221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1131765
Chân dung "cò vé" ga Sài Gòn
1
Article
null
Bài 2:
Chân dung 'cò vé' ga Sài Gòn
,
- Cò vè” ga Sài Gòn phần lớn xuất thân từ gia đình lao động nghèo. Có kẻ đang mang trong mình căn bệnh thế kỷ giai đoạn cuối (AIDS). Kẻ từng ra tù, vào khám nhiều lần vì buôn bán, sử dụng ma túy. Kẻ mắc bệnh ho lao nặng đã ở giai đoạn “bác sĩ chê”....

Chí Phèo ga Sài Gòn

Vừa đưa ra hình chụp và đoạn video do PV VietNamNet thu thập được ghi lại cảnh hoạt động tấp nập của cò vé tại ga Sài Gòn trong thời gian qua, Hải “mèo”, biệt danh của đại úy Nguyễn Phước Hải, Tổ trưởng phụ trách ga Sài Gòn (phường 9, Q.3, TP.HCM) đã nhận ra ngay những khuôn mặt quá đỗi quen thuộc.
Nga "lai", Hùng "vé số". Ảnh: Trần Duy

Cần nói thêm về nhân vật đặc biệt này. Hải “mèo” được phân công phụ trách an ninh, trật tự tại ga Sài Gòn chưa được bao lâu nhưng đã sớm nổi danh, gây “sốt vó” cho “cò vè” ga Sài Gòn vì tài “chụp” đâu “dính” đó.

Anh thuộc nằm lòng hầu hết danh sách cò vé thường xuyên hoạt động buôn bán vé chợ đen tại ga nên cò vé “ngán” anh như “chuột sợ mèo”. Từ đó, giới cò vé đặt chết luôn cho anh cái tên Hải “mèo”.

“Đây là Danh xỉn!”- đại úy Hải vừa nói vừa chỉ vào bức ảnh mà chúng tôi đưa cho anh nhận diện. Danh “xỉn” là dân địa phương, cư ngụ tại phường 11, Q.3.

Mới ngoài 30 tuổi nhưng trông Danh già nua, hom hem như một ông già đã qua tuổi 80. Gã đã hơn 10 lần bị lập biên bản vì chèo kéo, mồi chài khách vé chợ đen. Mang trong mình căn bệnh lao chưa khỏi hẳn nhưng hễ kiếm được tiền nhờ vào công việc làm “cò” Danh đổ hết vào rượu. Gã chìm vào những cơn say “liên tu bất tận”. Hết tiền uống rượu, gã lài mò mặt ra ga làm “cò vé” vừa nơm nớp tránh công an.
"Bé" Vân từ một "mầm non" cò đã trở thành cò trưởng thành; Bắc "hí". Ảnh: Trần Duy

Oanh “đại bàng”, một nữ “cò vé” cũng được xếp vào hàng chiếu trên vì có thâm niên làm cò ở khu vực ga Sài Gòn từ những năm 80. Oanh “đại bàng” vốn có gốc gác ở Hà thành.

Theo lời đồn đại của giới cò vé, hồi trẻ Oanh khá mặn mà, lại có giọng nói êm dịu của thiếu nữ Hà Nội nên khá nhiều đại ca tại khu vực ga “chết mê chết mệt”.

Thế rồi, không hiểu oan tình thế nào, Oanh dính vào ma túy phải vào trại cải tạo, sau đó mắc thêm bệnh lao nặng. Oanh “đại bàng” xinh xẻo hôm nào nay chỉ còn là người đàn bà ngoài 40 tuổi, trông như con nhạn “rệu rã”, da bọc xương, đụng vào là ngã.

Mỗi khi uống say, Oanh ngất ngưởng dạo bước từ đầu ga đến cuối ga cất tiếng chửi oang oang như Chí Phèo.

Ả chửi các cán bộ nhà ga đã không cho ả đất làm ăn: “Tôi bán vé chợ đen thôi mà sao các anh làm dữ, kêu công an bắt tôi”. Ả giận dữ đem tên của một lãnh đạo nào đó mà ả nhớ trong cơn say và kêu trời: “Anh V. ơi! Anh giết tôi, anh không cho tôi sống”.

Hai cấp độ cò

Cò vé ở ga Sài Gòn được phân thành hai loại: cò thời vụ và cò chuyên nghiệp. Cò chuyên nghiệp ước khoảng 23-24 tay hoạt động quanh năm suốt tháng tại khu vực ngoài khuôn viên ga Sài Gòn, đường Nguyễn Thông và trong các con hẻm nhỏ ở đường Nguyễn Phúc Nguyên.

Loại “cò” này sống khỏe nhờ hoạt động buôn bán “vé thanh toán” cho khách có nhu cầu, tức loại vé cần cho các cán bộ nhà nước muốn mua để hợp thức hóa thủ tục thanh toán công tác phí. Một loại “cò” chuyên nghiệp “ma giáo” hơn là cò chuyên tẩy xóa, lắp ghép làm vé giả bán cho khách.
Oanh "đại bàng"- người đẹp thuở nào; Trinh "đen". Ảnh: Trần Duy

Loại cò thứ hai “đẳng cấp” thấp hơn thường được gọi một cách khinh miệt là “cò thời vụ” ăn theo. “Cò thời vụ” chỉ hoạt động vào những dịp cao điểm cuối năm đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán. Loan “pê đê”, Ngọc “lai”, Bắc “mập”, Đào “đen”...thuộc vào loại này.

Đại úy Hải cho biết, đối với loại “cò thời vụ” thì khó thống kê hơn vì số này biến động hàng ngày. Đặc điểm của loại này là chỉ “buôn nước bọt”, bắt khách lẻ và làm “cò con” cho các tay “cò chuyên nghiệp”. Khi nào bắt được khách, “cò con” được “cò chuyên nghiệp” chia cho chút tiền hoa hồng, dao động từ 30.000- 50.000 đồng/khách.

Ở khu vực ga Sài Gòn, nhiều tay “cò vé chợ đen” có thâm niên hoạt động gần hai chục năm.

Hùng “vé số” là một trong những “bậc cao niên” ấy. Trước đây, nhà Hùng ở Q.8, sau đó bán nhà chuyển về sống ở Q.9. Ban đêm Hùng cùng vợ là Thu về nhà nghỉ ngơi. Ban ngày, cả hai vợ chồng xuất hiện tại khu vực quanh ga Sài Gòn làm “cò vé”.

“Bé” Vân làm cò vé từ lúc 10 tuổi. Từ một “mầm non” cò vé, “Bé Vân” đã dần lớn phổng trưởng thành trở thành tay “cò vé” chuyên nghiệp, bắt khách “mát tay” vào loại nhất nhì ở khu vực ga Sài Gòn.

“Dương què” cũng là một cái tên khá quen thuộc trong giới “cò vé”. Người ta đồn rằng, tuy què một chân nhưng khi đã leo lên xe gắn máy là Dương phóng bạt mạng, luồn lách không kém gì “yêng hùng xa lộ”.

Vào năm 2006, khi phát hiện Dương buôn bán vé chợ đen, trinh sát thuộc công an Q.3 phải vất vả lắm mới bắt được gã. Ngoài việc “cò vé”, Dương “què” nay làm thêm công việc dắt mối cho khách đi tàu chui.
Trinh "đen" đang bắt khách. Ảnh": Trần Duy

Ông Thái Văn Huyện, Phó Trưởng Công an phường 9, Q.3 cho biết năm nay, chưa bắt được “trùm đầu nậu vé” nào. Nếu có bắt được “cò con” thì cũng chỉ có thể phạt hành chính 80.000 đồng vì tội tụ tập nơi công cộng.

Phần lớn “cò vé” đều là những người không có công ăn việc làm, “tứ cố vô thân”, thậm chí không có cả chứng minh nhân dân. Nhiều “cò vé” còn không có khả năng đóng tiền phạt.

Ông Huyện nhớ lại: Có trường hợp, công an phường giữ một “cò vé” và yêu cầu “cò” này gọi điện về kêu người nhà đem hộ khẩu lên bảo lãnh. Anh ta gãi gãi đầu, ngước mắt nhìn lên các cán bộ công an thành thực: “Hộ khẩu em đem cầm rồi anh”.
  • Trần Duy

(còn tiếp)

Ga Sài Gòn cần thông báo những ngày và những ga đến đã hết vé 
Theo tôi được biết trong những ngày giáp Tết từ 26 -30 Âm lịch, nhu cầu về quê đón Tết của người dân là rất lớn, đặc biệt là về Miền Trung và Miền Bắc, vì vậy để thuận tiện, tôi yêu cầu Ban Giám đốc Ga Sài Gòn cần thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về thời gian và các ga đến còn hay hết vé để tránh lãng phí thời gian cho người mua. Được như vậy sẽ giảm tình trạng tin nhắn ảo về việc nhận số thứ tự qua tin nhắn. Nhiều trường hợp người có số thứ tự không mua được vé và người cần mua lại không nhận được số thứ tự. Trần Thanh Bình, Bình Định, E-mail: ttbinhvttmt@gmail.com  

Mong cho hệ thống máy tính sẽ in được tên khách lên vé 
Nếu so sánh việc bán vé xe lửa hiện nay với bán vé máy bay, thì thấy sự quản lý của nhà tàu yếu kém một cách khó hiểu. Còn nhớ vào cuối thập niên 80 - đầu 90, khi Hãng Hàng không Dân dụng Việt Nam (tiền thân của Vietnam Airlines) chưa áp dụng bán vé máy bay qua máy tính, và phải viết vé thủ công bằng tay... thì cò vé cũng lộng hành liên tục tại khu vực 116 Nguyễn Huệ, TP.HCM. Tuy nhiên, sau này khi áp dụng kỹ thuật mới (ghi rõ tên hành khách lên vé, xin số điện thoại liên lạc và kiểm tra CMND) thì cò vé máy bay đã trở thành chuyện dĩ vãng xa xưa. Trở lại chuyện vé tàu ngày nay, khi phần mềm máy tính đã hỗ trợ phần lớn công việc của con người, và các nhân viên bán vé tàu đã sử dụng hệ thống máy tính để xuất vé, thì không hiểu sao nhà tàu vẫn không in được tên hành khách lên tấm vé. Và chính vì vé tàu không có tên hành khách nên nó được sang tay một cách dễ dàng. Vài lời ngắn gọn xin góp ý với xe lửa Việt Nam. Mong cho hệ thống máy tính sẽ in được tên khách lên vé. Đặng Nguyên, TP.HCM, E-mail: dangdtnguyen@gmail.com

Bao giờ mới có công bằng trong mua vé tàu?
Tôi thắc mắc không hiểu cò vé lấy ở đâu ra nhiều vé vậy? Trong khi người dân thì mỏi mòn không mua được vé. Phải chăng ngành đường sắt đã móc nối với cò? Vậy việc bán vé qua tin nhắn đâu còn ý nghĩa ngăn chặn nạn cò vé? Nguyễn Hương Lan, 51 Nguyễn Huệ, Q1, TP.HCM, E-mail: lan@yahoo.com

Bài viết thật chính xác về thực trạng mua bán vé chợ đen tại Ga Sài Gòn hiện nay. Tôi cũng đã đi mua vé tàu và lại quay về tay không vì nhắn tin thì nhận được phản hồi là đã hết số thứ tự, còn gọi điện thoại thì nhận được tín hiệu "Hiện giờ tất cả các điện thoại viên đều bận xin quý khách vui lòng gọi lại, sau đến khi có tín hiệu chuông tưởng là đã gọi được mừng hết cỡ thì chuông cứ đổ hoài ba bốn lần mà không thấy nhân viên nào bắt máy. Tôi thực sự bức xúc và không hiểu đó là như thế nào, còn vé chợ đen thì chào bán ầm ĩ. Cò vé chào bán nhưng tôi không mua vì đắt quá thì lập tức phải nghe những lời chửi thô tục. Thật là kinh khủng... Tại sao mua vé tàu lại gian nan như thế. Đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc làm yên lòng người dân và xoá đi nỗi ám ảnh mua vé tàu ngày Tết. Vu Phong, 406 Hoàng Hoa Thám, P12, Tân Bình, E-mail: phongvu_vuphong@yahoo.com.vn 

Cứ đến Tết là vé tàu khan hiếm, lúc nào trong quầy bán vé cũng hết mà ngoài chợ đen thì vé nào cũng có.Vậy thử hỏi ngành chức năng làm được gì, tình trạng này cứ tiếp diễn hết năm này đến năm khác mà Nhà nước không giải quyết được thì làm được gì. Nguyễn Minh Quyền, 12/44/8 Kha Van Cân, quận Thủ Đức TP.HCM, E-mail: quyen@yahoo.com

Những ngày này đang rộ lên việc người đi mua vé tàu. Em đang là sinh viên và chắc là "may mắn "năm nay đến với em nên đã mua được vé, chứ nếu không sẽ phải ngồi xếp hàng rồng rắn. Mình mua vé khó khăn như thế (đã nhắn tin lấy số thứ tự từ 4h30 sáng) tại sao có lại có nhiều vé để bán? Câu hỏi ấy bao giờ mới có câu trả lời đây? Em bức xúc vô cùng về việc này! Mong ngành đường sắt sẽ cho chúng ta câu trả lời. Hà Thị Thu, Rạch Bùng Binh, P.9, Q.3 TP.HCM, E-mail: thutai_h2t@yahoo.com.vn 

Tệ nạn này có và luôn có !!! 
Khi không có sự quản lí chặt chẽ từ phía những người có chức năng, hay chính những người có chức năng cũng ăn tiền từ những phi vụ này đã khiến tình trạng này lúc nào cũng có chứ không phải chỉ vào dịp lễ, tết. Nhà báo vẫn chỉ đưa ra cái mình nhìn thấy chứ chưa có cái nhận định và để những người có trách nhiệm thật sự nhìn ra điều cần phải làm. Le Manh Linh  TP. Hồ Chí Minh, E-mail: flamenco177@yahoo.com 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
;