Ý kiến bạn đọc
Nguyen Thang, 15 Cua Bac - Ba dinh - Ha Noi, 10:12, 04/08/2010
Tôi là một người dân Hà Nội, và cũng là một phụ huynh có con đang học THPT. Tôi sẽ không cho con học vovinam nếu nó được đưa vào chương trình học. Nếu là bắt buộc tôi sẽ phản đối, bằng cách cho con đi học trường khác.
Lý do rất đơn giản là tôi không thích và cháu nhà tôi cũng không thích. Trong trường cháu đang học có môn giáo dục thể chất rồi. Nếu muốn học thêm một môn võ tôi sẽ cho cháu tự chọn một môn nào mà cháu thấy thích hợp.
Tôi không hiểu các ông giáo sư, tiến sĩ ở bộ Giáo dục học ở đâu được kiểu áp đặt ngớ ngẩn này, nên cho các ông rỗi hơi ấy về nghỉ hưu đi thôi...
Vài ý kiến đóng góp cho thêm rôm rả.
Nguyễn Văn Minh, Hà Nội, 09:21, 04/08/2010
Tôi nghĩ các quý vị hoàn toàn ủng hộ Bộ GD-ĐTcũng có những cái lí của mình đó là đưa môn voc thuật vào trường học để các em nâng cao sức khỏe là điều hoàn toàn đúng. Nhưng có một số điều mà các quý vị có thể chưa biết:
Hiện nay ở trong và ngoài nước, rất nhiều người tập võ Cổ truyền Việt Nam, điển hình là Festival võ cổ truyền Bình Định 2010, trước đó là Liên hoan võ cổ truyền Quốc tế 2006.
Tôi lên mạng và thấy môn phái võ Nhất Nam cũng đã có hàng chục nước tập luyện trên toàn thế giới, và Lễ hành hương về đất tổ của Nhất Nam tại văn miếu cũng có hơn 10 quốc gia về tham dự, lễ dâng hương của môn Nhất Nam tại văn miếu Mao điền Hải dương cũng có gần mười nước về tham dự.
Và còn rất nhiều môn phái cổ truyền nữa.
Còn vấn đề đưa vào trường học, hiện nay cũng rất nhiều trường có các CLB võ thuật hoạt động chứ không phải mình Vovinam, Vậy quyết định này có thể sẽ ảnh hưởng vầ gây phức tạp cho môi trường giáo dục. Vậy hãy để các trường tự khuyến khích các môn phái phù hợp với địa phương mình phát triển thì tốt hơn nhiều.
Theo tôi, vấn đề này cũng đáng để đưa vào dự thảo của Quốc hội để bàn bạc, chỉ các vị ấy mới có cái nhìn xuyên suốt thấu đáo, chứ các vị GS,TS tham gia bàn bạc và quyết định trên chưa thấy xuất hiện trên báo nói về chủ trương, quan điểm của mình thì chúng tôi chua thể tin được.
HHL, BN, 03:20, 04/08/2010
Quan điểm của mình đó là Bộ GD-ĐT đưa ra công văn như vậy là đúng bởi vì :
1. Xét về phương diện quốc tế , người nước ngoài biết đến Việt Nam qua VoViNam Việt Võ Đạo nhiều hơn môn võ cổ truyền khác .
2. Xét về phương diện trong nước , thì hầu hết các môn võ cổ truyền nào cũng đều chỉ mang danh 1 vùng , chưa có sự thống nhất trên toàn quốc , tại sao lại chỉ đặt cái tên môn phái giới hạn như thế , nếu lấy các môn phái khác thì hoá ra là tôn vinh cho vùng đó chứ đâu phải cho cả đất nước Việt Nam.
3. Xét về bình diện võ thuật. Tại sao Nhật Bản lại lấy Karate , Hàn Quốc lại lấy Teakwondo làm Quốc Võ, môn phái khác họ cho rằng môn VoViNam Việt Võ Đạo cũng là môn có thời gian phát triển là chưa lâu đời? Tại sao họ không nghĩ rằng Nhật Bản cũng có các môn phái võ cổ truyền của Nhật khác ở trong nước , nhưng tại sao Người Nhật lại chọn Karate mặc dù Karate cũng phát triển chưa lâu đời.
Thật là nực cười khi lấy tiêu chí thời gian phát triển và tiêu chí cống hiến từ xa xưa trong chiến tranh ra để bàn luận môn Phái Võ nào cống hiến hơn.
Thử hỏi rằng nếu không có Đảng ,Lý Luận Cách Mạng, Bác Hồ và Đấu Tranh Vũ Trang bằng súng ống và đạn dược ra thì liệu có hoà bình như bây giờ không , các môn Võ khác có được phát triển như bây giờ không?
Tại sao bây giờ Nhà Nước lại có bộ môn Giáo Dục Quốc Phòng( GDQP) ở trong các trường THPT , vậy đưa VoViNam Việt Võ Đạo vào là để giáo dục thể chất cho các em để cho thế hệ trẻ có sức khoẻ để xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc khi mà các em đã được trang bị một hành trang tốt khi học xong môn GDQP.
Các môn phái khác họ hiểu sai về mục đích đưa VoViNam Việt Võ Đạo vào học đường , tất cả họ đều nghĩ là mục đích đưa VoViNam Việt Võ Đạo vào học đường là để học VoViNam Việt Võ Đạo chứ không phải là để học sinh rèn luyện thể chất .
4. Xét về bình diện bản sắc vắn hoá truyền thống và hiện đại : VoViNam Việt Võ Đạo đều có vì có kết hợp của Võ Cổ Truyền Và Vật Dân Tộc là nòng cốt đồng thời kết hợp với Võ Thuật hiện đại , nhưng các môn phái khác chỉ có 1 yếu tố là truyền thống chứ chưa có yếu tố hiện đại . Nếu chúng ta chỉ chỉ có yếu tố truyền thống thì thử hỏi Đất Nước ta có cần phải Công Nghiệp Hoá - Hiện Đại Hoá , có cần phải có chính sách mở cửa làm bạn với Nước ngoài hay không ?
5. Xét về cơ cấu hệ thống và thành tựu Võ thuật , VoViNam Việt Võ Đạo có Liên Đoàn Trong Nước và Quốc Tế , có hệ thống đai đẳng phù hợp với quy định của quốc tế , đã được đưa vào thi đấu trong các giải thể thao lớn của khu vực như AIG , Sea Games , vậy các môn phái khác thì sao họ đã làm được gì , họ đã tôn vinh cho dân tộc Việt Nam chưa, đã quảng bá cho hình ảnh của nước nhà hay chưa , hay họ chỉ biết phát triển cho 1 vùng nào đấy nơi môn phái võ của họ được khai sinh.
Các môn phái khác họ nên nhìn thẳng vào sự thật đó là hãy đặt câu hỏi tại sao Bộ GD & ĐT lại chọn đưa VoViNam Việt Võ Đạo vào trong trường học. Trước khi Bộ GD & ĐT đưa ra công văn thì đã phải họp bàn rất nhiều lần , toàn Giáo sư , Tiến sỹ cả chứ có phải là không có học hàm học vị đâu mà lại cho rằng Bộ GD & ĐT quyết định như thế là sai .
Huynh Hiep, U.S.A., 01:41, 04/08/2010
Ngay khi doc tin Vovinam duoc dua vao hoc duong,ai cung du doan co nhung ganh ty rat "hot" se xay ra.Quan diem cua ong Rong Vang la mot dien hinh.
Thuc su thi co nhieu mon vo co truyen da pho bien va ung dung trong qua trinh dung nuoc va giu nuoc, nhung tuyet dai da so cac mon vo nay du rat huu hieu di nua cung chua xay dung duoc cac quy tac de co tam muc pho bien quoc te.
Them nua ,phan lon cac mon vo co truyen la du nhap tu ngoai quoc, phan sang tao chi la them that, trong khi mon Vovinam la hoan toan do nguoi VN sang tao va duoc cac mon sinh tam huyet tu bo ,chinh ly den ngay nay da co tam vo quoc te rat ro.
Tap vo khong co nghia la xay dung "bao tang", tieu chuan co truyen chi la phu, Su huu hieu va co kha nang pho bien moi la chinh.Xin dung vi long ganh ty nho nhen m neu len nhung tranh cai khong can thiet./.
Micheal, Hà Nội, 00:27, 04/08/2010
Tôi tự hỏi ông Duy Anh đã bao giờ tham gia và tập 1 môn võ thuật nào chưa?
Riêng bản thân 2 chữ " Võ Thuật " cũng mang đến nhiều ý nghĩ trong đó rồi.
Riêng vấn đề khởi động trước khi học các đòn thế,đi các bài quyền cũng như các thế võ tự vệ cơ bản cũng mất thời gian từ 20-30',vậy 1 tiết học 45' khởi động mất hơn 2/3 thời gian như thế thì thời gian học còn lại là ra sao?
Tiếp đến là vấn đề chất lượng,tôi rất đồng ý với 1 số ý kiến về vấn đề: không phải bất cứ 1 GV thể dục nào đều có năng khiếu và tố chất võ thuật để có thể đứng lên và dạy cho học sinh.
Người dạy võ cần phải có cái tâm và nhiệt huyết với môn võ mình theo đuổi thì mới có thể hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của từng người, nếu đem ra dạy đai trà như thế,liệu chất lượng đạt được là bao nhiêu,1 thầy hoặc 2 thầy dạy cả trường thì sau những buổi tập đọng lại trong các em học sinh được điều gì?
Bản thân tôi là người theo học võ được hơn 6 năm,môn phái tôi theo học là Pencak Silat-rất phát triển ở Việt Nam,điều tôi được các thầy dạy đầu tiên khi nhập môn là cái tâm của người học võ,cách sống,cách cư xử và nuôi dưỡng ý chí cũng như phát huy điểm mạnh của con người mình. .điều tôi tự hỏi ở đây: Liệu có thầy giáo nào có đủ cái tâm với nghiệp võ để có thể truyền thụ được giáo lý này đến từng học trò của mình? Vậy việc đưa võ học vào trong chương trình giảng dạy là cần thiết hay không?
Sẵn đây, tôi cũng nói luôn 1 vấn đề là nhiều người đã hỏi sao các môn phái khác không đứng lên để có tiếng nói? Thưa rằng với mọi người, mỗi 1 phái 1 đặc trưng và chẳng phải ai ai cũng có thể đáp ứng được những tố chất mà môn phái đó yêu cầu.các trưởng môn cũng sẽ không bao giờ đứng lên để tranh luận về việc sao không đưa võ học của họ vào trong nhà trường mà lại là Vovinam.
Bởi vì họ phổ cập võ học ở tất cả mọi lứa tuổi,từ trẻ nhỏ đến những người cao tuổi,ai có tâm,có tình yêu sẽ đến để theo học.Không cần phải đưa vào trong trường lớp thì tên tuổi của môn phải mới có thể nổi trội được cả.
Theo tôi,chúng ta nên cải cách giáo dục thể chất theo 1 hướng khác, phát huy tiềm năng của từng cá nhân thay vì phát triển 1 môn võ mà chưa chắc đã phát huy được hết tất cả điểm mạnh của từng cá nhân.
Thay vì như thế,chúng ta có thể áp dụng những phương pháp của các nước phát triển hơn như việc cho học sinh đăng ký môn tự chọn như: đá bóng, cầu lông, đá cầu, điền kinh,bóng bàn,v..v...tùy theo khả năng,tư chất của từng người sẽ nhận ra điểm mạnh và phát huy tốt,các e sẽ thích học,thích đến trường vì có niềm đam mê hơn thay vò ngày nào cũng đến trường với tư tưởng: Hôm nay lại phải học môn đấy, mệt hết cả người!
Nguyễn Long, Hà Nội, 23:25, 03/08/2010
Võ đạo ư, ngay cả những người theo đuổi võ học mấy chục năm chắc gì đã hiểu được huống hồ các em nhỏ. Nên tổ chức các câu lạc bộ thôi,
Phạm Ngọc Phúc, Thái Bình, 17:01, 03/08/2010
Nhìn lại 4000 năm dựng nước và giữ nước, tinh thần thượng võ đã ăn sâu vào tâm chí người Việt. Nhưng đến nay nhìn lại người Việt ta còn giữ lại được những giá trị gì?
Từ nhỏ tôi đã rất thích học võ nhưng không có điều kiện. Đến bây giờ tôi vẫn mong muốn mình học được 1 môn võ để rèn luyện thân thể và tinh thần.
Nhìn lại học sinh bây giờ thể chất đã phát triển hơn trước nhưng tinh thần thì bạc nhược ham mê những thú vui theo lành mạnh. Như vậy tại sao ta không để cho các em học 1 môn võ để rèn luyện võ đức.
Theo tôi, vovinam cũng được hay môn phái nào cũng được. Chúng ta phải làm ngay, chứ bàn chọn môn phái nào và thực hiện như thế nào chắc phải đợi 10 năm, 20 năm ...
Nguyen Duc Dung, Phòng GD&ĐT Phú Lương-Thái Nguyên, 16:36, 03/08/2010
Ai tên là rồng vàng mà viết "Không khôn thế", ở khắp cả nước học sinh vẫn đang học các môn phái võ khác như: Taekwondo; karatedo đó thôi!
Nguyen Van, Quan 12, TP HCM, Viet Nam, 16:32, 03/08/2010
Tôi cũng muốn hỏi câu hỏi thứ 2 như bạn!
tran binh minh, ha noi, 15:45, 03/08/2010
Cái gì đưa ra mà chẳng có nhiều ý kiến phản hồi.
Nếu cứ lắng nghe rồi xem sao mới thực hiện thì mãi chẳng bao giờ đưa được một môn võ vào trường học, đào tạo cho thế hệ tương lai (hiện nay số học sinh biết đến võ thuật là còn quá ít và chỉ tập trung ở những thành phố lớn).
Chúng ta đã có hàng nghìn năm học và sử dụng tiếng Hán, cũng có lúc, có thời điểm chúng ta cũng đã chuyển sang dùng chữ Nôm nhưng chữ quốc ngữ của chúng ta nay sao lại là phiên âm La tinh, mặc dù ông Alexang Dross truyền bá và dạy dân ta tiếng La tinh chưa lâu, mà sao nay tiêng La tinh đã trở thành ngôn ngữ giao tiếp chính thống của người Việt và đồng thời cũng là chữ quốc ngữ luôn.
Vâỵ thì có sao, khi đưa môn võ VOVINAM vào trong trường học, làm Quốc võ...Tôi nghĩ ý kiến phản hồi cũng chỉ để đánh giá và thăm dò phản ứng của dư luận thôi. Nếu quyết được, xin cứ quyết đi nếu thấy cái lợi nhiều hơn cái không có lợi.
Nguyen Thi Tuyet Mai, Q9 - Tp HCM, 13:25, 03/08/2010
Tôi xin có một ý kiến nhỏ như sau về vấn đề đưa võ thuật vào trường lớp.
Như chúng ta đã biết, hiện nay đang rộ lên những vấn đề về bạo lực học đường (BLHĐ) mà sức ảnh hưởng của nó đã làm xôn xao cho không ít các em học sinh ở mọi lứa tuổi,cấp học và cho cả xã hội nữa.
Tôi cũng là một giáo viên, giáo viên mầm non thôi, nhưng tôi nhận ra xu hướng BLHĐ này có khả năng xảy ra ngay cả trong trường mầm non.
Lý do mà tôi đưa ra là trẻ con có tính bắt chước rất cao. Không phải tự nhiên mà tôi nói vậy, một học trò của tôi, khi đến lớp, chơi với bạn bình thường thì thôi, nếu muốn chơi món đò chơi mà đã có bạn chơi rồi mà mượn bạn không cho thì ra tay đánh bạn ngay. Nhiều lần tôi quan sát thấy, theo dõi và tìm hiểu nguyên nhân thi hơi bất ngờ, tôi được biết gần nhà cháu có một gia đình nọ, mà người chồng hễ say xỉn là về nhà đánh vợ con bất kể họ có lỗi gì hay không.
Như vậy, đứa trẻ này vô tình tiêm nhiễm thói xấu từ....hàng xóm. Vậy, nếu sự việc mà diễn ra ngay tại nhà cháu thì chuyện gì sẽ xảy ra, tôi không dám nghĩ tới nhưng có lẽ mọi người có thể hình dung ra được. Còn, chuyện BLHĐ thì quá rõ ràng, thậm chí bọn trẻ ra tay đánh người chỉ vì một lý do vô cùng kỳ cục: " Ai bảo nó dễ thương làm chi?".
Đó là tôi chưa nói gì đến bọn trẻ biết chút đỉnh về võ thuật.
Thử hỏi, khi chúng chưa được tập võ vì các lý do khác nhau, thậm chí có em không thích mà đã đánh nhau bừa bãi đến báo động như thế rồi. Vậy nếu võ thuật được đưa vào dạy chính thức như một môn thể thao thì chuyện gì sẽ xảy ra có ai lường trước được những sự việc ấy không? Và hiện nay, BLHĐ được xem là một vấn nạn cần cả xã hội chung tay góp sức để giải quyết.
Tôi cũng thích con em mình được học võ để rèn luyện cơ thể và "tinh thần thượng võ" cũng như phòng thân khi lỡ đi học về khuya mà gặp phải kẻ xấu thì còn biết bảo vệ bản thân, nhưng xin Vụ trưởng hãy xem xét kỹ lứa tuổi cũng như nội dung bài học sao cho các em học để tương trợ nhau cùng tiến bộ, cùng vui khoẻ chứ không phải "thấy ghét thì đánh". Thiển ý của tôi là vậy, xin chia sẽ cùng bạn đọc.
baothanhthien, hanoi, 13:14, 03/08/2010
Tại sao chỉ có VOVINAM được dạy trong nhà trường? Bộ GD-ĐT không nên áp đặt như vậy. Bộ là cơ quan quản lý Nhà nước thì nên đề ra tiêu chí là chính chứ không nên "chỉ thầu". Tất cả các môn phái võ đều có thể đưa vào dạy ở trong trường miễn người học có nhu cầu và đáp ứng tiêu chí của nhà nước.
Đào Xuân Minh, Việt Trì-Phú Thọ, 11:46, 03/08/2010
Hiện nay, chương trình học phổ thông đều quá tải ở tất cả các cấp học. Bộ Lao động-TBXH đã trình mãi Quốc hội mới đồng ý cho người lao động làm việc 40h/tuần (để được nghỉ thứ 7 và CN) nhưng đến nay, giáo viên và học sinh vẫn đến trường cả tuần như cũ... !? Nếu đưa thêm 1 môn thể dục vào trường học thì nên đưa môn bơi (lặn) vào sẽ hợp lý hơn nhiều là vovinam...
Đặng Mạnh, Hà Nội, 10:14, 03/08/2010
Cháu hoan nghênh các cô chú trong Bộ GD- ĐT
Vâng! Có lẽ là phải vậy . Đã đến lúc chúng ta, con cháu ta phải có đủ sức khoẻ trong lao động + học tập và bảo về toàn tổ quốc thân yêu của chúng ta, cái gì cũng vậy để có cách mạng thì chúng ta phải có sự hi sinh, phải biết gạt qua tất cả những cái đơn lẻ để gộp thành cái lớn và cuối cùng phải biết chập nhận chứ như bài báo trên viết nào là hết khó khăn này đến khó khăn khác, bước đầu là phải vậy chứ làm gì có con đường cách mạng nào trải chiếu hoa?
Chúng ta hãy nhìn vào dân tộc Hàn Quốc mà xem ? Họ đâu có thông minh hơn ta nhiều? Nhưng họ có sức khoẻ họ làm được tất cả mọi thứ họ cần.
Ở công ty cháu cũng vậy 1 người Hàn Quốc họ có thể lao động 16/24h trong 1 ngày mà họ vẵn không mệt mỏi. Kết quả tạo ra nhiều sản phẩm >> năng cao hiệu quả >>>mang lại nhiều lợi nhuận còn người việt nam ta thì sao ? nổi tiếng về chịu khó liệu có làm được bằng họ không ? chắc chắn là không bởi vì làm gì có sức khoẻ
Cháu cảm ơn các cô chú trong bộ GD - ĐT mong rằng các cô chú cho triển khai sớm và bảo vệ tâm huyết của mình thành hiện thực
" Có sức khoẻ là có tất cả!
Phạm Quang Thành, Phú Xuân - Cấp Tiến - Tiên Lãng - Hải Phòng, 01:08, 03/08/2010
Xin lỗi Rồng Vàng, nhưng thật sự theo tôi nghĩ, bạn chưa tìm hiểu kĩ về Vovinam, cũng chưa tìm hiểu việc dạy vovinam ở 1 số trường học hiện nay như thế nào, điển hình là Đại Học FPT chẳng hạn.
Đồng thời, có lẽ bạn cũng chưa từng tập vovinam nên bạn chưa biết sau 2 năm thì tập được những gì, và thật sự thì mình khẳng định với bạn rằng, để tập vovinam, và để dạy lại kĩ thuật cho người khác, thì thực sự không cần đến năng khiếu võ thuật.
Thêm nữa, Liên Đoàn Vovinam Việt Võ Đạo luôn cử Huấn Luyện Viên đến trực tiếp dạy kĩ thuật ở các trường đó!
Thật sự mình muốn nói rằng, trước khi bạn đặt 5 câu hỏi trên, bạn nên tìm hiểu thật kĩ. Đừng vội xoáy vào 1 vấn đề nào đó khi bạn chưa biết gì về nó
Trung niên, Hà Nội, 20:46, 02/08/2010
Tôi thấy học võ trong trường học là cần thiết. Vì sau 12 năm học phổ thông, kiến thức hữu dụng thực sự thu được từ sách sách khoa là không nhiều. Chỉ có sức khỏe tốt, tinh thần tinh tấn có được từ thể dục thể thao, từ võ thuật (nếu được học) là theo ta đi suốt.
Nhiều người nhìn nhiều đến khía cạnh bạo lực của võ thuật để lo sợ đến việc phổ biến võ. Thực tế, võ thuật, cũng như môn dạy đạo đức, giáo dục công dân, học văn.., là một trong số ít các môn học dạy ta cách sống, rèn giũa nhân cách nhất.
Số người học võ để làm điều bậy bạ là có, nhưng số lượng là nhỏ nếu so với tất cả số lượng người học võ khác.Chưa kể số tội phạm này phần nhiều đã có tâm thức, mục tiêu xấu khi lựa chọn học võ.
Môn Vovinam có nhiều thuận lợi vì đã có thương hiệu, đã được quảng bá rộng rãi, và đương nhiên có nhiều huấn luyện viên. Môn này được ưu tiên phổ biến cũng không sao. Không nên nói võ Vovinam chỉ có từ 1938 là không có truyền thống dân tộc. Tất cả các môn phái võ nổi tiếng trên thế giới, từ Thiếu Lâm, Wushu, Taekwondo, Karate đều không phải một sớm một chiều mà có, nó đều là thành quả góp nhặt, sàng lọc của bao thế hệ. Vovinam được kết tinh từ kinh nghiệm võ cổ truyền của cụ Nguyển Lộc, ta tôn trọng môn võ này.
Nhưng thực tế, với truyền thống dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm, võ thuật đã ăn sâu vào tâm thức, đời sống của nhiều thế hệ, nhiều vùng quê người Việt. Ngoài Vovinam, ta còn có Bình Định, Nhất Nam, Thăng Long võ đạo, Thất sơn thần quyền, Tân khánh Bà Trà.v.v...
Do đó, bên cạnh việc lựa chọn một hai môn phái để phổ biến, ta cũng phải tạo điều kiện cho các môn võ dân tộc khác cùng phát triển. Học sinh có thể lựa chọn môn phái phù hợp. Nếu không chọn học võ ở trường thì tự học ở các lò võ, CLB thể thao khác đang có.
Phổ biến võ học trong phổ thông không phải là việc đơn giản. Ta phải giải quyết nhiều vấn đề kéo theo như tăng cường số HLV, phân chia thứ bậc các bài học võ theo các năm, cân đối lại thời gian học các môn văn hóa khác (hiện đã quá thừa thãi, học xong quên phần lớn và chả để làm gì...). Dự án này cứ tiến chậm mà chắc, không nên quá vội.
Yến Yến, 18:01, 02/08/2010
Xin lỗi cho tôi đoán vui là Liệu đây có phải một phi làm ăn giữa Bộ GD&ĐT và Vovinam?
Anh Quân, Hà Nội, 17:26, 02/08/2010
Xin chào các bạn.
Tôi muốn chia sẻ một số cảm nghĩ của mình về bài viết như sau:
Trước hết, khi đọc tiêu đề bài viết tôi thấy khó hiểu và cứ ngỡ là tác giả chơi chữ vì tôi chưa bao giờ hình dung được sự liên quan giữa giáo dục và võ thuật. Nhưng khi đọc vào phần đầu bài viết, tôi lại càng choáng váng và ngỡ ngàng khi hóa ra là bài viết nói trực tiếp về việc này chứ k phải là chơi chữ.
Và khi đọc bài viết tôi thấy:
- Vô cùng ngạc nhiên vì từ sau thời kỳ phong kiến tới giờ đây có lẽ là lần đầu tiên ở Việt Nam và trên thế giới tôi thấy việc dạy và học võ lại được đưa vào chương trình học phổ thông của một đất nước theo tinh thần chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước (cấp Chính phủ) như vậy.
- Tôi thấy mình nhận thức quá kém cỏi hay thậm chí là có vấn đề về tư duy khi mà đọc mãi tôi vẫn không thể giải thích được sự liên quan, cần thiết phải đưa một môn võ thuật vào dạy phổ biến tại môi trường giáo dục phổ thông.
- Tôi thấy lạ lùng và vô lý là tại sao lại không đưa thêm một môn thể thao phổ biến của quốc tế vào trong giáo dục phổ thông mà lại là một môn võ. Và khi chọn võ thuật thì lại là Vovinam mà không phải là môn phái nào khác.
nguyencuomng, Hai Phong, 17:14, 02/08/2010
- Ở cấp học phổ thông, học sinh được học những kiến thức phổ thông. Mỗi môn võ thường theo những trường phái đặc trưng, chưa có tính chất phổ thông.
- Việc học một môn võ cần có nhiều điều kiện: quần áo, chế độ ăn uống ... Trong đó nhân tố thầy dạy là rất quan trọng, tôi nghĩ chưa thể đáp ứng được.
- Không thể dành nhiều thời gian cho việc học môn võ được trong khi các em còn phải học nhiều tri thức khác.
- Do đặc điểm tâm lý, sức khoẻ, đặc thù của môn võ. Tất cả các em đều học một môn võ sẽ không phù hợp.
- Theo tôi không nên đưa một môn võ thành môn học phổ thông mà chỉ nên phát triển dưới hình thức các câu lạc bộ. Các em có thể lựa chọn.
- Nếu muốn giáo dục thể chất cho học sinh được tốt hơn thì hãy quan tâm đầu tư các trang thiết bị tập luyện, phòng tập các môn thể thao trong nhà trường chắc chắn sẽ hiệu quả hơn!
Nguyen Nam, Nam Dinh, 16:33, 02/08/2010
Đất trống để tập thể dục còn không có, nói chi tập võ.
Nguyễn Đức Tâm, Đà Nẵng, 16:24, 02/08/2010
Tôi xin có một vài ý kiến cùng thảo luận cùng tác giả và các bạn.
Tôi cũng là một cán bộ nghành thể thao, tôi đã tập, biết và xem qua một số môn phái võ khác.
Điều quan trọng hơn tôi cũng tìm hiểu về lịch sử các môn phái, tôi nhận thấy một số thông tin từ bạn bè và các trang web như sau:
1. Môn vovinam là một môn võ lai tạp giữa võ việt và nhiều môn phái ủa các nước khác, điều này chúng ta không thể trách được, bởi vì tìm hiểu và phát triển, tìm cách khắc chế các đòn thế của võ phái khác là việc mà môn phái nào muốn phát triển lớn mạnh đều phải vậy cả.
2. Tôi thấy có 2 môn võ thuần Việt đang rất nhiều người trong và ngoài nước biết đến đó là môn võ Bình Đinh và môn phái võ Nhất Nam.
Nếu các bạn chưa biết thì gõ các từ ấy vào trong google thì sẽ biết cụ thể hơn. Tôi đang băn khoăn tự hỏi các môn phái lớn khác nghĩ như thế nào trước Quyết định này mà vẫn im hơi lặng tiếng không có ý kiến gì? Chả nhẽ phong độ các bác chỉ là " Tọa sơn quan hổ đấu?
Kính chào và mong nhận được nhiều thông tin phản hồi.
lê hưng việt, số4 C1 Nguyễn Du, thị trấn Thường Tín Hà Nội, 15:59, 02/08/2010
Học sinh THCS,THPT hình như không có gì làm chúng e sợ, có hình ảnh " như Tôn Ngộ Không, chưa có vòng Kim cô trên đầu".
Vấn đề lớn hiện nay là đạo đức, lý tưởng các em không chú ý rèn luyện.
Học võ là tốt nhưng hầu như lò võ nào cũng đưa đạo đức lên trước.
Cần có bước chuẩn bị thật tốt để các em học võ, vội vàng quyết định ngay thật là nguy hiểm.
Chúng tôi thấy cần cho học sinh THCS phải thi tốt nghiệp các môn văn hóa như trước đây có tác dụng giáo dục Đạo đức mạnh hơn nhiều.
Trần Long Hải, Lào Cai, 15:49, 02/08/2010
Tôi là một giáo viên THCS, trình độ đại học, đã công tác trong nghề được hơn 30 năm, đã từng làm giáo viên, Hiệu trưởng, chuyên viên Sở GD&ĐT, tôi xin có ý kiến thế này:
Để đưa một môn học vào nhà trường thì phải thử nghiệm ở một số trường sau đó rút kinh nghiệm nếu tốt thì mới nhân ra diện rộng.
Đồng thời để dạy được một môn học trong nhà trường phải có đủ các điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất, tài chính...
Hiện nay môn thể dục đưa vào nhà trường bao nhiêu năm nay nhưng nhiều trường GV dạy thể dục đều kiêm nhiệm, không có chuyên môn và năng khiếu.
Đùng một cái quyết định đưa môn võ vào các nhà trường thì quả là một quyết định mạo hiểm, tôi nghĩ hiệu quả không cao.
Anh Khoa, 15:44, 02/08/2010
Việc đưa võ thuật vào trường học là 1 quyết định hợp lý. Võ thuật không chỉ mang lại cho con người sức khỏe mà nó còn giúp ta tu dưỡng về đạo đức. Nhưng nếu chỉ đưa vào giảng dạy tràn lan và không có phương pháp cụ thể rất có thể gây ra hiệu quả ngược lại.
Và việc chọn 1 môn võ duy nhất chung cho cả nước là điều không hợp lý.
Thứ nhất, hiện một số địa phương chưa hình thành được phong trào tập luyện vovinam nên sẽ xãy ra tình trạng thiếu cán bộ giảng dạy.
Thứ 2: Việc dạy duy nhất một môn võ có thể khiến cho các môn phái khác dần ít người học và dẫn đến việc thất truyền. Đó là sự mất mát lớn cho nền võ học nước nhà.
Thứ 3: Việc đào tạo như đa số các lò võ hiện nay là : Chú trọng phần võ thuật nhưng ít quan tâm đến võ đạo sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy không mong muốn.
Tôi xin đề nghị thế này:
Cho phép đưa võ thuật vào trường học: nhưng tùy theo đặc điểm cụ thể và thế mạnh của từng địa phương mà chọn môn võ cho hợp lý.
Việc giảng dạy võ thuật phải kết hợp với võ đạo.
Ví dụ, bậc tiểu học 3 năm đầu: Học võ đạo và các bài võ tự vệ, quyền pháp. 2 năm cuối học các bài võ chiến đấu và cao hơn.
Bậc THCS: 2 năm học võ đạo và các bài võ tự vệ, quyền pháp . 2 năm cuối học các bài võ chiến đấu vào cao hơn.
Bậc THPT: 1 năm đầu học võ đạo và các bài võ tự vệ, quyền pháp. 2 năm cuối học các bài võ chiến đấu và cao hơn.
Các huấn luyện luyện viên căn cứ vào hạnh kiểm của môn sinh trong quá trình tập luyện mà chấm điểm thực hành võ đạo. Điểm thực hành võ đạo là 1 yếu tố tiên quyết trong quá trình xét tuyển thi lên đai cho các môn sinh. Và giới hạn đẳng cấp đai cho từng bậc học.
Nguyễn Hữu An, 99Ba Đình, 15:16, 02/08/2010
Xin chào tất cả!
Tôi thấy đây là đề tài tranh luận khá hấp dẫn, có nhiều người tán thành và có nhiều người phản đối, bên cạnh đó là các ý kiến lưỡng lự chưa biết ra sao.
Đúng vậy! Có thể đây là thông tin mới và nhạy cảm nhưng xin thưa nó đã được các giáo sư hàng đầu Việt Nam nghiên cứu lợi ích từ những năm 70, và kết quả cho thấy những học trò rèn luyện võ thuật có chỉ số chung về sức khỏe, tinh thần và sự phát triển trí tuệ cao hơn hẳn các học trò đơn thuần, và ngay cả các sinh viên TDTT Từ Sơn (Bắc Ninh).
Đáng tiếc, nghiên cứu đó đã bị lãng quên do các cuôc khủng hỏang kinh tế sau đó. Ngày nay, các môn võ đang bắt đầu phục hưng, tuy nhiên để nói là có tính quốc thể và tính quốc tế thì chỉ có 3 nhóm:
-Võ Bình Định
-Võ đạo Thăng Long
-Vovinam
Tôi đã may mắn được tiếp xúc cả 3 môn phái trên, do gia đình thuần thúy bên Quốc phòng hàng bao đời, làm nhiệm vụ khăp mọi miền đất nước, nên sớm đã quy tụ được 1 vài dòng võ trong đó có 3 dòng trên.
Cá nhân tôi thấy cách nhập môn của Vovinam rất phù hợp với học trò, còn về đạo thì cả 3 dòng đều có đạo lý riêng. Tuy nhiên, Vovinam bên cạnh đạo lý võ học thông thường, còn có trong đó sự khoan dung mở lòng hướng ngoại. Điều đó có giá trị xây dựng ý chí cho thanh niên, gây dựng lòng yêu nước.
Mỗi dòng võ có những cái hay riêng và người học võ lấy tâm mà luyện lấy đức mà rèn. Do đó, không vì chuyện chọn môn võ nào giảng dạy chính thức cho học trò mà làng võ VN có sự chia rẽ đâu. Mong tác giả bài viết xem xét.
Tran Van Thieu, HVBP/Son Tay-Ha Noi, 15:09, 02/08/2010
Theo toi dua mon vo vao giang day cho hs la rat tot, nhung thoi gian de trien khai va nhan rong ra toan Quoc nen chuan bi ve mat nhan luc (Thay day vo), cung nhu thoi gian can phai tinh toan cho phu hop, dac biet trong luyen tap vo thuat; co the dao tao hoac lay tai nhung co so giang day vo tren toan Quoc de tro giang, tro giao trong qua trinh giang day.
levanhieu, TayHoa,PhuYen, 14:51, 02/08/2010
Sau khi đọc qua bài viết của tác giả Rồng Vàng, bản thân tôi hoàn toàn nhất trí với các quan điểm đưa ra.
Mặt khác theo tôi, không nên đem môn võ vào nhà trường trong thời điểm hiện nay.
Thứ nhất, để học sinh tập trung học tốt các môn học sẵn có là đủ rồi.
Thứ hai, hiện nay vấn đề mà các gia đình và xã hội quan tâm việc giáo dục đạo đức học sinh hiện nay là rất khó, nói chi là giáo dục môn võ, nhất là trình trạng suy thoái đạo đức học sinh hiện nay.
Thứ ba, hoc sinh có cơ hội “ra tay” với bạn bè và còn cả Thầy, cô nếu như học sinh “tức giận”.
Thứ tư, liệu trên cả nước các trường tiểu học, THCS, THPT….được bao nhiêu giáo viên biết môn võ? Nếu như cử đi bồi dưỡng thời gian bao lâu? Thì hãy xem lại, cứ đừng chạy theo thành tích là học nhiều môn.
Thứ năm, các cấp nên khuyến khích các địa phương mở các câu lạc bộ võ thuật, nếu phụ huynh nào thích thì cho con em theo học.
Việt Hồng, Hà Nội, 14:09, 02/08/2010
Không thể tùy tiện đưa võ thuật vào trường học.
Thứ nhất, xét về thể lực, không phải ai cũng có thể tập võ. Nếu không biết, không phát hiện ra hoặc biết nhưng không lường hết được hậu quả, cứ tập có thể dẫn đến nguy hiểm tính mạng, lúc đó ai là người chịu trách nhiệm?
Thứ hai, võ thuật dạy người ta cách chiến đấu, làm thế nào để các em học sinh phát huy mặt tốt của võ thuật mà không dùng võ đánh người khác?
Hơn nữa, tập võ phải nhiều năm mới đạt được trình độ điều chỉnh lực đánh, chọn điểm đánh. Tập chưa đạt đến trình độ đó mà đã ứng dụng đánh người thì rất dễ gây nguy hiểm tới tính mạng của người bị đánh.
Thứ ba, tập võ không đúng cách rất dễ gây hại cho chính người tập. Tập sai động tác, điều hòa nhịp thở không đúng có thể gây chấn thương bên ngoài hoặc bên trong cơ thể người tập. Ai sẽ chịu trách nhiệm hậu quả?
Thanh Sơn, Tp HCM, 14:08, 02/08/2010
Nghe qua quyết định ngày của BGD-ĐT tôi cũng rất bức xúc
Điều này càng chứng minh những quyết sách đưa ra đều mang đấy tính chủ quan. Đáng tiệc đây là cơ quan của Bộ GD-ĐT. Đáng lẽ, nơi đây phải tập trung nhưng tinh hoa và làm việc một cách công tâm.
Tôi cũng là người làm việc ít nhiều trong ngành võ thuật và biết một số môn võ nên thực sự ngỡ ngàng về quyết định này.
Giáo dục cả một thế hệ không thể từ ý chí chủ quan quyết định nóng vội, áp đặt ở một số người.
Hoàng Quốc Lê, VTV, 13:46, 02/08/2010
Các bạn góp ý nên đứng trên góc độ giáo dục. Đưa Vovinam vào trường học liệu có dễ dàng như thế không? Cứ cho là nó tốt nhưng thực hiện bằng cách nào, nhân lực, vật lực ra sao là điều cần bàn rất kỹ.
Chương trình văn hóa còn đang chưa hoàn thiện mà cứ ôm đồm thêm nữa liệu có đảm bảo không?
Duoc, 13:20, 02/08/2010
Tôi nghĩ trong môn võ này còn nhiều phần nhỏ nữa... không phải học võ ở đây là luyện đao, kiếm mà có thể dạy HS về luyện khí công, thiền để giảm stress sau các giờ học và tâm hồn thanh tịnh... Đó mới là võ thuật đích thực...
hà khánh tân, thanh sơn phú thọ, 12:36, 02/08/2010
Việc rèn luyện sức khoẻ trong nhà trường là cần thiết nhưng tôi phản đối việc đưa môn võ vào nhà trường. Ông nào đề đạt ý này thì thật là tư tưởng, tâm lý, sức khoẻ có vấn đề cần đến gặp Bác sỹ tìm bệnh./.
minh hoang, 147 de tham, 12:34, 02/08/2010
Hiện tại ở nước ta có rất nhiều môn phái, trong đó có Vovinam. Tôi nghĩ chúng ta dưa môn võ này vào chính thống thì cũng chẳng có sao cả:
1. Đây là môn võ đã có thương hiệu quốc gia.
2. Chúng ta có thể sử dụng để rằng luyện thể chất cho tất cả học sinh -sinh viên kể cả nam lẫn nữ.
3. Đây là môn học có chương trình đào tạo không vì lợi ích dịch vụ, tất cả học sinh - sinh viên điều được học, không phải trả tiền.
Chúng ta phải công nhận điều này. Hiện tại chúng ta cũng có một số môn võ cổ truyền nhưng thương hiệu quốc gia chưa có do đó chưa đủ mạnh, còn lại một số khác là của nước ngoài. Chúng ta phải có cái riêng cho minh chứ các bạn. Các ban phải tự hào về điều đó chứ. Xin chúc tất cả lời chúc sức khỏe .
Huỳnh Ngọc Sáng, Phú Trinh Phan Thiết Bình Thuận, 12:28, 02/08/2010
Khi đọc được thông tin Bộ GD-ĐT đưa môn Vovinam vào học đường và qua ý kiến của bạn Rồng vàng tôi xin có một số ý kiến sau:
1.Khi nhỏ tôi có học môn Vovinam nên biết các đòn thế, bài quyền cũng như lí thuyết võ đạo rất gần gũi với truyền thống lịch sử và thể trạng của người Việt Nam. Nó được xây dựng bởi hệ thống đoàn thế và bài quyền khá khoa học và có tính tự vệ khá cao. Bên cạnh đó võ đạo giúp người học ngày càng hoàn thiện mình hơn cái tâm ngày càng sáng hơn chính vì vậy những người được học Việt Võ Đạo đến nơi đến chốn rất ít khi làm bậy nên có thể làm giảm được tính bạo lực học đường.
2.Hiện nay, ở Việt Nam, có rất nhiều môn võ cổ truyền rất tinh tuý. Tuy nhiên, chưa có tính thống nhất cao giữa các môn võ và còn khá nhiều hạn chế.
Việc dạy và học chủ yếu theo hình thức “cha truyền con nối”, ít chú ý đến võ đạo. Chính vì vậy Việt Nam là “đất võ” nhưng có nhiều người theo học các môn ngoại võ ngoại quốc như Tawondo, Karaterdo, Judo…Vậy bạn là người Việt Nam và người quan tâm đến võ thuật bạn nghĩ gì?
3.Vovinam là môn võ của người Việt được rất nhiều môn sinh trên thế giới theo học và có tính cạnh tranh rất cao với các môn võ khác trên thế giới. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay số người theo học môn võ này còn khá hạn chế vì tính phổ biến chưa cao.
Qua những lí do trên, tôi nghĩ môn Vovinam đủ tầm để được xem là nôm võ của người Việt, đủ tầm để vươn ra thế giới mà không thua kém bất kì môn võ nào khác. Việc đưa Vovinam vào trường học là cần thiết để giữ gìn truyền thống văn hoá dân tộc đồng thời giúp quảng bá văn hoá Việt Nam với bạn bè thế giới.
Tuy nhiên để được xem là “Quốc võ” phải có sự nghiên cứu cẩn thận, phải lấy ý kiến rộng rải của các nhà khoa học và nhân dân. Những khó khăn khác như thiếu giáo viên để giảng dạy thì có thể đào tạo giáo viên thể dục, các em đã học các môn khác thì vẫn tiếp tục hoặc tồn tại song song … các vấn đề còn lại không có gì là quá khó mà chúng ta không thể làm được cả.
Lê Hồng Hưởng, Ba Đình Hà Nội, 12:12, 02/08/2010
Tôi là công chức nhà nước, nghề nghiệp của tôi là tài chính kế toán, không liên quan gì đến võ thuật, thậm chí tôi cũng không thích võ thuật.
Tuy nhiên, xung quanh ý kiến của một số bạn đọc, tôi có ý kiến riêng như thế này:
1) Dựa vào đâu, Bộ GD-ĐT lại đưa Vovinam vào dạy trong các trường trên cả nước? Phải chăng, Bộ bật đèn xanh để đưa môn võ này trở thành “Quốc võ”? Như nguồn Vietnamnet đã trích dẫn, Vovinam mới xuất hiện từ năm 1938, vậy chắc dân tộc ta trước năm 1938 chống giặc ngoại xâm bằng “tinh thần” ?
2) Chắc chắn tinh ý một chút, ta sẽ thấy Bộ GD&ĐT đã “chỉ định thầu” cho môn võ Vovinam? Liệu có điều gì khuất tất trong chuyện này không?
3) 2012 dự kiến đưa Vovinam vào Hội khỏe Phù Đổng. Không biết, trong vòng chưa đầy 20 tháng chuẩn bị (phải đào tạo thầy giáo, rồi về tiếp tục đào tạo học sinh), liệu nhiều lò cấp tốc mở ra có đảm bảo chất lượng ? Hay chỉ làm trò hề cho phụ huynh và các em học sinh ?
Quang Hải, 12:08, 02/08/2010
Chào bạn Rồng Vàng.
Mình nghĩ Vovinam được chọn để trở thành hệ thống võ thuật của Việt Nam, vì cho đến nay chỉ có Vovinam là môn duy nhất có đầy đủ tài liệu huấn luyện. Các bài võ được công khai chư không phải là bí truyền của võ dân tộc. Do đó, để trưng ra cho thế giới thấy được võ của Việt Nam thì phải trưng những kĩ thuật đã được hệ thống chứ không thể truyền miệng được.
Mình lấy ví dụ, võ Thiếu Lâm chắc cả thế giới đều biết, nhưng Teawondo và Karate có lẽ được nhiều người tập hơn vì họ có hệ thống rõ ràng và minh bạch chứ không phải là các bí kíp của Thiếu Lâm.
Thân
trungkien, ho chi minh, 11:53, 02/08/2010
@JunNguyen: xin hỏi bạn, bạn học vovinam từ 7 năm trước hay là đã luyện tập liên tục trong 7 năm gần đây?
Bạn đưa con số 7 năm ra làm người khác giật mình, nhưng khi đọc bài của bạn tôi phát hiện ra rằng, bạn học chưa đến nơi đến chốn, thứ nhất bạn nói đến đòn kẹp cổ, bạn có biết tổng cộng bao nhiêu đòn không?
Bản chất của đòn như thế nào (nếu học 7 năm nhất định phải biết), đòn kẹp cổ hiện nay có còn mang bản chất cũ không hay chỉ mang tính biểu diễn?
Nếu bạn biết rõ thì bạn sẽ không nói câu: "Hãy nhìn cái đòn tinh túy nhất của Vovinam là kẹp kéo đó thực hiện thành công thì mừng mà không thành công thì người thực hiện lẫn người mẫu cũng toi đời" bạn nói ra câu này chứng tỏ bạn chưa hề học tới nơi tới chốn các đòn kẹp cổ.
Câu nói này chỉ có những người đứng ngoài chứng kiến và nhận xét theo cảm giác mà thôi.
Thứ hai, bạn nói "Võ Việt Nam cũng không nhạy bén thực dụng" nhưng trên đó một đoạn bạn lại nói "ở Việt Nam hình thành từ cơ bản các phong trào đấu tranh giữ nước, tính sát thương nó khá cao nếu đi cao lên" phải chăng là mâu thuẫn với nhau?
Xin thưa với bạn, nguyên tắc dạy võ của vovinam từ trước tới nay không thay đổi đó là các môn sinh mới vào học sẽ được học ngay các đòn phản tự vệ cơ bản trong những trường hợp có khả năng xảy ra nhất rồi mới học tới các đòn mang tính chiến đấu cao hơn.
Ngay cả phản đòn tự vệ còn chia ra 2 cấp, các đòn tương ứng ở các cấp mang tính liền mạch và hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp bị hỏng ở lần phản thứ nhất, ngoài ra bạn còn nói "khư khư ôm lấy Đao, Thương, Kiếm,."
Xin thưa với bạn đó là những vũ khí thông thường hay sử dụng nhất trong đời sống mặc dù khoa học đã phát triển tới mức khó lường.
Hơn nữa, vovinam không chỉ có vậy mà còn có các thế phản súng trường trong trường hợp đánh sáp lá cà (trình độ cao mới được học).
Bạn học 7 năm sao bạn không biết điều này? Và cái quan trọng hơn tôi muốn nói với bạn, vovinam đi bên cạnh còn có "việt võ đạo" , có tôn chỉ rõ ràng, ngoài võ còn có đạo, còn dạy cho võ sinh cách sống, cách làm người, cách tham gia hoạt động tập thể, tinh thần tự cường, tự giác, đó mới là những cái quan trọng.
Những võ sư có tâm thường không chỉ dạy võ thôi mà còn dạy cả đạo cho người học, những người chỉ có võ mà không có đạo chỉ đáng làm bọn võ biền, không xứng đáng làm võ sư.
phan anh, 11:44, 02/08/2010
Đúng là Vovinam đã rất thành công trong việc quảng bá võ cổ truyền của dân tộc Việt Nam ra với bè bạn 5 châu và thế giới.
Bản thân tôi cũng sẽ ủng hộ việc Vovinam là quốc võ.
Nhưng không phải vì vậy mà chúng ta có quyền xem thường các môn võ cổ truyền khác, mặc kệ ý kiến của họ con ta cứ làm theo ý kiến của ta vì ta là người thành công nhất.
Đó là chưa kể đến việc chúng ta quan tâm đến những em học sinh, sinh viên xem họ muốn gì. Họ có muốn học võ hay là họ muốn học vẽ. Tôi sẽ ủng hộ Vovinam nếu như có 1 cuộc thảo luận để chọn ra quốc võ cho Việt Nam.
Nhưng tôi phản đối, nếu như áp đặt tôi, con tôi, cháu tôi phải học Vovinam. Chầo thân ái.
Tuy phuoc, 11:38, 02/08/2010
Tôi nghĩ việc đưa môn võ Vovinam để dạy đại trà trên toàn quốc thì phải xem xét ở nhiều khía cạnh và phải lấy ý kiến thăm dò của toàn thể nhân dân, các nhà khoa học , các võ sư ,... rồi mới quyết định.
Đội ngũ giáo viên dạy môn võ hiện nay không đủ chất lượng cũng như số lượng để đáp ứng yêu cầu, vả lại với tình trạng bạo lực học đường hiện nay , liệu các em học sinh có còn biểu hiện tinh thần thượng võ như đã được học hay không?
Bộ đã có những chiến lược cụ thể nào để đối phó với hàng loạt sự thay đổi khi đưa môn võ vào nhà trường.
Vũ Thắng, Hà Nội, 11:31, 02/08/2010
Tôi thấy buồn cười cho cái kiểu ra quyết định như thế .
Trong làng võ Việt Nam có rất nhiều môn phái, mỗi môn phái có lịch sử và con đường phát triển của nó, mỗi 1 môn sinh đều tự hào khi mặc trên người bộ võ phục của môn phái, rất nhiều thế hệ võ sinh đã luyện tập, đã trau dồi và mang theo cái tinh túy của môn phái đi suốt cuộc đời, võ thuật không phải là bài thể dục, nó là 1 phần cuộc sống của những người đã "dính" vào nó.
Vấn đề này nên có ý kiến của liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam.
Đã qua rồi cái thời các môn phái, võ đường thách đấu với nhau, Bây giờ, trong 1 trường đại học, áo đen, áo trắng áo xanh đủ cả ...vẫn tập chung với nhau, nếu không giải quyết vấn đề đến nơi đến chốn thì có thể võ lâm lại dậy sóng.
cao duy thông, quảng bình, 11:30, 02/08/2010
Việc đưa môn võ VOVINAM vào trường học là rất hay, nó phản ánh được bản lĩnh của ngành giáo dục dám nghĩ dám làm, như vậy mới có thể cải thiện được tinh thần, ý chí của con người Việt Nam ta từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Hy vọng Bộ GDĐT sẽ có định hướng chiến lược đúng đắn trong vấn đề này để có thể sớm áp dụng và có những bước thành công ban đầu
Trần Thị Hồng Dung, Hưng Yên, 10:57, 02/08/2010
Tôi thấy việc đưa vovinam vào trường học như 1 hoạt động ngoại khóa là ý kiến rất hay.
Tuy nhiên, phản ứng gay gắt như Rồng Vàng là không nên vì là hoạt động ngoại khóa nên yêu cầu về môn học sẽ không cao như tập ở võ đường.
Điều quan trọng là có thể tập cho các em tính kỉ luật, sự tự vệ và tinh hoa Việt võ đạo thôi.
Còn trình độn giáo viên thì trước mắt là mới người dạy thôi, kinh phí thì mấy ngài trên bộ phải lo...Nếu trường nào đã có CLB võ thuật rồi thì vovinam có thể trở thành môn tự chọn...
Nói chung công văn kí rồi nhưng trên thực tế luôn phỉa linh hoạt trong những trường hợp cụ thể.
Tôi tập karate đã lâu và nhận thấy võ thuật có rất nhiều tác dụng tốt. Học vovinam vẫn có thể học các loại võ thuật khác nếu bạn có thời gian để các đòn thế của mình phong phú, linh hoạt hơn...Vì vậy, tôi nghĩ vovinam nên đưa vào trường học lâu rồi mới đúng...
Lê Phúc, Hà nội, 10:54, 02/08/2010
Trái với phần lớn các ý kiến của các bạn bảo vệ việc đưa Vovinam vào trường học, tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của bạn Rồng Vàng!
Vì sao ư? Trước tiên tôi xin lưu ý quý vị rằng bạn Rồng Vàng không hề có ý bác bỏ những thành quả của phong trào vovinam trong thời gian qua, bạn cũng không có ý so sánh hơn thua giữa các môn phái võ khác.
Điều đáng nói ở đây là bạn Rồng Vàng cho thấy một khía cạnh thực tế của võ thuật.
Võ thuật là sự đa dạng của từng vùng miền, thậm chí là của gia tộc. Người học võ luôn có sự tự trọng, tự hào về môn phái của họ. Ngay tại Nhật, Hàn quốc hay Trung Quốc cũng không bao giờ có một quyết định "vội vàng" kiểu như ta đang làm.
Học sinh của Nhật không bắt buộc tập Karate hay Judo, các em hòan toàn có thể lựa chọn Kendo,Aikido,Taikiken, Bóng chày, Bóng đá, Cung đạo,... như một trong số các môn tự chọn.
Tương tự Hàn quốc không hề bắt các em tập Taekwondo, hay một "ông lớn về võ thuật" như Trung Quốc không bắt học sinh luyện tập Nội gia quyền (Thái cực quyền, Hình ý quyền, Bát quái chưởng) - Những môn được coi là "quốc võ" của đất nước.
Trong khi các nhà hoạt động văn hóa luôn đau đầu trong quá trình bảo tồn sự đa dạng văn hóa, trong đó có văn hóa võ thuật.
Trong lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc, có biết bao tướng lĩnh, môn phái, gia tộc ... đứng lên bảo vệ đất nước này. Vậy vì sao hiện tại chúng ta lại có một "nước đi sai lầm" khi mà đưa vovinam như một môn bắt buộc trong trường học.
Tôi đưa ra các ý kiến trên hòan tòan là sự khách quan trong vấn đề nhận thức, giáo dục. Tôi không so sánh tính ưu việt trong các phương pháp tập luyện hay võ đạo của các môn phái. Vovinam, Karate, Taekwondo, Thiếu Lâm, Võ cổ truyền, ... tất cả đều có những đạo lý riêng tốt đẹp!
Văn Lâm, hà nội, 10:39, 02/08/2010
Liệu võ thuật, môn thể thao đối kháng có tính bạo lực cao có phải là thứ mà ngành giáo dục cần để luyện tính hiếu chiến cho học sinh để có một dân tộc hiếu chiến, một quốc gia thiện chiến?
Đã có học tất có phải có hành và phải chăng hàng loạt vụ học sinh loạn đả vừa qua chưa đủ để cảnh tỉnh những cái đầu nóng ở Bộ?
Chúng ta thiếu gì những môn thể thao không bạo lực để rèn thể chất trẻ.Chúng ta đã từng hân hoan vì có được nhiều huy chương trên đấu trường quốc tế về các môn võ thuật nhưng tại sao chúng ta không nhận ra rằng phần lớn những môn võ thuật bạo lực không được ưa chuộng trong các quốc gia văn minh nên mới đến lượt ta nhận huy chương.
Sự dễ dãi về thành tích có thể dẫn đến thảm hoạ về giáo dục.Ví dụ chúng ta từng tổ chức thi và công nhận các game thủ, nay thì đã thấy rõ hậu quả rồi đó.
Phạm Tuấn Phát, 10:21, 02/08/2010
Tôi không là một võ sinh của bất kỳ môn phái nào cả, do đó tôi có thể nói một cách khách quan rằng:
Việc đưa võ thuật vào học đường là nên, bởi vì hầu như nhiều quốc gia trên thế giới đều làm như thế. Nhưng không áp đặt là phải môn này hay môn nọ, mà khuyến khích mở thành các câu lạc bộ võ thuật. Ai thích tham gia câu lạc bộ nào thì đăng ký.
Ví dụ như ở Nhật Bản, một trường vừa có câu lạc bộ (CLB) Karatedo, vừa có Kendo, Judo, Aikido. Ai thích gì thì học đó. Mà các môn phái kể trên đều là "danh môn chính phái trên giang hồ" cả.
Vovinam là môn võ được quảng bá thành công nhất của Việt nam, điều này không thể không công nhận. Nhưng nếu áp đặt Vovinam để làm môn võ chính thức trong các trường là điều không nên. Không nên vì lẽ nó đụng đến niềm tự hào cũng như lòng tự trọng của các môn phái cổ truyền khác của Việt Nam ta.
Thử hỏi, các môn phái khác sẽ nghĩ sao khi họ thấy một môn phái chỉ được hình thành và phát triển từ đầu thế kỷ 20 mà lại được ưu ái đến thế, trong khi có những môn phái đã hình thành và phát triển hàng trăm năm trước?
Nếu nói là Vovinam là môn võ Việt Nam được phát triển rộng lớn nhất nên xem nó như một môn võ bắt buộc trong học đường thì thử hỏi với Nhật Bản, Karatedo cũng vậy, nhưng họ đâu có bắt buộc học sinh phải học bằng một văn bản pháp lý như thế
Nguyễn Văn Chất, Thủ Dầu Một, Bình Dương, 10:14, 02/08/2010
Gửi bạn "Rồng Vàng":
Không biết bạn có phải là giáo viên không? và nếu là giáo viên viên thì bạn dạy môn gi? Mình hỏi thế vì thấy nhận thức của bạn hơi là (nếu là một giáo viên).
Bạn chỉ mới nhìn nhận vấn đề trên góc độ thị trường, đưa thêm một môn võ vào thì sợ các môn võ khác bi cạnh tranh, mà bạn chưa nghĩ rằng là một công dân thì phải có trách nhiệm kế thừa, tiếp nối và phát triển văn hoá dân tộc mà võ thuật là một trong các di sản quý giá đó.
Để làm được điều đó, có nhiều cách khác nhau trên có sở sự phối hợp của cộng đồng, của các tổ chức, ban ngành liên quan. Ở góc độ này thì sự tác động của quản lý nhà nước bằng các biện pháp hành chính là một phần tất yếu. Chỉ thế thôi bạn "rồng vàng" ạ!
Nguyễn Hoài Nam, Hà tĩnh, 10:06, 02/08/2010
Tôi thấy quyết định này chưa phù hợp với thời điểm hiện tại. Chỉ nên khuyến khích trường học nào có thể tổ chức các lớp võ thuật phù hợp với từng địa phương để tạo nên sự đa dạng và đồng thời phát triển, bảo tồn các di sản văn hóa cổ truyền theo tính vùng, miền thì hay hơn.
JunNguyen, 09:49, 02/08/2010
Tôi là môn sinh Vovinam được 7 năm, tôi cũng nghiên cứu một số môn phái khác nữa.
Tôi nói thực đưa võ học vào học đường để học sinh tăng cường tính thượng võ, để học sinh có ý thức tự lực tự cường là điều rất tốt . Ít ra cái cảnh mà người Việt nam ra nước ngoài bị họ bức hại cũng có vài đường để phòng vệ.
Nhưng vì tôi hiểu võ thuật phải xuất phát từ tâm chứ không phải là hình thức . Vovinam là một biểu tượng võ đẹp nhưng võ Việt Nam từ lâu mang tính chiến đấu ( triển đồ hình chữ Nhất ) chứ không mang tính đối kháng biểu diễn như Karatedo hay Teakwondo hay Judo hay như Hồng Quyền , Vịnh Xuân Quyền nỗi tiếng từ trước ( Triển Đồ tứ phương) . Nếu bảo đưa Vovinam vào trường, tôi ủng hộ cho học sinh học Vịnh Xuân.
Năm tôi học lớp 10, trường cũng có chủ trương đưa Võ Bình Định vào giảng huấn nhưng thầy giáo thì không có cơ bản sư phạm, hở tí là nói dọa tát tai , quát nạt ( tính khí thầy vậy chứ không phải thầy thế đâu) .
Võ Việt Nam hình thành từ cơ bản các phong trào đấu tranh giữ nước, tính sát thương nó khá cao nếu đi cao lên, hãy nhìn cái đòn tinh túy nhất của Vovinam là kẹp kéo đó thực hiện thành công thì mừng mà không thành công thì người thực hiện lẫn người mẫu cũng toi đời. So với Karatedo hay Teakwondo thì học sinh nó thấy nhẹ nhàng hơn nhiều.
Võ Việt Nam cũng không nhạy bén thực dụng, khư khư ôm lấy Đao, Thương, Kiếm,..bây giờ ra đường đào đâu ra mấy cái võ khí đó mà đánh, cao lắm là cái dao phay hay mã tấu. Con gái bị con trai cưỡng hiếp thì chẳng biết làm sao tự vệ. Người Việt nam bị ngoại bang đánh đập hành hạ thì chẳng biết cách chống đỡ chứ đừng nói là đánh lại.
Học sinh hiện nay đang phát triển hình thái bạo lực cao, tôi thấy có một số em còn hâm mộ Muay Thái và tập những đòn bạo nhất của nó .
Đưa võ học vào học đường phải trên cơ sở nâng cao ý chí và khả năng tự vệ của người Việt Nam trong tương lai, chứ đừng vì mục đích quảng bá Vovinam như một hình thức du lịch võ học.
Vovinam bản thân cũng tự cách mạng mình, một số đòn thế môn phái khác hiện nay cũng tự đưa vào đòn cắt kéo đó, nếu chúng ta không quảng bá cho ra hồn thì chẳng mấy chốc chúng ta sẽ tự vi phạm bản quyền của chính mình.
Hãy để học sinh tự chọn môn võ mình thích, đừng áp đặt. Võ học là tự nguyện và nó có Đạo của nó, Tôi khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân học võ để thân cường dũng mạnh, ý chí sáng ngời đem đạo giúp dân. Người học võ không ai đi đánh người mà đạo của nó là hạn chế đánh người. Giảm tính hung hăng, bồng bột.
Võ Sang Bảnh, Quận 2, Tp.HCM, 09:30, 02/08/2010
Tôi cũng là một đọc giả.
Tôi hoàn toàn không đồng tình với ý kiến của bạn Rồng Vàng (và có thể là một người thầy).
Có thể do bạn đang là võ sinh của 1 môn phái nào đó mà không phải là vovinam nên bạn đã không biết rằng môn phái vovinam ngày nay đã phát triển như thế nào.
Hiện nay, vovinam đã thành lập được các Liên đoàn Vovinam tại châu Phi, châu Âu, châu Á và đang tiến tới thành lập Liên đoàn Vovinam Đông Nam Á; năm 2011 sẽ thành lập Học viện Vovinam tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, tại SeaGames sắp tới, môn võ vovinam còn được đưa vào chương trình thi đấu chính thức. Đó là niềm tự hào của mỗi dân tộc, mỗi người dân Việt Nam khi giới thiệu môn võ của mình với bạn bè 5 châu.
Người Nhật Bản tự hào với môn Judo, môn Karatedo, người Hàn Quốc thì tự hào với môn Teakwondo, người Malaysia thì có môn Pencak silat, người Thái Lan có môn Moay Thái, còn môn Vovinam, đó là của Việt Nam.
Nếu không là một môn võ được mọi người công nhận thì liệu nó có thể đạt được những thành quả như ngày hôm nay không? Xây nhà thì phải xây từ móng, việc xây dựng môn Vovinam cũng thế, chúng ta phải phát triển vững mạnh từng bước từ trong mỗi học sinh, mỗi sinh viên, và mỗi người dân Việt Nam.
Việc đến năm 2012, dự kiến sẽ đưa môn vovinam vào chương trình thi đấu chính thức từ Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ 8 (2012). Đây là một việc có thể làm được sau thời gian 2 năm tập luyện đối với các võ sinh.
Bạn đọc Rồng Vàng có lẽ chưa tìm hiểu hết về Vovinam mà đã vội vàng có những nhận định chưa đúng về môn này.
Võ Sang Bảnh, Quận 2, Tp.HCM, 09:26, 02/08/2010
Trước hết, rất hoan nghênh sự quan tâm của bạn đọc Rồng Vàng về chuyện đưa Vovinam vào trường học.
Nhưng tôi cũng là một đọc giả, tôi hoàn toàn không đồng tình với ý kiến của bạn (và có thể là một người thầy).
Bạn đặt ra câu hỏi với ông Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Vụ Học sinh Sinh viên rằng: “trong nước ta, hiện có bao nhiêu môn phái võ cổ truyền? Và môn võ Vovinam liệu đã phải là môn võ cổ truyền chính thống được các nhà khoa học, các nhà sử học với các luận chứng khoa học cụ thể để chứng minh hay chưa?”
Về vấn đề này, ý kiến của tôi cho rằng, có thể do bạn đang là võ sinh của 1 môn phái nào đó mà không phải là vovinam nên bạn đã không biết rằng môn phái vovinam ngày nay đã phát triển như thế nào.
Hiện nay vovinam đã thành lập được các Liên đoàn Vovinam tại châu Phi, châu Âu, châu Á và đang tiến tới thành lập Liên đoàn Vovinam Đông Nam Á; năm 2011 sẽ thành lập Học viện Vovinam tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, tại SeaGames sắp tới, môn võ vovinam còn được đưa vào chương trình thi đấu chính thức. Đó là niềm tự hào của mỗi dân tộc, mỗi người dân Việt Nam khi giới thiệu môn võ của mình với bạn bè 5 châu.
Người Nhật Bản tự hào với môn Judo, môn Karatedo, người Hàn Quốc thì tự hào với môn Teakwondo, người Malaysia thì có môn Pencak silat, người Thái Lan có môn Moay Thái, còn môn Vovinam, đó là của Việt Nam. Nếu không là một môn võ được mọi người công nhận thì liệu nó có thể đạt được những thành quả như ngày hôm nay không? Xây nhà thì phải xây từ móng, việc xây dựng môn Vovinam cũng thế, chúng ta phải phát triển vững mạnh từng bước từ trong mỗi học sinh, mỗi sinh viên, và mỗi người dân Việt Nam.
Việc đến năm 2012, dự kiến sẽ đưa môn vovinam vào chương trình thi đấu chính thức từ Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ 8 (2012). Đây là một việc có thể làm được sau thời gian 2 năm tập luyện đối với các võ sinh.
Bạn đọc Rồng Vàng có lẽ chưa tìm hiểu hết về Vovinam mà đã vội vàng có những nhận định chưa đúng về môn này.
Lê Hòang Hữu Thịnh, 09:25, 02/08/2010
Bây giờ, tốt nhất nên đưa con về nông thôn học.
Vì ở những vùng hẻo lánh ấy chắc chắn chưa thể phải học võ ngay, các thiết bị thiếu thốn nên trẻ nhỏ học hành thảnh thơi hơn và được cùng lớn với thiên nhiên (đó là những người không đủ tiền đưa con đi du hoc) ít nhiều cũng có một tâm hồn phong phú. Trẻ nhỏ ở nông thôn vẫn tự đi học bằng những chiếc cặp nhỏ xinh, vẫn giúp đỡ gia đình và chơi đùa với thiên nhiên được - chúng hoàn thiện hơn trẻ nhỏ thành phố về mặt con người....và vẫn có những thủ khoa lớn lên như vậy.
Đây thực ra là một kiểu liên kết chia chác thôi.. cũng như đã liên kết với nhiều đối tác vớ vỉn ngoại,,,họ cũng kinh doanh giáo dục chắc chắn hơn ta nhiều....gửi tiền, nộp tiền rồi xang du hý tiêu sài và họ chỉ dậy cho vài mẹo nhỏ trong công nghệ (không đào tạo nhiều khoa học cơ bản, mà cũng không học được).
Nguyễn Đình Giáp, 149 Hải Thượng Lãn Ông - Phan Thiết, 09:05, 02/08/2010
Theo tôi biết , hiện nay giáo viên giảng dạy bộ môn thể dục ở các trường còn thiếu , mặc khác họ chỉ chuyên về các môn : điền kinh , bóng đá , bóng bàn... chứ không chuyên về bộ môn võ thuật.
Do đó việc đưa môn vovinam vào giảng dạy ở các trường là vô cùng khó khăn: Nếu giáo viên dạy hời hợt thì học sinh sẽ cười cho vì hiện nay nhiều em học sinh tương đối thành thạo các môn võ .
Ở đây ta cũng thấy tình trạng bạo lực trong học đường có chiều hướng gia tăng . Như vậy nếu giảng dạy môn võ này không đến nơi đến chốn thì e rằng sẽ xảy ra nhiều hậu quả khó lường
Nguyen Thi Huong, Hung Yen, 09:01, 02/08/2010
Chưa có võ mà nhiều Nữ sinh đã thể hiện đến kinh hoàng . Không biết rồi đây có võ thì các đấng Phụ huynh còn phải chứng kiến những con ngựa non háu đá đến mức như thế nào?