giống với tiếng Anh hơn?
Mà giống với bảng chữ cái latin gốc để làm gì nhỉ? Trong khi đánh vần không giống và nghĩa cũng không giống? Chỉ gây nhầm lẫn thêm thôi.
Thử vài chữ xem sao:
Dì -> Zì
Cái gì -> Cái jì
Ương bướng --> Wơng bwớng (ơ hay chưa biết lấy gì thay chữ ơ cho đẹp)
...
Đã cải cách thì tác giả hãy cố làm cho trót, đừng nửa vời thế nhé!

Ngô Thị Kim Ngân, Bình Dương, 20:45, 18/10/2010

Người Việt Nam chúng ta từ bao đời nay vẫn tự hào với câu nói: "phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam". Chính những điều tác giả bài viết đã nêu trên dường như mới tạo nên được nét độc đáo và đắc sắc rất riêng của tiếng Việt. Cũng từ bao đời nay chúng ta vẫn sử dụng mà có vấn đề gì đâu. Cũng không phải tự nhiên mà trong tiếng Anh người ta cũng có sự phân biệt nguyên âm và phụ âm, vậy thì tại sao tiếng Việt lại không có những sự phân biệt trong các cách sử dụng chữ "l" với chữ "n", chữ "tr" với chữ "ch", "ng" với "ngh" ... Cứ cải cách, cải cách, sai rồi sửa, sửa vẫn sai, sai rồi lại sửa, không biết sẽ mang lại được những gì cho các thế hệ đi sau đây? Dù sao thì đọc bài viết này tôi cũng còn mừng vì tác giả mới chỉ đề nghị sửa đổi một số chữ cái trong tiếng Việt thôi chứ chưa đề nghị bỏ luôn tiếng Việt và sử dụng một loại ngôn ngữ chuẩn luôn như tiếng Anh chẳng hạn. Tôi thật buồn khi đọc bài viết này, và cũng thật chạnh lòng khi tưởng tượng ra cảnh sau vài lần cải tổ như thế này nữa thì tiếng Việt ôi sẽ đi về đâu? Xin hãy hòa nhập nhưng cũng đừng hòa tan như vậy.

Luong Van Anh, 1-5 Le Duan Q1 TPHCM, 20:45, 18/10/2010

Theo tôi chỉ có thể thay chữ D thành chữ Z. Còn chữ Đ trước mắt vẫn giữ nguyên và việc thay chữa Đ thành chữ D sẽ tiến hành sau này khi mọi người đã quen với chữ Z thay thế chữ D. Chữ F không cần thay cho PH vì tiếng Anh cũng có đồng thời F và PH, chữ J cũng không thể thay chữa Gi do cách đọc khác nhau, còn chữ W được hiểu như là phụ âm rất khó thay thế cho nguyên âm Ư.

hello0123123, 20:35, 18/10/2010

theo tôi nghĩ là tác giả tây hóa chữ việt rồi. chữ việt chính là nền văn hóa của người việt. nếu theo như bạn chỉ là tiện lợi cho hội nhập thì hãy bỏ hẳn tiếng việt thay vào đó là tiếng anh luôn. tiếng việt là nét văn hóa của dân tộc. nói như tác giả khác nào đồng hóa với pương tây rồi.

THT, US, 20:35, 18/10/2010

Trong thời đại phát triển chóng mặt hiện nay- Tất cả các hệ luân chuyển trong xã hội hầu như phải tiến thao quy luật phát triển - Ngôn ngữ chữ viết của chung ta không ngoài quy luật . nếu cứ bám giữ những gì đã có từ thế kỉ không dám cải cách triệt để tôi nghĩ muôn đời tiếp nối vẫn như thế .
-Nói dài thêm= chậm
-Viết dài thêm= chậm
Tất cả những gì chậm hơn= chậm tiến .
không những ngôn ngữ của chúng ta đã và đang có những thay đổi nhờ hệ thống máy tính phất triển , nhưng chúng ta vẫn phải nhờ đến phần mềm để biến hóa một bản văn cho nó trở thành nguyên bản chữ có dấu mới có thể đọc được.
- Tôi hết sức ủng hộ ý tưởng cải tổ Bảng CHỮ CÁI của tác giả quan tâm mà còn mong muốn những ai có sáng kiến cải tổ toàn bộ những dấu -SẮC HUYỀN HỎI NGÃ trong bộ chữ Việt của chúng ta đang dung hiện tại để chúng ta không cần dùng đến phần mềm chuyển đổi dấu trong hệ máy tính nữa thấy phức tạp quá.

Nguyễn Nam Giang, Đà Nẵng, 20:32, 18/10/2010

Vấn đề bạn đưa ra nghe có vẻ cũng hợp lý nhưng cách giải quyết lại...bất hợp lý quá. Chữ viết cũng là một dạng khoa học, dựa trên nhiều nguyên tắc con người mới có thể đưa ra một loại ngôn ngữ. Không phải vì ai đó thấy rườm rà mà có thể cho rằng bỏ đi chữ cái này hay chữ cái kia. Bạn nên tìm đọc các cuốn sách viết về lịch sử chữ viết của con người, của chữ quốc ngữ...rồi hãy phát biểu. Tôi được vinh dự biết một người đến nay đã trên ngũ tuần, rất đam mê về chữ quốc ngữ. Ông cũng đưa ra một số luận điểm về thay đổi ngữ pháp nhưng không phát biểu...đại như bạn mà tìm tòi, nghiên cứu gần 5 năm nay, chắc có lẽ cụ sắp ra sách để chứng minh phát hiện mới của mình.

Phạm Ngoc, 20:31, 18/10/2010

BGD nên quan tâm đến ý tường này và tiến hành Nhiên cứu 1 cách nghiêm túc để đơn giản hóa ngôn ngữ của chúng ta. Bản thân chữ quốc ngữ hiện nay là do người Bồ Đào Nha sáng tạo ra, có thể có rất nhiều thứ không hợp lý. Chúng ta nên nhớ rằng Tiếng Anh hiện tại không giống với Tiếng Anh cổ đại. Một người Anh chính gốc khi đọc tác phẩm Hamllet còn không hiểu hết. Mọi thứ trên thế gian này đều có thể thay đổi theo thời gian. Hãy học cách tiếp cận, "Đơn giản và Hiệu quả" của người Nhật, để đưa đất nước đi lên

son, halong, 20:31, 18/10/2010

người viết bài này không phải không có lý của mình.nhưng quá khó để người việt chúng ta thay đổi cách viết cách đọc và hơn hết là cải tổ chữ của người viêt.

Huỳnh Tư Định, Hà Nội, 20:28, 18/10/2010

Cảm ơn bác Phạm An Biên. Nhân đây có thắc mắc từ rất lâu chưa hỏi ai được, mong bác chỉ giáo.
1. Trong Tiếng Anh có cả chữ F và chữ Ph. Photo và Film. Khi nào thì dùng F, Ph.
2. Trong Tiếng Việt, chữ "Gì " viết thế nào cho khớp với đánh vần.
Cảm ơn bác.

Mr. Bự, 20:28, 18/10/2010

Không thể phủ nhận những điểm khác biệt trong bảng chữ cái tiếng Việt so với nguyên mẫu là bảng chữ cái Latinh. Tuy nhiên, đó là những gì đã thuộc về lịch sử, do lịch sử để lại và là kết quả sáng tạo của không biết bao nhiêu người, nên sẽ lại càng không phải là "bóp méo một cách không cần thiết" . Không thể chỉ vì một chút phức tạp nhỏ nhoi, một chút quy tắc chính tả mà phải làm xáo trộn những gì đã có một cách không cần thiết. Bảng chữ cái của chúng ta tự nó đã có sự phong phú của riêng mình. Chẳng lẽ chỉ vì người nước ngoài khó học mà phải thay đổi theo họ à? Ngôn ngữ là đặc trưng, là niềm tự hào của 1 quốc gia, một dân tộc, càng không thể vì "khó hòa nhập quốc tế" mà phải thay đổi.

Nguyen Ngoc, 20:21, 18/10/2010

Theo tôi thì người viết bai báo này có vấn đề về ngôn ngữ, ảnh hưởng nặng nề từ ngôn ngữ chát chít nên mới có những suy nghĩ như thế. Đừng xem những tinh hoa văn hóa cha ông từ ngàn xưa là ngu ngốc. Nêu thay đổi như ý tác giả thì tôi không biết văn hóa Việt Nam đi về đâu.

Phiêu thạch Ba, Tp Hồ Chí Minh, 20:21, 18/10/2010

Mới đọc qua thấy ý kiến của tác giả rất chí lý và cũng rất táo bạo. Nói chung tôi ủng hộ ý kiến này, nhưng muốn áp dụng cần nghiên cứu chi tiết và cẩn thận hơn. Chỉ phản ảnh với tác giả 2 vấn đề. Một là chữ w thay chữ ư thì không được vì chữ w không phải là nguyên âm. Dùng w thay âm qu thì tốt hơn. Hai là tác giả không nên dùng từ ngu ngốc để chỉ chững thiếu sót (nếu có) của cha ông mình.
Phiêu Thạch Ba

MK, CL-ĐT, 20:20, 18/10/2010

Nếu nói ko thay đổi là sự bảo thủ ko thích tiếp xúc với nước ngoài thì đó là sự sai lầm. Nó tạo sự đặc trưng riêng cho đất nước VN chúng ta, nếu nói khó hiểu, khó học hay khó hoà nhập với các nước thì chẳng qua ko muốn tìm hiểu ko cố gắng học, sở dĩ muốn thay đổi chỉ vì để "dễ học" mà thực chất nó dễ học.
Nếu nói về cùng cách phát âm mà đơn giản thì các tiếng khác còn rất nhiều!
Nếu nói về chính tả thì đó là yêu cầu cần thiết về ngôn ngữ cơ bản của mỗi quốc gia!
Mặc khác thực sự chữ viết hiện nay đã đi sâu vào "gốc rễ" con người bao nhiêu thế hệ đã sử dụng ko phải muốn đổi là đổi đc, nếu cố làm thì sẽ làm cho 2 loại này tồn tại song song cuối cùng ko cái nào ra cái nào?
Chẳng hay cái nào là rối hơn?

VŨ VĂN SÊ, E1-TRẦN QUANG DIỆU-ĐÀ LẠT, 20:18, 18/10/2010

Bạn Phạm An Biên nói đúng.

Đặng Minh Nhật, Thái Thịnh, Hà Nội, 20:17, 18/10/2010

Đây là một ý kiến cần tiếp thu và xem xét ký lưỡng. Tôi nhớ ngày xưa, khi Bác còn sống, Bác cũng đã dùng các chữ cái thuần Latin như F, J thay cho Ph, Gi. Bác cũng giải thích làm thế vì đỡ tốn giấy mực mà tác dụng vẫn như nhau.

ta van chinh, Binh duong, 20:14, 18/10/2010

Toi dong y voi y kien cua ong Pham An Bien

huhiha, 20:09, 18/10/2010

Mình cho rằng đây là một suy nghĩ nghiêm túc và đáng cho chúng ta suy ngẫm
1. Ta không được " ngày càng phức tạp" chữ viết của mình.
2. Hãy nghiên cứu và thay thế những từ có thể chấp nhận được.
3. Nhưng quan trọng hơn cả không được đánh mất vẻ đẹp của tiếng Việt

vũ quân, thái nguyên, 20:07, 18/10/2010

Đừng bao giờ đánh mất cái phong ba bão táp của tiếng Việt bạn nhé thứ tiếng mà bạn con bạn đang nói đang học đang dùng hàng ngày đấy... Thân !!

Văn Bình, 20:04, 18/10/2010

Theo tôi, việc thêm 4 chữ cái đó là có thể nếu không muốn "dùng chùa" bảng chữ cái Latin. Nhưng bỏ vào thì phải dùng thế nào cho hợp lý. Tôi là một người học, dạy toán nhưng chẳng lẽ thêm vào chỉ để gọi tên các điểm, các công thức hóa học hay các tổ chức quốc tế (vốn dĩ là chữ viết tắt). Hơn nữa, cách viết ph thay cho F, T.W thay cho T.Ư chĩ là viết tắt. Theo ý bạn thì ta nên lấy chữ của lớp "teen" thay vào luôn à (vì ngắn gọn hơn mà). "Ngh" và "ng" đều có quy tắc hợp lý mà bạn đã được học từ nhỏ. Có chăng phân vân về chính tả nếu ta không học tiếng Việt (môn học cơ bản từ cấp I). Còn về cách gõ "W" cho chữ "ư" bạn có nghĩ vĩ bàn phím là chữ Latin, đâu có thể biểu diễn hết ký tự ta cần. Vì thế, ta cần đại diện ký tự đó để sử dụng. Như khi người ta đặt phím tắt cho ứng dụng chẳng hạn (ctrl + C để copy đó).
Còn cách thay thế của bạn là quá cẩu thả. Tiếng Việt ta phong phú, đa dạng theo đúng nghĩa của nó bạn à. Bạn sẽ làm sao khi viết "đo đạc, đo lường", chẳng lẽ lại là "do dạc, do lường"; vậy thì "nguyên do, do đó" thì sao. Đó chỉ là ví dụ rất nhỏ của tôi thôi. Tất cả đều có nguyên tắc rất hợp lý rồi bạn à. Những nguyên tắc đó dùng để diễn đạt chuẩn nhất ý của bạn đó. Và chỉ những ai học tiếng Việt được mới hiểu được. Nếu thêm hay thay thế vào, bạn cần soạn ra 1 bộ ghép chữ mới (có tốt!). Trong khi, tất cả sự đặc trưng đó đã tạo nên văn hóa, bản sắc Việt rồi. Tôi yêu tiếng Việt, đất nước và dân tộc Việt Nam mình.

Nguyễn Hữu ĐIển, Hà Nội, 20:01, 18/10/2010

1. Đây là ý kiến không hợp lý, không phải chỉ có đơn giản là tiêu chuẩn tối cao của chữ viết, nó còn bao gồm hệ thống, đồng bộ, thư pháp, truyền thống tuy mới có thời gian ngắn,...
2. Tôi thấy thay bằng hệ thống tác giả đề nghị rất kỳ cục, bây giờ mà đi dạy phát âm mấy chữ tây cha ông ta không dùng để phát âm, đánh vần cho 90% bà con nông dân quá bằng học lại quốc ngữ.
3. Về các nét không phải nhiều là phức tạp mà là cân đối, quen dùng, còn bao nhiêu chữ khác như th, nh, ... biết lấy chữ cái của tây nào thay vào đấy!
4. Theo tôi phải nghiên cứu kỹ đừng lấy đặc biệt ra làm phổ biến và bắt nhiều người khổ vì nó và đừng nghĩ chữ viết của ta không đẹp và không hợp lý, hãy tự hỏi lại mình xem.

Ha Nguyen, Ha Noi, 19:54, 18/10/2010

Hình như anh (theo như tôi đoán) An Biên không có những khái niệm đầy đủ về tiếng Việt thì phải. Mặc dù về cách đọc thì những âm ng và ngh có thể là giống nhau nhưng rõ ràng theo quy luật thì khi nào dùng ng và khi nào dùng ngh trong tiếng Việt đều được quy định rõ ràng. Ng thì đi với các nguyên âm như a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư, còn ngh thì đi với các nguyên âm i, e và ê. Riêng nguyên âm y thì không ghép liền với ng hay ngh. Do đó, chỉ khi nào anh không hiểu về vấn đề đó thì mới sử dụng nhầm lẫn giữa ng và ngh mà thôi. Tât cả những khai niệm này đề đã được dạy trong chương trình tiếng Việt phổ thông mà.
Ngay cả việc một số âm mặc dù có thể được nhiều người coi là tương đương như kỹ hoặc kĩ (trong kỹ thuật), quy hay qui (trong nội quy) nhưng thực tế nếu theo đúng ngữ pháp tiếng Việt thì phải là kỹ và quy chứ không thể là kĩ và qui được.
Như các bạn đều biết trong thông lệ quốc tế thì phổ biến nhất là tiếng Anh cũng có rất nhiều biến thể khác nhau như Anh - Anh, Anh - Mỹ, Anh - Úc, Anh - Ấn... và trong những biến thể đó có thể người ta dùng nhiều cách thay thế ví dụ như colour hay programme trong Anh - Anh còn trong Anh Mỹ thì là color hay program. Vậy mà bạn có biết là bao nhiêu thập kỷ nay thì trong tiếng Anh - Anh người ta vẫn không thay đổi điều đó không? Vì đó chính là bản sắc dân tộc, là cái mà không thể dễ dàng mai một và là cái mà chúng ta cần phải lưu giữ cho các thế hệ mai sau. Có thể bạn tháy tiếng Việt có những quy luật khó nhớ và khó tiếp cận nhưng nế bạn nghiên cứu kỹ về nó bạn sẽ thấy tiếng Việt mà CHúng ta đang sở hữu có rất nhiều thú vị mà những ngôn ngữ khác khong phải ngôn ngữ nào cũng có được. Những điều mà bạn An Biên nói vẫn là những điều đơn giản và có quy tắc rõ ràng trong tiếng Việt, chẳng qua chỉ nhiều khi chúng ta đã dễ dàng quên những quy tắc đó mà thôi. Chẳng phải các bạn cũng thấy rằng ngay ngôn ngữ thông nhất hiện nay là tiếng Anh cũng có quá nhiều điều bất quy tắc đó hay sao?

trần việt khánh, đh bách khoa đà nẵng, 19:52, 18/10/2010

Tiếng Việt là của người Việt. Không nên thay đổi bất cứ 1 thứ gì dù là nhỏ nhất bởi vì tôi thấy bảng chữ cái của chúng ta rất rất hoàn chỉnh và mang 1 nét riêng mà không 1 nước nào có. Tôi nghĩ chính người đề xuất ra ý tưởng này mới thật sự là người bóp méo những gì chúng ta đang có

Nguyen Dinh Quang, 19:52, 18/10/2010

Đây chả phải là vấn đề gì mới mẻ cả. Ngày xưa bác Hồ cũng thường dùng một số chữ thay thế như thế, như dùng chữ 'f' thay cho 'ph', 'z' thay cho 'gi'. Nhưng đến Bác ngày xưa cũng chả nêu lên vấn đề thay đổi bảng chữ cái. Ngôn ngữ nào chả có một chút qui tắc lắt léo của nó? Bảng chữ cái bây giờ khó thế nhưng trẻ con 5,6 tuổi vẫn học được. Thay đổi lại dính bao nhiêu vấn đề khác nữa, vậy thì thay đổi có cần thiết hay không? Còn muốn người nước ngoài học tiếng Việt thì phải làm sao cho người ta thấy cần phải học tiếng Việt, chứ tiếng Việt có dễ đến mấy người ta chả cần làm gì thì cũng chả có ai đi học cả.
Còn có người bảo tiếng Việt nhiều dấu phức tạp, cái này thật nực cười. Bỏ hết dấu thì tiếng Việt thành cái thứ tiếng gì?

LE GIANG, LAM DONG, 19:50, 18/10/2010

Tác giả nêu lên thấy không ổn rồi ,bảng chữ cái của chúng ta phong phú như vậy sao lại sửa đổi ,cắt bỏ đi .Chúng ta phải thấy rằng sao các thế hệ trước họ học được thì bây giờ cũng học được .Có những từ ngày trước phải viết đầy đủ mới ra nghĩa ,giờ cắt bỏ đi thấy nó thiếu ,nhiều khi cảm thấy mình viết sai chính tả .Chúng ta phải biết rút kinh nghiệm từ đợt cải các chữ viết trước đây .Không nên đi vào vết đổ nữa

Phan Tan, 19:48, 18/10/2010

1. Âm và phiên âm tiếng Việt khác xa so với các nước phương Tây. Khó khăn cho việc học phát âm tiếng nước ngoài là do nó chứ không phải từ bảng chữ cái. VD: các phụ âm "S" của chúng ta gần giống với "SH" trong tiếng Anh còn "S" trong tiếng Anh lại giống với "X" của mình. Chúng ta có "D" và "GI" đọc như nhau nhưng tiếng Anh hay Nhật có đến 3 âm gần giống nhau (gần giống chứ không đọc như nhau) là "Y", "J" và "Z", và cả "G" khi đi sau nó là "e" hay "i".
Những từ mà bạn nói đã lãng phí là những từ KHÔNG CÓ TRONG TIẾNG VIỆT, ngược lại bảng chữ Latin cũng không thể hiện được hết âm Việt.
Bạn có thể dễ dàng nhận ra khi chú ý 1 người nước ngoài phát âm tiếng Việt.

2. Nếu hiểu rõ các quy tắc viết tiếng Việt thì chẳng ai viết sai được, trừ một số danh từ bạn phải được biết trước, nhưng ngôn ngữ nào thì cũng có vấn đề này.

3. Người TQ phải học và nhớ hàng ngàn chữ khác nhau, người Nhật lại có vốn phụ âm tương đối nghèo... họ học tiếng Anh khó hơn chúng ta gấp nhiều lần, từ chữ viết, thói quen từ phải sang trái, cách phát âm... nhưng họ không bao giờ đánh giá tiếng Anh hay tiếng nước nào cao hơn sự tinh túy trong ngôn ngữ của họ.
Tiếng Việt và bảng chữ tiếng Việt cũng vậy, cho dù bắt nguồn từ nước ngoài nhưng bảng chữ Việt là sáng tạo và tinh hoa của dân tộc chúng ta. Hãy vui vẻ và tự hào khi một người nước ngoài đọc sái cả miếng nhưng vẫn không phát âm chuẩn được tên của bạn :)

Nguyễn Bảo Thạch, Đồng Nai, 19:44, 18/10/2010

Hay

damsan1989, Hà Nội, 19:43, 18/10/2010

Ủng hộ việc cải tổ tiếng việt như trên. Các chữ F, J, Z về cơ bản khi gieo vần thì tiếng Việt Cũng giống tiếng Anh. Nhưng về việc chữ W thay cho chữ Ư thì chưa thuyết phục, W đọc là "Đáp Lưu" khác xa với "Ư". Thế thì khi đánh vần sẽ chẳng biết đánh vần thế nào khi thay "Ư" = W, Chẳng lẽ lại giống tiếng anh đọc "đáp lưu" nhưng gieo vần chẳng "đáp lưu" tí nào!

Nguyễn Bính, 19:38, 18/10/2010

Có mấy điểm không thể đồng tình với bạn biên:
- W mà lại thay thế cho nguyên âm ư ???
- Nếu bạn muốn bỏ ph để thay bằng f cho hội nhập quốc tế thì chắc anh ngữ cũng phải bỏ vần ph để hội nhập quốc tế, theo ý bạn thì các từ tiếng anh sau chắc phải sửa ngay ; photo -> foto, physic -> fysic, phase -> fase, phrase - > frase....
- đ -> d, d->z: thử nghĩ kĩ xem có cần thiết không hay chỉ là vẽ rắn thêm chân, liệu sẽ mất bao nhiêu tiền để sửa đổi sách vở và thói quen của 80 triệu dân ???
- ng và ngh, g và gh: cái này thì không bàn, nhưng ý kiến của tôi là các từ này đều sử dụng có quy tắc không gây ảnh hưởng nhiều đến việc học tiếng việt, có chăng chỉ đỡ tốn ít tiền giấy và mực in
@abc: bạn nên cảm ơn 6 thanh: bằng, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng mà ông cha để lại cho chúng ta, bởi nhờ có sự phong phú đó của tiếng việt mà người việt có thể học mọi ngôn ngữ trên thế giới mà không bị ngọng khi phát âm

Huy, 19:36, 18/10/2010

Bạn viết bài này đã bị lai căng rồi. Sửa và bỏ thế thì còn gì tiếng Việt. Nếu bổ sung thêm cách viết thì có thể chấp nhận được

Nguyễn Cường, 19:29, 18/10/2010

Hoàn toàn ủng hộ. Việc phiên âm tiếng Việt bằng chữ cái la tinh không phải là tối ưu đến nỗi không thể cải tiến được.

Kiều Minh, Hà Nội, 19:28, 18/10/2010

Người Việt nói tiếng Việt chứ không phải tiếng Anh hay tiếng Pháp để phải sửa bảng chữ cái tiếng Việt thành bảng chữ cái Latin. Các đề xuất của tác giả cũng thật khôi hài. Xin hãy thử phân biệt giúp tôi 2 từ: "du" và "đu" trong "giao du" và "đu đủ" nếu như tác giả đề nghị bỏ chữ "Đ" đi. Tôi chỉ lấy ra một ví dụ đơn giản nhất vì tôi không muốn tìm hết ví dụ để "minh họa" cho mấy cái "sáng kiến" ngây ngô và ngớ ngẩn của tác giả. (Nếu làm thế chắc tôi tức quá mà đập luôn cái máy tính của tôi mất!)
Tôi thật không hiểu một người Việt Nam học tiếng Việt, nói tiếng Việt mà lại đưa ra được những đề xuất nực cười như thế này. Không hiểu tác giả bài viết được mấy tuổi rồi?!!!
Thêm nữa, tôi cũng không hiểu vì sao báo Vietnamnet lại cho đăng bài này? Chẳng lẽ Biên tập viên lại vô trách nhiệm với nội dung của báo đến thế sao? Nếu muốn đăng, xin đưa vào mục Cười hay Giải trí thì phù hợp hơn. Vietnamnet đăng những bài kiểu này vào mục Giáo dục thì tôi có thể hình dung được báo Vietnamnet muốn "giáo dục" gì cho người đọc rồi! Thật thất vọng!

phương thảo, 19:27, 18/10/2010

nếu các bạn có xem wa 1 số tài liệu của Bác Hồ thì bạn Biên nói rất đúng, vừa lãng phí vừa khó hiểu

Tran trong thuc, HCM, 19:24, 18/10/2010

Ủng hộ ý kiến bài viết này. Chi tiết có thể bàn tiếp nhưng đúng là nên có cải tổ.

Việc này đã được bàn từ rất lâu nhưng vẫn chưa làm gì. (Hồ Chí Minh là một trong những người cổ vũ mạnh mẽ nhưng không thành công)

KHÁNH HIỀN, 258 Bạch Đằng - Đà Nẵng, 19:20, 18/10/2010

Tôi cũng có chút kiến thức về ngôn ngữ vì là cử nhân ngữ văn.

Tôi đồng ý với ý tưởng đề xuất này, còn cụ thể như thế nào thì cần nghiên cứu thêm. Ngày trước Bác Hồ đã dùng chữ "z" để thay cho các chữ "d", "gi" rồi ( cứ đọc bản gốc các bài viết của Bác thì rõ).


Rõ ràng có những chữ có thể sử dụng được như chữ Z, chữ F...

Riêng chữ K có thể thay thế cho các chữ "C", chữ "QU " (Do người Việt trước đây học chữ Hán nên theo quy tắc chữ nào nghĩa nấy... và khi dùng chữ quốc ngữ cũng có thói quen này).

Từ với tư cách là công cụ giao tiếp vốn không đứng một mình mà phải có bối cảnh ngữ nghĩa. Ví dụ khi chỉ nói một từ DO hay GIO, QUỐC hay CUỐC thì thật khó biết phải viết thế nào cho đúng chính tả. Nhưng khi viết ZO LINH hay NGUYÊN ZO thì ai cũng có thể đọc hiểu cả. Tương tự viết KUỐC ZA hay KUỐC ĐẤT cũng dễ hiểu như thường...Viết thế vừa đơn giản, khi phiên âm cho người nước ngoài đọc cũng rất thuận tiện ( chữ Việt là chữ ghi âm tiết nên miễn sao ghi đúng âm là được, càng đơn giản càng tốt)


Chính tả thực ra là quy ước thôi nên có thể thay đổi được. Có thể lúc đầu hơi ngờ ngợ vì đã là thói quen của nhiều người nhưng rồi cũng sẽ ổn.
Tôi cũng chỉ viết quan điểm của mình, không dám múa rìu qua mặt các nhà ngôn ngữ học...
Sau khi loại bỏ những yếu tố tùy tiện trong cách nhắn tin của các teen sẽ thấy việc họ sử dụng các từ như Z,F,J, K đã đem đến cách viết rất gọn mà tuổi teen ai cũng hiểu được. Đó không phải là điều để các nhà ngôn ngữ lưu tâm sao!

Tony, 60/31 Đinh Tiên Hoàng - Quận Bình Thạnh - Hồ Chí Minh, 19:19, 18/10/2010

Tôi không ủng hộ ý kiến trên, ý kiến trên là xóa bỏ hoàn toàn bản sắc của tiếng Việt chứ không phải là tiếp thu cái mới, cái tinh hoa hay là cải cách gì.

Còn riêng tôi, nên giữ nguyên bảng chữ cái như nó vốn có và không thay đổi gì cả. Bởi chúng ta tuy là phiên âm chữ Latinh, nhưng qua ngôn ngữ Việt hàng trăm năm nay nó vẫn được mọi người sử dụng một cách thành thạo và là bản sắc. Việc thêm một vài chữ, việc thay một vài chữ cũng chẳng giúp ích được gì mà nó sẽ làm tiếng Việt méo mó.
Tôi mong bạn Biên suy nghĩ kỹ trước khi viết một bình luận như trên.

le dung, Ha noi, 19:19, 18/10/2010

thực tế thì tiếng việt khá phức tạp, nhưng cách cải tiến của người viết đã thành cải lùi tiếng việt, tiếng việt ta bắt nguồn từ tiếng la tinh nhưng nhờ sự thông minh mà người việt đã cải biến nó với những chữ Ê,Ư, Ă..... mang đặc trưng của người việt, người việt chúng ta sống thiên về tình cảm nên chữ viết cũng biến đổi sao cho diễn đạt ý một cách tế nhị nhất, chẳng lẽ chúng ta vứt bỏ đi các chữ do ông cha ta sáng tạo ra để chuyển về chữ latinh và các dấu như tiếng pháp ah. Nếu theo cách thay đổi của bạn thì chúng ta phải thay đổi lại toàn bộ hiến pháp, các tác phẩm văn học, và nhiêu thứ nữa.... vậy chúng ta chuyển qua ngôn ngữ của 9X ví dụ thành zi zụ, học sinh giỏi thành hoc sinh joi.... bạn thấy có hợp lý không

Bùi Hồng Đức, 19:14, 18/10/2010

Không rõ là bạn Phạm An Biên đã suy nghĩ chu đáo hay chưa. Nhưng nếu theo cái cách suy nghĩ của của bạn, nên nhớ là theo cái cách suy nghĩ của bạn đấy nhé, thì chữ c , chữ k và chữ q nên nhập lại làm 1, thế có phải hay hơn không, rồi thì chữ i ngắn và chữ y dài nữa, như thế có đúng không nào.....

Bạn biết 1 mà không biết 2, bạn ạ.
Thứ nhất, theo thông lệ của các nước sử dụng bảng chữ cái latin, thì chữ w được dùng thay thế cho bán nguyên âm u, ví dụ tiếng anh có từ word, trung quốc từ tôi, ta khi phiên âm ra cũng là wo, thế nên, chữ w không thể thay thế cho chữ ư, vì đơn giản cách phát âm của 2 từ này không giống nhau.

từ ghép GI tương đương với J vì J là bán nguyên âm i , VD như you các bạn thử đọc rời và so sánh nó với thank you xem, rõ ràng bán nguyên âm ở đây đã biến mất.

thứ nữa, f là âm vô thanh mà ph trong tiếng việt lại là âm hữu thanh, à mà mói đến đây, sao bạn không tìm phụ âm nào trong tiếng anh tương đương với th nhà mình đi.

Và đây là điều quan trọng nhất : không có sự tương đương và nhất quán trong cách phát âm của các ký tự trong bảng chữ cái latin. có nghĩa là, không giống tiếng việt, mỗi từ, mỗi tiếng , mỗi chữ cái có cách phát âm cố định, d thì ở đâu cũng là d, a thì ở đâu cũng là a, trong khi tiếng anh, tiếng pháp thì sao, bạn học rộng hiểu nhiều, chắc bạn cũng hiểu.

Hơn nữa, thay đổi tập quán, thói quen rất là khó. à mà theo ngôn ngữ 9x bây giò thì phải viết là "tập wán " .Bạn nghĩ sao về vấn đề này

chinh, 19:12, 18/10/2010

Đọc qua thì thấy hay thôi nhưng tác giả bài viết có biết được là tiếng Việt được ghi bằng cách ghép vần, ví dụ như chữ đi đọc là đ-i

Vũ Hoàn, Hà Nội, 19:10, 18/10/2010

Bạn có biết chữ viết mà ta sử dụng hàng ngày bắt nguồn từ đâu không?. Hầu hết người Việt đều không biết ân nhân của mình. Lòng biết ơn là truyền thống của người Việt Nam. Không ai cho chúng ta biết ân nhân của mình.

Nguyễn Sơn Nam, Hạ Long, 19:10, 18/10/2010

Mình nghĩ đó là nét độc đáo của tiếng Việt do dân tộc ta bao năm đã sáng tạo ra, tiếng Trung, tiếng Anh hay tiếng Pháp đôi lúc cũng 1 vài cách viết phức tạp nhưng sao họ không thay đổi? Đó là nét đặc trưng của ngôn ngữ bạn à, và mình nghĩ người đăng tin này có suy nghĩ quá thiểm cận!

maxheal, TP Ho Chi Minh, 19:08, 18/10/2010

Đã xét cho mặt Toán học thì cũng phải nghĩ cho Văn chương, không phải tự nhiên mà chúng ta lại có thơ lục bát. Chính sự phong phú đó mà ta có thể biểu đạt nhiều trạng thái khác nhau của cùng một thuộc tính mà các ngôn ngữ khác như tiếng Anh không thể làm được. Phương châm khi tạo ra chữ quốc ngữ là "Hòa nhập không hòa tan". Mong tác giả nên suy xét lại.

xiongba, từ liêm hà nội, 19:01, 18/10/2010

Một quốc gia cần có ngôn ngữ và bản sắc riêng, không thể lấy ngôn ngữ của 1 quốc gia làm chuẩn cho 1 ngôn ngữ của quốc gia khác. Nếu để chỉnh sửa ngôn ngữ Việt Nam cho giống với ngôn ngữ của nước khác, vậy cũng nên đồng hóa văn hóa của người Việt. Tất cả người Việt Nam không nên ăn cơm nữa, chuyển sang ăn khoai tây với lúa mạch. Người đưa ra đề nghị như vậy cũng nên ăn mừng vào các ngày Noel với chúc mừng năm mới 21/12, không nên ăn tết như người Việt nữa!

vietrich, Hà Nội, 19:00, 18/10/2010

Các bạn thử tưởng tượng xem một đoạn văn sau khi chỉnh sửa sẽ thành như thế nào?

Kính thWa, trung Wong,... không hiểu nhà cải cách của chúng ta xuất xứ như thế nào, lại còn lấy ví dụ về làm toán nữa. Thế thì có lẽ là ta nên thay cả chữ a thành chữ anpha, b thành chữ beta, rồi @, ... như thế cuối cùng thì thêm cả chữ hán, chữ bồ, chữ tây vào mới hay, mới đúng.

Tôi lại còn đọc có bạn bảo lại xanh lá cây, xanh đậm, xanh nhạt, xanh nước biển là nhiều từ quá. Trách cổ nhân ngày xưa sao không thay đổi cả chữ hán đi để bây giờ con cháu khỏi lăn tăn. Cha ông đã uổng công gìn giữ văn hóa rồi!!!

Huy "Zông", 18:55, 18/10/2010

Bạn này quả thật là buồn cười khi lại nếu ra ý tưởng cải tổ bảng chữ cái này!

Tại sao lại là ngu ngốc? Nếu những điều đó là ngu ngốc vậy thì những người học theo nó cũng là ngu ngốc sao?

Tiếng việt không phải là ngôn ngữ latinh, mà là đc viết theo cách latinh. Tiếng việt mang phong cách tiếng Hán-Nôm của phương đông. Tôi không hiểu nếu bỏ đi những chữ đó, thì cái hay, cái đẹp, cái luyến láy chơi chữ của thơ, văn, cách nói.... tiếng việt nó sẽ bị tàn phá như thế nào :(

Hoặc đơn giản, tôi cũng thấy chữ Đ đẹp hơn chữ Z, Ư đẹp hơn W, và NGH dùng trong trường hợp của nó thì phong thái hơn NG...

Phạm Biên Biên, 18:55, 18/10/2010

Tôi ủng hộ ý kiến của anh Biên, và nhân tiện có thêm một góp ý
- Nên bỏ các dấu đi cho nó quốc tế. Sáng tạo ra một cách viết chỉ dùng chữ latin, như vậy khỏi phiền tới dấu, tiện hội nhập quốc tế. Các chữ ă, â, ơ, ư hiện cũng đã có cặp ký tự tương đương trong bộ gõ telex rồi. Các dấu cũng vậy.
Ý kiến này là để cho góp ý của anh An Biên thêm hoàn hảo thôi.

HOATAM, HANOI, 18:50, 18/10/2010

Tiếng anh là đơn giản nhất, nếu cứ như tác giả nói thì sao không kêu gọi bỏ luôn tiếng việt chuyển sang tiếng anh cho nó hòa nhập?
Ngôn ngữ của mỗi nước có đặc điểm riêng nên không thể chỉ vì một cá nhân không thể phân biệt nổi chữ đúng chính tả viết như thế nào, hay một cá nhân nào đó sính ngoại, lai căng mà chữ viết của cả một quốc gia phải thay đổi vì cá nhân đó được.
tôi thấy bạn bảo thay ư=W, thế không hiểu bạn đọc nó như thế nào? bạn là người việt sẽ đọc là vê đúp hoặc vê kép?, nhưng là người sính ngoại bạn gọi nó là đắp niu ????, trong khi đấy, chữ ư trước sau đọc nó vẫn là ư. Thế, rốt cuộc cái đơn giản hóa của bạn nó ở đâu?

Văn, 18:50, 18/10/2010

À,xin nói thêm,nếu tên Phạm thì viết Fạm thì ko có thẩm mỹ lắm.Tốt nhất để như cũ,giá trị ko đổi.

vietlao001, 18:48, 18/10/2010

Theo như lời tác giả thì Nhật và Trung Quốc nên bỏ hết que gậy đi (chữ tượng hình ấy mà),cả những nước Arap nữa,bỏ hết giun dế đi,chuyển hết sang hệ chữ cái Latin cho người nước ngoài dễ học tiếng của mình và mình dễ học ngoại ngữ??
Tiếng nói và chữ viết là những nét riêng,đặc sắc của mỗi dân tộc,sao có thể vì lý do này lý do khác mà dễ dàng thay đổi được?Giả sử có thay đổi dễ dàng như thế thì tại sao cha ông ta ngày xưa lại phải sáng tạo ra chữ Nôm mà làm gì?Sao không dùng luôn tiếng Hán có phải đơn giản hơn không?
Tại sao chúng ta không cảm thấy tự hào vì mình là người Việt Nam,mình có tiếng nói và chữ viết riêng??Đánh mất tiếng nói,chữ viết cũng là đánh mất lòng tự hào dân tộc và cũng là mất độc lập...

Văn, 18:45, 18/10/2010

@abc: tiếng việt có 5 dấu : sắc huyền hỏi ngã nặng và ngang.
Tiếng Việt là tiếng Việt,đồng ý là phức tạp nhưng nó là bản sắc của VN,do ngừơi Việt Nam nghĩ ra,cần gì phải làm cho giống tiếng Anh,Mỹ.Tiếng Anh và tiếng Mỹ cũng khác nhau huống chi là tiếng Việt và tiếng nước ngoài.

Người Hà Nội, Hà Nội, 18:42, 18/10/2010

Xin lỗi, không hiểu bạn Phạm An Biên làm nghề gì. Tôi thấy trong những điều bạn kiến nghị cũng có đôi điều đáng lắng nghe, nhưng nếu bạn cho rằng bảng chữ cái của ta là phức tạp một cách ngu ngốc thì tôi không hiêu có nên gọi bạn là một kẻ ngu không? Tôi rất ghét thói trứng khôn hơn vịt và cái tói thấy cái gì của Tây cũng là "thơm". Ngay trong tiếng Tây, bảng chữ cái của nhiều nước cũng có thêm một số chữ cái hoặc một tổ hợp chữ cái, sao bạn không bảo là họ ngu?
Tôi cho rằng, hãy đưa ra ý kiến một cách thoải mái, nhưng đừng vội cho tiền nhân là ngu.

Hải Lê, 18:36, 18/10/2010

Chỉ có thể là tiếng Việt mới có những từ như thế và cho dù có lẫn tiếng la tinh đi nữa thì người hậu thế cũng phải biết cách ráp vần tiếng Việt sao cho đúng văn phạm và chính tả.
Bạn nên đi học lại mẫu giáo đi, đừng góp ý với mọi người về cái dốt của mình trong việc viết và hiểu tiếng Việt!

Đặng Quốc Tuấn, trường Đại học Y Hà Nội, 18:36, 18/10/2010

Nếu thay đổi hẳn thì quả là khó. Vì thói quen bao năm nay, và bao nhiêu văn bản đã có rồi làm sao mà đọc được nếu viết kiểu mới. Nhưng ý tưởng cũng không phải vô lý. Chính Bác Hồ đã dùng chữ Z thay cho chữ D.
Có lẽ các nhà giáo dục nên xem xét xem có nên hưởng ứng điều Bác đã khởi xướng (và sử dụng khá kiên trì) từ giữa thế kỷ trước hay không.

kaka, hà nội, 18:30, 18/10/2010

"Đừng làm cho chữ viết của chúng ta phức tạp hơn một cách ngu ngốc". Mình chẳng hiểu bạn viết câu từ trên có ý nghĩa ntn? Nó dường như đang xúc phạm chính bạn và những người đang dùng tiếng Việt. Hiện tại chưa có ai đồng ý với phương án của bạn đâu. Bạn cũng đang sử dụng tiếng Việt theo cách thông thường đó.

Đỗ văn sang, Hà nội, 18:26, 18/10/2010

Không biết tác giả của bài viết có học qua lớp vỡ lòng không?
giả sử bạn bảo thay chữ Ph thành chữ F:
Vậy bản thử tập đánh vần cho tôi xem nó sẽ ra như thế nào?.
Bạn đừng nên sử dùng ngôn ngữ tin nhắn mà đề xuất "cải tổ".
Hòa nhập với quốc tế chứ không nên hòa tan.
Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp việt nam. Đó cũng là một cái đặc biệt tròng hàng trăm ngôn ngữ trên thế giới bạn à:)

nobita61124@gmail.com, ha noi, 18:21, 18/10/2010

đúng là tiếng việt phức tập thật, nhưng tôi nghĩ làm sao có thể bỏ như lời tác giả nói đc nhỉ ? nếu bỏ chữ ngh thì xin tác giả đánh vần chữ nghe giùm tôi cái, chả lẽ thành nge à. Và một số chữ trong tình trạng tương tự.

Nhật Hoa, Hà Nội, 18:17, 18/10/2010

Tôi đề nghị người viết bài báo này cần học nguyên tắc ghép âm!

Thập Chỉ, 18:13, 18/10/2010

Cực kỳ thông minh

Lan, 18:11, 18/10/2010

Chẳng hiểu bạn biên này sính tây đến mức nào, nếu thế thì biến tiếng Việt thành tiếng Anh đi cho đỡ phải học ngoại ngữ.

Chữ viết của mỗi quốc gia đều có điểm đặc biệt riêng, bạn không thể so sánh tiếng latin với tiếng Việt rồi lại bảo tiếng Việt là thừa, là "phức tạp một cách ngu ngốc".

Nói như bạn thì không biết người Hàn Quốc với người Ảrập phải sửa đổi chữ như thế nào mới được gọi là "hiệu quả cho quá trình hoà nhập quốc tế"

abc, 17:51, 18/10/2010

Rất hay, 1 nhận xét rất đúng đắn. Ngôn ngữ của chúng ta đã quá đủ phức tạp rồi lại còn thêm những thứ như đã nói ở trên nữa làm người nước ngoài rất khó học chữ Việt Nam.

Điển hình như về dấu, thư hỏi ngôn ngữ nào mà lái có nhiều dâu như chữ VN: dấu sắc, huyền, hỏi, nặng, ngã. Ngôn ngữ của chúng ta quá PHONG PHÚ: ví dụ như từ chỉ màu xanh chúng ta có xanh lá cây, xanh đậm, xanh nhạt,xanh nước biển xanh biếc, xanh thẫm, xanh ngọc lam,... Thử hỏi như vây chúng ta học đâu cho hết, chúng ta đang càng ngày càng làm cho ngôn ngữ của chúng ta khó hiểu và khó học hơn.

Các tin khác