221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1248133
Cận cảnh lách... thanh tra qua cầu Thăng Long
0
Movie
null
Cận cảnh lách... thanh tra qua cầu Thăng Long
,

 - Cầu Thăng Long đang trong giai đoạn sửa chữa. Mặc dù đã có quy định cấm xe tải, xe khách qua cầu nhưng tại thời điểm này, vẫn có những chiếc xe khách thản nhiên qua mặt lực lượng thanh tra giao thông. Tờ giấy thông hành có chữ "CTL" là tờ giấy thần kỳ giúp cho những chiếc xe 12 chỗ trở lên qua cầu. Rất nhiều xe khách, không rõ vì lý do gì cũng có được tờ giấy này?



Thực hiện: Chi Mai - Chí Hiếu - Xuân Quý - Nhật Tân

Bất chấp lệnh cấm, xe khách nối đuôi nhau qua cầu.

Giữa tháng 10/2009, để chuẩn bị phân luồng tổ chức giao thông sửa cầu Thăng Long, Sở GTVT Hà Nội có quyết định cấm xe khách, xe tải qua cầu Thăng Long, trừ xe khách khai thác bến Mỹ Đình và Hà Đông.

Tuy nhiên, 10 ngày sau, ngày 23/10, Sở GTVT Hà Nội đã có quyết định bổ sung, theo đó cấm toàn bộ xe khách từ 12 chỗ trở lên qua cầu Thăng Long từ 6h sáng đến 21h đêm.

Trong tuần đầu tiên sửa cầu Thăng Long, có nhiều xe khách, xe tải vẫn qua cầu Thăng Long. Khi ấy, các lực lượng chức năng cho rằng, do xe chưa quen với cách tổ chức giao thông mới, phân luồng từ xa chưa tốt nên xe vẫn lên cầu.

Mô tả ảnh.
Bị cấm, xe khách Hoàng Long 45 chỗ chạy tuyến cố định vẫn có thể thong dong trên cầu Thăng Long (ảnh chụp ngày 21/11)

Khi xe đã lên cầu, vào giờ cao điểm quá đông, lực lượng bảo vệ cầu và thanh tra người thì không có chức năng phạt, người thì sợ phạt hoặc bắt xe quay đầu sẽ gây ùn tắc… nên đành chấp nhận cho một số (không nhiều) xe trong diện cấm vẫn được qua cầu.

Vậy nhưng, trong những ngày gần đây, khi “cắm chốt” tại hai đầu cầu, không khó để nhóm phóng viên bắt gặp và ghi hình hàng chục lượt xe khách chạy tuyến cố định đi Thái Nguyên,Yên Bái, Phú Thọ… trên 12 chỗ ngồi qua cầu bất kể buổi sáng, trưa hay chiều; khi có mặt đông hay ít lực lượng thanh tra giao thông.

Các xe khách của nhà xe K.T, H.L với những xe 29 chỗ, thậm chí xe khách Hoàng Long 45 chỗ ngồi vẫn bon bon qua cầu trước sự có mặt của 5-6 thanh tra, lực lượng bảo vệ cầu được chia làm nhiều chốt chặn, từ xa vài trăm mét, hoặc ngay đường dẫn lên cầu.

Đó là những nhà xe “có tên tuổi”, còn những nhà xe “nhỏ lẻ” hơn thì phải dừng xe trước khi lên cầu, cử người làm thủ tục kiểm tra “giấy tờ”, rồi chờ đợi, và qua cầu vài chục phút sau đó.

Dù vậy, cũng có không ít xe đi từ bờ Bắc sông Hồng về trung tâm Hà Nội, do “giấy tờ” không hợp lệ, đã phải vòng qua đường dưới cầu phía bờ bắc để quay lại đi đường vòng. Nhiều xe đã hoàn lại ít tiền để khách bắt xe buýt vào trung tâm.

Mô tả ảnh.
Nhiều hành khách bất dắc dĩ trở thành "cán bộ công nhân viên khu công nghiệp" trên những chiếc xe khách tuyến cố định khi qua cầu Thăng Long

Một “đại gia” trong làng vận tải khách phía Bắc là T.Đ lại có hoàn cảnh khá đặc biệt: Đầu tháng 11, không ít hành khách đi xe T.Đ đã phải nhờ xe buýt “trung chuyển” qua cầu Thăng Long vì xe khách T.Đ không được qua cầu.

Bởi thế, nhiều xe T.Đ đã phải đỗ nhờ bến tạm ở hai đầu cầu, cách nhau chừng 3-5km rồi “nhờ” xe buýt chở khách vòng qua cầu. Nhưng ngày 23/11, cũng những chiếc xe này chạy tuyến Thái Nguyên đã có "lá bùa" mang dòng chữ “T.L” để qua cầu Thăng Long.

Những “chiêu thức” qua cầu

Từ ngày 18/11 đến ngày 24/11, nhóm phóng viên VietNamNet đã có cả thảy 12 lần qua cầu, tất cả đều trên những chuyến khách mà theo Quyết định 1.735 ngày 23/10 của Sở GTVT Hà Nội là những loại xe bị cấm qua cầu.

Sáng 20/11, chúng tôi đón chiếc xe 29 chỗ ngồi màu sữa biển số 20K – 87.. để đi thị trấn Sóc Sơn ngay trước cổng bến xe Mỹ Đình, đoạn cầu vượt Phạm Hùng. Hỏi giá, anh phụ xe trả lời gọn lỏn: “Vé suốt 35K” (đồng hạng, không bán vé chặng-PV), “Nhưng thường e chỉ đi 20.000đ, đi Thái Nguyên mới 30.000đ thôi mà”, chúng tôi kèo nèo thì được phụ xe này giải thích: “Bọn em thông cảm, giờ qua cầu khó khăn, chi phí đắt đỏ”. Liền đó, có tiếng nhao nhao: Đi xe này qua cầu liền, đi đi, có xe 40.000đ mà qua cầu đã mất 2 tiếng kìa".

Vừa móc ví trả tiền cũng là lúc xe chạy qua ngã tư Đaị học Mỏ - Chèm. Lái xe hét lên: "Ngồi xuống, kéo rèm lại". Nói rồi, bác tài với tay cất tấm biển “Xe chạy tuyến cố định: Mỹ Đình – Thái Nguyên”, thay vào đó là tấm biển tầm 30x40cm có dòng chữ C.T.L.(Cầu Thăng Long -PV)

Theo bác tài, chỉ cần có giấy “C.T.L” là đã qua cầu êm thuận, nhưng kéo rèm lại cho giống… xe "đưa đón cán bộ công nhân khu công nghiệp, làm thế cho kín kẽ, “người ta” đỡ gai mắt!". Khi vừa lên giữa cầu, tấm biển C.T.L được hạ xuống để nhường lại chỗ cho tấm biển Mỹ Đình - Thái Nguyên, xe lao vụt vụt rồi bỗng phanh gấp, sà vào ngã tư Nam Hồng bắt khách.

Ở làn xe đối diện, ngay trên cầu Thăng Long, chiếc xe Hoàng Long biển số 16L- 89.. vẫn có bảng điện tử chạy dòng chữ đỏ “Hoàng Long”, cùng với đó là tấm biển tuyến cố định Cẩm Phả - Cửa Ông vẫn hiên ngang trước trước kính xe và vẫn lù lù qua cầu, tiến về phía Bắc Thăng Long.

Đặc biệt hơn, trong các ngày 22, 23, 24/11 chúng tôi ghi được cảnh khá nhiều xe khách 29 chỗ ngồi xuất phát từ bến Mỹ Đình dán chữ... song hỷ màu đỏ, dù có C.T.L hay không có vẫn có thể qua cầu.

Mô tả ảnh.
Để chắc ăn hơn khi "nói khó", kiểm tra giấy tờ với lực lượng chức năng, nhiều xe khách tuyến cố định còn hóa trang thành xe cưới với chữ song hỷ

Trèo lên chiếc “xe khách song hỷ” biển 19L – 26.., chúng tôi đã qua cầu Thăng Long một cách êm dịu, dẫu cho, khi xe lên cầu, ngay dưới chữ song hỷ, tấm biển tuyến cố định ghi rõ: Việt Trì – Bãi Bằng – T.X Phú Thọ vẫn án ngữ trước kính xe.

Quay trở lại bến xe Mỹ Đình, từ trong bến, khi chưa xuất phát, hình ảnh những chiếc xe khách vừa treo biển tuyến cố định, vừa dán chữ song hỷ, thật không khó để bắt gặp.

Cũng tại đây, để bắt khách, nhiều lái xe đã không ngần ngại “khoe” ra những tấm giấy "bảo đảm" qua cầu (để thuyết phục khách không phải chạy đường vòng). Trong đó có cả loại C.T.L lẫn T.L có con dấu của Thanh tra Cục Đường bộ Việt Nam.

Đó là dấu giả hay dấu thật? Và liệu có chăng các cơ quan chức năng đã cấp giấy này cho cả xe khách qua cầu, hay “làm ngơ” cho xe có giấy giả qua cầu?!

  • Nhóm Phóng viên
,
Ý kiến của bạn
,
,
,
,