221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1245007
Chăm chim thi "phóng điểu"
0
Photo
null
Chăm chim thi 'phóng điểu'
,

- Xuất hiện từ thời nhà Lý, xưa chỉ có dân vùng tổng Chờ, nay thuộc huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, đến nay, phong trào chơi chim "phóng điểu" đã lan rộng ra các tỉnh thành lân cận như Bắc Giang, ngoại thành Hà Nội, Vĩnh Phúc...

Để có được những đàn chim bay đẹp, người chơi chim trước hết phải có con mắt tinh tường trong khâu chọn chim giống rồi những bí quyết huấn luyện chim mà người trong nghề gọi là "vực chim" trước khi mang đi thi hội.

Mô tả ảnh.
Nối tiếp truyền thống gia đình đã có 4 đời nuôi chim "phóng điểu", anh Nguyễn Đình Sĩ ở thôn Ngô Nội, xã Trung Nghĩa, Yên Phong, Bắc Ninh( xưa thuộc tổng Chờ) cũng là một tay chơi chim "phóng điểu" nổi tiếng sát giải. Để duy trì thú chơi tao nhã của gia đình anh Sĩ không chỉ nuôi chim để đi thi mà còn nuôi Bồ câu thịt. Hiện nay cả vùng có đến gần trăm người chơi chim với hơn 300 đàn chim.
Mô tả ảnh.
Thức ăn cho bồ câu không cần cầu kì, chủ yếu là thóc và cám chim. Với gần 1000 con bồ câu cả giống để thi hội lẫn để bán thịt, mỗi tháng anh Sĩ cũng thu nhập chừng hơn 2 triệu đồng.
Mô tả ảnh.
Anh Sĩ cho biết, để có được một đàn chim bay đẹp cần rất nhiều những kinh nghiệm chọn giống được đúc kết từ nhiều đời trước truyền lại, đặc biệt là con chim đầu đàn. Trong ảnh là con chim đầu đàn đã mang về cho anh Sĩ và bố anh rất nhiều giải thưởng, con bồ câu này đã gắn bó với anh 17 năm, tuy đã quá già, nhưng vì giống tốt nên vài năm nay dù không được dự thi nữa con chim này vẫn được gia đình anh chăm sóc rất cẩn thận để giữ giống.
Mô tả ảnh.
Cũng nổi danh là một người sát giải, ông Đỗ Văn Thiềng ở thôn Châu Phong, xã Liên Hà, Đông Anh, Hà Nội dành hẳn cái sân thượng để nuôi hơn 60 con bồ câu chỉ chuyên để đi thi hội. Dù tuổi đã cao (72T), ông Thiềng vẫn hàng ngày vài chục lần leo 4 tầng để chăm chút cho đàn chim "phóng điểu" của mình. Ông Thiềng cho biết riêng trong xã Liên Hà cũng có tới hơn 3 chục hộ nuôi chim "phóng điểu".
Mô tả ảnh.
Ông Thiềng cũng như tất cả những "Anh tài" chơi chim "phóng điểu" đều có những kinh nghiệm chọn giống chung, nhưng mỗi người theo kinh nghiệm, sự tinh từờng của riêng mình lại rút ra những bí quyết mà nhờ nó họ giật được nhiều giải hơn.
Mô tả ảnh.
Sau gần 20 năm nghỉ hưu, đến nay ông Phạm Huy Căn, nguyên là cán bộ thành uỷ Hà Nội đã là một tay chơi chim ’phóng điểu" lão luyện trong "làng" chơi chim. Ở cái xã Liên Hà, Đông Anh, Hà Nội này có ai không biết cụ Căn đã 82 tuổi mà vẫn giật được nhiều giải thi chim "phóng điểu" hàng năm.
Mô tả ảnh.
Ngoài những bí quyết riêng thì theo anh Sĩ chim hay trước hết phải có những tiêu chuẩn như: đầu nhỏ, cổ thắt, mỏ sẻ (mỏ ngắn), mũi khít, mắt lõm, mí dày (chịu được gió), đồng tử nhỏ, đóng cân (cân giữa), nắng càng rọi vào đồng tử càng phải nhỏ lại... tính khí phải thuận, không nghịch và khi chim đủ lông, đủ cánh (45 - 50 ngày tuổi) mới có thể chọn được.
Mô tả ảnh.
Cánh úp tựa lòng trai cũng là một trong những tiêu chuẩn bắt buộc phải có ở con chim hay, ông Thiềng cho biết.
Mô tả ảnh.
Đối với anh Sĩ đôi chân dài, khô và bàn chân phải quắp thế này khi bay mới là chim hay.
Mô tả ảnh.
Trước hội thi chừng một tháng, các "anh tài" bắt đầu vực chim (huấn luyện), đàn chim được đuổi bay lên theo 3 bước, trước hết đuổi từ sân bay lên mái nhà.
Mô tả ảnh.
Tiếp đó, dùng gậy hay sào đuổi tiếp cho bay lên đỉnh mái.
Mô tả ảnh.
Và cuối cùng là đuổi cho cả đàn bay lên cao, cứ thế ròng rã hàng tháng trời mới may ra giật giải trong kỳ thi. Cũng trong thời gian "vực chim" mà những "anh tài" phát hiện ra con nào đầu đàn, con nào tiền vệ, hậu vệ...
Mô tả ảnh.
Trước đây, mỗi năm chỉ có một hội thi chim vào mùa hạ (tháng 4) những năm gần đây có thêm hội thi vào mùa thu (tháng 8). Theo ông Căn thì hội thi do những người chơi chim tự tổ chức và nguyên tắc là đàn chim thi mùa hạ có 10 con, mùa thu chỉ 8 con.
Mô tả ảnh.
Một "anh tài" đang thả đàn chim của mình trong Ngày hội thả chim hoà bình tại Hồ Gươm kỷ niệm ngày sinh nhật Bác (19/05/2007). Vì thời tiết vào mùa hạ nên đàn chim có 10 con. Khâu chọn đàn chim phù hợp để bay vào mùa hạ hay mùa thu là vô cùng quan trọng, anh Nguyễn Đình Sĩ khẳng định và chứng minh bằng chính số lượng giải thưởng nhiều nhất Tổng Chờ hiện nay. Với kinh nghiệm của người đã làm giám khảo nhiều năm, ông Đỗ Văn Thiềng cho biết: đàn chim bay đẹp là khi bay ra khỏi lồng càng bay đứng càng tốt, hay còn gọi là thế "ngửa cổ", đàn chim bay phải gọn, không có con nào phá đàn, gặp thời tiết im gió phải bay theo "vòng khói hương", trời gió cấp 2, cấp 3 phải bay theo kiểu "đò đưa, gập trạc"...
Mô tả ảnh.
Ông Đỗ Văn Thiềng (thứ 2 từ trái sang) trong một lần chấm thi. Ông cho biết, ban giám khảo do chính những người có chim dự thi bầu ra.  Để tránh những tiêu cực xảy ra, hội thi có những nguyên tắc riêng như chim không được gắn sáo hay bất cứ cái gì làm dấu, thành viên ban giám khảo khi vào chấm không được mang điện thoại...
Mô tả ảnh.
Ngôi nhà anh Nguyễn Đình Sĩ  kín những giải thưởng, đây là niềm tự hào của bất cứ tay chơi chim "phóng điểu" nào. Anh Sĩ cho biết đây chỉ là những giải thưởng mà anh và bố anh giành được từ năm 1994, những giải thưởng cũ hỏng đã được bỏ đi rồi.
  •  Lê Anh Dũng
,
Ý kiến của bạn
,
,
,
,