221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1230426
Lóng ngóng vào việc mới, cán bộ vừa làm vừa run
0
Article
null
Một năm sau mở rộng Hà Nội:
Lóng ngóng vào việc mới, cán bộ vừa làm vừa run
,

  - Sáp nhập về Hà Nội, mọi giấy tờ và thủ tục đòi hỏi phải chặt chẽ, quy củ hơn. Song, vì thiếu chuyên môn và kinh nghiệm nên nhiều cán bộ ở cấp thôn, xã vừa làm vừa… run, bởi không biết việc mình đang xử lý là đúng hay sai.

Cán bộ tư pháp vừa chứng thực vừa run

Ông Nguyễn Đình Thành, cán bộ tư pháp xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, tự hào kể lại thành tích thuộc loại hy hữu của mình rằng, năm ngoái ông đã phát hiện ra một giấy ủy quyền sử dụng đất giả được đem đến xã làm công chứng. Nếu giấy ủy quyền sử dụng đất ấy được chứng thực thành công, người ta có thể trục lợi được hàng tỷ đồng.

Công chứng về xã đã giải quyết sự quá tải cho các phòng công chứng công. Song, vì cán bộ địa phương quá thiếu kinh nghiệm nên sự tiện lợi của công chứng địa phương cũng ẩn chứa rất nhiều vấn đề bất cập. Ảnh Vietbao. 

Công chứng về xã đã giải quyết sự quá tải cho các phòng công chứng công. Song, vì cán bộ địa phương quá thiếu kinh nghiệm nên sự tiện lợi của chứng thực địa phương cũng ẩn chứa rất nhiều vấn đề bất cập. Ảnh Vietbao. 

Song, ông Thành cũng thừa nhận, việc ông phát hiện giấy tờ giả người ta đem đến xã công chứng ấy cũng rất tình cờ chứ chẳng phải ông có chuyên môn gì sâu. Bởi, khi đảm nhận công việc này, ông cũng chỉ có một buổi được đi tập huấn. Vì vậy, dù đã “cảnh giác” cao độ khi chứng thực cho bất kỳ văn bản nào, ông Thành cũng rất lo không biết mình đang chứng thực cho một văn bản giả hay văn bản thật.

Cùng mang nỗi lo giống ông Thành còn rất nhiều cán bộ tư pháp địa phương khác, khi công tác chứng thực được chuyển giao về địa phương. Chị Nguyễn Thị Hường, cán bộ phụ trách tư pháp, hộ tịch và công chứng phường Dương Nội (quận Hà Đông) cho biết: trước khi đảm nhận việc công chứng, chị được tập huấn đúng một buổi. Vì vậy, việc kiểm tra giấy tờ trước khi chứng thực cũng chỉ căn cứ vào những dấu hiệu xem giấy tờ có tẩy xóa hay không.

Từ khi sáp nhập về Hà Nội, tư pháp là một trong những mảng bận bịu nhất của địa phương. Cũng may mới đây, việc quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, phường Dương Nội đã phải giao cho bên công an quản lý để giảm tải cho bộ phận tư pháp. Thế nhưng, công việc của cán bộ tư pháp vẫn luôn quá tải.

Chị Hường cho biết, nhiều hôm, phải chứng thực cho hàng trăm loại giấy tờ, văn bằng, chị cũng chỉ biết làm việc như một cái máy, chứ chẳng có thời gian đâu mà soi xét kỹ.

Trong khi đó, công nghệ làm giả giấy tờ hiện nay hết sức tinh vi. Chị bảo, nếu chứng thực phải văn bằng chứng chỉ giả thì… không sao(!), chứ với những hợp đồng kinh tế lớn mà sai thì chẳng biết sẽ thế nào. Vì vậy, có những khi gặp các hợp đồng kinh tế có giá trị lên đến vài tỷ đồng hay giấy ủy quyền, hợp đồng giao thầu có giá trị kinh tế lớn, chị rất… run vì không chắc chúng có phải là thật hay không.

Mô tả ảnh.

Bộ phận địa chính là bộ phận có thêm nhiều việc nhất của nhiều địa phương từ khi sáp nhập vào Hà Nội. Trong ảnh là cảnh bận bịu và đông đúc của nhân viên phòng địa chính phường Dương Nội, Hà Đông.

Anh Nguyễn Đức Thịnh, cán bộ tư pháp xã An Khánh đã chọn giải pháp an toàn hơn, đó là chỉ chứng thực cho những giấy tờ hay những văn bằng phổ thông. Còn với những hợp đồng kinh tế, những giấy ủy quyền hay hợp đồng có giá trị kinh tế lớn, anh Thịnh đều từ chối và tìm cách giới thiệu lên cơ quan cao hơn để tránh những trách nhiệm to lớn có thể phải gánh chịu sau này.

Anh Bùi Văn Duy, cán bộ tư pháp xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai, vừa hướng dẫn người dân đến chứng thực vừa chỉ tay vào chiếc máy phô tô đang chạy nóng ran ngay bên cạnh, rồi bảo: “Từ ngày xã sáp nhập về Hà Nội, chúng tôi lại phải kiêm thêm nhiều công việc không tên, từ phô tô các bản thảo cho đến việc công chứng các văn bằng chứng chỉ… tất cả đều đến tay chúng tôi”. 

Bận rộn là thế, nhưng ngay đến độ chính xác của những việc rất bình thường như chứng thực cho các văn bằng chứng chỉ, anh Duy cũng không dám chắc mình đã làm đúng.

“Việc công chứng các văn bằng chứng chỉ bình thường chúng tôi đã khó xác định đâu là thật - giả, nhưng từ khi về Hà Nội, chúng tôi vẫn chưa được đào tạo qua một lớp huấn luyện nghiệp vụ nào về công chứng nên độ chính xác cũng không cao, trong khi lượng người đến xã lại rất đông”, anh Duy thành thật.

"Phải khẳng định rằng, phần lớn cán bộ nông thôn trước khi sáp nhập về Hà Nội đều trưởng thành từ các hoạt động phong trào, trình độ còn hạn chế và làm việc theo kinh nghiệm" - đó là khẳng định của ông Long Thanh Bé, Phó Chủ tịch xã Song Phương (huyện Hoài Đức).

Theo ông Long Thanh Bé, sau khi sáp nhập về Hà Nội, cách làm việc, hệ thống sổ sách và công tác quản lý đòi hỏi chặt chẽ hơn rất nhiều. Để làm được điều đó, cán bộ địa phương liên tục được tham dự các lớp tập huấn để nâng cao trình độ và nhận thức. Song, để đạt đến sự chuyên nghiệp trong công việc thì còn lâu cán bộ cơ sở mới đáp ứng được.

Rồi ông lấy ví dụ: tất cả các bộ phận chủ chốt của xã Song Phương đến giờ không ai biết đến máy vi tính, trừ ông. Vì vậy, nhiều công việc của lãnh đạo vẫn phải đổ lên đầu nhân viên văn phòng, mà nhân viên văn phòng thì nhiều việc quá rồi, làm sao họ tải hết được!

Có cùng quan điểm với ông Bé, ông Trịnh Như Hà, Phó Chủ tịch phường Dương Nội cho rằng: Do địa phương chuyển đổi quá nhanh, hôm trước là nông thôn hôm sau thành đô thị, hôm trước là nông nghiệp, hôm sau đã không còn ruộng nương nữa. Vì vậy, những tình huống mới luôn nảy sinh. Trong khi cán bộ không có kinh nghiệm xử lý những tình huống mới này, những công việc cũ rất dễ bị dồn ứ từ ngày này sang ngày khác.

Dân dài cổ chờ cán bộ

Trở thành một bộ phận của Hà Nội, cán bộ địa phương yêu cầu phải được chuyên môn hóa rất cao. Thế nhưng, tại nhiều địa phương mới sáp nhập, cán bộ vẫn làm việc theo cơ chế… cũ.

’Cảnh

Cảnh "chầu trực" của người dân tại trụ sở UBND xã trở nên phổ biến tại những địa phương mới sáp nhập Hà Nội. Trong ảnh là cảnh nông dân xã Vân Canh chờ ở hành lang để được gặp cán bộ xã ngày 13 tháng 8 năm 2009. Nhưng đã 3h30 chiều, cả Chủ tịch và Phó Chủ tịch đều không đến trụ sở. Ảnh Trọng Tuyến.


Chẳng thế mà khi có mặt tại trụ sở UBND xã Vân Canh, mặc dù đã có hẹn trước với ông Chủ tịch xã, nhưng chúng tôi đã phải chờ suốt từ 2 giờ cho đến tận 3 rưỡi chiều vẫn không thấy ông Chủ tịch và cả Phó Chủ tịch đâu. Hỏi chị nhân viên văn phòng xem chủ tịch có lịch họp gì đột xuất không, chị phụ trách văn phòng cũng không biết, bởi trong sổ không thấy có ghi lịch. Rồi chị bảo, tốt nhất cứ chờ thêm ít phút nữa.

Đến khi không thể chờ thêm nữa, tôi xin số gọi điện cho ông Chủ tịch xã Trần Xuân Vượng, thì được trả lời đang đi họp (?) Có việc gì, khách cứ chờ ông Phó Chủ tịch, bởi ông Phó Chủ tịch không đi họp, chắc cũng chỉ... quanh quẩn đâu đó gần trụ sở xã thôi!

Quá thất vọng trước cách làm việc đầy ngẫu hứng của cán bộ xã, chúng tôi đành phải ra về. Tại trụ sở UBND, vẫn còn rất nhiều bà con nông dân địa phương kiên nhẫn đứng ngồi chờ để được hỏi cán bộ về những đơn từ, thủ tục giải quyết cho xong giấy tờ của mình.

Bà Nguyễn Thị Thắng, một người dân địa phương cho biết: hồ sơ khiếu nại về đất, bà đã gửi xã hơn một tháng nhưng chưa được trả lời. Vì vậy, mấy hôm nay, ngày nào bà cũng lên xã chờ cán bộ để được hướng dẫn giải quyết. Nhưng cán bộ cần gặp lúc thì bận tiếp khách quá không trả lời được, lúc khác lại đi vắng, không có ở trụ sở.

Có mặt tại xã Song Phương lúc 4 giờ chiều, cảnh người dân mệt mỏi xếp hàng cũng tương tự như tại UBND xã Vân Canh. Đã cuối giờ nhưng nhiều học sinh vẫn ngồi đợi, hy vọng kịp đến lượt để công chứng văn bằng, chứng chỉ. Hàng chục bà con nông dân vẫn ngồi như xếp hàng chờ được cán bộ xã tư vấn về những thủ tục liên quan đến đất đền bù và thủ tục về chuyển nhượng đất đai mà nhiều người còn đang vướng mắc.

Nhìn gương mặt người dân nào cũng rất căng thẳng, bởi, giờ làm việc hành chính của cán bộ đã sắp hết. Vì vậy, có thể ngày hôm sau, họ sẽ lại tiếp tục phải lên trụ sở ủy ban để ngồi chờ.

  •  Nhóm phóng viên
     
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
rrer_", r));