Người Việt làm toán "chạy" gần hết sang Mỹ

Cập nhật lúc 05:55, 15/10/2010 (GMT+7)

- Trong khi đội ngũ làm toán của nước ta đang thiếu những người giỏi thì hơn một nửa những người làm toán giỏi đang ở nước ngoài, trong đó phần lớn là ở Mỹ. Nước Mỹ, tất nhiên, không chỉ thu hút nhân tài người Việt mà còn thu hút nhân tài ở khắp thế giới. Những chia sẻ dưới đây của các nhà khoa học và cựu du học sinh ở Mỹ sẽ làm sáng tỏ phần nào nguyên nhân.

TOÁN HAY LÀ KHÔNG TOÁN?

Những "tên tuổi" về toán học tập trung ở Mỹ

Mô tả ảnh.
GS Lê Tự Quốc Thắng.

Nước Mỹ vốn nổi tiếng là "vùng trũng" thu hút nhân tài. Ngành khoa học cơ bản như Toán học hiển nhiên được chú trọng.

GS Ngô Bảo Châu, mặc dù đã có thời gian học và làm việc 15 năm ở Pháp, vẫn chọn Mỹ là nơi dừng chân.

Những người Việt ở nước ngoài làm toán chuyên nghiệp ước tính trên 100 người, trong đó phần lớn tập trung ở Mỹ.

Những người Việt làm toán có tiếng ở Mỹ có thể kể đến: GS Vũ Hà Văn (ĐH Rutgers), GS Dương Hồng Phong (ĐH Columbia), GS Đào Hải Long (ĐH Kansas), Lê Hải An (ĐH Utah), GS Lê Tự Quốc Thắng (Viện công nghệ Georgia, Atlanta), GS Phạm Hữu Tiệp (ĐH Florida), Ngô Thanh Nhàn (ĐH New York)...

Ông Lê Tuấn Hoa, Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam cho biết trong số khoảng gần 30 người Việt đang làm việc về ngành toán ở nước ngoài có trao đổi thường xuyên và thỉnh thoảng về nước làm việc thì có khoảng một nửa đang làm việc tại Mỹ.

"Những người làm toán trẻ và giỏi, độ tuổi trên dưới 35 phải đến hơn một nửa đang làm việc ở nước ngoài, trong đó chủ yếu ở Mỹ", ông cho biết thêm.

Nước đứng đầu về số lượng giải Fields, giải thưởng cao quý nhất về toán học cũng chính là Mỹ (13 giải), tiếp đến là Pháp (11 giải), Nga (9 giải), Anh (6 giải).

Tại ĐH Toán học thế giới vừa qua tại Ấn Độ, có 19 báo cáo mời toàn thể thì Mỹ chiếm tới 11 báo cáo.

Vì sao nước Mỹ là đích đến cho các nhà toán học?

Mô tả ảnh.
GS Đào Hải Long.

Một GS toán người Việt đang làm việc tại Mỹ nhận định: "Một đất nước muốn phát triển kinh tế thì trước hết phải có nền khoa học tiên tiến - đây chính là tư tưởng mà Mỹ đã áp dụng từ rất lâu.

Làm khoa học, ai cũng muốn ở trong một môi trường có nhiều người quan tâm tới thứ mình làm, có nhiều người để thảo luận và cộng tác. Mỹ chính là một môi trường như vậy, có rất nhiều nhà khoa học trong mỗi chuyên ngành hẹp. Đây là kết quả của một quá trình đầu tư lâu dài".

GS. Ngô Bảo Châu trong một bài phỏng vấn cũng nói lý do chuyển đến ĐH Chicago là vì cần những đồng nghiệp có thể hiểu những gì anh đang làm.

GS Hà Huy Tài, ĐH Tulane (Mỹ) cho biết thêm: "Không phải các nhà khoa học không muốn sang châu Âu, mà sang châu Âu khó hơn qua Mỹ, mà công việc thì chưa chắc đã tốt bằng. Mỹ có rất nhiều trường đại học và các viện nghiên cứu. Hơn nữa, khi xét hồ sơ xin việc trong khoa học, người ta sẽ không quan tâm anh là người Mỹ hay người nước ngoài (trừ một số nơi đặc biệt), thành ra, cơ hội là cao hơn. Ở châu Âu, số lượng các trường đại học ít hơn nhiều, và thường vẫn có sự ưu tiên cho người bản xứ".

Người Việt làm Toán ở nước ngoài

Theo thống kê sơ bộ, hiện có gần 100 người Việt làm toán (hiểu theo nghĩa có công việc tương đối ổn định, và có làm việc nghiên cứu về toán, kể cả lý thuyết lẫn ứng dụng) đang định cư ở nước ngoài. So với tổng số các nhà toán học trên thế giới thì con số này chỉ là "muối bỏ biển", nhưng so với VN thì đây là con số đáng kể, và sẽ là một động lực quan trọng cho việc phát triển toán học của VN

Thêm vào đó "Ở Mỹ, lương trả cao hơn ở các nước khác, hơn nữa lương trả theo khả năng. Hai giáo sư cùng một chuyên ngành, vào trường cùng thời gian nhưng lương có thể khác hẳn nhau. Nếu bạn thật sự giỏi, người ta sẵn sàng trả lương rất cao để mời bạn về. Ở nhiều nước châu Âu, nếu hai người có cùng học hàm, học vị, cùng thâm niên công tác và làm việc cùng cơ quan thì lương phần nhiều là tương đương nhau", GS Hà Huy Tài nói.

Một du học sinh tại Mỹ, đã từng làm việc tại Mỹ và Việt Nam, Nguyễn Nguyệt, lý giải vì sao Mỹ thu hút được nhân tài khắp thế giới:

"Từ thế chiến thứ II đến nay, Mỹ luôn ra sức giành giật nguồn chất xám từ các nước. Nước Mỹ chiếm tới 2/3 số giải Nobel của thế giới, trong đó, có sự đóng góp của rất nhiều nhà khoa học nhập cư. Và chính nguồn chất xám thu hút được này đã giúp Mỹ tích lũy được một nguồn của cải khổng lồ với GDP lên tới gần 15.000 tỉ USD trong năm ngoái là năm đang chìm trong suy thoái.

Có thể nói, họ gặt hái được nhiều thành công và xây dựng được một nền kinh tế vượt bậc là do họ biết định giá nhân tài, và mua chất xám. Lí do Mỹ thu hút được nguồn nhân tài lớn do thu nhập cao, môi trường năng động, cơ sở vật chất đầy đủ, đãi ngộ rất tốt đối với những cá nhân xuất sắc.

Cơ chế thị trường của Mỹ đã được xây dựng và củng cố từ hàng trăm năm nay. Môi trường pháp lý cũng rất phát triển. Do đó, môi trường làm việc vô cùng chuyên nghiệp, với sự liên kết chặt chẽ, đề cao sự sang tạo và cái mới, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Sự liên lạc – trao đổi thông tin được đề cao, cạnh tranh khốc liệt nhưng công bằng.

Trong văn hóa Mỹ, giá trị của một con người nằm ở việc anh ta làm được gì và anh ta làm việc bao lâu nên cuộc sống xoay quanh công việc, vô cùng căng thẳng".

Thu hút người tài trở về từ Mỹ

Chỉ thu hút được người làm toán giỏi ở Mỹ về Việt Nam cũng là một thành công lớn. Nếu như môi trường làm việc ở Mỹ được coi là lý tưởng thì môi trường sống không hẳn như vậy. Người Việt dù xa quê nhiều năm vẫn thèm một không khí ấm áp, chân tình như ở quê nhà. Đó là chưa kể, cái kết nối khiến họ không thể đi mãi không về là gia đình, họ hàng, bạn bè thân thuộc đang còn ở Việt Nam.

GS Hà Huy Tài chia sẻ tâm sự rất thật: "Cuộc sống ở Mỹ rất tốt cho công việc, nhưng lại khá buồn tẻ và luôn phải chịu áp lực lớn vì tính cạnh tranh cao. Ngoài công việc ra thì tôi không thích cuộc sống bên Mỹ là mấy."

Tất nhiên, ai cũng hiểu, nhà khoa học Việt, bên cạnh môi trường làm việc tốt còn là sự mưu sinh mà phải tha hương. Nếu như đồng lương trong nước đảm bảo cuộc sống để yên tâm nghiên cứu thì chắc chắn, đã có rất nhiều nhà khoa học trở về. Nếu như chỉ cần cải thiện được thu nhập thì Việt Nam sẽ trở thành "vùng trũng tự nhiên" thu hút người con đất Việt.

  • Tú Uyên

**************

Ý kiến của bạn về vấn đề này:

Ý kiến của bạn

Ý kiến bạn đọc

le duy dung, Thanh tri, Ha noi, 16:24, 18/10/2010

Quả thực môi trường nghiên cứu Khoa học thực sự ở Viêt Nam thời điểm hiện tại là không có (từ chế độ đãi ngộ, điều khiện làm việc, đến sự đông viên về tinh thần…), những người có tài họ đi Mỹ hay bất cứ nước nào trên thế giới để làm việc, phát triển tài năng cũng không sao. Nhưng họ vẫn mang dòng máu Việt, là người Việt Nam là hạnh phúc rồi.

KhoaNguyen, 13:53, 17/10/2010

Để thu hút nhân tài cần 3 điều kiện:

1. Điều kiện làm việc.

2. Mức đãi ngộ.

3. Mức độ hấp thu kiến thức của họ.

Nhưng theo tôi điều kiện thứ 3 là quan trọng nhất, nó quyết định việc thực hiện 2 điều kiện trên.

Cơ sở vật chất, điều kiện kỹ thuật của Việt Nam hiện nay chưa đủ biến các phát minh trên lĩnh vực khoa học cơ bản thành tiền, thì nếu có đãi ngộ, có tạo điều kiện làm việc tốt cũng chỉ lấy tiếng chứ cũng chẳng tạo ra được một giá trị mới nào từ đó cả.

Vì vậy việc đầu tư cũng sẽ chỉ được lúc đầu, mà nhà khoa học họ cũng không muốn vì thế mà gây thêm gánh nặng cho đất nước, và nhất là những phát minh của họ bị mai một, không đóng góp gì cho nhân loại.

Kết luận: Chúng ta không chỉ nên vì tính tự hào dân tộc hẹp hòi mà làm cho nhân loại không sớm được hưởng những thành quả từ các phát minh của họ

. Hãy học tập Nước Nhật, Singapore.. đến bây giờ họ mới từ từ đầu tư vào các ngành nghiên cứu cơ bản.

Trước chỉ bắt chước, đầu tư cho khoa học cơ bản, mì ăn liền. Còn nghèo thì chỉ nên đầu tư vào những lĩnh vực gì ra tiền liền. Đừng ham tiếng mà khổ cả 2.

Hoàng Hà, Paris, 20:30, 16/10/2010

Có chi tiết sai sót trong bài viết, thực ra Ngô Bảo Châu mang 2 quốc tịch Việt Nam và Pháp ( được nhập tịch năm 2010). Do đó sẽ là sai sót nếu nói ông mang lại một giải thưởng Fields cho Mỹ. Xin nhà báo xem lại

sky, hà nội, 13:02, 16/10/2010

Việt nam chưa biết thu hút nhân tai về phục vụ cho nước mình ,Được vài người giỏi thì ra nước ngoài làm việc hết ,Chảy máu chất xám nặng nề ,tại sao chúng ta không dùng người việt để đào tạo người việt mà lại phải đi thuê giáo sư nước ngoài.

ngọc ninh, vinh nghe an, 12:28, 16/10/2010

mong rằng họ sẽ không về! bởi nếu về nước những nhân tài này sẽ bị thui chột! bởi sự ghanh ghét của đồng nghiệp. từ đó sẽ đâm ra chán nản và lại sáng thì ăn sáng, cafe đến 10h thì lên cơ quan đọc báo! lãnh đạo thì toàn con ông cháu cha! hãy ở lại các nhân tài ơi! bởi chỉ ở đấy mới là nơi có môi trường tốt cho công việc của các anh. chúc các anh làm việc tốt để phục vụ nhân loại.

Molly, 01:29, 16/10/2010

Câu kết luận của bài viết này sai “cơ bản”, bởi nói chỉ cần có đồng lương trong nước đảm bảo cuộc sống thì hóa ra những người tài chỉ cần có thu nhập cao, hay có nhiều tiền thôi sao? Tiền tiền tiền tiền$$$$....Bạn đánh giá nhân tài thấp quá rồi, nghe vậy nhân tài nào mà thèm về "vùng trũng tự nhiên" của bạn.

the truth, 1A ntmk, 23:47, 15/10/2010

@trần Tiến quang:
đồng chí nghĩ sao mà cho ý của mr. Chinh là viển vông ?
yêu tổ quốc kô có nghĩa là phải đâm đầu vào chỗ bần cùng để cả gia đình phải khổ sở , bạn chắc chưa có gia đình con cái nhỉ ? khi nào bạn vợ con đùm đề sẽ biết thế nào là trách nhiệm đàn ông cơm áo gạo tiền chứ kô thể lấy tình yêu tổ quốc ra mà làm liều được ! thời bình khác thời chiến khi thời chiến người ta vô sản và kô còn gì để mất !!! bạn phải quán triệt cho rõ các tình huống xưa và nay !!! đừng duy í chí một cách phi lý tào lao như vậy .

@pho duc chinh : i agree with you man ! the truth cant be changed , they're just stuffing us with a lot of unreal promises which makes us desperate day after day

trần Tiến quang, hải dương, 19:46, 15/10/2010

Tôi thấy ý kiến của bạn Chinh nhat that la thieu thuc te va co phan vien vong. Bạn hãy nhớ rằng tình yêu tổ quốc phải từ những điều gần gũi, giản dị và thực tế nhất bạn ạ. Bạn thử nghĩ xem ai cũng phải có gia đình và các nhu cầu tối thiểu khác trong cuộc sống( trừ khi là người rừng) như nhà cửa, lo cho con cái ăn hoc... . Vậy thì không đáp ứng được những vấn đề thiết thực đó thì có làm tròn trách nhiệm của mình không? Xã hội ta mà còn có kiểu tư duy đó thì còn lâu mới phát triển được.

Vũ Linh, Pháp, 18:18, 15/10/2010

Toán cũng như mọi ngành khác nước Việt Nam chúng ta cũng có nhiều người TÀI .Nhưng đất nước cần những người vừa có TÀI nhưng phải có TÂM . Có TÂM thì những điều kiện vật chất đối với cá nhân đâu có quan trọng và cần gì phải nói đến "thu nhập" và tất nhiên chẳng có ai lại vì điều đó mà sa vào vùng "trũng không tự nhiên" ấy cả. Mong xem xét lại .Kính thư

Hoàng Ngọc Bích, Vietnam, 18:14, 15/10/2010

Nói gì thì nói không thực không vực được đạo. Chính sách cào bằng của nước ta đã làm chậm lại cho sự phát triển. Khoa học không thể phát triển được. Tại sao ta không học hỏi nước Mỹ? Trả lương theo năng lực. Có như thế mọi người mới bớt đi nhậu nhẹt, đi làm thêm các việc khác. Nói như một số bạn đây cứ bằng cấp giống nhau là lương giống nhau. ANh Tiến sĩ tôi cúng Tiến sĩ.
Cần phải có sự thay đổi ngay. Còn giảng viên Đại học thì đủ loại. Kỹ sư cũng lên lớp, cử nhân cũng lên lớp. Vấn đề là Đại học mở ra tràn lan. Theo phong trào. Điều này BGD cần phải chịu trách nhiệm. Rồi lại ào ạt cử người đi học TS. Thật khôi hài, học TS không phải ai cũng học được (tất nhiên cứ học là thành), tuy nhiên đóng góp của họ thì sẽ chả được là bao.
Nên cần phải có cơ chế cởi trói cho các trường Đại học, các viện nghiên cứu và hãy trả lương theo năng lực từng người. Điều này rất dễ, nhưng không ai làm. Chất lượng của nhà khoa học = sản phẩm khoa học của họ tạo ra. Có đầy các chỉ số để đo trên mạng.

pho duc chinh, 18:14, 15/10/2010

I could'nt agree more.What can I say ? Why don't you treat the Vietmase professor better in their pay? Someone like professor
Nguyen Thien Tong at PolyTechnology in Saigon .He has left Australia, came back to Vietnam to educate the young Vietnamese in aerospace.How was he beibg treated?From what I have learned from some Poly alumni, the news is not so encouraging.!

Vu Nguyen Tuan Nghia, 17:11, 15/10/2010

Tôi cho rằng, nếu cứ để cơ chế như hiện nay thì đừng nghĩ những người Việt trên thế giới về nước làm việc mà ngay cả những nhà khoa học trong nước cũng chẳng muốn (không thể thì đúng hơn) làm ra sản phẩm khoa học nào ra hồn.


Có chuyện hài hước thế này, Thầy tôi hướng dẫn nghiên cứu sinh làm tiến sỹ với khoản phụ cấp là 3.000.000 đồng/năm (tôi không biết đây là ngân sách nhà nước hay kinh phí hỗ trợ của cơ sở đào tạo).

Thú thật, vì tâm huyết nghề nghiệp và mong muốn đào tạo ra thế hệ trẻ nên ông mới nhận trách nhiệm hướng dẫn. Ông cũng chẳng bao giờ nghĩ hay nhớ đến khoản phụ cấp này bao giờ mà toàn học sinh lĩnh hộ.

Ấy vậy mà có lần mấy cô kế toán của một sơ sở đào tạo lại yêu cầu ông ấy phải có “hợp đồng hướng dẫn nghiên cứu sinh” thì mới thanh toán phụ cấp.

Tôi chẳng hiểu “hợp đồng hướng dẫn nghiên cứu sinh” này do cơ quan quản lý nào quy định hay cơ chế hiện tại trao quyền cho mấy cô kế toán “làm tiền” các nhà khoa học?

Thử hỏi, ức chế như vậy thì làm sao có cảm hứng sáng tạo được mà mong chờ những sản phẩm khoa học có giá trị?

nguyen, 5326 hemlock, 16:47, 15/10/2010

Không phải trả lương cao thì thu hút được nhân tài mà điều quan trọng là môi trường sống.

Bảo Ngọc, 126/3 Ngô Quyền . TP. Buôn Ma Thuột. Đak Lak, 16:29, 15/10/2010

Môn toán rất hay và tôi hâm mộ Người giỏi toán . Họ thông minh . Tôi nghĩ rằng : cho đến thời điểm này, khi họ quyết định đến làm việc tại Mỹ , đó là một - Đáp án hay , ngắn gọn , lôgic và dễ hiểu nhất.

Nguyễn Thiện Thuật, Tan Phú - Đồng nAI, 15:36, 15/10/2010

Nếu như đồng lương trong nước đảm bảo cuộc sống để yên tâm nghiên cứu", rất nhiều người Việt mong muốn điều đó.Nếu thực hiện được điều đó thì sẽ có rất nhiều nhà khoa học trở về phục vụ Tổ quốc.

Đôn, HCM, 13:38, 15/10/2010

Hiểu cho đúng về nhà khoa học và nghề nghiên cứu khoa học (tiếp theo)

Vấn đề của nghề nghiên cứu ở Việt Nam

Trước hết nghề nghiên cứu ở Việt Nam được trả lương quá thấp, không đủ để tồn tại chứ đừng nói là sống. Do đó người làm nghiên cứu ở Việt Nam phải có các hoạt động phi nghiên cứu để sống, hệ quả là thành quả nghiên cứu không thể khá được.

Một phần vì không đủ sống, một phần vì không được lắng nghe và một phần vì quan niệm ấu trĩ về “ông cử, ông nghè” có từ thời phong kiến nên một bộ phận không nhỏ người được đào tạo để làm nghiên cứu (tức các thạc sĩ, tiến sĩ) lại không làm nghiên cứu mà đi làm quan chức để có bổng lộc và có uy quyền.

Lâu dần đã hình thành nên một quan niệm sai lạc về việc sử dụng học vị thạc sĩ, tiến sĩ, ví dụ để lên ngạch, lên chức. Hoặc xem học vị, học hàm (ví dụ giáo sư) như là danh vọng chứ không phải là một nghề. Chỉ có ở Việt Nam giáo sư mới không nằm trong ngạch bậc nghề nghiệp của người nghiên cứu. Ở đại học ta chỉ có các ngạch giảng viên, giảng viên chính và giảng viên cao cấp, còn phó giáo sư và giáo sư thì chỉ là chức danh, không phải là ngạch công chức. Và chỉ có ở Việt Nam, trong các bộ trưởng, thứ trưởng có nhiều vị là tiến sĩ, giáo sư, trong khi đó để làm giảng viên lại không cần có bằng tiến sĩ! Thậm chí có nơi còn đặt ra chỉ tiêu 100% cán bộ quản lý nhà nước có trình độ tiến sĩ!

Hệ quả là dù đã có mấy vạn tiến sĩ, hàng nghìn phó giáo sư và giáo sư, hàng năm vẫn đào tạo thêm hàng nghìn tiến sĩ nữa, khoa học nước nhà vẫn không tiến lên được. Vì các tiến sĩ đều ra làm quan, chứ không hề làm công tác nghiên cứu. Trước mắt thì không có vấn đề gì, nhưng nếu tình trạng này còn tiếp diễn thì con đường từ nước có thu nhập trung bình thấp lên nước có thu nhập cao sẽ dài vô tận, trình trạng lạc hậu sẽ tiếp tục kéo dài, nếu không nói là tụt hậu khi mà các nước xung quanh vẫn tiếp tục phát triển.

Hãy làm cho đúng

Nếu ta nhận thức được các vấn đề trên thì ngay bây giờ phải sửa sai đi. Tôi có thể kể ra một số việc cần làm ngay là:

- Xóa bỏ việc xét bằng cấp để bổ nhiệm trong hệ thống chính trị. Công chức và cán bộ quản lý nhà nước chỉ cần có trình độ đại học là đủ, quan trọng là phải có kỹ năng làm việc, tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân. Tước chức danh giáo sư và phó giáo sư của những người làm công tác quản lý, không liên quan trực tiếp đến nghiên cứu khoa học. Ví dụ, GS. Lawrence Summers đã từng giảng dạy và làm Giám đốc Đại học Harvard, nhưng khi được bổ nhiệm làm Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia thì chỉ còn được gọi là TS. Lawrence Summers chứ không còn gọi là giáo sư nữa.

- Đặt các tiến sĩ, giáo sư về đúng chỗ của họ là trong các trường đại học, các viện nghiên cứu. Bắt buộc giảng viên đại học phải có bằng tiến sĩ.

- Chuyển học hàm phó giáo sư và giáo sư thành ngạch công chức giảng dạy, nghiên cứu. Không coi phó giáo sư và giáo sư là “chức danh” nữa mà là “ngạch công chức giáo dục” với thang lương cụ thể và bản mô tả công việc rõ ràng.

- Tạo ra và nhìn nhận một cách đúng đắn nghề nghiên cứu khoa học gồm các vị trí nghề nghiệp theo hợp đồng có thời hạn như nghiên cứu sinh, trợ lý nghiên cứu, nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ (post-doc), hay dạng công chức trong biên chế như nghiên cứu viên, nghiên cứu viên chính, giảng viên đại học, phó giáo sư và giáo sư. Xét nâng ngạch, nâng lương cho các vị trí này theo thành tích nghiên cứu. Trả lương cho người làm nghiên cứu đủ sống để họ toàn tâm làm nghiên cứu.

- Cung cấp đủ điều kiện, phương tiện làm việc cho người nghiên cứu để họ đạt hiệu suất cao nhất. Thay đổi các định chế về tài chính đối với ngân sách cho khoa học để nhà khoa học không phải lo lắng về hợp đồng, hóa đơn, chứng từ, thanh toán, quyết toán kinh phí nghiên cứu,… Giảm định mức giờ giảng cho các giảng viên, phó giáo sư, giáo sư để họ có thời gian nghiên cứu nhiều hơn.

- Đừng có bắt các nhà khoa học đi bán hàng, bán công nghệ, vì đó là việc của các kỹ sư, nhân viên bán hàng, tiếp thị, của nhà doanh nghiệp. Thay vào đó các doanh nghiệp nên thuê nhà khoa học làm tư vấn hay thuê họ làm nghiên cứu đối với những vấn đề cụ thể cần giải quyết.
- Hệ thống chính trị phải biết lắng nghe và tôn trọng một cách chân thành, cầu thị ý kiến của các nhà khoa học khi hình thành các chủ trương, chính sách.

Có như vậy thì mới có tiến bộ và phát triển được.
Đôn.

Đôn, HCM, 13:37, 15/10/2010

Hiểu cho đúng về nhà khoa học và nghề nghiên cứu khoa học
Nhân loạt bài viết về việc GS. Ngô Bảo Châu được tặng Huy chương Field và những thảo luận sôi nổi về nạn chảy máu chất xám trên các diễn đàn, tôi muốn viết bài này để làm rõ các vấn đề cơ bản về nghiên cứu khoa học mà chúng ta đang hiểu sai và làm sai.

Cá nhân tôi là một nhà khoa học đã từng tu nghiệp ở nước ngoài, hiện đang làm nghiên cứu và giảng dạy tại Việt Nam. Với mong muốn hệ thống chính trị nhìn nhận và hành xử một cách đúng đắng về nghiên cứu khoa học và nhà khoa học, từ đó có thể tránh được nạn chảy máu chất xám và thúc đẩy nền khoa học nước nhà, nhưng để tránh phiền hà, tôi xin được không dùng tên thật.

Nghề nghiên cứu khoa học

Người ta ai cũng cần một nghề để kiếm sống, có người làm lao động phổ thông, giản đơn, có người làm kỹ sư, bác sĩ, có người làm chính trị, làm thẩm phán, làm cảnh sát... Làm nghề gì thì cũng phải có kỹ năng và trình độ phù hợp. Những người nào mà định hướng nghề nghiệp là nghiên cứu khoa học thì họ sẽ phải học cao, vì đây là nghề đòi hỏi nhiều kỹ năng làm việc với tri thức.

Thường thì họ thử sức với học vị thạc sĩ trước, nếu thấy không đủ sức thì bỏ ngang đi làm nghề khác, nếu thấy vẫn còn sức thì làm tiếp tiến sĩ, rồi sẽ tập sự với việc làm post-doc, khi đủ kinh nghiệm thì xin làm nghiên cứu viên, giảng viên. Kể từ đó thì nếu làm tốt sẽ được lên lương, lên ngạch thành giảng viên chính, thành giáo sư, làm kém thì bị đuổi việc. Không thích làm nữa thì bỏ ra làm nghề khác.

Nói chung nghề nghiên cứu khoa học không được trả lương cao, mặc dù học vấn cao hơn các nghề khác. Lý do là nghề này không trực tiếp làm ra sản phẩm, lợi nhuận (như kỹ sư, nhân viên bán hàng) hay giải quyết được một vấn đề cụ thể mà người khác cần (như người quét rác, luật sư, bác sĩ). Sản phẩm của nghề nghiên cứu là tri thức, một thứ không làm ra tiền ngay được. Nhưng muốn làm ra tri thức thì phải đầu tư rất nhiều tiền, một phần để nuôi sống người nghiên cứu và phần còn lại là máy móc, phương tiện, công cụ, nguyên vật liệu,…

Ở đây cần phân biệt người kỹ sư làm ra máy móc, công nghệ để bán lấy tiền hoặc làm ra tiền, trông có vẻ giống nhưng hoạt động này không phải là nghiên cứu khoa học.

Ví dụ các nhà khoa học đoạt giải Nobel Hóa học năm 2002 vì đã nghiên cứu các nguyên lý cộng hưởng từ hạt nhân (NMR), nhưng chính các kỹ sư mới là người làm ra máy chụp MRI sử dụng nguyên lý này để chẩn đoán y học, vì kỹ sư mới có kỹ năng thiết kế máy, cầm mỏ hàn, nối mạch điện, bắt ốc vít, mới chế tạo được, rồi để bán máy MRI cần có người tiếp thị với kỹ năng bán hàng giỏi thì mới thu được lợi nhuận. Các kỹ năng này nhà khoa học không hề có.

Vấn đề là xã hội có cần nghề nghiên cứu hay không, dù là trước mắt chẳng có lợi ích gì mà lại phải đầu tư tiền của quá nhiều. Câu trả lời là rất cần.

Vì dù tri thức do họ làm ra không có ích trong hiện tại, nhưng xã hội luôn có nhu cầu phát triển, các tri thức sẽ là ánh sáng soi đường và nền tảng cho quá trình phát triển đó. Do đó có thể thấy rằng ở các xã hội mà nghề nghiên cứu không được quan tâm đúng mức thì đều là các xã hội lạc hậu, nghèo đói. Những xã hội đang đói nghèo và lạc hậu muốn tiến lên giàu mạnh đều phải đầu tư cho nghiên cứu khoa học.

Một đặc điểm của nghề nghiên cứu là không làm ra sản phẩm bán được, nên người hành nghề phải sống nhờ tiền do xã hội đóng góp. Nếu xã hội không góp đủ tiền cho họ sống thì họ phải làm nghề tay trái để đủ sống và hệ quả là sự nghiên cứu không đạt hiệu quả cao nhất được và tiềm năng phát triển của xã hội đó sẽ kém đi. Hay nói cách khác xã hội đầu tư kém cho khoa học sẽ tụt hậu dần.

Một đặc điểm khác của nghề nghiên cứu là do người hành nghề có trình độ học vấn cao, tiếp cận với các tri thức mới nhất, nên họ thường được xã hội kính trọng, hỏi ý kiến và nhờ đến khi cần giải pháp cho các vấn đề mới phát sinh mà những thành phần còn lại của xã hội không giải đáp được. Do đó ở một xã hội tiên tiến, hệ thống chính trị phải bảo đảm đời sống của người nghiên cứu và phải biết lắng nghe họ.
(còn tiếp)

Viet Le, Hanoi, 13:06, 15/10/2010

Môi trường làm việc là một điều cực kì quan trọng với các nhà khoa học. Ở nơi mà vai trò của họ được đánh giá cao và thoả sức nghiên cứu, họ sẽ đến và dừng chân.

Thế hệ đó chúng ta nên khuyến khích họ truyền đạt lại kinh nghiệm cho các nhà khoa học trong nước, kết nối các nhà khoa học trong nước với nền khoa học thế giới trước khi những người này đem về thành tựu cho nước nhà.

Chất xám không bao giờ mất đi được, chúng chỉ dời đi và chúng ta hoàn toàn có thể hút nó về bằng cầu nối giữa các nhà khoa học trong nước và ngoài nước.

Lương Chí Cường, Đồng Tháp, 12:37, 15/10/2010

Đọc bài viết này tôi thấy xót cho nhân tài đất Việt.Tôi còn nhớ GS.Ngô Bảo Châu có nói: "Ta gặt hái được thành công hôm nay thì ta phải nhìn lại chặng đường ta đi như thế nào ?", và sau đó là vô số điều kiện ( toàn ở nước ngoài, không có gì là ở VN, tại sao ??? ) để giúp giáo sư giành được giải Fields.

Thanh Long, Cầu Giấy - Hà Nội, 12:14, 15/10/2010

Liệu đồng lương có phải là một vấn đề thiết yếu không.Tôi nghĩ không hẳn vậy... Những người tài đa phần họ đều là những người năng động, khả nằng khám phá tìm tòi, học hỏi rất cao...

Nếu như họ có ở lại Việt Nam và đc trả một mức lương cao hơn ở nước ngoài (nơi mà từ môi trường, không gian, cơ sở vật chất làm việc vô cùng tốt) không nhỉ...

Trong khi đó nếu ở trong nước thì gần như mọi điều kiện này đều rất mờ nhạt vì vậy sẽ không có khả năng phát huy, phát triển tài năng.... Vì vậy ai đi thì họ vẫn sẽ đi không phải chỉ riêng vì đồng lương đâu...

Còn nếu "có ai trở về" thì đó sẽ là một điều vô cùng tốt đẹp cho đất nước chúng ta.... Nên đừng cố gắng níu kéo họ ở lại... hãy để họ ra đi để phát triển, phát huy bản thân và hãy cùng hi vọng họ sẽ trở về để phát triển đất nước...

Trần Văn Tấn, ĐH Nông nghiệp Hà Nội, 11:59, 15/10/2010

Tôi thấy bài viết này rất hay. Có nhiều nhà khoa học thực tài nhưng không hề có "đất dung võ"; trong nước môi trường làm việc đã không tốt lại còn rất nhiều điều khiến cho những "hiền tài" này chán nản và họ đã quyết định ra đi.

Pham le, 11:40, 15/10/2010

Chúng ta hay đặt vấn đề thu hút các tài năng người Việt về nước làm việc.

Điều đó tốt nhưng nếu họ về thì có cải thiện được chất lượng môi trường khoa học trong nước lên không?

Theo tôi chắc chắn là có nhưng không nhiều!

Theo bài báo trên, nhận định tôi thích nhất về nước Mỹ là "cạnh tranh khốc liệt nhưng công bằng".

Tôi nghĩ ở Việt Nam đã triệt tiêu cạnh tranh bởi sự cào bằng, chúng ta đã phát huy hết được trí tuệ, năng lực hiện có trong nước chưa ? Tại sao có hiện trượng bằng cấp mọc ra như nấm từ đại học cho đến tiến sĩ (cho dù có "thực" học chứ chưa nói đến bằng cấp mua), sau khi có những tấm bằng đó thì người sở hữu có làm tăng thêm giá trị cho xã hội hay chỉ củng cố địa vị?

Ở Việt Nam làm sao phân biệt được người có thực tài? Làm sao người có tài có thể phát huy hết khả năng của họ?

Tôi nghĩ chỉ cần giải quyết được các câu hỏi trên cho thấu tình thì chưa cần các tài năng người Việt ở nước ngoài về nền khoa học của chúng ta cũng sẽ có bước tiến quan trọng và chắc chắn đó là môi trường trũng để tài năng chảy về.

Bùi Minh Khánh, Hoàng Mai - Hà Nội, 11:33, 15/10/2010

Cứ học tập Bác Hồ, thời kỳ đất nước khó khăn nhất xong đã có rất nhiều người tài về giúp cách mạng, kể cả những người thuộc các đảng phái khác. Mà thành công của cách mạng Việt Nam một phần lớn nhờ vào những người tài đó. Do đó nhà nước muốn thu hút nhân tài và muốn phát triển đất nước cũng như hưởng ứng và học tập tấm gương của Bác không những về đạo đức mà về cả cách sử dụng nhân tài vật lực. Các cụ nói quen thì sợ dạ mà lạ thì sợ quần áo vì thế nếu muốn Việt Nam có ảnh hưởng và duy trì đựơc ảnh hưởng của mình trong khu vưcj và thế giới thì sẽ phải nhìn vào thực lực của mình mà việc đó phải từ những người tài mới mong phát triển nhanh được.

Hoàng Phủ Ngọc, Hồ Chí Minh City, 11:29, 15/10/2010

Mỹ là một nước rất khôn. Họ có nhiều chiêu để "dụ" người giỏi về làm việc. Học bổng VEF là một trong những chiêu đó. Một khi yếu tổ cải cách thể chế đã phát triển tột đỉnh (best institutional performance), thì việc thu hút chất xám này làm cho Mỹ luôn luôn là vị trí số 1 về phát triển. Hãy nhìn vào danh sách các giải Nobel hàng năm thì biết. Singapore cũng thế, tuy đi sau Mỹ nhung họ có những chính sách rất là strategic! Đó là năm 1989, sau sự kiện thiên an môn, Singapore đã mời tất cả các TS của Trung Quốc tốt nghiệp từ Mỹ và Châu Au qua làm việc và cho nhập quốc tịch. Với cơ họi đó, Singapore đã thu được hơn 2000 TSi. Và ngày nay Singapore như thế nào thì quý vị đã biết.... !

Lê XUân Luật, 11:15, 15/10/2010

Tác giả có nói "Nếu như đồng lương trong nước đảm bảo cuộc sống để yên tâm nghiên cứu", rất nhiều người Việt mong muốn điều đó. Nhưng cứ cái kiểu tăng lương đồng loạt, làm ít làm nhiều đều lương bằng nhau. Lương nhà nước thì không đủ sống, làm sao mà sống ở Hà Nội với tiền lương nhà nước vẻn vẹn có 1,7 triệu/tháng, các khoản abc vào thì cũng chỉ có 3 triệu/ tháng. Không đi làm ngoài giờ thì lấy đâu tiền thuê nhà, nuôi vợ con. Mà làm thêm ngoài giờ thì làm sao mà tập trung toàn tâm trí vào nghiên cứu.

Tran Vinh Quang, Ha Noi, 11:10, 15/10/2010

Nếu đặt tôi ở trường hợp các nhà khoa hoc như trong bài viết, dhắc chắn 100% rằng tôi chọn Mỹ làm nơi phát triển sự nghiệp. Bởi vì sao? vì môi trường làm việc chuyên nghiệp, chế độ đãi ngộ nhân tài rất tốt, thu nhập cao, môi trường pháp lý tốt, cơ chế thoáng, tính cạnh tranh cao đòi hỏi mỗi cá nhân phải luôn luôn cố gắng hết mình...
Bản thân tôi tốt nghiệp đại học, tôi chọn môi trường doanh nghiệp. Ở đây tôi phát huy được hết khả năng của mình, chế độ đãi ngộ tốt, môi trường làm việc tốt.. vậy nên ko có lý do gì tôi không ở lại.

Nguyễn Minh Khương, 246 Nguyễn Văn Cừ TP Vinh, 10:58, 15/10/2010

Nền giáo dục và các cơ sở Việt Nam thiếu nhất là hệ thống thí nghiệm và thực hành nghiên cứu.
Về lương (hay nói chung là thu nhập ) nếu cứ mức 100 triệu đồng/tháng cho những người tài đó ( thực tế chỉ rất ít), tôi tin là dân không thắc mắc mà chỉ có ở trên thắc mắc mà thôi, hoặc nói nhiều mà không dám quyết. Các vị cứ thử xem nhân tài có nhiều không nào? Và cũng đừng cào bằng nhân tài như hiện nay.

Nguyễn Đức Hợp, Kinh Kệ- Lâm Thao- Phú Thọ, 10:38, 15/10/2010

Đây là một điều đáng buồn và đáng lo ngại cho vấn đề nhân sự của Việt Nam.
Tuy nhiên, thực tế thì điều ấy là điều dễ hiểu khi mà đất nước chúng ta không tạo ra cho những nhân tài ấy một môi trường nghiên cứu, học tập và phát triển những sản phẩm trí tuệ của họ. Khi mà chúng ta cứ tung hô những khẩu hiệu sáo rỗng trong khi đời sống của họ không thể đảm bảo để phát huy và sáng tạo.
Khi mà đất nước ta đang tràn lan vấn nạn bằng cấp. Người người bằng cấp, nhà nhà bằng cấp, rồi có lẽ chúng ta sẽ phổ cập đại học tại chức.
Muốn có những nhân tài thực sự thì chúng ta phải có những chính sách thu hút đúng đắn, thiết thực.
Đừng để những luồng chất xám của chúng ta bị rò rỉ một cách đáng tiếc.

Nhân, Ha noi, 10:36, 15/10/2010

Thế giới là nhỏ bé và chât chội , nếu một người Việt Nam tài giỏi mà ra nước ngoài làm ra nhiều của cải đồng thời có ý chí hướng về Tổ quốc để giúp dân giúp nước thì không còn gì bằng.Đi đâu cũng được ,Tây Tàu gì gì cũng tốt.

Nguyễn Ngọc Thanh, 4 Trần Hưng Đạo, Hà Nội., 10:05, 15/10/2010

Các cụ ta đã nói rồi:"Đất lành chim đậu". Đó là tình trạng chung trong tất cả các ngành của nước ta hiện nay. Nếu không mau thay đổi thì còn chảy máu chất xám nhiều hơn nữa... Mong rằng trong tương lai sẽ không như vậy.

Thanh Tùng, Việt Nam, 10:04, 15/10/2010

Đừng nói đến một bộ môn riêng lẻ nào, thực tế nhà nước ta trọng dụng nhân tài chưa tốt.

Đơn cử như việc giảng dạy cũng vậy, lương thấp, môi trường làm việc chưa được đầu tư, không nuôi dưỡng mà muốn có luôn nhân tài. Chỉ cần có tấm bằng Đại học thì khác thế nên dẫn đến tiêu cực, sinh viên đi thi chỉ cần vào được Đại học, không quan tâm đó có phải là sở trường, sở thích của mình hay không, người đam mê thì không được chứng tỏ khả năng. Hỏi sao không "chạy".

Vũ Đăng Chước, thành phố Vinh, Nghệ An, 09:51, 15/10/2010

Tôi rất tán thành với quan điểm của bài viết trên, đúng là như vậy.

Việt Nam thực sự chảy máu chất xám, điều nhìn thấy rõ nhất đó là con em thế hệ trẻ ngày nay được sang các nước học. Khi học xong không ai thích về nước ( trừ những người đã có gia đình ổn định như chồng, con ở Việt Nam thì buộc họ phải về ) nguyên nhân đúng như bài viết trên đã nói nhưng theo quản điểm của tôi ngoài chế độ tài chính ra còn phải nói đến môi trường, điều kiện để cho các nhà khoa học làm việc.

Sở dĩ họ chưa muốn về nước là sau khi hoan thành nghiên cưú sinh thì đó mới chỉ là phần kiến thức cơ bản để có được một trình độ vững vàng lưu học sinh đó phải mất một thời gian tương đối ít nhất cũng phải gần 10 năm ở lại làm và học kinh nghiệm của họ khi đó về nước may ra mới phát huy được.

Điều này các nhà nghiên cứu chiến lược tài năng con người cũng cần phải đổi mới tư duy để tạo điều kiện cho lớp trẻ phát huy hết khả năng của mình sau khi về nước cống hiến và phục vụ góp phần đất nước ta ngày thêm giầu đẹp , sánh vai với cường quốc năm châu .

Hung, Hanoi, 09:44, 15/10/2010

Tôi xin mạn phép nói vài lời như sau:

Ở các Viện nghiên cứu ở Việt Nam (cả khoa học tự nhiên và xã hội), cơ chế đã thoáng hơn. Nếu đã có ngoại ngữ cực tốt như các nhà khoa học kể trên, chuyên môn lại giỏi thì việc công tác ở Việt Nam không đến nỗi tệ.

Các vị cứ làm tốt việc ở cơ quan nơi các vị đang công tác ở Việt Nam, các vị vẫn được phép tham gia giảng dạy, tham dự hội nghị, hội thảo khoa học và gửi bài cho các tạp chí có uy tín của nước ngoài cơ mà. Không biết đã có ai thử để cho tôi biết một trải nghiệm chưa.

Tôi là nhà khoa học bên ngành Khoa học xã hội, do sử dụng tiếng Anh tốt nên tôi cũng thường xuyên đi hội thảo, hội nghị khoa học ở nước ngoài, thường xuyên viết bài cho một số tạp chí ở nước ngoài. Tôi cũng đang được mời tham gia các đề tài ở nước ngoài và giảng dạy ở một số trường đại học nước ngoài. Tuổi tôi chưa đến ba nhăm đâu. Mong các vị ở xa thử một chút coi!

Nguyễn Văn Thông, Hà Nội, 09:43, 15/10/2010

Nếu chúng ta chống tham nhũng và lãng phí thành công, thì số tiền thất thoát do tham những và lãng phí đó đủ trả lương cho các nhà khoa học giỏi trong nước và nước ngoài yên tâm làm việc xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp

Đào Xuân Thân, 59A Lý Thái Tổ, Hà Nội, 09:41, 15/10/2010

Tôi tin chắc có đến 99% những nhà toán học người Việt ở nước ngoài, đặc biệt ở Mỹ luôn hướng về Việt Nam với lòng tri ân và luôn mong chờ sẽ làm một điều gì đó. Các nhà lãnh đạo Việt Nam_những người có quyền quyết định chiến lược, sách lược thì bận quá nhiều việc, còn những cố vấn, chuyên gia cao cấp_những người lập dự thảo chiến lược, sách lược để trình duyệt lại không được "tiếng" mà "miếng" cũng chẳng được là bao. Vậy có gì không ổn chăng?
Là một luật sư nhưng tôi cũng rất yêu toán học, ngày tôi học lớp 10, tôi có may mắn được biết đến một điều kỳ diệu trong toán học đó là “số thoát y vũ” trong tuyển tập 30 năm toán học tuổi trẻ của Nhà xuất bản giáo dục:
Ta có 6 nhóm số tạo thành phép tính sau:
123789 + 561945 + 642864 = 242868 + 323787 + 761943 và bình phương từng con số đó phép tính vẫn đúng
Tước bỏ các chữ số đầu ở 6 con số và phép tính vẫn không sai
23789 + 61945 + 42864 = 42868 + 23787 + 61943
Cứ thế tước bỏ dần cho đến chỉ còn một con số, phép tính vẫn giữ nguyên
Chưa hết ta thử dùng quy luật tước bỏ các chữ số ở cuối của 6 số, vẫn không có gì thay đổi.
Sau này trở thành một luật sư tuy hoạt động trong lĩnh vực không liên quan nhiều đến toán học nhưng tôi vẫn luôn suy nghĩ về con số kỳ diệu đó. Với tôi luôn tồn tại ít nhất một quy tắc góp phần tạo ra sự cân bằng trong vũ trụ cho dù có sự thay đổi thêm bớt bởi một quy luật khác.

Tôi không lo các nhà toán học của Việt Nam chạy hết sang Mỹ, họ đang tích lũy và phát triển tri thức vào dòng máu người Việt Nam, tôi lại rất rất mừng vì điều đó. Nước Mỹ đã tạo ra “hố đen toán học” để thu hút nhân tài và Chính phủ Việt Nam_người thi hành và điều hành các chính sách quốc gia cần sớm tạo ra “hố đen” để các nhân tài ở các quốc gia khác hội tụ về Việt Nam, mà hạt giống ban đầu là các nhà toán học, khoa học Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới, để họ dễ dàng đưa tri thức đó về nước.
Với giới hạn chỉ có 1000 từ tôi hy vọng có dịp chia sẻ cụ thể hơn ở diễn đàn khác.
Luật sư Đào Xuân Thân, công ty luật M.TON VIETNAM Tầng 4-6, 59A Lý Thái Tổ, Hà Nội.

huyen nghe an, Ha noi, 09:39, 15/10/2010

Ở Việt Nam mà làm nghiên cứu thì chỉ thui chột tài năng thôi. Thứ nhất ngân sách quá ít mà lại bị cắt xén nhiều, thứ hai xong rồi để đấy, thứ ba, thứ tư...là đủ các thứ như các bạn và bài báo đã viết. Tôi là người không giỏi, chuyên môn thuộc loại vừa nhưng tôi vẫn chọn khối doanh nghiệp để làm việc mặc dù gia đình nhiều lần ép tôi làm công chức cho ổn định, trong khi đó làm ngoài vất vả hơn nhưng mình được làm cái mình thích và người sử dụng bết mình đang làm việc và khai thác các thế mạnh của mình.

Lê Dũng Mưu, Viện Toán học, 09:34, 15/10/2010

Theo tôi đồng lương là rất quan trọng, là điều kiện cần, nhung không đủ. Tôi biết rằng nhiều người qua Mỹ làm toán, trước tiên là do nước Mỹ là một môi trường mà ở đó họ phát triển được tốt nhất khả năng của mình cho toán học.

vqn, Linh Đàm Hà Nôi, 09:32, 15/10/2010

Thưa Tòa Soạn

Đọc bài báo trên , thấy xót xa vì người tài của VN phải tìm nới để phát triển tài năng ở nước khác. Thà rằng như vậy còn hơn để các tài năng "thui chột" ở quê nhà vì hoàn cảnh kinh tế-xã hội, và môi trường khoa học không thuận lợi cho họ sông và làm việc.
Một cán bộ hưu trí

GARY, 176 Kha Van Cân ThuDuc, 09:27, 15/10/2010

Kính gởi tòa soạn,
Tôi không am hiểu nhiều lắm , nhưng nếu làm toán thì tôi cũng từng làm toán từ lớp 1 đến đại học, làm nhiều như vậy nhưng tôi vẫn chưa được là nhà toán học.
Hiện các con tôi cũng đang làm toán ở các cấp lớp, như vậy đội ngũ làm toán ở VN nhiều lắm đâu cần có chính sách gì thu hút người làm toán từ nước ngoài về.,
Nhưng chính sách thu hút các nhà toán học thì nên có.\
Kính chào

phquang, 09:04, 15/10/2010

Nếu chỉ thay đổi đồng lương trong nước đảm bảo cuộc sống để yên tâm nghiên cứu thì trong bối cảnh hiện nay, chắc chắn những nhà khoa học trở về sẽ trở nên lờ đờ, ù lì vô tác dụng.

Lan Anh, San Diego, 08:54, 15/10/2010

Tôi rất đồng ý với nhận xét: "Trong văn hóa Mỹ, giá trị của một con người nằm ở việc anh ta làm được gì và anh ta làm việc bao lâu nên cuộc sống xoay quanh công việc, vô cùng căng thẳng". Có một câu quen thuộc hơn: "Lao động là vinh quang".

Có lẽ vì vậy mà năng lực làm việc nói chung ở Mỹ rất tốt.

Lĩnh, 08:47, 15/10/2010

Tôi cho rằng nước Mỹ mạnh không phải là do thu hút người làm toán mà là do thu hút người tài nói chung mà đặc biệt là người giỏi làm kinh tế và làm khoa học ứng dụng (bài báo cũng viết vậy). Mỹ thu hút vốn FDI nhiều nhất thế giới, là nơi có nhiều entreprenuer nhất thế giới, là nơi có các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới. Một khi có tiền rồi thì người ta mới đổ vào toán lý thuyết để rồi cũng thành trùm trong toán lý thuyết (mà các nước ngay cả châu Âu cũng không sánh được vì không nhiều tiền bằng) nhưg toán lý thuyết không phải là nguyên nhân làm nên sức mạnh kinh tế của Mỹ. Cho nên các bác làm toán giỏi tốt nhất là hữu ích nhất là cứ sang Mỹ. Còn đại đa số các nước cần người làm toán ứng dụng lam,f kinh tế, vv... (xin nói rằng chế tạo máy móc, tàu bay, ô tô, máy ảnh.... là toán ứng dụng / kỹ sư)

Nguyễn Hoàng, Quảng Bình, 08:42, 15/10/2010

Theo tôi, thu hút người giỏi từ Mỹ về Việt Nam là làm hại họ và làm tổn hại tương lai của nên khoa học ở Việt Nam. Với cơ chế làm việc thiếu chuyên nghiệp và thiếu sự công bằng như hiện nay, các nhà khoa học có giỏi đến bao nhiêu cũng không thể làm việc được. Tốt nhất là hy sinh cho tương lai, với sự giúp đỡ của những người này, chúng ta nên có chủ trương cụ thể để gửi cán bộ đi học. Đồng thời đề nghị họ hướng dẫn và giới thiệu người hướng dẫn cho sinh viên Việt Nam. Đó là cách làm tốt nhất trong thời gian 10 năm tới.

Ngo thanh Van, hanoi, 08:34, 15/10/2010

Ong cha ta noi cai kho bo cai khon,dat nuoc con ngheo qua nen nhan tai phai ra di,khoa hoc cung la mot nghe ,o dau cac nha khoa hoc cung phai muu sinh.,chung ta khong the trach ho duoc.Chi khi nao nha nuoc co chinh sach uu tien dac biet cho cac nhan tait thi ho se tro ve.Con khi xa hoi chung ta dang ngon ngang nhu the nay thi rat kho

Trần Ngọc Thạch, 109G/2 Trần Hưng Đạo, Qui nhơn, 08:33, 15/10/2010

Đây là một trong những nguyên nhân khiến Mỹ phát triển nhanh, mạnh và bền vững. Họ chú trọng vào việc phát triển con người (nhân tài), bao gồm việc phát hiện, thu hút, đào tạo và sử dụng hết nguồn lực chất xám này.

Một người bạn học thời phổ thông của tôi đang sống và làm việc tại một ban thiết kế của NASA (Mỹ) cho biết, không chỉ chú trọng những hạt nhân giỏi mà họ còn biết đặt những hạt nhân này trong một môi trường cạnh tranh "nhóm", để phát huy tối ưu lợi ích "nhóm". Tất nhiên, chế độ đãi ngộ luôn tương xứng với những kết quả mà cá nhân hoặc nhóm tạo ra.

Một trong những lý do chính đáng mà các nhà khoa học (nhân tài) chọn Mỹ để làm việc và sinh sống là vì, ở đó họ tìm thấy "môi trường động" có thể phát triển, năng lực & ý tưởng. Trong nông-lâm nghiệp nói chung, một hạt giống tốt mà gieo ở vùng đất không phù hợp (offsite), và thiếu sự chăm sóc thích đáng thì ... khó mà phát triển một cách thích hợp, theo tự nhiên.

Tất nhiên, luôn có những ngoại lệ. Trong một môi trường cạnh tranh khắc nghiệt (do những tắc động từ bên trong hoặc bên ngoài), luôn có những hạt giống "trội" (cây trội, theo lý thuyết phân bố tự nhiên trong lâm nghiệp) luôn sinh trưởng vượt hơn hẳn (ưu việt) trong quần thể. Số này thường chiếm từ 10 - 20%, tùy tiêu chí chọn lọc. Và các nhà khoa học nông-lâm nghiệp đã biết "tuyển chọn để nhân giống đại trà", kết quả là chúng ta đang có những khoảnh rừng/ mảng ruộng năng suất và nhiều tính năng vượt trội khác.

Vấn đề tôi hơi lan man để dẫn dụ sang một ý khác, chúng ta có thể áp dụng "lý thuyết chọn lọc cây trội & nhân giống" này trong lĩnh vực giáo dục & đào tạo, kinh tế hoặc các mảng khác. Vấn đề là, (1) hãy tạo môi trường cạnh tranh (đủ) khắc nghiệt để chọn lọc (hoặc chọn lọc tự nhiên từ nhiều môi trường) các cá thể ưu tú, (2) tập hợp & sàng lọc (có kiểm chứng) trong một môi trường cạnh tranh cao hơn (huấn luyện & đào tạo ở mức cao); (3) nhân ra hoặc ứng dụng mô hình vào trong thực tiễn. (Các nước tiên tiến như Mỹ & Nhật bản v.v. từ lâu đã áp dụng lý thuyết này, bằng nhiều hình thức "nhân giống").

Giáo dục là nền tảng của quốc gia, và vấn đề này không thể xây dựng một sớm một chiều. Một ngôi nhà có nền móng vững chắc, luôn phát triển được chiều cao! Mong bộ GD-ĐT & các nhà quản lý lưu tâm. Cách làm đúng thường mang lại kết quả nhiều hơn mong đợi, mặc dù mất nhiều thời gian và công sức.

TNT

Tran Trong Tue, 08:32, 15/10/2010

@chinh_vp : bạn phát biểu phiến diện, cảm tính quá. Như bài viết đã nói sở dĩ Mỹ thu hút rất nhiều chất xám thế giới vì nó có nền luật pháp mang tính công bằng và ưu đãi người tài. Ngay GS Ngô Bảo Châu đã nói thẳng là nếu tôi về Việt Nam thì chẳng có ai hiểu tôi làm gì.

Ngay tại Việt Nam nếu bạn chú ý thì bạn sẽ thấy nguồn chất xám đang dịch chuyển rất mạnh mẽ từ khối nhà nước sang khối tư nhân và liên doanh. Vì sao vậy đó là vì không công bằng - that's not fair, câu nói cửa miệng của người Mỹ.

Dieu Linh, Hanoi, 08:27, 15/10/2010

Gui ban chinhnhat_vp!

Moi ly do o lai nuoc ngoai la khong chinh dang?
Chinh nhung nguoi nhu ban moi la nguoi ich ky! Kien thuc la danh cho ca nhan loai, khong rieng gi Viet Nam ta. Viet Nam ta su dung iPhone, internet, vv... deu la thanh qua cua nhung nghien cuu cua nuoc ngoai do sao. Ban co ban phim, co may tinh, co internet de ngoi do viet comment nhu vay chinh la nho co nhung tri thuc o My, o nuoc ngoai da tao ra nhung tien ich do day ban a...

toquockhanh, soctrang, 08:22, 15/10/2010

toi rot nuoc mat vi bai viet nay xem thi rat don gian.nhung nghi lai that toi nghiep cho con chau nuoc viet.co tai ma lai phai di xa song o mot xa hoi xa hoa ma luon trong ngong mot dieu gi do rat don gian la que nha.

tran, 08:22, 15/10/2010

Thu nhập chỉ là một chuyện, nhưng cái chính là môi trường nghiên cứu chuyên nghiệp thì ở Việt Nam hoàn toàn không có. Ở Mỹ, khi làm việc họ sẽ toàn tâm toàn ý hơn, không bị vướng bận bởi các thủ tục, cơ chế xin cho, không bị ảnh hưởng bởi thành tích của các quan chức lãnh đạo, con cái họ có điều kiện học hành và phát triển.

Có ai thử nghĩ nếu họ không ra nước ngoài làm việc và nghiên cứu, thì liệu họ có được những thành tựu như hôm nay?

Lê Duy, BDinh, 08:21, 15/10/2010

Các báo đài lấy tin kiểu "mỳ ăn liền". GS Ngô Bảo Châu thành công làm rạng danh đất nước là đáng ghi nhận. Tuy nhiên chúng ta bỏ ra 600 tỷ xây dựng viện toán học sau khi GS Châu thành công có nên không trong khi đất nước còn nghèo. Nếu như sắp tới có GS ABC đạt giải Vật Lý thì xây tiếp viện vật lý, GS AbCD đạt giải Hóa thì xây viện hóa hay sao?

bùi thanh, Tầng 33 Nhà M5 số 91 Nguyễn Chí Thanh, 08:14, 15/10/2010

Tất cả các nhận xét đều rất đúng! bởi vì môi trường sẽ biến đổi tất cả và tất nhiên tất cả cũng thay đổi để thích hợp với môi trường! Nếu chính phủ tạo ra môi trường thích hợp với cái gì! cái đó sẽ phát triển!

Lê quang Nam, 108 Lê Chân TP.Hải Dương, 08:11, 15/10/2010

Nếu không tỉnh ngộ sẽ có ngày phải thuê người nước ngoài có gốc Việt Nam về kiến thiết Đất nước như thời Thủy điện Đa Nhim.

Hoang Lam, Hai Phong, 08:03, 15/10/2010

Gui ban Chinh Nhat: Neu ban la mot nha Toan hoc that su gioi thi ban se lam gi, o dau? Hay tu tra loi truoc khi gop y cho cac nha Toan hoc.

Trần Tuấn, Hà nội, 07:57, 15/10/2010

ĐƠN GIẢN, HỌ BIẾT CÁI GÌ DÙNG VÀO VIỆC GÌ, VÀ BIẾT AI LÀM ĐƯỢC CÁI GÌ, THẾ THÔI...

Tú Kiến, TP Hồ Chí Minh, 07:56, 15/10/2010

Phần bài viết trên thì nghe được còn phần kết luận nghe quen quen, tôi muốn có ý kiến đừng bao giờ nêu nội dung tiền lương vì có lương cao mấy cũng không bằng mức thu nhập được trả tại Mỹ, nước ta còn nghèo không thể có những khoảng trả cao như vậy được

Lê Văn Tài, gia lai, 07:50, 15/10/2010

Qua bài đọc này tôi thấy nhà nước cần có một chiến lược cụ thể và chính sách ưu tiên về môi trường làm việc, thu nhập để thu hút người việt nam ở nước ngoài về nước cống hiến cho nước nhà.

Nguyễn Nguyên, New York, USA, 07:39, 15/10/2010

Bài viết rất xác đáng nhất là phần kết. Một chính sách đãi ngộ tốt của nhà nước cho các nhà khoa học là mong mỏi của tất cả các người Việt đang sống và làm việc ở nước ngoài. Chỉ cần một thu nhập đảm bảo cho cuộc sống gia đình và sự tự do trong công viêc, rất nhiều người làm khoa học sẽ từ bỏ tất cả đãi ngộ tốt để trở về cống hiến, đơn giản vì sâu thẳm ai cũng có một tấm lòng và trách nhiệm với quê hương.

Võ Hằng, ĐH Đồng Tháp, 07:31, 15/10/2010

Việt Nam đang rất cần nhân tài. Hãy hi sinh đời trước để góp phần vào sự phát triển kinh tế. Có thêm những nhân tài như các anh, đất nước Việt Nam sẽ từ đó mà đào tạo thêm những nhân tài trẻ tuổi,...con số đó sẽ nhân lên gấp bội.

chinhnhat_vp, 07:24, 15/10/2010

Không phải những giáo sư Toán học của Việt Nam không yêu tổ quốc Việt Nam. Nhưng thói ích kỷ đang tồn tại trong họ chăng? Cũng có thể trả lời có hoặc không (là bởi ở Việt Nam không đủ điều kiện cho họ phát triển những gì đã học được. Vấn đề tiền lương và mức sống, cuộc sống gia đình họ. Nhưng mọi lý do đều không thực sự chính đáng. Họ có yêu tổ quốc không. Công bằng mà nói thì họ không thể so sánh với Hồ Chủ tịch, chịu thương chịu khó vì dân tộc mà hi sinh cả cuộc đơi mình. Nhưng đã là người Việt Nam yêu nước thì phải suy nghĩ về chuyện làm gương cho đàn em noi theo. Đất nước luôn hoan nghênh những người học hỏi các thành tựu nước ngoài để mang về xây dựng đất nước. Tôi rất xót xa khi cả dân tộc đã đi qua hai cuộc kháng chiến còn các nhà khoa học lớn lên trong thời bình mà lại ra nước ngoài làm việc.

Các tin khác