221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1131823
Xử lý “cò vé” tàu Tết: "Bắt cóc... bỏ dĩa"
1
Article
null
Bài 3:
Xử lý “cò vé” tàu Tết: 'Bắt cóc... bỏ dĩa'
,
- Nhiều biên bản vi phạm hành chính được công an lập ra để xử phạt cò vé nhưng đành “để đó chơi” vì “cò vé” không có tiền nộp phạt.
 
Vì sao vé chợ đen vẫn tồn tại?

Ông Đỗ Quang Văn, Phó ga Sài Gòn đưa ra câu giải thích chung nhất rằng: Cung không đủ cầu.
 
Theo ông Văn, khó có khả năng nhân viên của ga tuồn vé ra ngoài vì việc bán vé của nhân viên được kiểm soát chặt chẽ. Chỉ cần mở máy chủ nối mạng sẽ phát hiện ra người bán, người mua ngay lập tức. Mặt khác, vé bán cho hành khách được phân bổ theo từng ngày nên không thể có trường hợp nhân viên ga đầu cơ vé với số lượng lớn để tuồn vé ra thị trường vé chợ đen. 
"Cò" Hùng "vé số" đang bắt khách. Ảnh: Trần Duy

Về lời cam đoan “mua vé đi đâu, loại gì, lúc nào cũng có” của dân “cò vé”, ông Văn nói bản chất của “cò” là phải khẳng định những điều này để tạo ra lòng tin cho khách hàng mặc dù trong tay “cò” không hề có vé. Điều dễ thấy nhất là nếu có vé, “cò” sẽ đưa vé ngay cho khách chứ không hẹn lần hẹn lữa, yêu cầu khách đặt cọc tiền hoặc để lại CMND. “Tôi nghĩ nếu cò không tìm ra vé thì sẽ gởi tàu (gởi khách cho nhân viên tàu - PV) sau này hết” - ông Văn nói.

Bản thân “cò vé” cũng có quyền mua vé. Ông Văn gọi đó là “những người khách đặc biệt”. Vì “cò” có thể có mặt tại ga suốt ngày chỉ để nhắn tin lấy số thứ tự sau đó mua vé và bán lại cho hành khách có nhu cầu hoặc cho “đầu nậu” vé. Nếu ngành đường sắt áp dụng phương thức đặt chỗ trên website, cò vẫn có thể dùng CMND của mình lên mạng đăng ký.
 
Một nguyên nhân khác khiến “đầu nậu” có thể thu gom vé vào mục đích đầu cơ là tại khu vực ga Sài Gòn, vé tàu còn có thể do các ga khác hoặc do các đại lý bán ra.
 
Một “sơ hở” khác khiến “cò vé” có thể tận dụng là bắt mối giùm cho một số nhân viên tiêu cực của ngành đường sắt đưa khách lên tàu và hưởng hoa hồng từ việc bắt mối này.
 
"Cò vé" đang hoạt động tại khu vực ga Sài Gòn. Ảnh: Trần Duy 
Theo thông lệ của ngành đường sắt, vé tiễn (2.000 đồng/vé) được bán cho thân nhân của khách nếu muốn tiễn thân nhân vào khu vực tàu lưu đậu. Chính vì sự dễ dãi này mà hình thức “bao người” của một số nhân viên tàu vẫn diễn ra trong nhiều năm qua. Hành khách đi tàu “chui” (không mua vé chính thức) vẫn có thể mua vé tiễn và lên tàu một cách dễ dàng.
 
Trước đây, ngành đường sắt đã có chủ trương không bán vé tiễn cho thân nhân hành khách. Tuy nhiên, do nhu cầu thực tế, quy định này đã được bãi bỏ.
 
Khó xử lý nạn “cò vé”, “vé chợ đen”

Trung tá Thái Văn Huyện, Phó Trưởng Công an phường 9, Q.3 cho biết vào dịp cao điểm Tết đều có 12 nhân viên của lực lượng công an phường, trật tự ga, dân phòng trực gác tại ga. Thấy mặt công an, “cò vé” lỉnh đi nhưng khi không thấy lực lượng này, có vé lại “xuất đầu lộ diện” hoạt động.
 
Trong đợt cao điểm bán vé tàu Tết, công an đã bắt được 15 đối tượng làm “cò vé”. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, công an chỉ có thể lập biên bản xử phạt hành chính đối với hành vi tụ tập đông người, mức phạt 80.000 đồng/người.
 
Trung tá Huyện nói nhiều biên bản được lập ra “để đó chơi” vì nhiều “cò vé” không có tiền nộp phạt, thậm chí không có cả CMND. Đa phần, “cò vé” đều là những đối tượng không có công ăn việc làm, sống nhờ việc bán vé chợ đen kiếm chút hoa hồng quanh khu vực ga Sài Gòn.
 
Ông Đỗ Quang Văn cũng cho biết, theo điểm b, khoản 1, điều 3 Nghị định số 44/2006/NĐ-CP về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường sắt, chỉ có thể  áp dụng mức phạt đối với đối tượng “cò vé” từ 1- 2 triệu đồng đối với hành vi mua, bán vé tàu nhằm mục đích thu lợi bất chính. Nhưng ông Văn cũng cho biết, không thể làm gì hơn nếu “cò vé” không chịu đóng tiền nộp phạt.
 

Bắt khách tại cửa ra vào ga Sài Gòn (Ảnh Trần Duy: Chụp ngày 21/11/2008)


Ông Văn cho rằng, để giải quyết vấn nạn “cò vé”, “vé chợ đen” cần có sự phối hợp của nhiều ban ngành nhằm tạo ra công ăn việc làm cho những đối tượng này. “Thời gian qua, chúng tôi cũng lập hồ sơ cò vé gởi địa phương quản lý nhưng hầu hết đều không có phản hồi” - ông Văn nói. Biện pháp mà ngành đường sắt có thể áp dụng để hạn chế tình trạng vé chợ đen là ghi số CMND lên vé. 
 

“Bi hài ký” chuyện vé tàu Tết

* Vào lúc 8h40 ngày 19/11/2008, tại phòng vé lầu 1 ga Sài Gòn, bảo vệ phát hiện một hành khách nam khoảng 33 tuổi đã mua vé nhiều lần tại cửa bán vé số 13 do chị Mai nhân viên bán vé đảm nhiệm. Bảo vệ có mời hành khách này về phòng làm việc, tuy nhiên vừa ra đến ngoài khu vực bán vé, hành khách này đã bỏ chạy để lại 1 phiếu ticke (đề ngày mua vé 19/11/2008), 3 CMND.
 
* Ngày 22/11/2008: Vào lúc 16h30, tại cửa vé, nhân viên bán vé tên Lý phát hiện Phạm Văn Trình (sinh 18/6/1978) tạm trú tại tổ 1, khu phố 5, Long Bình, Biên Hòa, Đồng Nai đến ga mua vé nhiều lần. Khi chị Lý phát hiện đã báo ngay cho bảo vệ ga. Kiểm tra trong người Trình, bảo vệ phát hiện có 4 chiếc điện thoại di động, 20 CMND, 2 giấy khai sinh, 7 vé tàu. Ngày 25/11, Trung tá Thái Văn Huyện, Phó Trưởng Công an phường 9, Q.3 cho biết hiện đã chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan điều tra thụ lý.
 
* Ngày 23/11/2008: Sau khi lên ban làm việc, bảo vệ trực phát hiện tại cột phòng vé có một mẩu giấy dán với nội dung bán vé thứ tự mua vé, giá 200.000 đồng. Bảo vệ nhà ga đã mời đối tượng về phòng lập biên bản. Người bán số thứ tự khai tên: Lê Vinh Bình, sinh 24/22/1987, thường trú 16/50D Cộng Hòa, phường 13, quận Tân Bình. Bình hiện đang là sinh viên. 
  •  Trần Duy
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,