221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1081734
"Làm sạch" Hà Nội: Nơi phạt, nơi thờ ơ!
1
Article
null
'Làm sạch' Hà Nội: Nơi phạt, nơi thờ ơ!
,

 - Bộ mặt đô thị Hà Nội trong ngày đầu ra quân dọn dẹp hàng rong và vỉa hè đã có chuyển biến căn bản. Ở nhiều phường, quận người vi phạm đều bị tịch thu, phạt, nhưng có nơi chỉ bị nhắc nhở.


Trong khi nhiều tuyến phố thực hiện khá triệt để việc dẹp hàng rong, lấn chiếm vỉa hè thì trên nhiều tuyến phố chính, các hộ kinh doanh vẫn bày biện hàng hoá, đồ đạc tràn lan ra vỉa hè. Một tuyến phố chính là Hai Bà Trưng, ô tô được đỗ ngang xương giữa vỉa hè làm người đi bộ vẫn phải đi dưới... lòng đường.

Thực hiện: Xuân Hoàng - Quang Phúc - Nhật Tân  


Theo quan sát của PV VietNamNet trong ngày 1/7, tại một số điểm vốn “nóng” về tình trạng bán hàng rong, lấn chiếm vỉa hè trên các tuyến đường Cầu Giấy - Xuân Thuỷ, Trần Duy Hưng, trong ngày đầu ra quân lập lại trật tự hè phố người dân vẫn còn tâm lý thực hiện theo kiểu... đối phó.

 

Trên phố Láng Hạ sáng 1/7, dù các lực lượng phường Thành Công “đảo” liên tục nhưng luôn có “trống dong cờ mở”, loa phóng thanh… nên không khó để nhiều cửa hàng vốn quen kinh doanh trên vỉa hè đối phó từ xa.

Căn được khung giờ của lực lượng chức năng, nhiều cửa hàng vẫn buôn bán, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường! (Ảnh chụp trên đường La Thành) - Ảnh: Chí Hiếu

Tương tự, mọi hoạt động kinh doanh trên vỉa hè đường La Thành vẫn diễn ra tấp nập. Các ô tô giao và nhận hàng đều hiên ngang đỗ dưới phố, hàng hóa đủ loại từ giường tủ, bàn ghế đều bày ngang nhiên ra vỉa hè mà không hề có sự e dè nào . Dường như, người dân đều “cảm nhận” được khung giờ hoạt động của lực lượng này! 


"Kêu trời" vì không có nơi để xe!

 

Trong buổi sáng ra quân dẹp lại an ninh trật tự vỉa hè, hầu hết các tuyến phố cấm đều “sạch bong”, kể cả… xe của khách đỗ lại mua hàng.

 

Cả một tuyến đường dài chạy dọc giữa đường Cầu Giấy, hầu như các cửa hàng shop quần áo, giầy dép, vải vóc và cả các nhà hàng hầu như bị ngưng tạm. Lý do là khách mua hàng phải để xe lên tận phía trong cửa hàng, trong khi đó cả chủ và nhân viên phục vụ chưa chuẩn bị kịp nơi để xe, vẫn bày bán những mặt hàng của mình ngay sát cửa.

 

Tại shop thời trang Thu Liễu Jean (336 Cầu Giấy), cửa hàng bề ngang chỉ rộng hơn 4m, nhưng 2 chiếc tủ kính ngang đã chiếm hơn 1m. Để có chỗ để xe cho khách mua hàng, chủ quán đã cất dãy treo quần chạy dọc cửa hàng, chừa ra một chỗ vừa để đủ 2-3 xe máy.

 

Anh Đào Trọng Hải, nhân viên của quán cho biết: “Do mặt bằng quá nhỏ nên chỉ để được 3 xe máy loại nhỏ. Nếu chỉ cần có 2 khách đi xe tay ga thì cũng không biết tìm nơi đâu để “cất” xe”.

 

Ngay sát cạnh đó quán trà cung đình Huế, số nhà 334, cả buổi sáng chỉ có 3 người khách đi bộ vào uống trà. Nhân viên phục vụ của quán nói: “Do nhà hàng không bố trí được chỗ để xe nên nhiều khách không dám vào quán”.

Không phải phố nào cũng sắp xếp được chỗ để xe gọn gàng, trật tự như thế này, nên nhiều cửa hàng kêu trời! (Ảnh chụp vỉa hè đường Nguyễn Chí Thanh) - Ảnh: Chí Hiếu

 

Khoảng 12h trưa, tại các quán cơm văn phòng dọc các tuyến phố cấm bày bán, để xe trên vỉa hè, tình cảnh cũng tương tự khi có mặt lực lượng trật tự. Các khách quen lần lượt rời bỏ nơi quen thuộc của mình để vào trong ngõ, tìm nơi qua bữa tại các quán cơm bình dân chật chội.

 

Tại các tuyến phố “cấm vỉa hè” nhưng là nơi tập trung các buôn bán các cửa hàng shop thời trang, nhà hàng, kinh doanh các mặt hàng khác… nhiều tiểu thương phải tính nước đi thuê địa điểm khác mở cửa hàng. 

 

Theo tìm hiểu của PV VietNamNet, tại đường Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Xuân Thuỷ... trong ngày đầu tiên thì đa số các quán, cửa hàng đều lâm vào tình trạng bối rối không biết tìm đâu ra nơi để xe cho khách vào mua hàng.

Tại rất nhiều tuyến phố ở các quận Hai Bà Trưng, Ba Đình, Hoàn Kiếm..., nhiều cửa hàng cũng chung tình trạng như vậy.

Trên phố Kim Mã, trước cổng tòa nhà VIT, vào sáng 1/7, nhiều dân cũng bất ngờ khi chứng kiến nhiều ô tô đỗ sai nơi quy định đã bị lực lượng Thanh tra GTCC tháo biển số do không thể thu giữ xe.

 

Trao đổi với VietNamNet về ngày đầu tiên ra quân, Trung tá Nguyễn Quang Khải, Đội phó Cảnh sát Trật tự Phản ứng nhanh quận Cầu Giấy cho biết: "Trong ngày hôm nay, các lực lượng chỉ nhắc nhở người dân là chủ yếu, để làm quen với văn minh trật tự vỉa hè. Đối với những trường hợp vi phạm sau khi nhắc nhở mà vẫn tái phạm thì sẽ xử lý nghiêm...". 

"Không "nhắm" vào ai cả, vì bộ mặt đô thị!"


Theo ghi nhận của nhóm PV VietNamNet trong ngày đầu Hà Nội ra quân lập lại trật tự đô thị, vẫn còn không ít ý kiến cho rằng, quyết định này là "nhắm" vào những người kinh doanh hàng rong đến từ ngoại tỉnh, bởi từ 1/7, cuộc mưu sinh của hàng vạn người vốn "sống nhờ" vỉa hè, hàng rong sẽ khó khăn hơn.

Ở nhiều phường, quận người vi phạm đều bị tịch thu, phạt, nhưng có nơi chỉ bị nhắc nhở- Ảnh: Vũ Điệp
Xung quanh vấn đề này, Chánh Văn phòng UBND TP. Hà Nội, ông Nguyễn Thịnh Thành nói: "Thành phố thực hiện đợt ra quân này là vì bộ mặt đô thị Thủ đô... Hơn 800 ngày nữa là đến 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, chúng ta không thể đón ngày trọng đại này với bộ mặt đô thị như thế này được. Bởi thế, thành phố đã, đang và sẽ làm đồng bộ nhiều việc nhằm làm Thủ đô khang trang hơn, văn minh hơn".

Ông Thành cho biết, thời gian qua, để có được "bộ mặt" đẹp chào đón 1000 năm Thăng Long, thành phố đã giao Sở Xây dựng chấn chỉnh nhà siêu méo, siêu mỏng, nhà sai phép. Đồng thời giao Sở GTCC (hiện giờ là Sở GTVT) chủ trương hạ ngầm "mạng nhện" dây điện. Nay, thành phố lại giao Sở GTVT, Sở Công thương  lập lại trật tự vỉa hè, lòng đường, sắp xếp lại hàng rong.

"Có những chủ trương, quyết định ảnh hưởng đến quyền lợi một số người, điều đó là không tránh khỏi, và cấm buôn bán trên vỉa hè, cấm bán hàng rong trên hơn 60 tuyến phố cũng thế. Nhưng, đây là những chủ trương vì đại cục, vì cái lợi tổng thể cho bộ mặt, văn minh đô thị của Thủ đô chứ tuyệt nhiên không nhắm vào người nào, lại càng không "nhắm" vào người nghèo!" - ông Thành chia sẻ.

  • Bài, ảnh: Thông Chí - Vũ Điệp - Chí Hiếu  
          Ý kiến bạn đọc:
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
;