- Đại diện Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết sẽ xác minh lại thông tin về việc nhiều sản phẩm sữa tại TP.HCM có hàm lượng đạm thực tế thấp hơn hàm lượng đạm được quảng cáo trên bao bì.
Ngày 4/2, Thạc sĩ, dược sĩ Nguyễn Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) đã có cuộc trao đổi với VietNamNet xung quanh vấn đề này:
- Thưa ông, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) có ý kiến gì về những lô sản phẩm sữa vừa được công bố là quảng cáo một đằng, chất lượng một nẻo?
Ths.Ds Nguyễn Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế): Sản phẩm không đúng như công bố chất lượng là hàng giả, hàng kém chất lượng. Ảnh: Lệ Hà
Thông tin này chúng tôi đang kiểm chứng. Theo quy định thì những sản phẩm thực phẩm nói chung và sữa nói riêng không đủ điều kiện lưu thông phải ngừng lưu hành, tái xuất, hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng.
Hiện tại đã có 3 nhà sản xuất sữa trong nước - đều ở quy mô nhỏ lẻ - đang tạm thời phải thu hồi một số sản phẩm, sau khi cơ quan chức năng tại TP.HCM phát hiện một số lô sữa của họ có độ đạm thấp hơn so với công bố tiêu chuẩn trên bao bì sản phẩm.
Trong hàng loạt lô sản phẩm, nếu chỉ có 1 – 2 lô bị sự cố như vậy thì không phải là chuyện hiếm. Sản phẩm sẽ bị thu hồi và công ty bị xử phạt hành chính.
Nếu cùng một sản phẩm mà phát hiện nhiều lô hàng kém chất lượng thì nhà sản xuất sẽ phải chịu các hình phạt bổ sung, thậm chí rút giấy phép công bố chất lượng sản phẩm. Những sản phẩm này sẽ bị quy vào là hàng giả, kém chất lượng và phải xử lý nghiêm.
Trong trường hợp tất cả các sản phẩm sữa của hãng đều vi phạm thì sẽ thu hồi, phạt tiền, thu hồi giấy phép tạm thời, thậm chí vĩnh viễn.
- Nhiều người tiêu dùng nghi ngại rằng cơ quan kiểm định kiểm tra qua quýt và để doanh nghiệp tự khai báo về các thành phần trong sản phẩm?
Không thể có chuyện này. Theo quy định, một sản phẩm sữa muốn lưu hành trên thị trường Việt Nam phải qua rất nhiều bước. Trước tiên, nhà nhập khẩu làm thủ tục công bố tiêu chuẩn. Lưu ý tiêu chuẩn này không thấp hơn tiêu chuẩn Việt Nam. Sản phẩm đó cũng phải có phiếu kiểm nghiệm về chỉ tiêu chất lượng các chỉ số sinh hóa; giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; giấy chứng nhận kinh doanh phù hợp với ngành nghề đăng ký... rồi mới được cấp giấy phép.
Đối với sản phẩm nhập khẩu, còn qua một khâu kiểm tra nữa. Đó là lô hàng nhập về Việt Nam đều phải qua một trong 13 cơ quan kiểm tra Nhà nước về thực phẩm nhập khẩu. Sau đó, nếu đạt phải có giấy chứng nhận của một trong 13 cơ quan này thì mới được cấp phép lưu hành.
Như vậy, một sản phẩm sữa vào Việt Nam qua rất nhiều "cửa ải" nên không có chuyện kiểm tra qua quýt để doanh nghiệp tự khai báo.
Sau "cơn bão" melamine người tiêu dùng rất thận trọng khi mua sữa. |
Đó là công việc thường xuyên. Chúng tôi có thể kiểm tra bất ngờ hoặc theo định kỳ. Đối với sản phẩm sữa sau khi được cấp giấy chứng nhận đưa ra thị trường chúng tôi đều tiến hành lấy mẫu ngẫu nhiên để hậu kiểm.
- Đối với thông tin mà báo chí đưa ra về hàm lượng đạm trong sữa không đảm bảo như công bố. Ông có ý kiến gì?
Thông tin này mới qua báo chí. Chúng tôi không thể kết luận vội vàng mà cần có sự kiểm chứng thông tin.
- Xin cảm ơn ông!
-
Lệ Hà (thực hiện)
Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng, hãy gửi bức xúc của bạn cho chúng tôi! Đường dây nóng: Email: bvkh@vietnamnet.vn |
Đổi 1.000 VNĐ lấy 1.000 USD tại đây
Click - Rinh dế 2 sim 2 sóng |