Ý kiến bạn đọc
Tranducnoi, 23:44, 15/09/2010
Đầu năm cho con đi học đóng tiền thì nhiều người cũng xót xa. Nhưng nó cũng giống như việc ăn một này hết 30 nghìn thì thấy rẻ, còn cả năm ăn hết 11 triệu thì kêu hết lắm, thế có vô lí không.
Nhà nước không cấp kinh phí để học sinh có nước uống, may áo đồng phục, đóng bảo hiểm y tế,.. Những cái đó không học sinh đóng thì ai đóng. Những trang thiết bị phục vụ cho học sinh mà nhà nước chưa cấp cho, nay nhà trường muốn đầu tư để phục vụ cho việc học của học sinh thì không học sinh đóng góp thì ai đóng góp. …
Chẳng nhà trường nào dám đưa ra những khỏan thu vô lý nhằm đút túi cá nhân. Đa số các khoản do hội phụ huynh thu và chi tiêu, mà chắc chắn chi hội lớp nào cũng biết. Nên không thể có chuyện nhà trường và giáo viên muốn thu thế nào thì thu. Nếu ai thắc mắc sao không hỏi thẳng giáo viên chủ nhiệm, nếu vẫn chưa thỏa đáng hãy lên hỏi Ban giám hiệu, BCH hội phụ huynh trường.
Hoặc khiếu nại lên các cấp trên, còn người viết đưa lên nhằm mục đích gì, để phản ánh tiêu cực hay chỉ đơn giản là để cho có bài viết. Xin hỏi cũng là giáo dục, trong khi các trương tư thục thu rất cao, thì đuợc khen là thu cao chắc họ dạy tốt, Vậy để dạy tốt thì các trường công lập không cần thu chắc, trường nào cũng phải thu, chỉ điều trường công thì dĩ nhiên thu ít hơn vì trường công có ngân sách nhà nứoc hỗ trợ và không kinh doanh, còn trường tư họ mà không có lãi thì họ mở trường làm gì.
Có thể có những trường nào đó có thu khỏan nào đó chưa hợp lí, nhưng hãy chỉ mặt điểm tên cụ thể. Đa phần giáo viên luôn muốn tốt cho học sinh, cũng như cha mẹ muốn tốt cho con cái mình. Trong khi đó những khoản thu kia giáo viên chỉ là ngừoi thu hộ nhà trường.
Đừng nói là “móc túi”. Dù có trong ngoặc kép thì cũng không chấp nhận được.
Đừng chỉ vài hiện tượng nhỏ chưa rõ tính đúng sai mà làm xấu đi hình ảnh của nhà giáo nói chung
van, ha dong, 23:36, 15/09/2010
Làm sao lên tiếng được khi con mình phụ thuộc vào họ? Nhất là con tôi lại học trái tuyến nữa. có ý kiến chắc họ cho chuyển trường luôn. thôi thì cố đống cho con chứ vợ chồng công chức cả cũng chả khá giả gì. hai đứa con đi học cũng mệt lắm. mong sao Bộ GD-ĐT sát sao hơn. Tôi cũng là một nhà giáo nhưng nhiều khi cũng bức xúc ngay cả ở trường mình sao nhiều khoản thu thế
Nguyên Băng, Hà Đông Hà Nội, 22:05, 15/09/2010
Theo tôi,cơ quan chức năng nên vào cuộc. Có khó gì khi cuối mỗi kỳ học hoặc cuối năm. Thanh tra các khoản chi tiêu của trường. và Hiệu Trưởng có trách nhiệm giải trình và chứng minh mọi khoản thu chi trong năm học ,thì chắc chắn sẽ lòi ra mọi chi tiêu khuất tất! Nếu khoản chi tiêu bị thâm hụt không chứng minh được.nếu đủ điều kiện cần đưa một vài vị hiệu trưởng ra truy tố vì hành vi tham nhũng!Thà đau 1 lần đẻ những năm tiếp theo còn vị nào dám lạm thu nữa không?
Nguyễn Nam, Hà Nội, 15:20, 15/09/2010
(tiếp) Để các thầy khỏi mang tiếng là kẻ "móc túi" tôi thấy nên để các phụ huynh trực tiếp làm việc trực tiếp với tài chính nhà trường, đừng để các thầy dính vào tiền nong. Các vị hiệu trưởng nên có lòng tự trọng và tự ái nữa, đừng để bị gọi là kẻ "móc túi" nữa, đừng vẽ voi ra làm gì. Có nóng đến 45 độ nhưng nhà nước trang bị thế nào thì dùng thế, đừng có vẽ ra điều hòa,.... bàn ghế hỏng cho học sinh ngồi hỏng; con người ta khát nước, không muốn đóng tiền cho con uống nước, sao các vị lại khát thay ?...
Hoàng Hà, nghệ an, 11:34, 15/09/2010
Tội nghiệp cho giáo viện chúng tôi.
Thu tiền theo lệnh cấp trên, chẳng kiếm được một xu nào cho mình, ba đồng lương "nhiều no ít đủ ', sao thiên hạ cứ xì xèo.
Chỉ mong phụ huynh hiểu cho rằng nên đóng góp ý kiến thẳng với các trường các vị cho con học .
Còn chúng tôi ko dính giáng đến chuyện thu chi. Dạy thêm chỉ một bộ phận họ có năng lực học sinh theo học tự nguyện.
Còn chúng tôi những giáo viên không bao giờ thu của học sinh làm giàu cho mình cả. Vùng chúng tôi nghèo hơn thành phố,nhưng chưa thấy sự than phiền ở những phụ huynh về đóng góp.
Mong các vị đóng góp ý kiếntrực tiếp sẽ cải thiện tình hình hơn, chứ đưa lên mặt báo, vơ đũa cả nắm thế mất uy tín của giáo viên chúng tôi.
Chúng tôi nghèo chỉ mong nhà nước để tâm đến việc nâng cao đời sống cho giáo viên, còn không nghĩ đến việc lấy tiền của những học sinh nghèo để cải thiện cuộc sống của mình!
Bich Dao, 99A Xo Viet Nghe Tinh, 11:25, 15/09/2010
Tôi cũng đã "tự nguyện" đóng tiền để nhà trường mua ti vi đặt ở sân trừơng với mục đích cho các cháu xem để các cháu bớt chạy nhảy trong giờ ra chơi(?), tôi rất muốn hỏi các nhà giáo dục như vậy có phản sư phạm không, từ xưa người ta đặt ra giờ ra chơi để làm gì các vị biết không, nhưng đành thôi,,,(!!!)
Phan Phúc Trung, thanh pho vinh - Nghe An, 11:20, 15/09/2010
Tôi thấy nhà nước ta đầu tư cho giáo dục chiếm 20% GDP là rất cố gắng. Nhưng tiền nó đi đâu không rõ, chi mới cái đề tài lý luận vô ích mà không lo đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường, chăm lo giáo dục chân thiện mỹ và kiến thức thực sự cần thiết cho học sinh
. Đọc bài báo này tôi cũng thấy xót xa cho giáo viên và không đồng tình cách đánh giá của tác giả.
Theo tôi được biết thì giáo viên đồng lương eo hẹp, họ không có thu nhập nào thêm.
Trừ một số ít giáo viên dạy giỏi, luyện thi cho học sinh ở các thành phố lớn, nhưng không nhiều, đại đa số họ vẫn là giáo viên nghèo. Nếu 2 vợ chống là giáo viên thì lo cho con cái ăn học rất khó khăn, vất vả, chật vật. Họ cũng không được thưởng tết, lễ như các cơ quan công quyền khác mỗi năm từ 5-7 triệu đồng đến hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng.
Trước đây khi còn bao cấp thì lương giáo viên tuy ít nhưng so với nhiều ngành hoặc công chức khác không chênh lệch nhau là mấy.
Nhưng nay thì đã khác, ngành nào cũng có lợi ích cục bộ riêng nên cuộc sống khác nhiều mặc dù hệ số lương không cao nhưng có nhiều cái để du di. Nhưng giáo viên thì không, đến tháng đến năm chỉ nhận lương không.
Thật tội nghiệp nếu đánh giá họ như thế này thế khác.
Có trách thì trách cái ông quản lý giáo dục và lãnh đạo quản lý nhà trường đừng trách giáo viên mà tội nghiệp.
Mong các nhà giáo tiếp tục cống hiến để dạy con cháu chúng ta nên người, như cách giáo dục của nước Pháp đã đòa tạo nên những giáo sư như Ngô Bảo Châu...
Luu Thuy Hoa, 09:27, 15/09/2010
Tôi cũng có con, có cháu đang tuổi cắp sách tới trường nên rất hiểu một điều rằng thực tế xã hội bây giờ có không ít phẩm chất của cán bộ sư phạm bị thoái hóa biến chất do ảnh hưởng của nền kinh tế.
Phải chăng cũng vì lương giáo viên còn quá thấp không đủ nuôi sống họ và gia đình mà đồng tiền của ta thì ngày càng mất giá nên mới nảy sinh tình trạng như vậy.
Nhưng trong đó một phần cũng do lỗi từ phía nhiều phụ huynh tạo nên.
Chính tại lớp học của cháu tôi đây, cháu đang học tiểu học tại một trường thuộc loại tiên tiến xuất sắc của quận Đống Đa thế mà ở lớp cháu đã có tình trạng một lớp học luôn bị quá tải và các em phải ngồi từ 6 đến 7 dãy bàn hàng dọc nên đã xảy ra tình trạng là cô giáo giảng bài nói rất bé và các em ngồi từ dãy bàn 5 trở xuống thì rất khó nghe thấy tiếng giáo viên giảng bài và bé nào mắt hơi kém một tí thì chẳng nhìn rõ chữ giáo viên viết trên bảng.
Vì thế các cháu về than vãn với phụ huynh rằng con ngồi bàn xa quá nên chẳng nghe rõ cô giảng bài, thế là phụ huynh cầm phong bì đến gặp cô giáo thì hôm sau bé được chuyển ngay lên bàn hai bàn ba.
Đây chỉ là một vấn đề trong muôn vàn vấn đề nảy sinh trong môi trường sư phạm hiện nay.
Thật buồn và đau lòng khi phải hàng ngày chứng kiến những bất công, sự suy thoái trong nền giáo dục của chúng ta hiện nay.
Từ lúc còn đang học tiểu học mà những đứa con của chúng ta đã phải nhìn thấy và chứng kiến những hiện tượng này thì không hiểu ngành giáo dục làm sao giáo dục được cho thế hệ con cháu chúng ta.
Làm sao xây dựng được sự công bằng và văn minh đây. Những việc này nên đổ lỗi cho ai đây. Nếu muốn môi trường sư phạm được trong sạch hoàn toàn thì cả xã hội đều phải chung tay đấu tranh với nó chứ không chỉ của riêng cơ quan các cấp nào cả.
Bạn đọc, Tp.HCM, 09:22, 15/09/2010
Tôi không phải là Nhà giáo nhưng muốn có đôi điều về Nhà giáo. Chúng ta không nên quá lời như vậy với các Nhà giáo. Họ không có lỗi đâu. Phần lớn các Nhà giáo vẫn có cuộc sống đạm bạc lắm, tiền lương - thu nhập theo chế độ rất thấp nhưng họ vẫn ngày ngày lên lớp để truyền đạt kiến thức cho con em chúng ta.
Đừng vì sự bức xúc trong cuộc sống, trong môi truờng sống thiếu công bằng, nhiều tham nhũng mà kết tội cho các Nhà giáo.
Đành rằng trong đó, đâu đây vẫn có những con sâu, nhưng đó là thiếu số.
Đành rằng chất lượng giảng dạy của GV ngày nay còn chưa tốt nhưng đâu phải lỗi của Nhà giáo mà do lỗi của sự tuyển chọn ban đầu của nền GD VN đấy chứ. Mọi người hãy đặt vị trí mình vào trong hoàn cảnh đó và nhìn lại mình trong môi truờng sống hiện nay để có cái nhìn thấu đáo và bao dung hơn.
DVK, Hà Nội, 09:04, 15/09/2010
Tôi là 1 gv đã có gần 20 năm trong ngành.
Thật hiếm có gv nào dám lên án lạm thu.
Tôi thấy lạm thu như hiện nay có 2 mặt, vừa tích cực vừa tiêu cực.
Mặt tích cực thể hiện ở ý muốn XH hóa GD, muốn phụ huynh tự nguyện đóng góp để có tiền chi vào việc phục vụ dạy và học cho các cháu. Có những khoản thu chi công khai rất hợp lý và thiết thực và có những trường làm việc đó rất minh bạch.
Mặt trái: Số trường minh bạch thu chi là rất hiếm hoi, đếm trên đầu ngón tay. Lợi dụng chủ trương XHH giáo dục, người lãnh đạo trường đã vẽ ra rất nhiều khoản thu khác nhau. Đặc biệt chủ trương chung của ngành là tự nguyện đóng góp, nhưng không thấy các trường thông báo tự nguyện.
Tại trường tôi, mỗi năm thu hàng chục khoản, chỉ riêng khoản quỹ hội phụ huynh là gần 300 triệu đ. 2/3 số tiền này chi cho gv ngày lễ tết. còn lại biến mất không ai biết. Đó chính là tham nhũng: vừa tham nhũng tập thể vừa tham nhũng cá nhân.
Hay là quỹ hoạt động tập thể thu mỗi năm gần 100 triệu đ thì chi chủ yếu thuê nhạc sĩ về dạy đội văn nghệ 2 tháng để đi thi. Còn lại không biết biến đâu hết số tiền. Đó là lãng phí.
Tất cả các khoản khác đều vô lý như vậy.
Và không phải vô lý mà rất nhiều hiệu trưởng giàu sụ, có tiền mua xe hơi nhà lầu. Còn gv đại trà thì hầu như không được cái gì ngoài sự mất đi cái cao quý của nghề giáo.
Bệnh dịch lạm thu hiện nay theo tôi thực chất là tham nhũng lãng phí công khai trong nhà trường, nhà nước đã buông xuôi để mặc nó tồn tại. Ngành GD là ngành duy nhất có tình trạng tham nhũng công khai như vậy.
Hãy tìm hiểu xem các nước khác trên thế giới họ có lạm thu kiểu này không hay VN là nước duy nhất không giống ai?
Bạn tôi là giáo viên bên Mĩ cho biết: mỗi năm có 2 đợt nhà trường vận động phụ huynh đóng góp tài trợ để phục vụ dịp lễ độc lập, giáng sinh...và đóng góp tự nguyện đúng nghĩa. Có người góp tiền, có người góp đồ, có người bỏ công sức đến nhà trường giúp 1 số việc. Những gia đình có thu nhập dưới 40.000 $/năm thì được miễn mọi thứ kể cả tiền ăn.
Tóm lại, toàn XH hãy ngăn chặn căn bệnh này bởi cái được thì ít và cái mất thì nhiều. Mất mát lớn nhất là làm biến chất nhà giáo.
Lê Xuyên, Lào Cai, 08:47, 15/09/2010
Tôi cũng là giáo viên nhưng ở trường chuyên nghiệp.
Hôm khai giảng 5/9 tôi và một vài đồng nghiệp gặp nhau khi chờ đón con đã đùa rằng mình chọn sai, đáng lẽ nên làm giáo viên tiểu học.
Con tôi vào lớp 1 ở trường tiểu học Lê Văn Tám thành phố Lào Cai. Đầu năm học, ngoài các khoản tiền đồng phục, sách vở đầu năm thì tiền mặt nộp cho nhà trường "tạm thu" là 1 950 000 (Một triệu chín trăm năm mươi nghìn). Gọi là tạm thu vì như vậy chắc chắn chưa thể đủ khi nhà trường gợi ý và cô giáo chủ nhiệm tỏ ra rất gay gắt khi phụ huynh không muốn ốp gỗ phòng học.
Chúng tôi không thể hiểu tại sao con học trường công lập mà phụ huynh lại phải tự mua bàn ghế cho con em và giáo viên của lớp mình, chúng tôi yêu cầu cho các cháu học bàn ghế cũ vì bàn ghế đó cũng chỉ mới dùng được khoảng 2 -3 năm vẫn còn mới nhưng nhà trường không trả lời, thực tế nhà trường đã đặt mua từ trong hè trước khi họp phụ huynh và được hưởng hết tiền hoa hồng của nhà phân phối rồi, bàn ghế đã đưa về rồi nên họp phụ huynh chỉ đưa ra cho có lệ.
Còn rất nhiều khoản thu khác rất vô lý nữa như mua máy tính xách tay cho cô giáo, quỹ lớp 500 000d, ....
Chúng tôi không hiểu con em cán bộ và người lao động thu nhập thấp thì có thể theo học tiểu học không trong khi chúng ta phổ cập tiểu học.
Đỗ Quang Vân, Tây Ninh, 07:54, 15/09/2010
Kính thưa các vị phụ huynh ( có tên trong bài viết ) " kính mến "!
Trước khi nằm ngũ thì các vị có suy nghĩ xem mình thật sự quá đáng lắm không? Có cần thiết phải tính toán chi li từng đồng từng cắt với nhà trường, với những người đã chăm lo dạy dỗ con cái các vị trong thời gian qua hay không?
Thử hỏi trong 1 ngày 24 tiếng đồng hồ thì các vị ở bên cạnh con mình được bao nhiêu giờ?
Thời gian còn lại thì ai lo cho nó đây? Các thầy cô giáo thu tiền của các vị để chăm lo cho con của các vị chứ chẳng lẽ ăn được đồng tiền của các vị đóng hay sao?
Chẳng lẽ Hội phụ huynh học sinh, Ban giám hiệu trường đó không có đầu óc? chẳng lẽ chi xuất không có chứng từ sổ sách sao?
Các vị tưởng rằng các vị đang sống trong thời kỳ bao cấp khi mà nhà nước lo cho tất cả hay sao?
Đành rằng có những con sâu làm sầu nồi canh nhưng các vị đừng có quơ đủa cả nắm chứ?
Bản thân tôi cũng không giàu có gì nhưng vẫn chấp nhận, không phàn nàn gì việc đóng các khoản này, thậm chí mỗi khi lễ tết tôi vẫn hay mua quà tặng thầy cô của trường thầm cảm ơn họ đã thay tôi chăm sóc dạy dỗ những khi tôi không ở bên cạnh chúng nó.
Các vị chịu khó suy nghĩ đi, tôi nói ít mong các vị hiểu nhiều cho, còn nếu như các vị cảm thấy trường này thu nhiều, trường kia thu ít thì hãy chuyển con mình đến trường đó học đi cho đỡ tốn kém chi phí của gia đình mình. Còn nếu như sợ tốn nữa thì cho nó nghĩ học đi bán vé số nhằm kiếm thêm thu nhập cho các vị. Các vị cũng đã lớn rồi, suy nghĩ cũng không còn non nớt chẳng lẽ không biết được rằng, bất kỳ cái gì cũng có cái giá của nó. Thật quá đáng.
Nam, Sơn La, 07:49, 15/09/2010
Tôi thấy các bậc phụ huynh chỉ phát biểu hoành tráng trên comment thôi, chứ đi họp phụ huynh thì mấy ai kêu ca.
Bởi tất cả các buổi họp đều có sự dàn xếp rất kỹ càng giữa Ban Giám hiệu và Hội phụ huynh rồi, mà Chủ tịch Hội bao giờ cũng được lựa chọn nhân sự từ đầu, những người có địa vị xã hội, có cuộc sống tương đối khá trở lên, ... cho nên khi chủ trì họp họ đều nói ở tầm của họ, do vậy các khoản nhà trường đề ra đều được các vị OK hết (bởi tầm chi phí đó thừa sức họ chi trả).
Còn những bậc phụ huynh là người dân, những cán bộ công chức trẻ thì ít khi họ lên tiếng, bởi nếu trong tập thể lớn mà mỗi mình lên tiếng chẳng phải mình đi ngược lại sao.
Tôi nghĩ, đầu năm Phòng Giáo dục các địa phương cần thành lập Tổ giám sát độc lập đến dự các buổi họp phụ huynh, ý kiến của phụ huynh biểu quyết về các khoản đóng góp được biểu quyết thông qua phiếu, khoản nào ngoài quy định "cứng" của Nhà nước mà được quá nửa số phụ huynh dự họp nhất trí thì thực hiện, nếu không thì thôi, chuyển sang tự nguyện, nhà trường không phải thu hộ, ....... ôi còn nhiều thứ lắm, nếu làm được điều đó thì sẽ giảm phần nào TÌNH TRẠNG LẠM THU NHƯ HIỆN NAY. Con tôi học nhà trẻ cũng phải đóng tới 1.250.000 đấy các bậc phụ huynh ah!
Nguyễn Thị Liên, Phú thọ, 22:34, 14/09/2010
Tôi thật buồn khi đọc những dòng chữ mà các vị là phụ huynh viết lên nhận xét về ngành giáo dục, trong khi cac vị không nghĩ trước khi nói ra hay sao là một giáo viên tôi cảm thấy rất buồn và tủi thân.
Khi chúng tôi những người đứng trên bục giảng chỉ muốn có sự phối kết hợp cuar các bậc cha mẹ về tinh thần động viên cho con cái mình học, bớt chút một phần rất nhỏ kinh phí chi tiêu cho con cái mình có đủ điều kiện để học tập.
Các vị Đừng nghĩ Rằng chúng tôi thu tiền của các vị để mang về nhà mình mà đây là sự thỏa thuận của các bậc phụ huynh , ý kiến đưa ra của các bậc phụ huynh trước khi các nhà trường thu các khoản đó, Mà tiền đó các nhà trường cũng không trực tiếp đi mua mà chỉ nhận từ các bậc cha mẹ mua sắm cho con cái mình hưởng lợi thôi chứ có GV hay ông bà hiệu trưởng nào đem cac khoản đó về nhà dùng được đâu mà các vị nói hơi quá đáng đó.Con em các vị là người được hưởng mà các vị lại nghĩ là đem cho các GV chúng tôi hay sao?
Trong khi đố các vị đi nhậu nhẹt, cà phê ôm tốn gấp hàng ngàn lần thì lại không tiếc mà đi phát ngôn những lời nói quá đáng với ngành giáo dục thật là bất công quá. những người thốt ra nhứng cầu nói là mang tiền đút túi giáo viên cần xem lại xem có đúng như vậy không hay chỉ biết lợi về mình thì tốt. Chúng tôi những người GV trong ngành giáo dục thiết nghĩ việc cấp kinh phí để tu sửa cơ sở vật chất hiện nay đang cò gặp nhiều khó khăn.Ngân sách nhà nước cấp cho các nhà trường mới chỉ đủ để chi đồng lương quá rẻ mạt với công sức của giáo viên bỏ ra còn chưa đủ thì lấy đâu ra để tu sửa chính vì vậy mà muốn cúng xã hội chung tay góp sức với ngành giáo dục chứ làm gì mà nói quá lên như vậy thật là khổ tâm cho ngành giáo dục .
hoàng oanh, Vĩnh Hồ, Đống Đa, Hà nội, 22:02, 14/09/2010
Tôi cho rằng, các vị lãnh đạo ngành giáo dục nên đi kiểm tra, hễ cứ phát hiên trường nào lạm thu thì cách chức ngay Hiệu trưởng để làm gương. Vì chủ trương thu, chi thế nào đều phải do người đứng đầu quyết định. Còn nếu chủ trương đó được cấp nào bật đèn xanh thì cũng xử lý kỷ luật nghiêm khắc lãnh đạo cấp đó. Tôi cũng là giáo viên, nói thực tôi rát xấu hổ khi phải nghe, đọc thấy dư luận bất bình về thu, chi lạm của học sinh. Có lẽ nào người thấy không muốn xã hội ta không tôn trọng thày giáo nữa???
NVH, Q1 TP HCM, 20:20, 14/09/2010
Trước tiên tôi xin lỗi nếu những gì tôi viết dưới dây làm phật lòng một số phụ huynh và phóng viên quí báo.
Tôi nhận thấy nhiều phụ huynh luôn muốn con mình được học tập trong môi trường tốt, có thầy cô giỏi dạy dỗ, được chăm sóc tốt khi ở trường nhưng KHÔNG MUỐN CHI TRẢ TIỀN PHÙ HỢP VỚI YÊU CẦU ĐÒI HỎI.
Nhiều vị cứ lên tiếng rằng nhà nước đã cung cấp ngân sách cho việc học tập cùa học sinh tại sao lại thu thêm tiền bạc phục vụ cho việc học tập?
Chẳng lẻ quí vị ảo tưởng rằng ngân sách chu cấp đáp ứng được mọi yêu cầu học tập của con em quí vị sao? Nếu chỉ có 1 khoản học phí thôi thì con em quí vị sẻ phải chịu đựng thiếu thốn, khó khăn ra sao trong suốt một năm học.
Chính quyền luôn muốn tất cả trẻ em đều phải được đến trường trong khi ngân sách hạn hẹp dẩn đến việc giáo dục phải thiếu thốn nhiều bề. Nội việc tăng học phí để đáp ứng việc có thêm tiền phục vụ cho việc dạy học và góp phần đảm bảo đời sống cho thầy cô mà rất nhiều phụ huynh phản đối. Chắc quí vị muốn thầy cô phải ráng nhịn ăn,nhịn mặc sống với đồng lương hạn hẹp của nhà nước và hết lòng dạy dỗ con em quí vị ???Không lẽ quí vị ĐÒI CHỈ PHẢI CHI TRẢ 2.000Đ ĐỂ ĐƯỢC NGỒI ĂN TRONG NHÀ HANG 5 SAO HAY SAO. Cuộc đời không có chuyện đó đâu.
Phạm dĩnh huấn, bình thuận, 19:55, 14/09/2010
Tôi thấy chẳng có gì khó khăn trong việc giải quyết vấn nạn này vì:
-rất nhiều người biết rất nhiều bằng chứng ,như vậy là do người có trách nhiệm còn đang ngiên cứu xem nó có đúng hay sai.Đề nghị ông bộ trưởng lên truyền hình nói rằng là thu thế là sai,ngày mai còn trường nào vi phạm thì hiệu trưởng phải nghỉ liền,hoặc là thu thế là đúng,các trường cứ việc thu dân cứ yên tâm mà đóng góp,việc gì phải dài dòng.
-cấm các trường lập hội phụ huynh vì tôi thấy nó chẳng giúp gì cho việc học hành của các cháu mà chỉ là bức bình phong cho nhà trường làm các việc mà nếu nhà trường nêu ra thì chẳng phụ huynh và học sinh nào đồng ý cả
Ngọc Dung, Đà Nẵng, 16:48, 14/09/2010
Tôi là phụ huynh của 2 cháu học mầm non, thuộc diện trường công, không chuẩn của Đà Nẵng.
Đầu tháng tôi nhận lương hơn 2 triệu. Tôi đã phải đóng cho 2 con tôi là 2,4 triệu. Tôi cũng chẳng biết nói thế nào nữa, nhưng tôi đoán rất nhiều phụ huynh cũng không đồng tình với một số mục thu trong list đó. Sữa thì ở nhà đã có, thậm chí sáng đi học còn mua ngay tại sảnh của trường. Thì tiền sữa mà phục huynh nộp có cần thiết không ? Nếu cần thiết tại sao lại có quầy bán sữa cho các cháu ?
hero, Hoi An, 16:17, 14/09/2010
Qua nội dung các bài viết chúng tôi là phụ huynh có con cháu đang theo học tại các trường mầm non, tiểu học... cảm thấy không hài lòng. Cũng cùng một địa phương, nhưng trường này nộp ít, trường kia nộp nhiều dó là điều phi lý.
Đề nghị ngành Giáo dục đào tạo cần sớm tổ chức thanh tra để có kết luận cụ thể.
Thiết nghĩ chỉ thương cho những em có hoàn khó khăn, phụ huynh phải tần tảo sớm hôm để có tiền cho con ăn học. Thứ hai đề nghị phụ huynh khi nộp tiền cho con cháu cần phải có biên lai, ghi cụ thể nội dung mà nhà trường thu để có cơ sở.
Heroha77.
Mẹ Mim, TP HCM, 15:30, 14/09/2010
Tôi là me., đã đi họp cho con mình suốt 7 năm.
Tôi thấy rằng nếu các Anh Chị phản đối các khoản thu, tại sao không có ý kiến ngay trong buổi họp. Đừng đổ tại không muốn con mình lãnh hậu quả., đó là cách nói đổ lỗi, thể hiện sự yếu kém.
Thực tế các khoản thu quỷ lớp là do chính phụ huynh hoặc người đại diện phụ huynh đề nghị chứ không phài nhà trường, càng không phải các Thấy Cô giáo chủ nhiệm. Đừng nói với cách như thế này trên mặt báo, thật không hay chút nào.
Trần Bình nguyên, 12:25, 14/09/2010
Thân chào các thầy cô và phụ huynh trên diễn đàn này.
Khi đọc bài này tâm trạng của tôi cũng rất buồn lắm ,vì nó liên quan tới tôi với 2 vai trò.
Tôi vừa là giáo viên và cũng là phụ huynh học sinh. Thật ra bài viết này cũng không nói quá đâu, tôi thấy tác giả cũng phản ánh rất thật các khoản tiền mà họ và trong đó có tôi cũng phải còng lưng gánh hàng năm. Nhiều khoản thu mà tôi rất búc xúc nhưng không thể mở miệng được(ngay cả với vai trò là giáo viên chủ nhiệm) .Rất nhiều khoản tiền mà ngành giáo dục đều "đá" sang cho phụ huynh với mỹ từ xã hội hóa giáo dục , và rồi phụ huynh phải è ra mà đóng .Mà hiện nay , phụ huynh nghèo thì rất nhiều , làm sao họ kham nổi. Như trường tôi , đầu năm tôi (giáo viên chủ nhiệm) thông báo số tiền phụ huynh phải đóng , ngay cả tôi mà còn thấy ngộp huống chi phụ huynh. nào là học phí,tiền vệ sinh, tiền quỹ hội trường, tiền văn phòng phẩm, tiền giữ xe, tiền bảo hiểm y tế , bảo hiểm thân thể , tiền ghế ngồi , tiền đồng phục .
Chưa hết đâu, tiền quỹ lớp(nếu không đóng thì thầy và trò không thể nào hoạt động được , vì cái gì cũng phài tự lo ) ,tiền quỹ phụ huynh,cái quỹ này không có thì cũng không thể hoạt động được và nó được dùng để lo khen thưởng học sinh tiên tiến, học sinh giỏi, lo văn nghệ chào mừng đủ thứ ngày kỉ niệm. Vì nhà trưởng chỉ khen thưởng cuối năm tượng trưng ,còn học kỳ I thì không. văn nghệ thì lại đem vào tiêu chí thi đua nên ,nếu các em tự làm thì không đạt kết quả thi đua vì BGK muốn cuộc chơi của các em hoành tráng nở mặt nở mày với trường bạn .Thế là phải tốn tiền mướn , thuê đạo diễn , quần áo, dụng cụ. Rồi lại tiền phô tô đề kiểm tra 1 tiết , tiền mua các cuốn sách nội bộ tăng tiết các môn tự nhiên.
Tóm lại các trường không thể không thu vì ngân sách về tới các trường quá hẻo , khó mà hoạt động nếu không thu thêm. Giáo viên quèn chúng tôi có hưởng lợi gì , trừ 1 số ít người có quyền , chức. Trừ 1 số trường lạm thu đáng lên án , họ tát nước theo mưa bất cần biết mức sống người dân như thế nào. Để giảm nhẹ tiền trường cho phụ huynh, BGD& ĐT nên tiết kiệm ngân sách, không lãng phí như thời gian qua.Ví dụ như cái vụ phát hành sách chuẩn kiến thức, phân bổ thiết bị đồ dùng dạy học lạc hậu,không thật tế, không đồng bộ, với giá cả trên trời, nguồn gốc tù mù. Và xóa bỏ cai gọi là XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC.
abc, Qn, 11:36, 14/09/2010
LỜI TRẦN TÌNH CỦA GIÁO VIÊN
Tôi là giáo viên. Tôi cảm thấy rất bực mình khi thấy một bộ phận phụ huynh comment rằng " đừng đổ tại lương thấp mà thu nhiều tiền của các cháu..".Các phụ huynh quá thiển cận,chác các vị nghĩ rằng chúng tôi thu tiền về xây nhà hay mua ô tô chăng?
Thu nhiều hay ít nói trắng ra là chúng tôi cũng chẳng được gì ngoài đồng lương chinh mà nhà nước trả.
Chúng tôi không có quyền thu nhiều hay thấp, chỉ thừa hành lệnh cấp trên .Bởi vậy không thể chụp mũ cho đại bộ phận giáo viên chúng tôi là vì LƯƠNG THẤP MÀ LÀM LIỀU ĐƯỢC.
Tôi là giáo viên chủ nhiệm nên phải trực tiếp thu tiền. Nhiều lúc bực mình đứng lên cãi nhau với sếp rằng: cho tài chính vào mà thu tiền. Chúng tôi đến đây để dạy học trò chứ không phải làm công việc đó==> Kết quả bi đát.
Cac vị muốn thắc mắc thu nhiều hay ít lên hỏi lãnh đạo chúng tôi chứ đừng chụp mũ cho chúng tôi.
hải yến, bắc giang, 10:51, 14/09/2010
Là 1 nhà báo, 2 năm qua tôi cũng đã viết bao bài phản ánh về đóng tiền đầu năm học. Những khoản thu ngoài các nhà trường đêù gọi là XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC đóng tự nguyên nhưng thực chất là trên tinh thần bắt buộc. Nói nhiều nhưng các cơ quan chức năng đã thực sự vào cuộc xem xét chưa? Vẫn chỉ là hòn đá ném ao bèo.Hãy đừng lạm dụng từ xã hội hoá giáo dục nữa. Tại sao chỉ vài năm nay mới nảy sinh việc lạm thu này? Nếu những người có quyền có trách nhiệm thực sự, chỉ 1 lần cương quyết năm sau sẽ không còn "chuyện cũ nói mãi".
Lại Thị Thanh Nga, Phòng 203 B5 Thanh Xuân Bắc, 10:43, 14/09/2010
Tôi thấy ngành giáo dục nên xử lý nghiêm việc lạm thu các khoản đóng đầu năm học.
Như con gái tôi năm học 2010-2011 tiền học đầu năm đã phải đóng 1.685.000 đồng.
Trong đó các khoản thu tự nguyện là 350.000 đồng ( để nhà trường lát sàn gỗ), quĩ phụ huynh lớp 600.000 đồng, quĩ phụ huynh nhà trường thu 100.000 đồng, tiền hỗ trợ giảng dạy 50.000 đồng/1tháng ( lấy ý kiến để tăng tiền hỗ trợ giảng dạy hàng tháng lên 75.000 đồng/1 tháng trong năm học 2010-2011) và đáng nói nhất là tiền tự nguyện. Như con gái tôi năm nay chỉ còn 1 năm học nữa là chuyển lên cấp tiểu học nhưng từ 3 tuổi đi học mẫu giáo năm nào nhà trường cũng thu khoản tự nguyện, nói là tự nguyện nhưng ép phụ huynh phải đóng, tiền quĩ phụ huynh ở lớp cũng đóng quá nhiều. Một gia đình có hai con đi học với lương công chức bình thường thì không biết lấy đâu ra tiền đóng cho con.
Nguyễn Nghĩa Tân, Nghĩa Tân, Hà Nội, 10:21, 14/09/2010
Đọc bài báo tôi thấy hiện tượng lạm thu diễn ra ở khắp các trường trong cả nước, từ nông thôn tới thành thị. Đây là một hiện tượng không lành mạnh trong ngành giáo dục cần phải được chấn chỉnh.
Số tiền đóng góp đã là một vấn đề lớn đối với nhiều gia đình, nhưng sự hậm hực, khó chịu của hàng triệu phụ huynh học sinh còn là vấn đề lớn hơn, từ đó họ có thể sinh ra chán ghét, xa lánh và coi thường môi trường giáo dục của Việt Nam. Khi đời sống khá hơn, thế hệ trẻ và tiền bạc sẽ lần lượt đem ra nước ngoài để đổi lấy tri thức từ đó và mua sự dễ chịu cũng như những tiêu chuẩn của một xã hội văn minh.
Tôi đã từng đóng 320.000 để lắp máy điều hòa cho các cháu (tất nhiên ngoài các khoản phí theo danh sách liệt kê của trường), nhưng thực tế, các cô chi bật quạt trần, chứ hiếm khi bật máy điều hòa, mà có bật máy điều hòa thì tiền điện cho nó là do phụ huynh đóng tiền để trả. Quả là thú vị.
DUC, Ha Noi, 03:13, 14/09/2010
Đọc comment của các giáo viên, các ông bố bà mẹ mà tôi run quá. Con tôi sắp đi học mẫu giáo.
Cứ tưởng rằng nhà nước mỗi năm chi cho giáo dục rất nhiều tiền từ khoản nộp thuế của chúng tôi thì sẽ lo được cho trường cho lớp của con cái chúng tôi. Nhưng thật tệ là lại không phải như vậy. Tôi không thiếu tiền để nộp cho con nhưng nộp không đúng mục đích thì cảm thấy ức chế lắm.
Trường xây dựng bằng vốn ngân sách, mỗi năm đều có ngân sách cho việc tu sửa, nâng cấp...vậy các khoản đó được chi thế nào?? ai kiểm tra?
Nhà trường đầu tư cây cảnh, nồi niêu xong chảo, sửa chữa sân vường cổng giả tivi, tủ lạnh điều hoà là hết bao nhiêu??? khấu hao bao nhiêu năm?? mà mỗi năm lại đóng tiền để mua mới sao? Quá khó hiểu nhỉ.
Lại còn chuyện đủ các loại quỹ và đủ các loại quần áo giày mũ...hết chỗ nói.
Và bộ, sở ban ngành đã làm gì ngoài việc đã kiểm tra trên giấy và sang năm lại thế? Đã vậy lại còn bày ra đủ thứ chương trình và rồi lại ...phải thu thêm và hàng nghìn người cha người mẹ lại ngày đêm cày cuốc để ...cho con đi học. Cày nhiều quá lại không trông nom được con cái thế là con em họ được hoàn toàn xã hội dạy, đen thì nhanh mà trắng thì mất cả quá trình. Chính sách kiểu này thì hay hay dở?
Đức Thuận, Thái Nguyên, 23:13, 13/09/2010
Xin mạn phép trả lời bạn Mạnh Quân: Các cơ quan có đọc báo, và đọc nhiều là đằng khác. Và nếu kỷ luật hiệu trưởng, thì cấp trên của hiệu trưởng làm sao? Chúng ta hãy "sống chung với lũ" thôi, muốn con mình được quan tâm, thì cố gắng kiếm tiền để nộp bạn ạ!
Lê Vân, Bà Rịa Vũng Tàu, 21:17, 13/09/2010
Hình như quý vị nói hơi quá đáng đó.
Cũng có lúc tôi đã suy nghĩ như quý vị nhưng khi bình tâm tôi có làm phép tính đơn giản. Tiền đề thi, giấy thi và kiểm tra tôi đóng cho con tôi 12000đ/ năm. Trong năm học này cháu làm kiểm tra chương các môn Văn, anh, lý và toán 16 lần, thi học kỳ và thi đầu năm 3 môn trung bình 5 tờ giấy 1 lần vị chi 15 tờ giấy thi.
Chỉ cần tính giá thị trường tôi thấy 12000đ là quá rẻ đó (làm kiểm tra ngay vào giấy photo khỏi phải mua 32tờ giấy kiểm tra là đở tốn 5500đ, giấy thi mua ngoài thị trường không có mà chỗ có ít nhất 15 tờ phải tốn 7500đ. Đó là chưa kể con bạn tôi thi lại ngốn thêm 7 tờ giấy thi nữa). Rồi mỗi đợt thi còn giấy nháp nửa chứ. các vấn đềnày không tự lo được đâu.
Đây là tôi chỉ nói một thứ tiền. Còn quỹ hội phụ huynh của lớp, thầy chủ nhiệm đâu có kêu gọi. Sau khi thông báo về việc học thầy đã ra khỏi phòng, chỉ có ban đại diện cha mẹ họp và chủ yếu các vị đưa ra mức đóng đó chứ. Còn tiền vệ sinh ư. Ai biểu sang thuê mướn người quét lớp chi cho tốn, ta chỉ đóng góp vào tiền giấy vệ sinh (để các em không phải xé tập đi vệ sinh) và tiền thuê người dọn nhà vệ sinh. theo tôi biết mỗi trường có một tạp vụ không thể quán xuýân nổi nhà vệ sinh của hs đâu. Còn tiền giữ xe ư? Các vị đi chợ gửi xe có trả tiền không nhỉ?
Còn nhiều nữa, Không thể nói hết.
Lê Nguyên Trang, Thừa Thiên - Huế, 21:06, 13/09/2010
Tôi đã đọc câu chuyện chị viết ở trên, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm lâu năm, tôi thật sự rất buồn khi đọc những dòng chữ chị viết " móc túi phụ huynh từ mũ, dép, xoong nồi ...".
Ngoài những khoản thu theo qui định, chúng tôi chỉ thu thêm những khoản để phục vụ cho chính học sinh thôi, không có chuyện lạm phát, lợi lộc gì ở các khoản thu đó.
Một ví dụ nhỏ, chúng tôi thu 5.000 đ nước uống mỗi em/ 1 tháng. Mọi người là các nhà kinh tế hãy tính xem 5.000đ : 30 ngày, chưa kể các ngày nóng bức, hoặc có hoạt động tập thể, mỗi lớp phải uống 2 đến 3 thùng, mất hơn 35.000đ rồi.
Vậy lạm phát ở đâu? Một năm học người làm cha, làm mẹ như chúng ta đóng góp cho con mình chưa đầy một triệu đồng mà sao khó khăn thế!
Trong gần 1 triệu đó có đến gần 400.000 là các khoản tự nguyện như bảo hiểm thân thể, bảo hiểm y tế, áo đồng phuc, áo quần thể dục ...
Lẽ nào các khoản đó cũng lạm phát sao? Tất cả các khoản đó là vì lợi ích của con các anh chị mà!
Một bữa các anh chị đi uống cafe, đi nhậu mất vài trăm ngàn có khi hơn cả triệu sao không xót?
Mà xót mấy trăm ngàn nộp cho con?
Là giáo viên hơn hai mươi năm, lương chưa đày 3 triệu, chúng tôi vẫn sống vui vẻ nhưng không hề lạm dụng các khoản thu từ HS.
Chúng tôi còn mua sách, vở, áo cho HS nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt... chúng tôi vẫn yêu nghề, yêu Hs của chúng tôi.
Mong rằng các anh, các chị phụ huynh hãy có cái nhìn thoáng hơn, thật hơn đối với chúng tôi những người giáo viên.
The Hoang, Hai Duong, 20:47, 13/09/2010
Tôi họp phụ huynh được trưởng ban đại diện hội phụ huynh báo cáo về tiền quỹ phụ huynh nào là chi thưởng học sinh giỏi, học sinh tiên tiến, hỗ trợ giáo viên dạy học sinh yếu, học sinh giỏi, sửa quạt điện...rồi nhà trường có kế hoạch làm sân bê tông...và đề nghị XÃ HỘI HÓA tức là phụ huynh học sinh làm. Không biết quỹ phụ huynh đã chi các khoản trên ngân sách nhà nước cấp cho trường có chi các khoản trên không nhỉ? Ai là người giám sát vấn đề này nhỉ?
Quang, Xuân la_Tây Hồ_HN, 19:34, 13/09/2010
Theo Tôi,P.huynh chúng ta nên họp "trù bị" để thống nhất trước, trước khi đi họp .Quả thật lương GV là thấp nhưng so với mặt bằng chung thì cũng không đến nỗi nào.Mọi đóng góp hay tự nguyện đều do Hiệu trưởng quyết định cả thôi. Ta nên "tặng hoa" cho các GV trực tiếp là tốt nhất, chứ không nên mua "hoa" cho Hiệu trưởng làm gì. Nếu tất cả chúng ta cùng đoàn kết lại thì trù dập cũng là cái...đinh !
Trần Mạnh Quân, Hà Nội, 17:37, 13/09/2010
Tôi thấy một thức tế rất đáng buồn là báo chí chúng ta lên án rất nhiều về các vấn đề trên và tình hình cũng đã được giải quyết. Nhưng giải quyết ở đây không phải là giảm đi mà ngày càng tăng lên thì phải. Tôi không hiểu là các cơ quan có thẩm quyền có bao giờ đọc báo viết cũng như báo mạng không nữa, hay là họ có đọc nhưng cố tình không hiểu vấn đề. Tôi thấy rất đơn giản để giải quyết vấn đề trên là trường nào có lạm thu thì hiệu trưởng sẽ là người bị xử lý kỷ luật đầu tiền bất kể lý do gì. Nêu như làm như thế thì tôi có thể cam đoan là sẽ không còn hiện tượng trên nữa.
nguoi trong cuoc, tx son tay ha noi, 17:08, 13/09/2010
bay gio lam thu nhieu qua Bo giao duc len quy dinh ro khoan nao duoc phep thu nhung phai co quy dinh chu khong len cao bang
Chi Anh, Da Nang, 16:44, 13/09/2010
Theo tôi là không có gì mà làm không được cả, nên thiết lập đường dây nóng để cho phụ huynh phản ánh tình trạng lạm thu này.
Xử lý kiên quyết triệt để, nơi nào để xảy ra tình trạng này thì xử lý Giám đốc Sở Giáo dục đó, có thể quy trách nhiệm cho Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục.
Đã biết bao năm rồi, năm nào dân chúng cũng kêu ca chẳng lẽ không tới tai các vị.
Kiều Thị Nguyệt, Ha long Quang ninh, 16:27, 13/09/2010
Con tôi theo học tại trường Tiểu học trần Hưng Đạo TP Hạ Long. Nộp các khoản như: Tiền rèm cửa sổ, tiền hoa trang trí lớp, tiền bàn học mới, tiền chăn, gối, tiền thuê người dọn dẹp lớp, tiền cây cảnh (của mỗi lớp), tiền quỹ lớp, quỹ trường, tiền mua bút (cho dù đã có), tiền giấy vệ sinh, tiền nước, tiền bảo hiểm thân thể, y tế (bảo hiểm y tế phải hơn 1 tháng sau mới có, nếu bị ốm trong tháng 9 thì vẫn là không có bảo hiểm)....
Ngoài ra tiền xây nhà vệ sinh, tiền xây lại cổng trường dù vẫn còn tốt nhưng do hiệu trưởng mới bổ nhiệm, tiền lát lại sân trường ,tiền cây xanh, đồ chơi...
Đấy là các khoản thường xuyên nên dễ nhớ còn lặt vặt không nhớ nổi. Năm nào cũng thu nhiều, không đúng quy định nhưng chẳng biết làm sao. kêu ca thì vẫn vậy
Nguyệt
hoangminhchinh, krongpak-daklak, 15:38, 13/09/2010
Toi cung la 1giao vien. Hom qua truong toi moi tochuc hop phu huynh dau nam. Moi khoan thu trong nam hoc dc cong khai ban bac va phu huynh qdinh. Neu k tham gia dong bao hiem thi trong mot nam hoc moi hs chi phai dong tat ca la 138 000 dong. Tat nhien moi su so sanh la khap khieng nhung quan diem thong nhat cua tat ca gv chung toi la lam the nao de giam bot ganh nang ve viec dong gop cho con cai cua cha me hs o muc thap nhat. Phu huynh cua lop toi cung du moi tang lop nhung toi nghi rang voi muc thu nhu the, ai cung cam thay hai long. Toi nghi rang lam gi cung phai co cai tam, phai nghi den hoan canh cua hs nua. Dung vi bat cu cai gi ma cu dau nam hoc, nha truong lai cu phoi tren mat bao thay con dau nghe cao qui!
vo quoc khanh, HCM, 15:38, 13/09/2010
Tôi thấy năm nào khi nhập học cũng rộ lên tình trạng lạm thu,loạn thu.
Nhưng có bao giờ nghe ai xử lý gì đâu? Ai nói cứ nói còn thu cứ thu.
Vì vậy chúng ta nên chọn cách im lặng là tốt nhất , nếu muốn con mình học suôn sẽ. Như quí vị thấy mỗi trường đều có ban PHHS nhưng họ có làm gì giúp ích học sinh , hay chỉ lo vận động đóng tiền này,tiền kia . Và điều lạ thay là con số báo cáo cuối năm chi bằng y chang con số thu , không dư không thiếu . Chẳng lẻ trùng khớp đến thế????
ngan_ngo, Hà nội, 15:36, 13/09/2010
Hầu hết trường nào cũng vậy, từ tiểu học đến Đại học, luôn viện cớ lý do này, nọ để thu tiền sai mục đích.
Đề nghị Bộ GD-ĐT phải có quy định cụ thể công khai các khoản thu cho từng cấp, và nghiêm cấm các trường tự ý thu thêm ngoài quy định. Không nên dung túng cho việc thu sai của các trường. Việc thu khoản gì các trường phải có phiếu thu rõ ràng, trước khi thu phải báo cáo xin ý kiến của Bộ GD, Sở SD.
Các khoản thu của các trường phải được dán công khai trong trường và đăng tải lên thông tin đại chúng. Phải được kiểm toán hàng năm về cá khoản thu.
Bộ không cho phép trường nào tự đặt ra khoản thu này, nọ, mà phải thu chung, trường nào cũng vậy, chỉ có các mức khác nhau giữa thành thị và nông thôn, còn nội dung khoản thu phải như nhau.
Phụ huynh không thể biêt các khoản thu này sẽ đi về đâu, vào túi ai?
Đề nghị phụ huynh cần lên tiếng những khoản thu bất hợp lý của trường, sẵn sàng đầu tranh cho lẽ công bằng. Đề nghị Bộ GD cần công khai những số điện thoại nóng để phụ huynh phản ánh các trường hợp thu sai của nhà trường và khi có phản ánh phải kiểm tra ngay.
Nhiều năm nay ngành giáo dục chạy theo thành tích, chất lương đào tạo kém, nhưng khoản thu thì càng ngày càng tăng và không rõ ràng.
Thử hỏi đất nước ta sẽ có nhiều nhân tài không, nền giáo dục có bằng các nước bạn không, hay chỉ làm giàu cho 1 bộ phận cán bộ nhà trường.
Xin được chia sẽ những bức xúc này cùng các bậc phụ huynh.
Xin cảm ơn
bích liên, c7 Hoàng Quốc Việt, Q7, 15:10, 13/09/2010
Bộ Giáo Dục qui định học phí các bậc học rất thấp nhưng thực tế số tiền học sinh phải đóng cho trường cao hơn học phí rất nhiều, đủ thứ tiền: cơ sở vật chất, vệ sinh, sổ báo bài, phù hiệu, giấy thi, giấy kiểm tra, nước uống, tiền máy lạnh, bục giảng, màn hình LCD, vi tính , chiếu, gối ngủ bán trú, phòng lab, phụ đạo, ôn tập, quĩ lớp, quĩ trường, bảo hiệm y tế, bảo hiểm tai nạn, rồi còn tiền 20/11, tiền Tết cho Thầy.
Họp Phụ huynh đầu năm chủ yếu là thu tiền Hội, còn chuyện chất lượng đào tạo không nghe nhắc đến.
Phụ huynh không muốn đóng tiền cũng không được vì ghi tên vào sổ, sợ con em bị trù dập.
Vũ Văn Cường, Hà Nội, 15:04, 13/09/2010
Nếu cứ vin vào cớ tiền lương nhà nước thấp để làm lý do cho việc thu thêm tiền hay tham nhũng nghe có vẻ chưa ổn vì bên ngoài còn đầy người thất nghiệp, thu nhập thấp, cuộc sống bươn chải chứ đâu có được sung sướng như các cán bộ ăn lương nhà nước trong đó có ngành giáo dục.
Các ngành khác ăn lương ngân sách nhà nước đều lương thấp hết chứ không cứ gì ngành giáo dục. Nhiều người bên ngoài muốn xin vào làm còn chẳng được ấy chứ.
Cán bộ ăn lương nhà nước ngành nào cũng kêu lương thấp rồi đua nhau kiếm thêm, tham nhũng, ăn bớt giờ làm, sách nhiễu, lợi dụng công sở để tư lợi... thì cái xã hội này còn ra cái gì nữa? Nếu cán bộ nhà nước có so bì tị nạnh lương thấp so với xã hội thì nên can đảm ra ngoài làm để có lương cao hơn.
Cần có cải cách mạnh mẽ khu vực nhà nước chứ không thì Việt Nam không thể phát triển được chỉ vì cái khu vực công tư lẫn lộn này.
đức, hà nội, 15:02, 13/09/2010
Tôi cũng vừa hôm qua đi họp phụ huynh của con mới vào lớp 1 của trường Quan Hoa Cầu Giấy. Các khoản tiền phải nộp bắt buộc thì không nói đến nhưng có những khoản đóng ngoài như: tiền đóng góp mua điều hoà: 300.000 đồng, đóng góp mua micro cho cô giáo "tôi không thể nói xa xả cả ngày với các con được": 200.000 đồng, tiền đóng góp để mua quà cho các con nhân dịp hết kì.... nói chung là rất nhiều thứ.
Tôi thấy rất chi là loạn thu, các bố mẹ các cháu cũng có ý kiến nhưng các cô cũng có phản hồi lại ngay nhưng thiết nghĩ đã cho con ăn học ở đây chẳng lẽ lại có những phản hồi không tích cực thì sẽ khó khăn cho con trong quá trình học tập tại đây, thôi thì đành nộp thôi. Thật là ....
Chích bông, Long Biên Hà Nội, 14:50, 13/09/2010
Phụ huynh chúng tôi đã cho con đi học thì tất nhiên phải đóng góp đầy đủ cho nhà trường rồi.
Nhưng chúng tôi cũng muốn biết những khoản đóng góp của mình dùng cho những việc gì, con gái tôi đang học trường mầm non ở quận Long Biên. hàng tháng trong biên lai thu tiền của nhà trường vẫn có một khoản đóng góp là " tiền khác", tôi ko hiểu khoản này dùng cho việc gì trong khi chúng tôi vẫn đóng tiền vệ sinh, tiền học phí, tiền quỹ...đầy đủ.
Chúng tôi thắc mắc thì được giáo viên giải thích lòng vòng ko thoả đáng, nhưng vì tâm lý phụ huynh chúng tôi sợ con mình bị cô giáo "để ý" nên không dám hỏi thêm.
Thiết nghĩ môi trường giáo dục mà còn mờ ám đến thế thì liệu chất lượng giáo dục sẽ thế nào đây.
Nguyễn Thanh Long, Quận 9,Tp Hồ Chí Minh, 14:25, 13/09/2010
Tôi xin phép trả lời câu hỏi: Lạm thu có nguồn gốc sâu xa từ đâu ?
Đó là do mọi người từ nhà trường cho đến ngoài xã hội đã "lạm từ ". Tại sao "lạm thu có nguồn gốc từ lạm từ ? Đơn giản thôi : câu trả lời sẽ được các nhà giáo dục cao cấp rồi Hiệu trưởng rồi các nhà quản lý giáo dục các cấp thốt ra ngắn gọn ngoài cửa miệng : Chúng ta đang chủ trương XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC. Có gì đâu khó hiểu hỡi các bậc "phụ lo" .... xin lỗi ... "phụ huynh !!!
hà thị, sầm sơn thanh hó, 14:25, 13/09/2010
Hình như càng ngày HS càng phải đóng đủ các lọai tiền, ngay ở Sầm Sơn chúng tôi con mới đi học mẫu giáo đã nhận giấy thông báo nộp tiền của trường gồm: tiền xây dựng trường, tiền điện, tiền mua đồ chơi, mua quạt điện, quỹ phụ huynh ...Riêng HS tiểu học còn phải đóng góp tiền mua cây cảnh cho nhà trường nữa. Không biết khoản thu này có đúng không, ai giám sát chi tiêu. Phụ huynh chỉ biết kêu trời.
Nguyễn Văn Toán, Đông Ngạc, 14:08, 13/09/2010
Nếu ngành giáo dục của chúng ta không làm quyết liệt và triệt để, tôi nghĩ rằng tình trạng lạm thu tại các trường rất khó giải quyết tình trạng lạm thu.
Con tôi năm nay lên lớp một tại trường tiểu học Đông Ngạc A.
Buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi chóng cả mặt vì các khoản thu. Riêng tiền thu cứng tiền ăn bán trú và tiền học chỉ mất có 335 ngàn đồng, nhưng các khoản phụ thu khác tất cả đã đội lên gần 1 triệu.
Có những khoản nghe rất vô lý, như tiền chăm sóc cây xanh 20 ngàn, tiền quỹ phụ huynh nhà trường, quỹ phụ huynh lớp…
Buổi họp phụ huynh toàn trường cô hiệu phó thông báo; năm nay sở giáo dục Hà nội đưa chương trình tiếng Anh bắt buộc các lớp tiểu học. Nhưng nhà trường không có giáo viên Tiếng Anh, nên phải thuê ở ngoài.
Vì vậy các phụ huynh phải đóng thêm 150 ngàn đồng/ tháng. Nếu không đăng ký cho con học, phụ huynh phải tự quản học sinh mình trong giờ đó. Điều này đúng là đánh đố phụ huynh, rồi nhiều khoản khác vô lý hơn…
Nguyễn Hoàng Long, Hà Nội, 14:07, 13/09/2010
Là một cán bộ quản lý giáo dục, tôi cũng rất bức xúc trước việc loạn thu của các trường, nhất là trường tiểu học, rồi bây giờ "lây" sang cả trường THCS, THPT.
Văn bản chỉ đạo của cấp trên có, nhưng không có quy định rõ ràng về kiểm tra, xử lý, quy trách nhiệm... nên mạnh ai nấy thu.
Năm ngoái, chúng tôi yêu cầu tất cả các trường phải báo cáo rõ từng khoản thu. Nhưng khi trực tiếp nhận báo cáo của các trường mới thấy rằng mình chẳng làm được gì. Vì hầu hết các trường đều chỉ báo cáo những khoản thu công khai, còn ẩn đi rất nhiều các khoản thu khác.
Thật xót xa cho những đứa trẻ, những cha mẹ học sinh còn khốn khó với cơm áo gạo tiền.
Tuy nhiên, nhìn vào bản chất sự việc, thì việc lạm thu này chỉ đem lại lợi ích cho 1 số cá nhân trong tập thể, cụ thể là lãnh đạo trường học, bộ phận kế toán... chứ các thầy cô giáo trực tiếp đứng lớp thì không được hưởng bao nhiêu.
Ví dụ: tiền học thêm của các cháu, ở trường thu 8000đ/1 buổi nhưng báo cáo cấp trên là 3000đ/buổi. Chi cho giáo viên dạy chỉ có 68%, quản lý cấp trên 2%, còn 30% mặc nhiên bỏ túi lãnh đạo. Thế là giáo viên trở thành người "đi cày kiếm cơm" cho lãnh đạo.
Rất mong báo chí góp công sức vào việc này. Mong lấy lại trật tự của việc thu chi trong nhà trường - đừng biến trường học thành một cái chợ, hay tệ hại hơn là một nơi "chiếm đoạt" của cha mẹ học sinh một cách công khai.
Thanh Mai, Phú Thọ, 14:01, 13/09/2010
Tôi cũng vừa đi họp phụ huynh cho con, băn khoăn về những khoản thu: hội phụ huynh của trường (60.000đ); hội phụ huynh của lớp (200.000đ); hoạt động ngoài trời (60.000); nuôi dưỡng (84.000đ)...Thật ra ai cũng thấy vô lý nhưng chẳng ai nói ra vì ai cũng sợ con mình bị trù dập. Nên đành.
Thiết nghĩ Bộ GD&ĐT nên có văn bản chỉ đạo các sở về vấn đề này để hạn chế việc lạm thu. Bởi phụ huynh học sinh không phải là mỏ để đào.
Đinh Thị Vân Thu, Kiến An - Hải Phòng, 14:00, 13/09/2010
Tôi cũng có 2 con : 1 đang học ở Trường tiểu học Thực hành quận Kiến An, 1 cháu học trường Trung học Kiến An. Hôm qua đi họp phụ huynh đầu năm cho các cháu tôi thấy cũng có những khoản đóng góp rất vô lý như quỹ nhà trường, quỹ lớp, quỹ xã hội hóa giáo dục ... và các khoản thu thêm khác. Cộng cả 2 cháu đầu năm học này tôi phải đóng gần 3 triệu đồng. Đề nghị Phòng Giáo dục quận hoặc Sở Giáo dục Thành phố Hải Phòng có ý kiến về vấn đề này.
nguyen xuan loc, Hàng Cót - Hà ội, 13:50, 13/09/2010
Nhìn thẳng vào sự thật thì ai có con em đi học thời nay đều biết rõ như ban ngày. Đây cũng là một dạng tham nhũng. Nhưng phụ huynh phần lớn đều không giám đấu tranh, đem tiền nộp thày cô, nhà trường những khoản phi lý, traí quy dịnh mà trong lòng khó chịu nhưng vẫn nộp vì ngại con cái bị trù dập.
Bộ,sở giáo dục thì thông báo văn bản nghiêm túc lắm nhưng không có kiểm tra,xử lý nghiêm vi phạm của cấp dưới trực tiếp tiếp xúc với học sinh .Văn bản dù có qui định nhưng vẫn như nước đổ đầu vịt mà thôi. Các trường nay lại có sáng kiến in phát cho phụ huynh học sinh bản tự nguyện đóng các khoản chi phí do nhà trường phát sinh ra,ký tên,ai phản đối cũng khó vì lo con cái bị trù. Đó là sự thật ở các trường cấp 1,phổ thông hiện nay . Xuân Lộc
leduc, Mai Dịch, 13:47, 13/09/2010
Chưa đọc hết cả nội dung trên tôi đã thấy uốn ức trong lòng lắm rồi!
Con tôi 3 tuổi Học trường mầm non Mai Dịch Cầu Giấy Hà Nội. Đầu năm học nộp tất cả các loại tiền(những khoản từ trên trời giơi xuống) = 1.800.000 đồng. Mới học được một tuần thì nhà trường thông báo nghỉ học 1 tuần(lí do là sửa chữa lại phòng học). Vợ chồng tôi phải thay nhau nghỉ ở nhà trông con, tức nhưng không còn cách nào khác.
Hoang Trang, Ha noi, 13:43, 13/09/2010
“Tiền trường” tiêu vào việc gì?
Tôi là một giảng viên đại học và cũng dạy học tại 1 trường Phổ thông cấp 3 chuyên tại Hà Nội. Tôi đã có con nhưng đang học mầm non tại một trường tư thục.
Qua những dòng phóng sự về “tiền trường” tôi cũng muốn nói vài điều suy nghĩ của mình.
Tôi đã đi làm được 10 năm, mức lương GV ĐH hiện nay của tôi là 2.933.000 (đã gồm phụ cấp và tiền ăn trưa), ngoài ra hàng tháng không nhận được gì thêm từ nhà trường. Một năm chúng tôi có thể được nhận cac khoản tiền thưởng lễ Tết, may quần áo…nhiều nhất tổng là 10.000.000đ một năm. Mọi người thấy mức lương của GV ĐH và mức sống hiện nay như thế nào ạ?
Khi tôi cộng tác tại một trường cấp 3 PT Chuyên. (dạy nhiệm vụ, vì trường cấp 3 trực thuộc trường ĐH của tôi), tôi thấy một năm mình được nhận thêm 1 số phong bì: Tết : Quỹ PH trường 200.000đ; Quỹ PH lớp 100.000đ, tương tự như vậy với 20-11, và 8-3. Tôi lờ mờ hiểu: đây là các khoản “tiền trường” mà phụ huynh đã nộp để dành chi cho các dịp lễ.
Trong nghề của chúng tôi, không phải Gv nào cũng sống bằng đồng lương Nhà nước, nhà trường trả. May mắn, có những GV dạy môn nào đó có người học thì mới có thể đi dạy thêm, làm thêm, ngược lại những GV dạy những môn không có người học thêm thì phải làm thêm những công việc rất khác nhau để kiếm sống.
Tôi nghĩ rằng các khoan “ tiền trường” kia cũng không làm cuộc sống của chúng tôi bớt vất vả hơn. Có chăng nó đã góp một phần động viên chúng tôi tiếp tục đứng trên bục giảng, đỡ chạnh lòng trong những dịp lễ tết.
Gần đây tại trường cấp 3 tôi dạy có lắp điều hòa và một số phòng học có máy chiếu. Tôi thực sự thấy đi dạy đã đỡ vất vả hơn rất nhiều. Nếu như tất cả các cơ quan công sở đều được “mát mẻ”. Tại sao trường học lại không? Ai sẽ là người được hưởng lợi nhất khi có điều hòa và máy chiếu – Học sinh và GV?
Để giải quyết vấn đề “tiền trường”, tôi nghĩ rằng chính những người làm quản lý của các bộ ngành, không phải chỉ sát sao các trường để “xử phạt”, hay “cách chức”, “kỷ luật” như một số ý kiến phụ huynh tôi đã đọc được mà cần phải quan tâm tới các chính sách cho GV chúng tôi yên tâm công tác. Giáo dục chỉ phát triển khi được đầu tư đúng mức cho cơ sở vật chất và cho GV. Tôi tha thiết được đứng trên bục giảng nhiệt tình say mê mà trong tâm không phải suy nghĩ gì để lo tiền nong cho cuộc sống.
Đừng đổ lỗi hết cho các BGH nhà trường, có chăng họ chỉ muốn cải thiện hơn cho cơ sở vật chất Nhà trường, có “một chút” gọi là…để anh chị em GV tin tưởng hơn vào một ban lãnh đạo của Nhà trường biết lo đới sống anh em, và cải thiện môi trường học tập, trong khi chính sách nhà nước chỉ có thế…
Con gái tôi 3 tuổi, đang học tại một trường tư thục, học phí 1 tháng là 1.800.000, tất cả các khoản xây dựng trường cho 1 năm là 800.000đ. Tôi thấy con mình được học một trường có cơ sở vật chất tốt và GV làm việc xứng đáng với học phí các con nộp. Nhưng thâm tâm, những dịp lễ tết tôi vẫn muốn có một bó hoa chút quà nhỏ để cảm ơn những người đã dìu dắt, yêu thương con mình đúng với tinh thần trọng lễ nghĩa.
Nâng cao đời sống GV, tôn trọng tinh thần hiếu học, biết lễ nghĩa, đầu tư cơ sở vật chất trường học. Ai sẽ là người thực hiện đây?
Hãy đi tìm tận gốc của vấn đề……..???!!! Hãy chia sẻ và cảm thông.
Trần Chung, Phuong liet - Thanh xuan - Ha noi, 13:34, 13/09/2010
Vấn đề này nói nhiều như "nước đổ lá khoai" và thực sự là vẫn như cũ.
Từ thời Bộ trưởng Hiển đến thời Bộ trưởng Nhân đến nay là tân bộ trưởng Luânj. Nhưng thực sự với tư cách là phụ huynh học sinh tôi không tin là có thể chuyển biến được trong vài năm tới chứ không viển vông như toà soạn là trong 1 năm.
Ngang bằng chuyện " Van dặm đáy biển". Đây là căn bệnh thể hiện sự không minh bạch trong giáo dục hiện nay; giữa cái gọi là chủ trương xã hôị hoá với nguồn ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục. Theo tôi thay vì chủ trương xã hội hoá kiểu này nên cổ phần hoá hệ thông giáo dục quốc dân; để đảm bảo minh bạch.
Đồng thời tăng cường công tác thu ngân sách đối với người dân và các đơn vị kinh doanh, từ đó tăng nguồn ngân sách đầu tư cho giáo dục.
Nhà nước chỉ nên quan tâm đến hệ thống giáo dục bậc mầm non và tiểu học. Còn lại nên cổ phần hoá dần. Chỉ có như vậy mói không còn chuyện xin vào trường học phong bì lót tay khoảng 5 đến 10 triệu đồng nhỉ? Nếu không có như vậy không ai muốn làm hiệt trưởng cả.
Nguyễn Tấn Kiệt, Đa Phước Bình Chánh, 13:33, 13/09/2010
Chính phủ phải có tầm nhìn và đầu tư đúng mức cho giáo giục,tại sao các lĩnh vực khác như xây dựng,công nghiệp thì chi vô tội vạ mà giáo giục thì bóp lại.
Hơn nữa chất lượng đại học ta quá tồi,không đạt yêu cầu doanh nghiệp,điều mà ta luôn nói và đề cập nhưng chưa làm được.Phải thay đổi cục diện ngay hôm nay là tất yếu.
Tấn Kiệt-TP.HCM
Trần Thị Minh, Lào Cai, 13:29, 13/09/2010
Tôi là một phụ huynh học sinh, trường con tôi học cũng thu rất nhiều khoản.
Ai đời có các khoản thu như tiền điện, tiền nước, tiền vệ sinh, quỹ phụ huynh ...thì đã đành rồi; nhưng những khoản này thì thật khó chấp nhận:
Máy chiếu, mua máy tính xách tay cho cô giáo lên lớp, mua ti vi cho lớp...theo tôi nhà trường nên chuẩn bị sẵn điều kiện về CSVC kể cả máy tính xách tay cho giáo viên thì dạy học theo lối hiện đại chứ không nên lạm dụng XÃ HỘI HÓA để thu rất nhiều khoản tiền của gia đình học sinh.
Cô hàng xóm của tôi suốt ngày bịt mặt, dắt xe đạp đi bán rau rong ngoài đường, cách đây 2 tuần đi họp phụ huynh về rưng rưng nước mắt: "Tổng tiền 2 đứa con em phải nộp đầu năm lên đến gần 4 triệu, mà mỗi ngày em chỉ lãi cùng lắm được 30 nghìn đồng. Nhà trường thu nhiều khoản quá! "
Bên cạnh những người khá giả vẫn còn nhiều người vất vả, vậy cái việc lạm thu ở các nhà trường hiện nay có ai kiểm soát không? Các Thầy cô giáo có biết rất nhiều phụ huynh phải gạt nước mắt vay lãi cao để đóng tiền học cho con mình không?
Lê phan ( phanlebc48@gmail.com), UBCKNN, 13:27, 13/09/2010
Gửi các mẹ!
Hôm qua( 12/9) mẹ vừa di họp phụ huynh cho con, Hoan hô Ban Phụ huynh lớp con!!! Tiền quỹ lớp học kỳ 1 thịt mỗi cháu 7 lít ( 700.000 đ). Hoành trá tràng không các mẹ!
vu van minh, hanoi, 13:27, 13/09/2010
Mỗi năm ngân sách chi bao nhiêu cho giáo dục rồi mà sao vẫn thế này, muối bỏ bể à?
Cái này có coi là tham nhũng tập thể công khai không nhỉ? Loạn mất thôi mấy cái ngành giáo dục, y tế, dịch vụ công này chỉ làm khổ dân mà thôi. Đề nghị BBT đưa ý kiến của tôi lên web. Cám ơn.
Phạm Khắc Thoại, 102/10 Huỳnh Tấn Phát, Q7, TP HCM, 13:26, 13/09/2010
Tốt nhất vẫn là đóng cho đủ, nếu thiếu thì đi mượn! Kêu thì cứ kêu thôi, tôi đố ai dám không đóng đấy!
BÙI MINH TÂM, KON TUM, 13:15, 13/09/2010
theo tôi nhà nước nên giao cho bộ tài chính tính toán một mức thu hoc phí ,một cách hợp lý theo vùng miền ,địa phương , mỗi cấp hoc..CHIA ra đều 9 tháng mỗi tháng học sinh đóng một lần.
CHÚNG ta nên đầu tư đủ cho giáo dục, tránh tình trạng bắt hoc sinh phải đóng lệ phí tràn lan., .nếu không có tiền đầu tư ta nên bán bớt tài sản lớn của quốc gia hoăc,mượn tiền của các nước giàu có như MỸ ,NHẬT ÚC. v.v ,
Và phát động toàn dân mua công trái vì sự nghiệp giáo duc. vì giáo dục là chia khóa mở ra sự phồn thịnh và giàu có của đất nước . mong Đảng và Nhà nước quan tâm đến sự nghiệp trồng người
NHH, Hà nội, 13:01, 13/09/2010
Trường học cần tự đầu tư cơ sở vật chất cần thiết, trước khi tiếp nhận học sinh vào học và tính toán mức học phí phải thu để đảm bảo chi trả cho các chi phí bỏ ra đầu tư. Ngoài học phí ra không được thu các khoản nào khác.
Thật nực cười và xấu hổ khi được đọc danh mục các khoản phụ thu nhà trường đưa ra (trường mẫu giáo con gái tôi): tiền điện, tiền nước sinh hoạt, tiền nước uống, tiền giấy vệ sinh, tiền xà phòng rửa tay, tiền mua bàn kê máy tính cho cô giáo, tiền mua đồ chơi ...
Không hiểu thủ tục cấp phép thành lập trường mầm non, tiểu học có yêu cầu đơn vị xin cấp phải có cơ sở vật chất như thế nào mới được thành lập, có kiểm tra thẩm định nghiêm túc trước khi cấp phép không.
Thật buồn.
Thanh, Vinh, Nghệ an, 12:44, 13/09/2010
Tôi nghĩ rằng tất cả các khoản thu chưa hợp lý của các trường không phải không ai là không biết.
Nhưng các cơ quản quản lý nhà nước, đặc biệt là các phòng Giáo dục, Sở giáo dục và các cơ quan liên quan khác đều biết chứ không cần phải hỏi phụ huynh để đưa phụ huynh vào thế khó trả lời.
Nếu phụ huynh trả lời đúng sự thật thì sợ con em mình bị trù dập (hiện tượng này đã xẩy ra), nếu trả lời không đúng sự thật thì phản ánh sai thực tế. Tôi thiết nghĩ các cơ quan ban ngành nên xem xét lại vấn đề lạm thu của các trường chứ đừng để việc này diễn ra quá nhiều mà người chịu thiệt thòi nhất là dân trong đó bộ phần lao động nghèo chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Vì tương lai của con em mà họ sẵn sàng vay mượn, thậm chí vay nặng lãi để con em được di hoc. Những trường nào? địa phương nào? còn để tình trạng như thế tôi nghĩ phải xem xét lại tư cách của người đứng đầu (có thể còn có các trường lại quả cho các vị đứng đầu đó)
tranthuy, quangninh, 12:42, 13/09/2010
Tôi thấy các khoản thu này thật không hợp lý.
Tôi mới có 1 con được gần 3 tuổi đi học lớp mẫu giáo nhưng khi đi họp phụ huynh thì phải nộp cả quỹ lớp và quỹ trường. Tôi không hiểu đã nộp quỹ lớp rồi thi sao phai nộp quỹ trường nữa. Con đứa cháu gái 2,5 tuổi học trường khác thì phải đóng học tiền năng khiếu hát, múa, vẽ, học tiếng anh ...
Cường, Hà Nội, 12:06, 13/09/2010
Tôi có 1 bà cô họ, nhà có kinh tế khá giả.
Khi các con của cô tôi học cấp 2, cấp 3 thì cô đều làm trong Hội phụ huynh học sinh của trường. Nói đến đóng góp là sôi nổi làm ngay, thậm chí ngày Lễ, Tết còn có quà cho thầy/cô rất "chu đáo".
Trong Hội phụ huynh toàn là người khá giả, ai không có tiền thì tự ti không vào hoặc không được bầu.
Thành ra nhà trường thu phí gì Hội cũng gật đầu răm rắp. Khi học ĐH các con của cô tôi có thói quen dựa dẫm vào mẹ và thiếu khả năng độc lập trong suy nghĩ vì khi học phổ thông được nâng điểm để đạt học sinh giỏi.
Có một thực tế là những phụ huynh có tiền sẵn sàng chi nhiều tiền cho nhà trường để con mình có được nhiều cái lợi. Và họ không làm 1 mình vì sẽ tốn kém hơn rất nhiều mà lại mang tiếng là "thiếu công khai, minh bạch".
Nguyễn Hằng, Phường Trưng Vương- TP Thái Nguyên, 12:06, 13/09/2010
Vừa hôm qua (12-9), tôi đi họp phụ huynh cho con gái hiện đang học khối 4 trường TH Trưng Vương.
Cô giáo chủ nhiệm đọc 1 danh sách dài các khoản đóng góp với tổng số tiền gần 1,1 triệu đồng. Ngoài ra, tôi còn phải đóng quỹ hội phụ huynh ở lớp thêm 200 nghìn đồng nữa.
Tôi nghe cô giáo chủ nhiệm hỏi bà Hội trưởng hội phụ huynh của lớp là "Sao thu quỹ lớp nhiều thế"! Về nhà, chồng tôi hỏi phải đóng những khoản gì mà hết nhiều tiền thế. Tôi chỉ nhớ: Quỹ khuyến học 90.000đ; Quỹ hội : 60.000đ; quỹ đội: 50.000đồng; Tiền thuê vệ sinh lớp học: 45.000đ... và rất nhiều khoản không tên.
Tuy ai cũng xót xa vì phải đóng nhiều nhưng không ai dám phản đối vì sợ con mình bị làm khó dễ ảnh hưởng đến học tập của cháu. Khi thông báo quỹ lớp là 200.000đ, một chị phụ huynh đã thắc mắc nhiều quá, vì lớp gần 40 cháu, tổng số tiền là khá lớn không biết sẽ được chi vào những khoản gì? Tôi rất lấy làm lạ là các phụ huynh khác đều mắng át đi, bảo coi như uống vài cốc bia thôi mà, lớp nào người ta cũng đóng thế, lớp mình đóng ít hơn cũng không được.
Mặc dù đã phải đóng đủ thứ tiền vào đầu năm học, nhưng cô giáo chủ nhiệm vẫn thông báo với các phụ huynh là nếu các trang thiết bị trong phòng học bị hỏng thì phụ huynh cũng phải đóng góp để sửa chứ nhà trường không chịu trách nhiệm.
Thêm nữa, khoản may đồng phục cũng khá tốn kém, trên dưới 200 ngàn đồng/năm cho 1 bộ hè và 1 bộ mùa đông, nhưng rất lãng phí vì trường thường xuyên thay màu sắc và kiểu dáng đồng phục nên năm sau không thể mặc lại được đồng phục năm trước. Ngoài ra, nếu thời tiết xấu thì học sinh cũng không kịp giặt đồng phục để mặc vào những dịp quy định, trong khi đồng phục năm trước chưa kịp cũ đã phải bỏ đi.
Tình trạng lạm thu trắng trợn này phải gọi là "cưỡng đoạt" mới đúng chứ dùng từ "móc túi" tôi thấy vẫn còn nhẹ quá,
Nguyễn Sơn, 14 ngo 132 Cau Giay, 12:04, 13/09/2010
Đầu năm học lại vẫn chuyện “khổ qua, biết rồi, nói mãi”, đó là chuyện thu tiền. Tại sao vẫn đề này lại kéo dài mãi như vậy. Tôi xin phép đưa ra mấy ý kiến sau để mọi người cùng tham khảo và cho ý kiến.
Thứ nhất, do Bộ giáo không nghiêm túc chỉ đạo, hoặc bật đèn xanh cho các trường lạm thu.
Thứ hai, do một số phụ huynh có thu nhập cao muốn con em của mình được ưu ái hơn hoặc được sống sướng hơn nên cũng hô hào đóng tiền nhiều quỹ lớp, quỹ trường nhiều hơn.
Thứ ba, do sự yếu hèn của đa phần những phụ huynh không dám nói hoặc phản ứng vì những bất hợp lý trong thu chi của Ban phụ huynh vì lo con mình bị trù úm.
Vừa qua tôi thấy có trường còn thu cả tiền tin nhắn 60.000/1học kỳ cho phụ huynh vào mỗi ngày thứ 7. Nếu tính mỗi tháng có 5 tuần thì giá mỗi tin nhắn là: 60.000/5tuần/4tháng = 3000/tin nhắn.
Không biết sắp tới họ còn nghĩ ra những gì nữa để tận thu những đồng tiền khốn khó của những người dân lao động chân chính, những người mong muốn con mình sau này trở thành những công dân có ích cho đất nước.
Kính mong ông tân Bộ trưởng có thời gian quan tâm tới vấn đề này để muôn dân bớt khổ. Xin cảm ơn.
ngoc son, Hai phong, 11:47, 13/09/2010
Tôi rất vui như cái ung nhọt lâu nay đã được mọi người đưa ra bàn luận.
Cảm ơn bạn Kiều Oanh và mọi người đã phản ánh rõ nét nhất, trung thực nhất. Hy vọng các nhà lãnh đạo hãy nghe ý kiến chúng Tôi phản ánh là trung thực, và sẽ có cách để đưa GD nước nhà tiến bộ hơn.
Tôi cũng là phụ huynh học sinh mần non 1 trường bán công ở Hải Phòng. Ngoài các khoản đóng góp như học phẩm , chất đốt, điện, nước, tiền ăn... Tôi phải đóng thêm 200 nghìn tiền quỹ hội phụ huynh trường, 300 nghìn quỹ hội phụ huynh lớp. Tôi chưa bao giờ được bíêt những khoản đóng góp này chi vào việc gì, hết bao nhiêu.
Tôi thiết nghĩ nên bỏ Hội phụ huynh. Việc thu chi tài chính thì nộp hoành toàn vào ngân sách địa phương, từ đây phân bổ cho các trường theo đầu học sinh. Nghiêm cấm các trường tự ý nhận tài trợ trực tiếp từ phụ huynh, vì những phụ huynh có điều kiện sẵn sàng tài trợ để con mình được nhà trường nâng đỡ ưu tiên. Nếu co thành tâm thì đóng vào ngân sách để phất triển chung cho xã hội và nhà trường. Giáo viên lên lớp chỉ phải lo dạy chứ không phải lo thu tiền cho nhà trường, lo họp phụ huynh, nhắc nhở HS, nhắc nhở PH đóng tền...nhà trường ép các GV, Các GV thường xuyên nhắc nhở các em về nhắc PH đóng tiền... làm mất vẻ đẹp của nhà giáo.
Đỗ Thị Thiệp Trang, Sn61 - Tổ 2 - Phường Chiềng Sinh - Thành phố Sơn La, 11:31, 13/09/2010
Tôi cũng có cháu chưa được 3 tuổi. Vậy mà vừa đi họp phụ huynh cho cháu về. Tổng các khoản đóng góp đã lên tới 1.080.000.
Các cháu còn được cô giáo nói "thời buổi công nghệ phát triển, các cháu cần được tiếp cận công nghệ, đề nghị các bậc phụ huynh nộp tiền mua máy vi tính".
Thiết nghĩ, việc các cháu tiếp xúc với sự phát triển của công nghệ thông tin là đúng và cần thiết, nhưng có đúng không khi các cháu chưa được 3 tuổi mà đã cho các cháu làm quen với máy tính?Nếu các cháu học được từ 3 tuổi, thì chẳng mấy mà Việt Nam toàn người tài.
Những vấn đề này, đề Bộ trưởng BGD & ĐT cần có biện pháp xử lý kịp thời và mạnh tay. Để các cháu đi học từ lớp mẫu giáo không phải là nỗi lo và là gánh nặng cho cả gia đình!
Công Thành, Hà Nội, 11:30, 13/09/2010
Tôi đồng ý với ý kiến đề nghị công khai các khoản thu trước khi học sinh đăng ký học.
Tôi thấy nay nhiều trường công đang quá tải làm nảy sinh vấn đề chạy trường nên đề nghị
Bộ GD&ĐT phải nghiên cứu giải pháp đồng bộ để xây dựng trường công hoặc thông báo nhu cầu, yêu cầu để tư nhân có tham gia mở trường theo quy định "mọi cháu phải được đến trường Mầm non - Tiểu học -THCS -THPT.
Hiện nay thu nhập công chức không đủ nuôi con đi học vì các khoản thu của các trường ĐH cao hơn mức thu nhập đặc biệt hơn các khoản thu của bậc học mầm non và tiểu học còn cao hơn Đại học
Nguyễn Anh, Ngọc Khánh, Ba Đình,Hà Nội, 11:25, 13/09/2010
Kính gửi Ban biên tập!
Là người bố có 2 con hiện đang theo học, có vợ là giáo viên; nội dung đã được đăng chính là những bức xúc hiện nay của tất cả các phụ huynh học sinh.
Việt Nam chúng ta hiện có trên 70% dân số sống tại nông thôn có thu nhập thấp, lấy đâu tiền để nuôi con ăn học. Với những khoản thu do các trường đặt ra như vậy là thiếu trách nhiệm với XH, với tương lai đất nước ( trong khi đó ngân sách hàng năm cấp cho GD được Quốc hội thông qua không dưới 2 con số).
Theo tôi ngành giáo dục cần phải có chỉ đạo thật kiên quyết chứ không hô hào khẩu hiệu; các trường cần phải công khai các khoản thu chi như thế nào? Liệu có những tiêu cực ở đây không?
Nguyễn Đình Thắng, 11:20, 13/09/2010
Các bác lãnh của ngành giáo dục cho tôi hỏi một câu, tinh trạng lạm thu trong giáo dục mầm non và tiểu học, cả xã hội đều biết lãnh đạo cũng biết sao không giải quyết được.
Các bác đừng bảo là do phụ huynh làm hư giáo viên nhé. không đồng ý sao được khi mà con mình sẽ bị trù giập nếu phụ huynh có ý kiến. Giáo dục con trẻ làm sao thành người được khi mà ngay từ nhỏ đã gặp bao nhiêu tệ nạn do chính những thầy cô dạy bảo chúng làm ra.
Tu, Hanoi, 11:12, 13/09/2010
Kính gửi Ban Biên Tập
Tôi cũng là phụ huynh có cháu học tại 01 trường mầm non của TP Hà Nội.
Tuần vừa qua tôi đã tham dự buổi họp phụ huynh đầu năm học 2010-2011, trong buổi họp phụ huynh đó đã thông báo về khoản tiền các cháu phải nộp thêm ngoài tiền học phí, tiền ăn và tiền học năng khiếu ra các con chịu tất cả chi phí từ A-Z nói như vậy có nghĩa là nhà trường chỉ chi hộ phụ huynh thôi.
Tiền thu quỹ phụ huynh để phục vụ năm học (phục vụ cho các hoạt động của các cháu và quà cho các cô vào dịp lễ tết...) là 500.000 đồng. Ngoài ra với chủ trương xã hội hoá giáo dục nhà trường còn khuyến khích lát sàn gỗ cho các lớp học và tất nhiên là phụ huynh tự đóng chi phí này khoảng 500.000 đồng. Với các làm trên tự nhiên phụ huynh chúng tội bị rơi vào tính thế phải nộp, phải đóng.
Tất nhiên với gia đình có điều kiện thì điều đó là binh thường thế nhưng với gia đình khó khăn hoặc có nhiều con đi học thì khoản đầu năm là rất lớn. Ngoài ra còn một số khoản chi nhà trường trưng cầu ý kiến phụ huynh bằng cách phát phiếu ý kiến nhưng trong đó có ghi tên các cháu vô hình chung như vậy không có phụ huynh nào muốn con mình bị nêu tên nên buộc các phải đồng ý.
Về Ban Phụ huynh của trường, thực chất như nhiều bản đọc đã phản ánh. BPH chỉ làm nhiệm vụ thu hộ tiền cho nhà trường còn thực chất chưa có ý kiến nào bảo vệ các cháu và phụ huynh bởi bản thân họ cũng ngại nếu như đưa ra ý kiến bác bỏ khoản nào đó.
Với tâm lý chung ai cũng muốn con mình được học trong môi trường, điều kiền tốt vì thế nếu như có ý kiến phản bác tự nhiên đẩy mình vào thế bị động và con mình sẽ bị đổi xử khác biêt.
Một số ý kiến nhỏ gửi Ban Biên tập.
nguyen thi van anh, so 4 ton that tung-Ha noi, 11:08, 13/09/2010
Tôi e rằng viết những dòng chia sẻ này sẽ không mấy người đồng tình, hoặc nhà đài chưa chắc đã còn chỗ cho đăng, nhưng tôi hy vọng!
Tôi cho rằng báo chí và dư luận không nên XOÁY quá sâu vào đề tài này mỗi khi vào năm học mới, đôi khi làm nóng hơn cả thực tế vốn đã nóng vì nhiều chuyện rồi.
Tôi ủng hộ việc thu đúng, thu đủ và sử dụng hiệu quả, công khai, đúng mục đích, và mang lại môi trường, điều kiện học tốt cho con em chúng ta, góp phần tháo gỡ khó khăn chung trong điều kiện đầu tư cho giáo dục còn hạn chế vì đất nước còn nghèo.
Và cũng là hợp dần với quy luật, không thể chờ bao cấp mãi được! Tôi cho rằng việc này cũng là thể hiện trách nhiệm công dân vây!.
ly, my dinh ha noi, 11:05, 13/09/2010
Noi den cai khoan dong hoc phi cho con dau nam thi khong biet co bao nhieu chuyen de ke.
Em co con hoc lop nha tre cua truong mam non cong lap vao dau nam hop phu huynh ma nha truong va ban phu huynh loi ra cac loai tien phai dong, nao la quy phu huynh truong 200.000, quy phu huynh ýơp 150.000....tien ho tro ban tru cac co o lai trua la 75.000.....thoi la kinh thua cac loai tien.
Phu huynh nao cung thay la vo ly nhung cũng danh ngam ngùi đóng cho con vi khong muon rac roi con minh lai bi tru dap.buc xuc thi cu buc xux thoi nhung cuoi cung van phai dong cho lanh.
antrung, Đà nẵng, 09:56, 13/09/2010
Tôi đồng ý với quan điểm của anh Tuấn Anh, Hà Nội.
Muốn cải cách giáo dục thì phải làm chứ không phải chỉ nói.
Tôi có 2 cháu cùng học mầm non. Các khoản thu đầu năm học đều do Hội phụ huynh của Trường đứng ra thu và giao lại cho NHà trường sử dụng. Rất nhiều phụ huynh ấm ức nhưng không muốn phát biểu ý kiến vì sợ con mình bị trù dập. Do đó, không nên có Hội phụ huynh (thực tế chỉ giúp nhà trường thu các khoản không có trong quy định).
Nếu có phụ huynh nào có điều kiện giúp đỡ nhà trường trang bị cơ sở vật chất thì trực tiếp liên hệ với nhà trường chứ không nên lấy chủ quan của mình để áp đặt cho các phụ huynh khác.
Hòa Bình, Hà nội, 09:51, 13/09/2010
Tôi thấy cần thay đổi lại chức năng, nhiệm vụ của hội phụ huynh, ngay cả tên gọi cũng nên đổi thành Hội phụ thu (vì phụ thu tiền là chính). Từ trước đến nay chúng ta hay dùng nhiều từ ngữ đẹp đẽ quá nên mọi người hay bị bức xúc
hoang, Ha long, 09:38, 13/09/2010
Kính gửi Bộ Trưởng Bộ GD-ĐT!
Tôi thiết nghĩ tại sao Bộ không xử lý việc này một cách kiên quyết và mạnh tay được? Nếu trường nào thu sai quy định, có bằng chứng rõ ràng, xin hãy CÁCH CHỨC hiệu trưởng. Chỉ cần Bộ có 1 quyết định như thế, có cần thiết phải kêu gọi phụ huynh HS cùng tham gia ngăn chặn "tệ nạn" này nữa hay không?
Nguyen Thu Thuy, Dong Da Ha Noi, 09:31, 13/09/2010
Đồng ý với ý kiến không thành lập ban phụ huynh (BPH). Trường nào, lớp nào cũng BPH. Toàn thông qua BPH để thu tiền.
tamnguyen, Hà nội, 09:20, 13/09/2010
Bây giờ là thời đâị của kinh tế thị trường . Nên đổi tên Bệnh viện thành công ty TNHH kinh doanh và phục hồi sức khỏe hoặc Công ty dịch vụ chữa bệnh . Trường học nên đổi thành Công ty kinh doanh kiến thức và kỹ năng sống .
Nguyễn Tuấn Anh, Nội Am - Liên Ninh - Thanh Trì - Hà Nội, 09:02, 13/09/2010
Tôi gửi con ở trường mầm non Liên ninh Xã Liên Ninh Huyện Thanh Trì, là một xã ngoại thành của thành phố mà lúc đến xin cho con vào lớp cũng phải nộp tổng các khoản là 1.3 triệu.
Trong đó có khoản 500 ngàn đồng cô hiệu trưởng nói là đóng góp ủng hộ hạ tầng cơ sở, do gia đình tôi mới chuyển từ nơi khác đến.
Do điều kiện nhà chỉ có hai vợ chồng và một đứa con nên vợ chồng tôi cũng cô gắng để chạy vạy mà nộp cho đủ.
Tôi thiết nghĩ giờ con mình đi học mầm non mà đã như thế thì sau này khi cháu đi học các bậc cao hơn thì sẽ như thế nào vì vợ chồng tôi cũng chỉ làm công nhân tổng thu nhập cả hai vợ chồng cũng chỉ hơn 4 triệu đồng/ tháng.
Le Hoai Long, 156/5 Phường Trại Chuối - Hồng Bàng - Hải Phòng, 09:00, 13/09/2010
Tôi cũng có con đang học các bậc phổ thông. Vậy nên tôi xin nói thẳng: Tất cả chúng ta từ Bộ GD đến các nhà trí thức cứ như con kiến đang leo cành đa vậy.
Tôi muốn hỏi :
-Chúng ta có muốn cải cách tận gốc GD không?
-Nếu có, không lí luận dài dòng, các bước cụ thể trong cải cách GD như thế nào?
-Thời hạn bắt đầu tiến hành?
Theo ý của tôi thì một trong các bước chấm dứt tận gốc nạn lạm thu là : cấm thành lập hội cha mẹ HS , quan hệ giữa giáo viên và Cha mẹ HS chỉ thông qua sổ liên lạc , không cho giáo viên trực tiếp thu tiền tất cả các loại phí , kể cả : tiền bảo hiểm (y tế và nhân thọ) , tiền kế hoạch nhỏ (nếu làm thì làm bằng hiện vật).
Nếu Bộ GD - ĐT sau khi kiểm toán có kết luận thì mới tổ chức thu thêm từ Cha mẹ HS , nhưng có bộ phận thu riêng trong mỗi Phòng GD với số tiền được Bộ thông báo công khai trên các phương tiện thông tin , có phiếu thu thống nhất toàn quốc , mức thu có thể tạm chia làm 3 mức (TP loại 1 , TP loại 2 +3 và nông thôn) .
Chỉ cụ thể như thế , dứt điểm như thế mới hạn chế được nạn lạm thu. Nếu không mạnh dạn làm dứt điểm nạn lạm thu , chắc chắn sẽ dẫn đến những phản ứng thái quá của Cha mẹ HS và ngay cả các HS (bỏ học , biểu tình phẩn đối, thậm chí đánh GV...)
Phạm Lan, Hải Dương, 08:57, 13/09/2010
Tôi thấy cả Nhà trường và phụ huynh đều chưa hiểu ý nghĩa của việc đầu tư cho giáo dục.
Không thể phủ nhận việc có nhiều phụ huynh có khả năng kinh tế, có thể đóng góp ủng hộ cho trường nhiều hơn, cũng không thể phủ nhận việc trường cũng muốn nhận được nhiều sự ủng hộ như thế.
Nhưng các phụ huynh thích đóng góp để con mình được ưu ái, quan tâm nhiều hơn và vì để chiều lòng các bậc phụ huynh đó trường đã làm sai lệch trong công tác giáo dục.
Tôi thì có quan điểm sau:
1- Nếu muốn con mình được hưởng nền giáo dục tốt thì ngoài điều kiện vật chất cần có cả môi trường giáo dục tốt bao gồm cả các thầy cô và bạn bè học tập. Sự đóng góp của cá nhân phải nhằm mục đích góp phần làm môi trường giáo dục tốt hơn. hãy đóng góp để môi trường giáo dục tốt hơn chứ đừng ra giá để yêu cầu.
2- Nhà trường cần xây dựng môi trường giáo dục tốt, có sự thi đua và bằng đẳng giữa các học sinh, có sự tận tâm và nhiệt tình của các thầy cô giáo. Nếu được như thế tôi tin rằng trường sẽ đáp ứng được cả 2 mục tiêu: giáo dục và an sinh.
Tôi muốn con mình được học trong những ngôi trường như của cô bé Tốt - tô - chan. Liệu đó có mãi là câu chuyện của niềm mơ ước hay không?
Hồng Ngọc, Vĩnh Phúc, 08:48, 13/09/2010
Theo quan sát của tôi thì không phải là "không hiếm" mà là đa số phụ huynh thấy trong lòng hậm hực.
Tôi có cháu con chị gái năm nay học lớp 4. Tôi ở cùng nhà cháu, đi họp phụ huynh cho cháu mấy lần nên tôi biết.
Ai cũng tức anh ách nhưng vì sợ con bị trù dập (Tôi nhấn mạnh là trù dập) nên đành phải ngậm bồ hòn làm ngọt.
Năm cháu học lớp 2, mẹ cháu có ý kiến đề nghị nhà trường phải giải trình rõ về những khoản "Hội cha mẹ học sinh đứng ra thu", cô hiệu trưởng cũng đưa ra lý do này lý do nọ chẳng có tí thuyết phục nào, sau đó tiền vẫn phải đóng (đương nhiên rồi), con thì bị các cô ghét, hơi một tí là bị cô chủ nhiệm đánh mắng.
Có hôm đi học về thấy mắt con sưng húp lên vì khóc, hỏi ra thì biết vì trong giờ học có chỗ con không hiểu, hỏi lại cô giáo thì bị cô gắt lên là cô đừng có lắm chuyện, mẹ con cô giống hệt nhau, tôi chưa gặp phải phụ huynh nào như mẹ cô.
Mẹ nghe thấy thế thì sôi máu lên, định sẽ đến gặp cô giáo để làm cho ra nhẽ, nhưng hình như con biết mẹ định làm thế hay sao ý, nó ôm lấy chân mẹ khóc là "Từ giờ đi họp mẹ đừng phát biểu ý kiến gì mẹ nhé". Rồi mẹ con ôm nhau cùng khóc. Từ đấy chị tôi không ý kiến ý cò gì nữa, vì có chuyển con đi trường khác mà vẫn thuộc huyện ấy thì con cũng không thoát được, kiểu gì họ cũng nói được cho nhau biết là con mẹ ấy hay ý kiến lắm đấy, đi đâu thì cũng vẫn vùng trời ấy mà thôi.
Ở thành phố tôi không rõ chứ ở nông thôn vùng tôi sống thì tất cả các trường mầm non, tiểu học đều có tình trạng lạm thu. Nhưng lên đến cấp 2, cấp 3 thì tình hình khác hẳn, đơn giản là vì khi đó học sinh lớn rồi, thầy cô không dám "bắt nạt" như khi chúng còn bé, bố mẹ cũng không sợ con mình bị khủng bố tinh thần kiểu như cháu tôi nữa.
Bùi Thanh Trang, 08:30, 13/09/2010
Tôi rất vui mừng là sự việc này đã đến lúc được công luận phê phán và nhìn nhận thẳng thắn.
Thể hiện rõ nét là trước thềm năm học mới, rất nhiều địa phương đã chấn chỉnh vấn đề lạm thu trong nhà trường.
Tuy nhiên, vẫn còn những "con sâu làm rầu nồi canh".
Theo tôi, chúng ta cần phải kiên quyết trước "tệ nạn" này. Muốn làm tốt điều đó, không chỉ Nhà nước mà nhân dân cũng phải chung tay góp sức để đưa môi trường giáo dục trở lại trong sạch.
Đối với các cơ quan có thẩm quyền liên quan cần phải có những chính sách cụ thể, rõ ràng, phải đề ra những biện pháp, chế tài xử lý và giải quyết một cách kiên quyết, triệt để.
Đối với phụ huynh cần phải mạnh dạn chỉ rõ những nơi, những cá nhân nào không chấp hành nghiêm quy định hiện hành.
Điều quan trọng là chúng ta phải kiên quyết xóa bỏ "ung nhọt" trong giáo dục hiện nay./.
Phạm Thanh Hải, Hà nội, 07:49, 13/09/2010
Chào các bạn! Tôi cũng có hai con hiện đang đi học cấp I, vì muốn biết hội phụ huynh làm thế nào mà tôi đã phải xung phong làm trưởng ban phụ huynh của lớp con.
Qua 3 năm làm công tác phụ huynh của lớp, tôi chỉ thấy nhiệm vụ của ban phụ huynh chỉ là thu tiền và chăm lo phong bì cho các thầy cô vào các ngày lễ tết....Qua ý kiến của cá nhân tôi thì Bộ giáo dục nên cấm hoạt động của hội phụ huynh là tốt nhất, vì rất nhiều khoản thu ngoài quy định thì nhà trường đều nhờ qua ban phụ huynh đứng ra thu hộ.