Ý kiến bạn đọc
Phú Đức, 229 phố Vọng, 13:34, 20/10/2010
Qua diễn đàn mong có được sự trả lời từ các nhà lãnh đạo các cấp.
Mong rằng từng nhà KH hãy nhìn lại mình và : Đặt ra mục tiêu nghiêm túc về trách nhiệm khi đã được công nhận nhà nhà KH, nghiên cứu viên... những gì mình coi là là đúng với cái tâm , cống hiến cho dân cho nước.
Ví dụ Bác Nguyễn Lân Dũng - cách đây vài năm tự kiểm điểm thấy mình ngồi hội đồng xét duyệt đề tài đôi lúc không đúng với mình nhưng vẫn phải nắn mình theo điều không muốn. Nếu nhận thấy vậy các nhà KH hãy làm cho đúng - có lợi cho dân cho nước - không vì lợi của các nhân nào (cả của bản thân).
Nếu không chiến thắng được bản thân, không tìm được việc làm gì có ích thì tự kiểm điểm, mạnh dạn đề xuất xin miền, thôi những chức danh không đáng được có.
Về phía quản lý Nhà nước hy vọng có mô hình đúng hơn cho các nhà KH hoạt động. Chi kinh phí nghiên cứu KH phải hiệu quả, sẵn sàng đầu tư nghiên cứu nhưng bắt buộc các nhà KH phải có sản phẩm có giá trị, được kiểm chứng thực tế, đem lại lợi ích cho XH. Giá trị đích thực lớn hơn nhiều lần vời việc bầu chọn của hội đồng các bạn khoa học.
Trân trọng
Hưng Phạm, Kim Giang, 13:26, 20/10/2010
Chắc tôi suy nghĩ còn tệ hơn các bạn về khoa học và nghiên cứu ở Việt Nam.
Bản thân tôi cũng chỉ là 1 sinh viên mới ra trường.
Xét theo tình hình thực tế, tôi thấy rằng ở việt nam cứ khi 1 giáo sư, hay 1 tiến sĩ nào đó, thành danh ở nước ngoài, bằng cách họ thể hiện với thế giới, lúc đó Viêt Nam mới thực sự công nhận đó là nhân tài, còn những người trong nước, những nhân tài, họ là những người chưa nổi tiếng, chưa có gì khẳng định với xã hội, nhưng trong họ luôn tràn ngập niềm đam mê nghiên cứu khoa học.
Họ đang ở đâu, đang làm gì, đâu có ai ngó ngàng hay khuyến khích họ.
Cũng giống như GS Ngô Bảo Châu, anh ý đã khẳng định được chính mình khi có điều kiện và môi trường phù hợp nhất.và chỉ khi anh ý đạt được giải cao nhất, lúc đó mới được gọi là nhân tài, còn những người tâm huyết nhiều, công sức bỏ ra nhiều... mọi thứ trả lại cho họ cũng chỉ là thứ hư vô , vậy là sao?
Sự tâm huyết của họ bỏ ra chỉ khi nào được thế giới công nhận thì Việt Nam mới công nhận? không có lẽ vậy sao?
Lấy ví dụ như thày tôi, 1 giảng viên ở 1 trường ĐH ở HN, thày tâm huyết với sự nghiệp mà thày đang theo đuổi.
Tôi nhớ có lần, thày bảo vệ đề tài nghiên cứu khoa học, điều thày diễn giải và trình bày thực sự là 1 đề tài đáng nghiên cứu và rất tốt khi ứng dụng thực tiễn, nhưng rốt cuộc, điều mà những người có quyền nhận xét lại đặt trọng tâm vào việc là lợi nhuận mà họ thu về được là bao nhiêu? và có tác dụng gì khi áp dụng cho trường.
Thế đó, lợi ích kinh tế lớn hơn so với đóng góp nghiên cứu để phát triển khoa học kĩ thuật, thử hỏi, đến bao giờ mới tìm ra nhân tài?
Và thực sự tôi cũng không hiểu rằng, khi mà Niuton, ông ta phát hiện ra quả táo rụng nhờ định luật vạn vật hấp dẫn, ông ý có để ý tới lợi ích kinh tế mà quốc gia hay bản thân ông ý đạt được là như thế nào không?
Vậy sao, nước ta lại như vậy?
Hay chính như đề tài nghiên cứu của tôi, cũng vậy, cũng chỉ được mọi người đặt lên bàn cân, xem lợi nhuận thu về đạt được bao nhiêu. Đâu có để ý tới ý tưởng chứ? đâu có để ý tới thành công sau nghiên cứu nó mở ra bước đi nào.
Vậy, thử hỏi rằng thế nào để khoa học kĩ thuật Việt Nam có thể phát triển nếu không có hướng đi mới ngoài việc trông chờ vào các thành tích xuất sắc tới đỉnh cao của những người như GS Ngô Bảo Châu.
Việc , mà mọi người hay nói đùa đó là Việt Nam thua kém về nghiên cứu trên thế giời tới 200 năm...Tôi nghĩ con số này lên tới 2000 năm mới đúng!!!
haidang, 8 Pham Ngocj Thach, 11:44, 20/10/2010
ở Việt nam Viện nghiên cứu nặng tính hình thức vì các nhà khoa học phần vì không có đủ điều kiện làm việc, phần vì sản phẩm nghiên cứu được cũng không được là bao nên họ thiếu say sưa nhiệt tình , Nhiều người có học hàm học vị nhưng trình độ không xứng. Điểm lại chúng ta thấy các nhà khoa học Việt Nam chưa làm nổi cái kim, chưa làm nổi lưỡi dao cao dâu, chưa thấy công trinh nghiên cứu nào ra hồn. Có phải lỗi tại họ không ? hay vì chính sách chưa thỏa đáng? Đè nghị Nhà nước chăm sóc họ tạo điều kiện cho họ. Còn những giáo sư tiến sĩ "giấy" yêu kém thì đưa ra khỏi danh sách
Tiêu chuẩn giáo sư, tiến sĩ của Việt Nam nên chuẩn lại chặt chẽ hơn tích cực hơn đừng để thui chột tài năng , đừng công nhận nhầm những kẻ háo danh thì Đất nước Việt mới đi lên được . Tôi nhất trí với một số bài tham gia trên . Vậy bắt đầu từ đâu ? ? ?...
Flourinactive, 10:35, 20/10/2010
cần phải có lý thuyết đi sâu táo bạo, say mê lý thuyết + 1 phần nhỏ thực hành thì mới đúng nghiên cú
Dang Nhat Minh, Bình Định, 09:46, 20/10/2010
Ở nước ta có lẽ cũng có những cái viện nghiên cứu rất lạ, không biết lập ra để làm gì. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy có cái tên ''Viện nghiên cứu thiết kế trường học'' của Bộ GD. Cái chức năng của Viện này làm gì nhỉ. Thiết kế trường học thì các kiến trúc sư không được học ở trường đại học à? Thiết kế dụng cụ trực quan phục vụ giảng dạy ... các kỹ sư, công nhân, doanh nghiệp cũng không biết làm hay sao?
Hoang Thao, Tay Hồ, 13:46, 19/10/2010
Nhiều lúc tôi trộm nghĩ, nếu không có cái Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam ( vốn như hiện nay) thì đất nước ta có ảnh hưởng gì không. Có ông Thủ tướng nào dám thử nghiệm cho 2 cái viện này nghĩ làm việc 1, 2 năm xem có nahr hưởng gì không nhỉ? Tôi nghĩ rằng chẳng ảnh hưởng gì mấy đâu. Tôi là người ở Viện Khoa học gần 30 năm nay mà.
Tuyết Lan, 09:32, 19/10/2010
Tôi quá ngán với làm nghiên cứu ở nước ta rồi.
Có một cơ sở đào tạo (trong Viện nghiên cứu) để cho một cô chẳng biết gì về khoa học về làm nghiên cứu (mặc dù mới có bằng tiến sĩ) phụ trách quản lý đào tạo. Mà khổ, biết mà hành người khác thì còn thấy chấp nhận được, đằng này cô ta có biết gì đâu. Ấy thế nhưng cô này rất chịu khó “chia lửa” với các Hội đồng khoa học.
Đã có lần tôi góp ý, vấn đề chuyên môn là thuộc trách nhiệm của Hội đồng khoa học, các vị làm quản lý chỉ có trách nhiệm hướng dẫn và thực hiện những công việc thuộc về nghiệp vụ, thủ tục theo quy định, quy chế thôi. Khổ lỗi, cơ chế quản lý của ta làm cho người ta cứ tự cho mình “quyền hành” để áp đặt người khác. Tôi tin là những cơ sở đào tạo này chẳng sớm thì muộn cũng “mất khách” thôi.
Trần Lê, Hà Nội, 20:45, 18/10/2010
Như bạn Thanh Hằng ( 18/10/2010 11:06:13) viết "Nếu bạn đến thăm các trường đại học, các viện nghiên cứu ở Việt Nam thì sẽ có cảm giác tất cả cứ nhàng nhàng và cá mè một lứa (nhiều người nói là: ngưu tầm ngưu, mã tầm mã) hết cả. Những người có trình độ, năng lực làm nghiên cứu không có điều kiện khẳng định mình vì họ đâu có việc làm nếu không tìm được “đề tài, dự án”. ..."
Nếu nói về số đông người hoạt động trong một lĩnh vực nào đó , thì không chỉ trong khoa học mà tất cả các ngành nghề khác Việt Nam như âm nhạc, điện ảnh, kinh doanh, sản xuất, ngân hàng, giáo dục, nông nghiệp, du lịch... ở Việt Nam đều ở mức nhàng nhàng đến thấp.
Vấn đề là làm thế nào để số ít người có năng lực (trong tất cả các lĩnh vực) đừng bỏ cuộc và làm gương lôi kéo, đào tạo những người khác?
Tôi không muốn nói ai là "ngưu" cả vì tôi không tin là một người từng được đào tạo bài bản ở nước phát triển, quay về nước, than ngắn thở dài là không có điều kiện làm việc, rồi ngồi chờ đợi hàng chục năm, mà vẫn được coi là "giỏi " được.
Ngược lại, một người tốt nghiệp không phải loại ưu, nhưng rơi vào một môi trường làm việc nghiêm túc, sau một thời gian, người ấy cũng không phải là "kém cỏi".
Chả có gì là bất biến. Làm thế nào để có thể biến số đông những người nhàng nhàng thành trung bình, rồi thành khá...? Các nước khác vẫn làm được đấy thôi: Ấn Độ, Brazil, Trung Quốc, Hàn Quốc... Nếu đa số có nhận thức đúng, nếu cơ chế đúng, sau 5- 10 năm, mọi chuyện sẽ khác. Tôi tin bản chất con người chúng ta là hướng thiện.
nguyen phong, ha noi, 17:24, 18/10/2010
Xã hội có nhiều người nhầm lẫn giữa khoa học và công nghệ (một phần cũng do lỗi của giáo dục và truyền thông). Nên mới có chuyện cứ bắt những người ''muốn làm khoa học'' phải làm ra máy này máy kia để đóng góp trực tiếp vào sản xuất, sinh hoạt... mới được gọi là ''nhà khoa học''?Ngược đời. Khoa học đúng là chỉ biết tiêu tiền đã thôi, nhưng phải chấp nhận.
Tuấn, ĐH Cần Thơ, 16:10, 18/10/2010
Khi mà tiêu chuẩn đối với người đứng đầu tổ chức KHCN vẫn là “nghiên cứu viên chính”, “nghiên cứu viên cao cấp”... do một Hội đồng chung chung đại sự cấp thì không thể giúp khoa học phát triển được đâu (đó là hình thức, nhà khoa học làm gì có thời gian để đi tham gia các lớp bồi dưỡng như vậy!). Tôi xin lỗi khi nói điều này có thể động chạm đến tự ái của một số nhà khoa học nhưng tôi dám chắc là mình nói không sai.
Liên, 15:39, 18/10/2010
Tôi thấy một số bạn trao đổi rất đúng vời thực trạng nền khoa học nước ta hiện nay.
Thông tin ở đây chưa phải tất cả, nói ở đây không phải là sỉ vả nhưng quả thực phần lớn đội ngũ làm khoa học của ta kém thật (tiếc rằng biết điều này nhưng tính “trơ” của họ cao quá rồi).
Nếu không tin, ai đó thử làm phép kiểm chứng xem bao nhiêu “nhà khoa học” trong biên chế nhà nước hiện nay biết viết một ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU hay một BÀI BÁO KHOA HỌC đúng với quy cách chuẩn quốc tế (tôi chưa nói là đăng trên tạp chí quốc tế)?
Với cơ chế quản lý khoa học, tuyển dụng và dùng người như hiện nay thì chúng ta mãi mãi phải đuổi theo và nhập công nghệ nước ngoài thôi. Tôi cảm giác rằng, những nhà khoa học chân chính đã hết kiên nhẫn để làm khoa học.
Họ đang phải ứng phó với đời sống khó khăn và lảng tránh danh “khoa học” như thế nào thì mọi người đều biết rồi.
Quy Pham, 11:18, 18/10/2010
Bạn Bùi Gia Thiên Y nói rất đúng. Thực tế thì trong xã hội ta có không ít những nhà khoa học được đào tạo ở các nước XHCN trước kia theo phương thức tương tự như “cử tuyển”, “ngoại giao”... Một số khác thì “láu cá” học nhưng chủ yếu là đi buôn (quần áo, bàn là, xoong nồi, xe đạp...) nhưng cuối cùng vẫn trở thành nhà khoa học. Thế rồi về Việt Nam sau một đêm ngủ dậy họ là... tiến sĩ. Thôi thì có thể do nhiều hoàn cảnh khác nhau mà người ta trở thành nhà khoa học nhưng chết lỗi rất đông trong số họ đang cố gắng chèo lái nền khoa học nước nhà... Bạn hình dung, khoa học nước ta như vậy thì sẽ đi theo chiều hướng nào?
Thanh Hằng, 11:06, 18/10/2010
Câu chuyện này cứ kéo dài, kéo dài và dường như chưa tìm thấy hồi kết. Hiện tại có rất nhiều người “háo danh” nhà khoa học ngồi ở các trường đại học, các viện nghiên cứu nhưng chẳng có đóng góp cụ thể nào cho khoa học, cho học thuật cả.
Nếu bạn đến thăm các trường đại học, các viện nghiên cứu ở Việt Nam thì sẽ có cảm giác tất cả cứ nhàng nhàng và cá mè một lứa (nhiều người nói là: ngưu tầm ngưu, mã tầm mã) hết cả. Những người có trình độ, năng lực làm nghiên cứu không có điều kiện khẳng định mình vì họ đâu có việc làm nếu không tìm được “đề tài, dự án”. Ngược lại, những “nhà khoa học” có trình độ chuyên môn kém hơn lại có tiếng nói quan trọng vì họ rất nhạy bén với thị trường.
Nghị định 115/NĐ-CP ra đời (cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các tổ chức KHCN) tưởng là sẽ tạo ra khâu đột phá nhưng thực tế thì không hẳn như vậy.
Rất nhiều tổ chức KHCN không muốn chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình mới vì họ sẽ mất đi một nguồn ngân sách cấp cho những nhiệm vụ thường xuyên.
Người đứng đầu tổ chức KHCN lấy lý do này, lý do khác để trì hoãn chuyển đổi nhưng nhiệm vụ khoa học được giao thì chất lượng rất thấp. Lý do là kinh phí cấp không được sử dụng đúng mục đích. Người có năng lực không được làm hoặc được làm với thù lao thấp.
Người không có năng lực thì tham gia chính để làm khoa học. Người ta gọi hiện tượng này là “cào bằng” trong nghiên cứu khoa học và rằng cần được đổi mới.
Nói như vậy không có nghĩa là tất cả chỉ là lỗi của các tổ chức KHCN. Bản thân cơ quan quản lý Nhà nước (đại diện là Bộ KHCN, và các vụ quản lý KHCN trong các Bộ ngành khác) cũng không muốn làm quyết liệt. Lý do là i) họ vẫn “trông” vào các tổ chức KHCN làm chỗ “dựa” về chuyên môn khi bị chất vấn đến những vấn đề có liên quan; ii) duy trì cơ chế nhùng nhằng, xin cho vì lợi ích nhóm. Khi ông bố (bà mẹ) chưa tốt thì dung túng trong việc dạy dỗ và quản lý con cái là lẽ đương nhiên.
Rõ ràng, việc thay đổi cơ chế quản lý KHCN là rất cần. Điều này ai cũng biết nhưng cái khó là “ngại thay đổi” và trì trệ một cách có hệ thống đã ngấm sâu vào máu của người Việt mất rồi.
Bùi Gia Thiên Y, Thái Bình, 09:44, 18/10/2010
Khi tôi học năm thứ 4 đại học Y khoa, nghe nói có một phó Tiến sĩ mới học từ Liên xô về, rất giỏi. Nghe nói cô ấy biếtcả tiếng Nga lẫn tiếng Anh. Tôi háo hức và chờ cơ hội để hỏi một số vấn đề.
Thế rồi, tôi cũng được học cô ấy 1 tiết. Hết giờ, tôi lẽo đẽo chạy theo để hỏi về một đơn thuốc ghi bằng tiếng Anh có một số chỉ định mà tôi chưa hiểu.
Nhưng vị phó Tiến sĩ kia không trả lời được ý tôi muốn hỏi.
Về sau, khi có từ điển và lúc đó là năm thứ 6 y khoa, tôi thấy các vấn đề mà tôi đã từng hỏi cô ấy quả là rất đơn giản. Chả cần tới trình độ PTS
Về sau, cô ấy tự nhiên có học vị Tiến sĩ . Cũng chả thấy công trình của cô ấy qua các luồng thông tin tôi có được.
Nước ta có bao nhiêu vị TS như cô ấy???
Chả trách người nông dân tự làm máy công cụ SX cho chính mình. Vì chả thấy nhà khoa học nào giúp được họ.
Tiến, 09:42, 18/10/2010
Tôi thấy, ở Việt Nam nhiều khi không khó để có học vị cao (bằng tiến sỹ, thạc sĩ), thậm chí học hàm tốt (Giáo sư, phó giáo sư). Ở Việt Nam, có học hàm học vị rồi thì người ta không thích trở thành nhà khoa học mà thích làm nhà quản lý. Không làm khoa học mà có học vị, học hàm thì chẳng đúng là làm khoa học “như đùa” hay sao? Vậy thì lương, thù lao, thu nhập thấp là logic quá còn gì!!!
Nhưng tiếc rằng, những người cấp học vị, học hàm rởm là những người ngồi lên khoa học. Họ là ai? là chức sắc Bộ, là những ông hiệu trưởng, bà viện trưởng của ta đó.
Quan, 09:29, 18/10/2010
Người ta đã nói quá nhiều về vấn đề này. Tôi sợ rằng, đã đến lúc các nhà khoa học không nói nữa. Đam mê thật đấy, mong mỏi cống hiến thật đấy nhưng không có người trí thức nào mà chấp nhận về nhà nghe vợ (chồng) con sa sả vì thiếu thốn cả. Thế là dạy thêm, chạy dự án, bớt giờ làm việc... xảy ra thôi. Trách ai bây giờ???
Nguyen Hieu, 09:20, 18/10/2010
Tôi chân thành cảm ơn tác giả.
Là người làm nghiên cứu khoa học tôi thậm chí đóng luôn vai “người bán hàng” cũng được. Có điều sản phẩm nghiên cứu là hàng hoá đặc biệt (đặc biệt đối với nghiên cứu cơ bản) nên tôi nghĩ cũng cần phải được ứng xử đặc biệt.
Hiện nay các nhà khoa học trong nước còn bị đối xử tệ hơn một con buôn vì người ta vẫn hát rằng “Làm nghiên cứu đến là ghê. Một người nghiên cứu, chín người chê”.
Liệu ai đó có biết, ở nước ta hiện nay, thời lượng làm các thủ tục tài chính, thanh quyết toán chiếm khoảng 30% thời gian thực tế làm đề tài.
Trong khi đó, các giáo sư ở nước ngoài được giao chủ trì đề tài, dự án nghiên cứu đồng nghĩa ông (bà) ta cũng được toàn quyền quyết định việc sử dụng kinh phí.
Có nghĩa rằng, người ta chỉ quan tâm đến kết quả cuối cùng và các nhà khoa học không phải bận tâm đến việc ngoài khoa học. Thậm chí họ có thể thuê người nước ngoài làm (thông qua tuyển học viên, qua đó đào tạo thạc sỹ, tiến sĩ). Ai cũng biết, nghèo thì phải quản lý theo kiểu nghèo nhưng cách làm hiện nay thì đang triệt tiêu hoàn toàn động lực của các nhà khoa học.
Tôi cũng cho rằng năng lực làm khoa học của nhiều người còn kém.
Tuy nhiên, mỗi cá nhân họ không thể làm được gì để thúc đẩy nền khoa học phát triển. Các nhà quản lý cần tạo ra một sân chơi hợp lý hơn để có cơ hội sàng lọc, nuôi dưỡng và khuyến khích các nhà khoa học làm việc.
Tôi không bao giờ mong là môi trường làm việc phải hấp dẫn vì thực tế thì chẳng có nhà khoa học nào trên thế giới có điều kiện kinh tế tốt cả. Vì đam mê, vì cống hiến họ đã đánh mất mất nhu cầu làm giàu của mình rồi.
Vậy mà nói mãi, nói mãi và rồi cũng chỉ để mình nghe thôi.
Hoàng Vĩnh Nguyên, Hà Nội, 08:25, 18/10/2010
Các bác nói nhiều đến khoa học tự nhiên và công nghệ. Cháu làm khoa học xã hội và nhân văn, cháu thấy đơn giản như sau:
Con người được HẠNH PHÚC có nhiều cấp độ: 1. Khỏe mạnh, có đời sống vật chất ổn định. 2. Có sự hiểu biết. 3. Được tôn trọng. 4. Được sáng tạo. 5. Được cải tạo thế giới.
Cháu làm khoa học là để đáp ứng các hạnh phúc 2,3,4,5 nhưng cháu chưa được có hạnh phúc 1, dẫu chỉ là trung lưu thấp. Cũng buồn là nhiều, rất nhiều các TS, PGS, GS hoàn toàn không có các phẩm chất, không có năng lực, không có hạnh phúc 2,3,4,5. Đi họp, họ chỉ kêu hai chữ "đãi ngộ" mà thôi. Nghe nhàm cả tai. Một thể chế như thế, đôi lúc cháu cũng đành viết báo vặt để đưa tiền cho vợ trả học phí học thêm cho con. Rất cần một không gian hàn lâm cho những người có năng lực, có đam mê phục vụ xã hội.
Hân, 08:15, 18/10/2010
Hoan hô! Ai nói gì cứ nói, ai làm gì cứ làm. Buồn thảm quá. Có ai "nghe" thực sự không?
Hoàng Vĩnh Nguyên, Hà Nội, 07:54, 18/10/2010
Hãy trả lương cho người nghiên cứu khoa học bằng sản phẩm khoa học của chính anh ta, rút thấp khoảng cách bậc lương bằng cấp xuống.
Các đề tài khoa học, nếu không phải là bí mật quốc gia nên công bố rộng rãi và phản biện công khai trên mạng. Đề tài nào không có chất lượng sẽ không thanh toán tiền hoặc phải sữa chữa cho đạt yêu cầu.
Đời sống khoa học khi có phản biện, trao đổi tất yếu sẽ khởi sắc và làm nghiên cứu tất sẽ trở thành một nghề nghiệp.
Tôi từng gặp và đọc những bài báo, đề tài của các tiến sĩ, giáo sư, phó giáo sư thì thấy, đến 80% là sai sót, đạo văn, không hiểu khái niệm, hàm lượng khoa học cực thấp. Ông Nguyễn Hòa đã phản biện rất nhiều nhưng cứ vẫn bổng lộc, huân chương, danh hiệu này nọ... Đã đành,nghiên cứu và thí nghiệm khoa học thì có quyền được sai lầm, nhưng không thể liên tục sai lầm mà vẫn hưởng phúc lợi xã hội suốt đời được.
Khanh, TpHCM, 07:25, 18/10/2010
Tôi cũng làm khoa học, nản đất nước mình lắm.
Ở Trung Quốc, người ta bảo thủ nhưng khôn hơn mấy ông làm giáo dục ở Việt Nam. Việc giáo sư, phó giáo sư ở Trung quốc là do trường đại học phong và nhà nước trung quốc cũng chi rất nhiều tiền cho nghiên cứu. Việt Nam toàn làm theo Trung Quốc trong hầu hết các lĩnh vực nhưng đầu tư cho nghiên cứu thì không.
Đất nước không có khoa học thì xem như không thể sở hữu được công nghệ cao, mà ko có công nghệ cao thì đất nước mãi vẫn nghèo. Nước ngoài mà bán công nghệ cho Việt Nam thì người ta cũng thấy là khả năng kiếm tiền dựa trên công nghệ đó đã không còn nhiều. Thu hút đầu tư công nghệ cao? đúng, nhưng mãi không phải là của mình, mình chỉ làm thuê cho người ta thôi.
"Việt Nam bán vài tấn lúa chỉ bằng Nhật bán 1 con chip điện tử, bằng Mỹ bàn 1 đĩa CD"---> khi nào mình giàu?
Công nghệ Việt Nam hiện có những gì? Sản xuất được xe đạp chất lượng như thế nào? xe máy chiếm tỉ lệ nội địa bao nhiêu phần trăm? trong khi tren thế giới người ta làm đến những gì rồi? Trung quốc kế bên lưng cũng đã làm đến tàu siêu tốc, tên lửa,...Việt Nam được gì? Nếu ko chịu đầu tư công nghệ, khoa học nữa thì đến khi nào? Sống bằng sức mình đi, cứ trông đợi vào đầu tư nước ngoài sẽ vẫn nghèo thôi.
Khanh.
Nguyễn Văn Hùng, Biên hòa, 02:17, 18/10/2010
Một bài viết rất thiết thực trong hòan cảnh của VN.
Nếu các vị lãnh đạo mà tiếp thu được 50% thôi, thì tôi nghĩ dân VN sẽ không phải sài đồ TQ như bây giờ.
Các nhà khoa học hãy lên tiếng mạnh mẽ nhiều hơn nữa.
Phải có những đề tài sát sườn cuộc sống. Ứng dụng vào sản xuất được ngay. Ví dụ như vấn đề cúp điện- phải làm cách nào chế ra máy dùng năng lượng MT, năng lượng gió... giá thành phù hợp để những gia đình nào có điều kiện một chút có thể mua được. Lúc đó thì không phải lệ thuộc vào anh độc quyền EVN nữa.
hoang xuan tung, sg, 00:43, 18/10/2010
Bác Đôn cứ nói đi cho hả dạ- đáng quý thay!
Nhưng mà bác Đôn ơi, xã hội ta, chiếm đến hơn 80% là vô cảm rồi. Họ sẽ luân lí với bác là, có cái này, có cái kia, xã hội nào cũng vậy. Họ bị bệnh vô cảm nặng rồi. Mà không vô cảm mới lạ.
Sống với môi trường tiếng nói của mình, chả là gì, chả ai nghe, có van cũng bằng không. Vậy thì...bậc hữu cảm cũng từ từ biến thành đại vô cảm mà thôi.
dotheanh, Hào Nam, Hà Nội, 23:51, 17/10/2010
Rất đáng hoanh nghênh bạn đã dám nói thẳng ,nói thật. Tôi hoàn toàn tán thành ý kiến của bạn.
Bùi Linh Ngân, Amsterdam, 22:39, 17/10/2010
Tùy hoàn cảnh và điều kiện, mỗi quốc gia cần phải đặt ra mục tiêu của NCKH. Các nhà KH VN không thể/nên so với những người đoạt giải Nobel trên thế giới, vì trình độ là chỉ một phần mà sâu xa hơn là nền khoa học nước nhà cùng các thể chế khác chưa đủ tầm và kinh nghiệm.
NCKH là 1 nghề chuyên sâu (không nên nói là học cao), anh càng học nhiều chuyên môn rất hẹp của anh, thì càng thâm thủng kiến thức mảng khác.
Trong khi anh nghiên cứu, thí nghiệm (đến 95% là thất bại), viết luận văn hàng trăm trang (mà chỉ có độ 5 trang là của anh) thì cuộc sống xung quanh vẫn chảy, mọi người vẫn thu thập, xử lý và cập nhật thông tin.
Kiến thức mỗi con người đều được tích lũy mọi lúc, mọi nơi, từ mọi sự vật và hiện tượng, thậm chí trong cả giấc ngủ.
Tác giả nói hãy để cho các nhà KH nghiên cứu ra các ý tưởng rồi để các nhà công nghệ làm ra máy bán.
Nếu nhà KH không gắn liền với cuộc sống xã hội thì họ nghiên cứu cái gì và anh kỹ sư sẽ bán cho ai?
Xin tác giả cho ví dụ thực tế hay đề xuất ý tưởng. Liệu các nhà KH vật liệu VN có định phát minh cỡ như 2 nhà KH gốc Nga tìm ra chất graphene không? Hay chỉ là mua sensor ngoại, lắp con VĐK, nhờ 1 cậu SV code rồi đóng vỏ hộp và nghiệm thu?
Thực tế tôn chỉ của các đề tại NCKH ở VN là Nhà nước hỗ trợ kinh phí để anh nghiên cứu ra sản phẩm/ý tưởng rồi chuyển giao cho nhà sản xuất.
Chả cần cao siêu gì, chỉ cần nội địa hóa các sản phẩm nước ngoài đã làm xong để tránh phải chi ngoại tệ (giải mã công nghệ), hay thấy cần gì thì đầu tư trước (ươm tạo công nghệ). Nhà nước mỗi năm chi hàng ngàn tỷ, nhưng kết quả được bao nhiêu thì giới KH đều biết.
Còn nguyên tắc tài chính thì đơn giản, chi thì phải có chứng từ, kể cả đi nhậu bàn bè rồi lấy HĐ tiếp khách, nhân công thì có thuế TNCN tạm thu. Đến nay chắc đã hết nạn “…cậu ký cho tớ cái…” - các kỹ sư trẻ phải ký nhận tiền hộ các bác chủ nhiệm đề tài mà không được gì.
Vậy các nhà KH VN cần phải thích nghi với hoàn cảnh và đừng quá mơ mộng. Chúng ta cần những nhà KH trong hoàn cảnh đất nước nghèo, nợ QG đến 52% GDP mà vẫn tạo ra sản phẩm có ích cho xã hội mà người bình thường chưa làm được.
Hãy xem tấm gương bà Nguyễn Thị Trâm, về hưu mà vẫn nghiên cứu tạo ra được giống lúa lai năng suất cao, đến mức có anh nông dân bỏ ra 10 tỷ đồng để mua bản quyền.
Ví dụ nữa, các giảng viên của ĐHNL TpHCM trong hoàn cảnh môi trường ở Nam Bộ đã tạo ra được giống cá Anh Vũ nổi tiếng của ngã ba sông gần Việt Trì, kết quả và cũng niềm vui là không chỉ đại gia mà công nhân ở Nam Bộ cũng được ăn cá Anh Vũ, nhà KH hạnh phúc với những điều giản dị vậy thôi.
Đến đây tôi lại nhớ 1 anh NCKH kiêm CGCN nói là KH và công nghệ giống như bữa giỗ, KH là hương khói, xôi thịt là công nghệ. Anh muốn hồn về thì phải thắp hương chứ xôi thịt sao gọi hồn được, vậy KH rất quan trọng hơn CN rất nhiều. Quá đúng.
Bùi Linh Ngân
Nguyễn Văn Xiêm, 24 Đào Cam Mộc, P4, Q8, 22:39, 17/10/2010
Ở VN đố ai tìm được một nhà khoa học sống được chỉ bằng công việc nghiên cứu khoa học của mình. Nhà khoa học phải làm thêm đủ thứ để sống thì làm thế nào có sản phẩm khoa học có chất lượng.
Giảng viên Đại học phải chạy sô như ca sĩ suốt ngày thì lấy đâu ra thì giờ mà cập nhật thông tin. Bởi vậy, anh nông dân phải tự cải tiến cái máy cày máy xới, chế tạo máy bay thay các nhà khoa học...
Theo tôi, ở Việt nam các nhà khoa học nên tìm cách đưa các công nghệ "cũ người nhưng mới ta" vào giúp cho nền kinh tế VN phát triển, chứ đừng nên nghĩ là phải nghiên cứu cái gì mới cao siêu.
Quý vị không thành công đâu. Nếu có tiền nhiều thì nên nhập công nghệ tiên tiến, đừng bao giờ nghĩ tới chuyện cải tiến hay "nhái" lại cho mất thời gian.
Nếu làm nghiên cứu thật sự nhiều khi các nhà khoa học cũng chẳng biết "phở là gì nữa".
a, b, 21:45, 17/10/2010
Anh Thịnh thân mến!
Anh thật là con nghười của công việc
Trần Lê, Hà Nội, 21:06, 17/10/2010
Bài viết của bác Đôn rất đúng.
Tôi rất mong muốn VietnamNet đưa vấn đề này ra phân tích kỹ hơn nữa để đưa ra cách nhìn đúng đắn, giúp cho những nhà quản lý, lãnh đạo Việt Nam có những cách giải quyết hợp lý trong giai đoạn nhiệm kỳ sắp tới.
Tôi muốn bổ sung thêm ý kiến của bác Đôn về chuyện "Đừng bắt các nhà khoa học đi bán hàng, bán công nghệ, vì đó là việc của các kỹ sư, nhân viên bán hàng, tiếp thị, của nhà doanh nghiệp. Thay vào đó, các doanh nghiệp nên thuê nhà khoa học làm tư vấn hay thuê họ làm nghiên cứu đối với những vấn đề cụ thể cần giải quyết."
Làm sao các nhà khoa học trở thành nhà tư vấn và được doanh nghiệp thuê nghiên cứu?
Các nhà khoa học ngoài học hàm, học vị ra phải có gì đảm bảo thì xã hội mới thuê.
Đấy chính là lý lịch khoa học (LLKH), là sở hữu trí tuệ (bằng sáng chế, giải pháp hữu ích), là các bài bào được đăng ở tạp chí uy tín. Ở các nước các nhà khoa học phải phấn đấu không ngừng nghỉ để có LLKH luôn được cập nhật và tốt, để các trường tuyển dụng (giảng viên, giáo sư), để doanh nghiệp thuê.
Sắp tới các nghiên cứu viên thuộc lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng sắp ra khỏi hẳn quỹ lương nhà nước.
Nếu các nhà quản lý đưa ra chính sách đúng đắn, những nhà khoa học có năng lực sẽ không phải lo đi "bán hàng"; nhưng nếu không khéo, chỉ chệch đi một chút, các Viện nghiên cứu sẽ tan nát, những người có trình độ thật cùng những nguời trình độ kém, hòa lẫn vào nhau và đều rủ nhau ra ngoài, không có sự phân loại. Lúc đó thì sẽ là một xã hội không cần "ánh sáng tri thức soi đường". Hậu quả thế nào, bác Đôn đã nói đến trong bài.
Tôi rất mong các nhà khoa học lên tiếng, nếu không được lên những hội nghị to tát thì ở diễn đàn mạng, để xã hội hiểu đúng vai trò nhà khoa học.
Cám ơn bác Đôn đã khởi đầu cuộc thảo luận.
Trần Minh Khôi, Nghệ An, 21:00, 17/10/2010
Ai dám chắc các nhà KH như ông Đôn nghiên cứu được những đề tài gì để giúp dân phát triển, (và bao nhiêu đề tài trong cuộc đời) vậy hả ông Đôn nói như ông thì chẳng khác gì ông đang mong chờ bổng lộc của nhân dân đóng gióp để nuôi ăn sẵn?
XC, 20:43, 17/10/2010
Tôi đã từng gặp nhiều GS, TS được đề cập trong bài báo.
Đó là thực trạng chung của xã hội ta.
Tôi cũng đi nước ngoài, nhưng tôi cũng không tìm ra lí do để học tiến sĩ rồi trở về nước? Đi dạy, nghiên cứu: 1 là không đủ sống. Muốn sống phải làm thêm đủ nghề. 2 là quan niệm về khoa học ở Việt Nam rất kì.
Tôi rất đồng ý quan điểm của tác giả bài viết là: Những cái Việt Nam ta cho là khoa học thì không phải là khoa học mà chỉ là công việc của các kĩ sư.
Nói chung Việt Nam,theo quan điểm của tôi không có nền khoa học thật sự.
Nếu ai muốn làm khoa học thật sự, xin hãy ra nước ngoài, vì suy cho cùng, cũng là đóng góp cho nền khoa học nhân loại. Vả lại, ở việt Nam họ cũng không có cơ hội làm.
Nếu ai đó muốn làm quan, có tiền đề làm quan thì ở lại. Tôi không hề bi quan về đất nước.
Tôi rất rất muốn đóng góp cho đất nước.
Nhưng sự thật, dù đau lòng chúng ta hãy nhìn thẳng vào. Đừng né tránh. Nếu một ai là một nhà khoa học, suy nghĩ khoa học, suy nghĩ về nền khoa học nước nhà sẽ hiểu
zungzau, hanoi, 20:11, 17/10/2010
Vấn đề Bác Đôn nêu là vấn đề vĩ mô, cốt lõi cho sự phát triển của dân tộc.
Cái Bác Dự nói phản ánh cái hệ quả của cái trình độ và tầm nhìn của các thế hệ lãnh đaọ hiên tại.
Làm theo bác Dự thì muôn đời nước ta chỉ là nơi ứng dụng và tiêu thụ sản phẩm của thế giới. Làm theo Bác Đôn , thìu chưa phải lúc, và thế hệ lãnh đạo hiện nay còn tồn tai lâu lắm. tuy nhiên có giải pháp dung hòa cho các nhà khoa hoc chân chính đỡ tủi thân và quan chức cũng hài lòng, đó là từ nay, để có chức , có quyền, các quan có học vị , sẽ vẫn được phong các học vị tiến sĩ, phó tiến sĩ.
Nhưng để phân biệt với học vị khoa hoc thật thì thêm các từ : Tiến sĩ quan chức, phó tiến sĩ quan chức( kềm theo đơn giá thông báo công khai, dỡ phải mua chui ), khác với Tiến sĩ , phó tiến sĩ khoa học!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
ng nam, 57,Vu Trong Phung,Ha Noi, 19:53, 17/10/2010
Rất tâm đắc với bài viết! Cách đây gần 5 năm,trong Hội nghị tổng kết công tác khoa học công nghệ 5 năm 2000-2005, khi phát biểu tổng kết hội nghị ông Bộ trưởng công nghiệp khi đó đã nói ý rằng các bác (các nhà khoa học) phải có gì đó mang ra chợ mà bán, chứ không thể trông chờ mãi vào bao cấp! Các bác viện trưởng dự Hội nghị đều bị choáng vì ý kiến đó.
Nhìn lại bây giờ máy móc, công nghệ ta chẳng có gì,cái gì cũng đi mua cả. Ở chợ,thượng vàng hạ cám toàn là hàng Tầu. Nhãn tiền!
Nguyễn Như Minh, CĐBK Đà Nẵng, 19:14, 17/10/2010
Nếu được như thế này thì tuyệt
hoamai, 18:21, 17/10/2010
Bai viet hay tuyet voi xin chan thanh cam on tong bien tap va toa soan .
LÊ MINH, Hà Nội, 18:11, 17/10/2010
Một bài viết lột tả được đúng bản chất sự việc, nêu được giải pháp rất cụ thể.
TuanHanoi, hanoi, 17:48, 17/10/2010
Cam on tac gia
O Viet nam, nhieu nha khoa hoc lam kinh doanh, dung Vien nghien cuuc de lam kinh doanh, do the che chinh tri tao ra ho nhu vay, rat it nha khoa hoc thuc thu, phan lon la khoa hoc nua nac, nua mo. Trong gioi khoa hoc, mot Vien nghien cuu, co le chi co 10-20 % la cung, biet nghien cuu khoa hoc. cac de tai nha nuoc, cac chuong trinh khoa hoc, deu do may bac nhan vien cac cuc vu, kiem soat theo y cua ho, cac Giao su, la chu tich hoi dong, nhung than oi, deu phai nghe ho het, neu cu nao ma khong nghe ho, lan sau dung co ma duoc moi lam chu tich hoi dong nua nhe. Thanh ra, gioi khoa hoc deu chiu su dieu kien cua may nhan vien cac bo nganh, vi ho moi la nguoi de trinh viec nay viec no len Bo truong, tham chi thu tuong ki ma thoi. Cac hoi dong khoa hoc, khong co quyen trong xac dinh nghien cuu va phan tien ve cho ai, cac hoi dong cung khong do cac nha khoa hoc quan li, ma do cac bo nganh quan li, do do chung ta i co cac nha khoa hoc can than, lam san pham de cho cac nha chinh tri. Vi khong lam dung y do Bo truong, cuc vu, cac nhan vien , ho se khong cho tien nua.
Cam on toa soan
Phan Bảo Lâm, Tp HCM, 17:36, 17/10/2010
Khoa học thì cũng phải dựa trên nền tảng cuộc sống, làm gì có cái khoa học nào là chung chung chẳng dựa vào đâu.
GS Ngô Bảo Châu hưởng lương cao là do nghề dạy học còn việc nghiên cứu chứng minh bổ đề toán học là do được tài trợ để nghiên cứu.
Tiền tài trợ chưa chắc hơn tiền lương.
Nhà khoa học cơ bản trước hết phải chứng minh được công trình mà mình sẽ hoặc đang nghiên cứu có ích với cuộc sống như thế nào thì mới nhận được tài trợ chứ.
Nghiên cứu chung chung chả dựa vào đâu làm sao nhận được tài trợ.
Người ta tài trợ cũng chỉ vì hy vọng nghiên cứu ấy thành công để họ đem vào ứng dụng và kiếm lời. Nhà nghiên cứu ứng dụng từ thành tựu cơ bản sáng tạo ra giải pháp công nghệ.
Các kỹ sư dựa vào giải pháp công nghệ chế tạo ra máy móc các loại. VN ta gần như không có 2 bậc dưới là nghiên cứu ứng dụng và chế tạo thì lao vào bậc cơ bản để làm gì.
Cho rằng cơ bản tạo ra thành tựu gì đó thì ai sẽ ứng dụng nó? Nước ngoài. "Cốc mổ cho cò xơi".
Đầu tư cho nghiên cứu cơ bản là tốn kém nhất.
Tại sao chỉ có Toán mới là nghiên cứu cơ bản ? Vật lý và Hóa học mới là nghiên cứu cơ bản chính còn Toán chỉ để giúp cho việc nghiên cứu ấy được nhanh hơn thôi.
Các vị giải những bài toán chung chung chả dùng làm gì rồi tán phét với nhau. Nghiên cứu Toán chỉ cần cây bút và tờ giấy chớ nghiên cứu Lý Hóa không có máy móc thiết bị, vật liệu cần thiết để thí nghiệm, để đo, ...thì mần thinh.
Các vị tưởng nghiên cứu cơ bản là ngồi "vẽ" ra ý tưởng à ? Quên đi.
Arsimet và Leonard De Vinci đâu chỉ có "vẽ". Phần lớn máy móc ngày nay ứng dụng từ các nguyên lý cơ bản của 2 người này chớ chả cao siêu gì đâu.
Muốn khoa học nước nhà phát triển phải đi từ chế tạo, tạo ra cái mà người ta đã tạo được.
Sau đó mới vào ứng dụng, ứng dụng ra cái mà người ta đã ứng dụng được.
Cuối cùng mới đi vào cơ bản, nghiên cứu cái chưa ai nghiên cứu.
Xin hỏi bạn Anh Kiệt, "móng" là cái nào ? Bạn nên dựa vào hoàn cảnh nước nhà mà suy luận chớ đừng dựa vào hoàn cảnh đâu đó ở nước ngoài vì VN ta không có cái quá trình đó.
Phan Trần Ngọc Minh, 16:24, 17/10/2010
Cám ơn tác giả đã nói giúp nỗi lòng tôi.
Tôi không dám nhận mình tài song với những công việc tôi đã nghĩ và đã làm tôi khẳng định chắc chắn ở nơi mà người ta vẫn gọi với cái tên mỹ miều "trung tâm văn hóa miền núi phía Bắc" chưa ai làm được.
Tuy nhiên, chỉ mới ngày hôm qua tôi vừa phải viết đơn đề nghị Giám đốc phân công công việc trí óc, tôi không thể đi phơi thóc như những người nông dân.
Ngày nay, tôi vẫn "3 cùng" với nông dân nhưng nông dân cấy trên mảnh ruộng của họ còn tôi cấy trong khoa học công nghệ mới để cùng Nhà quản lý tạo môi trường thuận lợi cho cây lúa đơm bông gặt những mùa vàng bội thu.
Tôi đã tìm được Nhà quản lý tài ba làm "minh chủ" nhưng lại không phải người quản lý trực tiếp, vậy là tôi được làm nhưng tôi bị "đánh" đến thảm hại.
Họ đã dùng quyền lực để trao đổi, bè phái "xét xử" tôi chỉ bằng hai chữ "tín nhiệm" mà không phải "tín nhiệm" ngoài xã hội hay địa phương nơi tôi cư trú mà là "tín nhiệm" với 9 người!
"Minh chủ" muốn ra tay cứu giúp nhưng ...xin đừng! Cẩn thận kẻo lại bị "vu khống" sang chuyện "chả nem" thì còn mất tất cả.
Vì vậy, mỗi chúng ta chỉ có thể chọn biết nghĩ hoặc biết làm hoặc biết ngoại giao.
Còn tôi - tôi chọn con đường khẳng định mình có kỹ năng nhận thức và kỹ năng chuyên môn.
Con đường chính trị tôi đã và mãi trung thành với mục tiêu lý tưởng của Đảng để xác định mục tiêu sống và làm việc phục vụ những ước mơ, khát vọng của bản thân mà không vi phạm pháp luật. Bạn đồng ý quan điểm của tôi?
Doan Chinh Thuan, Hochiminh city, 16:11, 17/10/2010
Gửi anh Dự: Tôi không biết ý kiến của anh có phải để nhằm "mát mẻ" xã hội hay nhằm khinh thường những người làm khoa hoc.
Vì đất nước này có quá nhiều người dũng cảm theo như anh nói nên mới sinh ra lắm con buôn chụp giật đến thế.
Vì có những người có quan điểm thân ai nấy lo nên mới đẻ ra quan chức tư duy nhiệm kỳ, tham nhũng suốt ngày ngồi nghĩ vẽ ra đủ loại dự án, đề án trên sao hỏa để bòn rút tiền của của nhân dân. Một xã hội mà các giá trị bị đảo lộn là một xã hội đứng trước nguy cơ suy vong đấy anh ạ.
Tuy nhiên, cái nhìn của anh theo tôi cũng phản ánh thực tế hiện nay, đó mới là điều đáng buồn.
nguyen kim, Hai Duong, 15:05, 17/10/2010
Tôi ủng hộ bài viết này. Mong rằng, lực lượng lãnh đạo, hãy QUYẾT ĐỊNH đúng đắn và kịp thời.
Trần Lan Hương, Hà Nội, 14:32, 17/10/2010
Mặc dù có thể bổ sung nhiều ý, song tôi thấy những gì bạn đọc Đôn viết hoàn toàn chính xác.
Tôi cũng từng là "lều" khoa học xịn, học vị TS của một nước tư bản cũng "xịn", làm nhà nghiên cứu thực sự của một Viện hàng đầu (đường Hoàng Q. Việt đấy !!!).
Thế rồi cũng phải "bắn" ra ngoài thôi.
Có thể có bạn bảo "không nên kêu gào", nhưng còn tí trách nhiệm nào thì vẫn cứ phải kêu.
Ngoài ra, trong xã hội còn cái nhận thức này mới tai hại : Khoa học là phải làm ra của cải, sản phẩm công nghệ cao.
Đó cũng là việc của kỹ sư, của thợ. Nói cách khác, đó là việc của "công nghệ". Còn "khoa học" thì chỉ có tiêu tiền thôi.
Đã có rất nhiều bài viết hay (điển hình là của anh Hồ Tú Bảo), tôi xin không nói thêm.
Trần Lan Hương
Hoàng Lan, 14:32, 17/10/2010
Bác Đoàn Dự đúng là người không có tầm nhìn. Bác nói rằng mình phải theo xã hội hay xã hội phải theo mình? Đúng là mỗi người nên thích nghi theo xã hội. Nhưng xã hội chính là do mỗi con người góp lại mà thành. Khi nhiều người cùng thay đổi, xã hội sẽ thay đổi.
Thế mới có những tư tưởng thay đổi xã hội.
Bài viết của bác Đôn không nhất thiết phải đạt đến tầm thay đổi xã hội. Nhưng việc chia sẻ và bình luận về những vấn đề như thế này là cần thiết. Không có những bài viết, thảo luận như này thì sao những tư tưởng gây ảnh hưởng tới xã hội được.
Bài của bác Đôn này dài quá. Mới đọc, tôi thấy có nhiều ý rất đáng để suy nghĩ.
Châu Tuấn, Hà Nội, 14:28, 17/10/2010
Vấn đề của anh Đôn đưa ra đã nan giải từ lâu rồi.
Theo tôi, nếu chỉ trông chờ vào việc lãnh đạo sẽ thay đổi tư duy, thay đổi chính sách như anh Đôn cũng như đội ngũ làm khoa học mong muốn thì không biết đến bao giờ bởi vì rất nhiều trong số họ (hiện đang mang các chức danh GS, PGS rất oai rồi) sẽ không dễ gì tự "tước chức danh" của họ đi cả.
Điều có thể tác động mang tính gây áp lực mạnh nhất đó là bằng cách nào đó đưa vấn đề này ra Quốc hội thảo luận nghiêm túc, gây sức ép từ dư luận xã hội (xem vấn đề này như một trong những vấn đề lớn của đất nước) để cho dù những ai không biết hoặc biết nhưng không muốn thay đổi vẫn phải chấp nhận giải pháp cải cách chính sách đối với nghiên cứu khoa học và những người làm khoa học vì sự phát triển của đất nước.
Vũ Giang, Hà Nội, 13:21, 17/10/2010
Qúa chuẩn.Ông GĐ sở VH_TT_DL Phú Thọ chỉ cần bỏ ra 17.000 USD là đã có 1 học vi đủ để bổ nhiệm vào ghế giám đốc sở.Làm tiến sĩ ở Mỹ kô biết tiếng anh,xin nói thật là khó tin vào các loại học hàm học vị của các quan chức mặc dù nhiều người là thật sự giỏi nhưng chính cái cơ chế đòi hỏi bằng cấp buộc họ phải gian dối để tiếp tục làm việc.
Anh Kiệt, Hà Nội, 13:01, 17/10/2010
Thế giới đã hiểu rất rõ hiệu quả của các nhà khoa học, nhưng ở Việt Nam không hiểu sao cứ mù mờ mãi.
Việc tuyên truyền cho khoa học trong đó có khoa học cơ bản càng ngày càng yếu ớt, kém nhiều so với thời mới giành chính quyền? Vì thiếu được tôn trọng trong mọi nghĩa, nhiều người có học vị, học hàm chuyển sang làm quan, để mảng trống trong khoa học. Trong khi đó tỷ lệ người làm được khoa học lại không nhiều, và mang lại lợi ích lớn cho xã hội nhưng không có khả năng tự bảo vệ mình.
Đất nước mà chỉ muốn phát triển nhanh chóng, đi tắt đón đầu, nhưng không tôn trọng khuyến khích khoa học phát triển chẳng khác gì muốn xây nhà nhanh không cần xây móng? Khi xây móng nhà có ai nhìn thấy đâu? nó ở rất sâu trong lòng đất, chỉ khi vươn lên người ta mới thấy ngôi nhà to, đẹp. Nhưng sẽ thế nào nếu chúng ta xây nhà không móng? càng muốn xây cao, xây đẹp càng sớm sụp đổ.
Mong qua bài viết của tác giả Đôn, Đảng, Nhà nước, và các cơ quan chức năng sớm nhìn nhận lại để củng cố cho khoa học phát triển, ngược lại thì chúng ta sẽ càng ngày càng tụt hậu với thế giới.
Pham Hoang Nam, Dak Nong, 11:26, 17/10/2010
"Bắt buộc giảng viên đại học phải có bằng tiến sĩ. " ----> nên sửa thành ‘’phải có trình độ tiến sỹ”
Đoàn Dự, số 1, Phạm Ngũ Lão, TP.HCM, 10:51, 17/10/2010
Xin thứ lỗi, tôi nhận xét bài viết trên của anh Đôn!
Anh có kêu gào thế chứ kêu gào nữa cũng chả ăn thua đâu.
Cá nhân tôi cũng từng là nhà nghiên cứu khoa học, giờ đây tôi đã đi bán hàng, chỉ vì nghiên cứu khoa học ko nuôi nổi tôi, ko đáp ứng được những nhu cầu quá tối thiểu của cuộc sống.
Tôi thì nghĩ khác, xã hội nào cũng thế, có những mặt tốt, mặt không tốt. Cá nhân mình phải theo xã hội, chứ đừng bắt xã hội phải theo thế này, phải theo thế kia. Vô ích.
Làm khoa học ko đủ ăn thì đi làm cái khác cho đủ ăn, còn việc ko dũng cảm, ko dám ra đến ngoài xã hội để bươn trải thì chịu đói kém là đúng thôi. Mình có thân mà ko tự lo nổi cho thân mình, kêu gọi chi xã hội quan tâm, ai cũng phải lo cho thân mình hết.
Túm lại là ông nên tự lo cho bản thân ông đi, làm sao cho gia đình ông đc no đủ, ấm êm. Còn xã hội nó đi theo hướng nào thì kệ nó. Nước lên đến đâu, bắc cầu đến đấy. Phải biết thích nghi chứ không phải ngồi ù lì.
Tùng lâm, Quảng Ngãi, 10:13, 17/10/2010
Tôi rất chia sẻ và rất đồng tình với Bác Đôn, việc này ai cũng biết, chỉ những người hoạch định chính sách biết nhunw không chịu, không muốn, và có thể là không thể làm. Tại sao các GS, TS lại đi làm quan chức, ở đó chắc là không giảng dạy, nghiên cứu chuyên sâu, vậy thử hỏi là cái gì? Tôi có nghe 1 vị Thứ trưởng Bộ Công an nói rằng cán bộ ta xin con cháu họ ra đứng đường làm CS giao thông? Liệu hai vấn đề này có gì khác không? Nghe mà buồn cho khoa học nước nhà.