"Tôi mừng vì người Việt làm toán "chạy" gần hết sang Mỹ..."

Cập nhật lúc 14:54, 16/10/2010 (GMT+7)

Tôi tin chắc có đến 99% những nhà toán học người Việt ở nước ngoài, đặc biệt ở Mỹ luôn hướng về Việt Nam với lòng tri ân và luôn mong chờ sẽ làm một điều gì đó. Các nhà lãnh đạo Việt Nam_những người có quyền quyết định chiến lược, sách lược thì bận quá nhiều việc, còn những cố vấn, chuyên gia cao cấp - những người lập dự thảo chiến lược, sách lược để trình duyệt lại không được "tiếng" mà "miếng" cũng chẳng được là bao. Vậy có gì không ổn chăng?


Là một luật sư nhưng tôi cũng rất yêu toán học, ngày tôi học lớp 10, tôi có may mắn được biết đến một điều kỳ diệu trong toán học đó là “số thoát y vũ” trong tuyển tập "30 năm toán học tuổi trẻ" của Nhà xuất bản Giáo dục:

Ta có 6 nhóm số tạo thành phép tính sau:

123789 + 561945 + 642864 = 242868 + 323787 + 761943 và bình phương từng con số đó phép tính vẫn đúng.

Tước bỏ các chữ số đầu ở 6 con số và phép tính vẫn không sai.

23789 + 61945 + 42864 = 42868 + 23787 + 61943.

Cứ thế tước bỏ dần cho đến chỉ còn một con số, phép tính vẫn giữ nguyên.

Chưa hết, ta thử dùng quy luật tước bỏ các chữ số ở cuối của 6 số, vẫn không có gì thay đổi.

Sau này, trở thành một luật sư, tuy hoạt động trong lĩnh vực không liên quan nhiều đến toán học, nhưng tôi vẫn luôn suy nghĩ về con số kỳ diệu đó. Với tôi, luôn tồn tại ít nhất một quy tắc góp phần tạo ra sự cân bằng trong vũ trụ, cho dù có sự thay đổi thêm bớt bởi một quy luật khác.

Tôi không lo các nhà toán học của Việt Nam chạy hết sang Mỹ. Họ đang tích lũy và phát triển tri thức vào dòng máu người Việt Nam. Tôi lại rất rất mừng vì điều đó. Nước Mỹ đã tạo ra “hố đen toán học” để thu hút nhân tài và Chính phủ Việt Nam - người thi hành và điều hành các chính sách quốc gia cần sớm tạo ra “hố đen” để các nhân tài ở các quốc gia khác hội tụ về Việt Nam, mà hạt giống ban đầu là các nhà toán học, khoa học Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới, để họ dễ dàng đưa tri thức đó về nước.

Với giới hạn chỉ có 1.000 từ tôi hy vọng có dịp chia sẻ cụ thể hơn ở diễn đàn khác.

  • Luật sư Đào Xuân Thân (công ty luật M.TON VIETNAM, Hà Nội)

  • Tôi thích nhất "cạnh tranh khốc liệt nhưng công bằng"

    Chúng ta hay đặt vấn đề thu hút các tài năng người Việt về nước làm việc.

    Điều đó tốt nhưng nếu họ về thì có cải thiện được chất lượng môi trường khoa học trong nước lên không?

    Theo tôi chắc chắn là có nhưng không nhiều!

    Theo bài báo trên, nhận định tôi thích nhất về nước Mỹ là "cạnh tranh khốc liệt nhưng công bằng".

    Tôi nghĩ, ở Việt Nam đã triệt tiêu cạnh tranh bởi sự cào bằng, chúng ta đã phát huy hết được trí tuệ, năng lực hiện có trong nước chưa? Tại sao có hiện trượng bằng cấp mọc ra như nấm từ đại học cho đến tiến sĩ (cho dù có "thực" học chứ chưa nói đến bằng cấp mua), sau khi có những tấm bằng đó thì người sở hữu có làm tăng thêm giá trị cho xã hội hay chỉ củng cố địa vị?

    Ở Việt Nam làm sao phân biệt được người có thực tài? Làm sao người có tài có thể phát huy hết khả năng của họ?

    Tôi nghĩ, chỉ cần giải quyết được các câu hỏi trên cho thấu tình thì chưa cần các tài năng người Việt ở nước ngoài về nền khoa học của chúng ta cũng sẽ có bước tiến quan trọng và chắc chắn đó là môi trường trũng để tài năng chảy về.

    • Phạm Lê (Hà Nội)

    Lương có phải vấn đề thiết yếu?

    Liệu đồng lương, như trong câu kết của bài viết, có phải là một vấn đề thiết yếu không? Tôi nghĩ không hẳn vậy... Những người tài đa phần họ đều là những người năng động, khả năng khám phá tìm tòi, học hỏi rất cao...

    Nếu như họ có ở lại Việt Nam và đc trả một mức lương cao hơn ở nước ngoài (nơi mà từ môi trường, không gian, cơ sở vật chất làm việc vô cùng tốt) không nhỉ...

    Trong khi đó nếu ở trong nước thì gần như mọi điều kiện này đều rất mờ nhạt vì vậy sẽ không có khả năng phát huy, phát triển tài năng.... Vì vậy ai đi thì họ vẫn sẽ đi không phải chỉ riêng vì đồng lương đâu...

    Còn nếu "có ai trở về" thì đó sẽ là một điều vô cùng tốt đẹp cho đất nước chúng ta.... Nên đừng cố gắng níu kéo họ ở lại... hãy để họ ra đi để phát triển, phát huy bản thân và hãy cùng hi vọng họ sẽ trở về để phát triển đất nước...

    • Thành Long (Cầu Giấy, Hà Nội)

  • Ý kiến của bạn

    Ý kiến bạn đọc

    , Hà Nội, 00:10, 20/10/2010

    nếu ai bảo lương không quan trọng chắc phải xem xét lại. khi ra trường, tìm việc có ai không tìm một chỗ làm ổn định và lương cao không nhỉ. cái đây là mong muốn chung của tất cả mọi người mà thôi. Từ "có ăn, có mặc" rồi luôn mong "ăn ngon, mặc đẹp". Nếu không hai lòng với môi trường, cuộc sống của mình đang có thì không ai chuyên tâm nghiên cứu, phát triển được

    Phan Bảo Lâm, Tp HCM, 20:16, 17/10/2010

    Lương có phải là vấn đề thiết yếu không ? Chính là vấn đề thiết yếu đấy. Không có ai trả lương tùy tiện cho ai cả. Tiền lương là biểu thị của 1 phần giá trị lao động, phần còn lại tổ chức trả lương hưởng.

    Điều kiện làm việc thiếu thốn ư ? Chính những người được trả lương cao ấy sẽ đòi hỏi, yêu cầu cụ thể điều kiện gì.

    Trong những năm đầu của phát triển kinh tế (gần 30 năm trước), Nhà nước Trung quốc có gì khác ngoài tiền lương để thu hút nhân tài ?

    Nếu xác định rõ giá trị lao động sẽ xác định được tiền lương.

    Người kỹ sư dựa vào giải pháp công nghệ chế tạo ra cái máy. Chỉ cần có giải pháp công nghệ thôi thì kỹ sư ở đâu cũng chế tạo được.

    Ví dụ lương của kỹ sư là X. Để có giải pháp công nghệ phải có các nhà nghiên cứu ứng dụng, tức là nhà phát minh sáng chế. Những người này có thể là kỹ sư hoặc có học vị cao hơn thậm chí chả có bằng cấp nào cả, nhưng số lượng ít hơn kỹ sư nhiều. Cho rằng số người này chỉ bằng 1/5 số kỹ sư thì lương của họ phải là 5X.

    Để có giải pháp công nghệ thì phải có nguyên lý cơ bản do nhà nghiên cứu cơ bản nghiên cứu tìm ra. Cho rằng số người này chỉ bằng 1/3 số nhà nghiên cứu ứng dụng thì lương của họ phải là 15X.

    Như vậy, giả sử, việc GS Ngô Bảo Châu hưởng mức lương 300 ngàn USD/năm cũng không phải là quá đáng, trong khi đó lương trung bình của bậc kỹ sư ở Mỹ là 60 ngàn USD/năm.

    Nhà nước ta không tính lương theo giá trị lao động mà tính theo ....thời gian, tức là đánh đồng giá trị lao động của mọi người là như nhau, lao động cơ bản hay lao động trí óc chả có phân biệt gì. Khi kinh tế thị trường bắt đầu hình thành, Nhà nước "chữa cháy" bằng cách tính lương theo bằng cấp với những hệ số phức tạp chả biết dựa trên cơ sở nào.

    Người có bằng cấp học vị cao mà làm không đúng ngành nghề thì giá trị lao động của họ chưa chắc bằng giá trị lao động cơ bản đúng ngành nghề. Từ đây sinh ra loạn bằng cấp, loạn tiền lương.

    Đừng nghĩ rằng việc nghiên cứu là vô hạn định, kết quả nghiên cứu đến lúc nào thì biết lúc ấy.

    Nhầm to đấy. Nếu anh nghiên cứu chậm sẽ có người thành công và công bố kết quả trước anh, công lao nghiên cứu của anh trở nên công cốc. Đó chính là tác dụng của cạnh tranh. Ngô Bảo Châu không phải là người duy nhất nghiên cứu chứng minh bổ đề toán học ấy nhưng anh là người đầu tiên công bố kết quả của mình.

    TÙng, thanhtung2012@gmail.com, 10:42, 17/10/2010

    @Phạm MInh Hải: Suy nghĩ kỹ trước khi cm

    Đỗ Thu Trang, Hàng Khay, Hà Nội, 09:51, 17/10/2010

    "số thoát y vũ" hay ở chỗ khi tước bỏ đi không những vẫn đúng mà bình phương từng số lên đẳng thức vẫn đúng.
    Rất cám ơn luật sư Đào Xuân Thân cho chúng tôi mãn nhãn với toán học.
    Cũng theo tư duy toán học của luật sư Thân, người Việt sang Mỹ học chỉ tích thêm kiến thức vào dòng máu người Việt Nam chứ không mất đi, điều quan trọng là Nhà nước ta phải có chính sách thu hút kiến thức đó về nước. Biên giới mềm giữa quốc gia đã thu hẹp rất nhiều nên cũng rất thuận lợi cho chúng ta.

    Nhật Minh, CH20 - ĐHSP Hà Nội, 09:14, 17/10/2010

    Những người có tài năng thực sự trong bất cứ lĩnh vực nào luôn là những người có cá tính rất mạnh.

    Họ sẵn sàng gạt bỏ tất cả để đi theo con đường khoa học mà họ đang theo đuổi. Cái mà họ cần nhất là một môi trường thực sự tốt để họ được nghiên cứu, làm việc; để họ được phát huy tài năng, sáng tạo của mình.

    Ở nước ta hiện nay, việc tạo ra được một môi trường làm việc tốt gần như là chưa có. Thế thì những con người tài hoa kia nếu có ở lại trong nước thì họ cũng chỉ là những con chim gãy cánh thôi, không thể nào bay lên được đâu. Bởi vậy đừng đổ lỗi rằng họ ra đi vì một đồng lương khá hơn. Đó chỉ là vấn đề phụ thôi. Điều quan trọng nhất vẫn là môi trường để phát huy tài năng.

    Người Việt ở nước ngoài của chúng ta hiện tại có được những thành công rất lớn trên nhiều lĩnh vực khác nhau, không chỉ ở Mĩ và còn ở các quốc gia phát triển khác như Canada, Úc,...vì họ được đáp ứng đầy đủ về môi trường làm việc và cuộc sống.
    Chỉ khi nào chúng ta làm được như vậy thì đất nước mới phát triển được!

    Phạm Ngọc Hùng, TP. HCM, 08:22, 17/10/2010

    "ví dụ : 123 +456= 345 + 234
    tước bỏ các chữ số ở cuối hay đầu phép cộng vẫn đúng
    ko có gì là lạ"
    Thế bình phương từng con số phép tính có còn đúng không bạn?

    Pham Minh Hai, Ha Noi, 01:24, 17/10/2010

    -Thực ra Dãy số trên có gì đặc biệt đâu mà đem ra để lấy dẫn chứng đối với các nhà toán học! nếu 3 quả táo=3 quả táo hay 3 quả táo + 3 quả cam=3 quả táo +3 quả cam...đó chỉ là phép tính của trẻ con học mẫu giáo thôi mà ! Hơn nữa tôi thiết nghĩ bác tự lăng xê mình hay ý muốn nói tới các nhà toán học?

    Nguyễn Nghĩa, 01:13, 17/10/2010

    Ta hãy xem con đường Thăng Long sau lễ khánh thành thì biết là nhân tài có nên về hay không?Tại sao ngay cả việc xây đường cho mình , cho con cháu mình cũng làm giả dối. Có ai muốn xây dưng đất nước này đàng hoàng hơn to đẹp hơn không?

    nguyễn việt toàn, ninh bình, 22:26, 16/10/2010

    "123789 + 561945 + 642864 = 242868 + 323787 + 761943

    Tước bỏ các chữ số đầu ở 6 con số và phép tính vẫn không sai.

    23789 + 61945 + 42864 = 42868 + 23787 + 61943.

    Cứ thế tước bỏ dần cho đến chỉ còn một con số, phép tính vẫn giữ nguyên.

    Chưa hết, ta thử dùng quy luật tước bỏ các chữ số ở cuối của 6 số, vẫn không có gì thay đổi."


    tôi thấy câu trên ko có gì là lạ tất ca các phép cộng đều có tính chất như vậy
    ví dụ : 123 +456= 345 + 234
    tước bỏ các chữ số ở cuối hay đầu phép cộng vẫn đúng
    ko có gì là lạ

    Nguyên Hòa (Canada), 20:59, 16/10/2010

    Đừng dí mắt vào cây mà quên quan sát rừng. Đừng tranh luận về vi mô mà quên khảo sát vỹ mô. Đừng phân tích kết quả mà quên tìm nguyên nhân sinh ra kết quả đó.

    Sau nhiều thế hệ được đào tạo theo kiểu từ chương, thiếu tự do và độc lập tư tưởng, đa số người dân Việt đã mất đi khả năng phê phán. Vấn đề cốt lõi là cơ chế dân chủ, quản lý minh bạch và đạo đức con người.

    Tôi tham gia trực tiếp vào việc quản lý hành chính nhà nước, phát triển kinh tế và đầu tư tại Canada. Tôi cũng có nhiều kinh nghiệm làm việc với con người cũng như cơ quan nhà nước Việt Nam từ 15 năm qua. Tôi đã thấy tại sao các nước tân tiến vẫn tiếp tục tân tiến trong khi Việt Nam, luôn luôn tự hào là giỏi, thông minh, cần cù, kiên nhẫn, khéo tay, tận tâm, nhiều tiềm năng, v.v. nhưng vẫn nghèo và chậm tiến ?

    Đặt câu hỏi đúng là bước đầu trong việc tìm câu trả lời đúng. Hãy mở rộng tầm nhìn.

    TS. Nguyễn Quốc Tuấn, Hanoi, 20:29, 16/10/2010

    Chúng ta chưa nên nói chuyện mời các nhà khoa học giỏi ở nước ngoài về nước làm việc vội vì chúng ta chưa tạo ra được môi trường làm việc cho họ.

    Chúng ta bị ràng buộc quá nhiều thứ, từ thủ tục hành chính, thủ tục tài chính quyết toán đề tài, tiền lương, công tác tổ chức cán bộ...cho đến việc minh bạch trong hoạt động khoa học.

    "Chạy" đề tài, "chung chi" là những từ phổ biến trong hoạt động khoa học hiện nay. Môi trường hoạt động khoa học đang bị biến tướng. Một số người phấn đấu hoặc tìm kiếm bằng cấp, học hàm, học vị để chuyển sang làm lãnh đạo, làm chính trị để hưởng được bổng lộc nhiều hơn mà xa rời hoạt động khoa học.

    Nếu chúng ta không có những cải tổ sâu sắc thì ngay chính các cán bộ khoa học giỏi đang làm việc trong cơ quan khoa học nhà nước cũng sẽ bỏ dần ra làm ngoài chứ chưa nói đến các nhà khoa học giỏi ở nước ngoài về nước làm việc.

    tran phi hung, quang binh, 20:13, 16/10/2010

    VẤN ĐỀ CHẢY MÁU CHÁT XÁM, TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN.

    Tôi nghĩ chính sách thu hút nhân tài la một chủ trương lớn của đảng và nhà nước ta,chính sách đó đã được triễn khai khá lâu nhưng kết quả chưa được cao.thực tiễn cho thấy chính sách thu hút của chúng ta chưa thực sư hiệu quả.

    Thứ nhất: còn nhiều vấn đề bất cập trong việc thực hiện chính sách này.Thứ hai, chính sách của chúng ta chưa thực sự hấp dẫn để lôi kéo nhân tài về nước cũng như ở lai phục vụ tổ quốc.Thứ ba, điều kiện cơ sở vật chất kỷ thuật của chúng ta quá nghèo nàn lạc hậu.

    Chính vì vậy mà các nhà khoa học trẻ không có điều kiện nghiên cứu cũng như phát huy hết năng lực của mình.Do đó quyết định lập nghiệp ở các nước tư bản của các nhà khoa học lá một vấn đề tất yếu khách quan

    Pham Anh Tuan, Hà Nội, 20:12, 16/10/2010

    Tôi xin đóng góp vài ý kiến : khi Ngô Bảo Châu được giải, nhiều người đề cập đến chuyện tạo điều kiện cho anh làm việc tại nước mình, rất nhiều người so sánh vấn đề tiền lương và coi đây là điểm quan trọng, kể cả những người trong giới khoa học. Xin thưa rằng những người này không biết gì về nghiên cứu khoa học cả (nckh) .

    Việc nckh không thể làm một mình được, người ta cần đồng nghiệp và việc này giống như xây tháp vậy, mỗi người một viên, tức là có sự trao đổi, kế thừa. Hãy đọc các báo cáo khoa học (article) phần phụ lục, một article viết ra liên quan đến nhiều bài khác, có bài cách đây vài chục năm.
    Tội học thạc sỹ kinh tế lượng và thạc sỹ tài chính ở Pháp, nên tôi có thể chia sẻ hiểu biết của mình về ngành kinh tế.

    Khi muốn viết một article về kinh tế bạn phải đảm bảo các phần sau : đặt vấn đề, mô hình lý thuyết (model), dữ liệu (chỉ rõ nguồn, cách lấy), chạy mô hình, phân tích, kết luận. Hãy đọc các báo chuyên ngành của mình, các bạn có thấy giống viết văn không ? Vấn đề này tôi đã trao đổi với một giáo viên KTQD và một giáo viên của ngoại thương, họ đều thừa nhận thực trạng này.


    Một anh A có tài giỏi đến đâu cũng đành bất lực vì cái anh cần không có dữ liệu hoặc có thì tính chính xác không cao, hoặc anh phải tự nhào nặn, vậy thì bài viết của anh có giá trị gì ?

    Bạn nào quan tâm đến đường sắt cao tốc thì thấy rõ nợ nước ngoài tính theo GDP mỗi lúc một số, con số đơn giản như vậy ở nước ngoài check một phút là ra. Hay bây giờ bảo sinh viên ngồi trước máy tính tìm số % thất nghiệp , giá USD/VND, giá tiêu dùng mỗi tháng trong 10 năm trở lại đây và rất nhiều con số đơn giản khác xem tìm thế nào. Nói rộng hơn, khi không có dữ liệu thống kê chính xác, đầy đủ, mọi quyết sách kinh tế đều theo kiểu làm bừa, xem phản ứng thị trường thế nào rồi làm lại, như vậy chỉ làm túi một số người phình to hơn còn thời gian và của cải chung lại teo đi. Chúng ta còn rất nhiều việc phải làm.


    Còn về môi trường làm việc, bạn không thể thay đổi theo kiểu bắt phải thế này, phải thế kia, nó xuất phát từ lòng tự trọng, trách nhiệm, sẵn sàng chia sẻ và tình thương ...Tại sao một y tá tại một bệnh viện của Pháp lĩnh lương 1700 eu ( hơn lương thấp nhất xã hội là 1500 hồi đó – số tiền này chỉ đủ thuê nhà và chi tiêu bình thường) lại cười tươi với vợ chồng và con tôi khi tới thay ca vao 5h sáng ? Tại sao các thầy giáo ở Pháp khi kết thúc buổi học đều ngồi lại để trả lời những thắc mắc của hs nếu có?


    Nên việc người Việt Nam thành công ở nước ngoài hãy coi đây la niềm tự hào, đừng bận tâm nhiều vào việc giải quyết vấn đề quá cao siêu như môi trường làm việc, hãy giải quyết những vấn đề cho các em nhỏ đang và bắt đầu cắp sách đến trường, hãy bảo vệ các em, hãy làm nhẹ bớt phần học kiểu đánh đố hay kiểu nhà binh, thể thao chuyên nghiệp mà thay vào đó là tình nhân ái, yêu thương, công bằng, yêu cuộc sống này. Nếu làm được, 20 năm nữa xã hội mình sẽ khác đi nhiều.

    Trung Hiếu, Sài Gòn, 20:06, 16/10/2010

    Tôi hy vọng các nhân tài đều biết tìm đường ra nước ngoài để phát triển tài năng lên tầm cao mới để thế giới biết rằng dân tộc ta là dân tộc thông minh, dám chấp nhận thử thách cạnh tranh ở tầm thế giới.

    phạm văn thức., 80/4 linh trung thủ đức, 19:12, 16/10/2010

    Những nhà khoa học là những báu vật quý của quốc gia, của dân tộc. Hãy gắng tạo điều kiện cho họ phát triển để quốc gia, dân tộc được hưởng thành quả lao động của họ. Nhưng nếu không có điều kiện tốt cho họ thì hãy để họ ra đi để họ phát triển. Sau này nước mình có quan hệ tốt với các nhà kkhoa học thế giới để gủi nghiên cứu sinh đi học tập để về phục vụ đất nước.

    Lâm Hồng Vĩnh, 18:14, 16/10/2010

    Tôi chẳng học đến đâu để có thể hiểu những gì là bình phương hay gì đó nhưng trong tận cùng sự suy nghĩ của tôi là đã đến lúc ta cần lắm những người tài, hãy nhìn nước Việt của chúng ta giàu đẹp về những gì thiên nhiên ban tặng, chúng ta có đủ những truyền thống vẻ vang và cũng không thiếu những người tài nhưng họ ở đâu ? và vì sao ... lại một dấu hỏi lớn mà không phải ai cũng hiều và trả lời được !.

    ngô đình khương, 17:42, 16/10/2010

    vấn đề là nếu là người nghiên cứu thì đa phần lại không giỏi kinh tế lắm, mà nếu muốn có kết quả tốt thì phải tập trung vào nghiên cứu thôi, vậy tiền lương thấp, bao nhiêu cái lo lắng về đời sống vật chất liệu có thể làm tốt công việc không?
    ít nhất là phải đảm bảo cho họ về đồng lương, khi không phải lo lắng về cuộc sống nữa thì người ta mới có thể làm tốt công việc của mình...

    Các tin khác