221
12025
Tin Nhanh
tinnhanh
/tinnhanh/
1307282
Mẹ làm osin để con thành "hotboy"
1
Article
null
Mẹ làm osin để con thành 'hotboy'
,
Ôsin nhà chị Hạnh khổ sở nói với chủ: “Cháu cho cô tạm ứng lương tháng tới, cho cô vay thêm một triệu nữa, thằng bé lại muốn đổi điện thoại”.

TIN BÀI KHÁC

/chuyenmuc/quangcao/2010/images/vnnmobiad.gif

Dù nghèo rớt mồng tơi, nhiều ông bố bà mẹ vẫn đáp ứng vô điều kiện những đòi hỏi vật chất thuộc loại “rùng rợn” của con, đơn giản vì không nỡ từ chối, hoặc bởi quan điểm “không để cho con mình thua kém ai cái gì”.

Còng lưng đi ở để con ăn chơi

Lúc đến làm giúp việc cho nhà chị Hà (Tân Mai, Hà Nội), bà Hạnh, 50 tuổi, quê Thanh Hóa, đề nghị: “Lương của cô, hằng tháng cháu chỉ cần đưa 1/3 thôi, còn thì gửi tiết kiệm hộ cô, sau này lo cho em nó cưới vợ, và để cô dưỡng già”. Con trai bà Hạnh đang học cao đẳng tại Thanh Hóa, ở nhà bác, được bác bao tiền ăn và học phí nên mẹ chỉ cần cho tiền tiêu vặt.

Thế nhưng chưa tháng nào bà Hạnh không phải xin lĩnh lương trước hạn để gửi cho cậu con trai suốt ngày gọi điện xin tiền. Cậu ta không bao giờ nói dối lý do xin xỏ: “Con mua mấy cái áo, chả còn cái nào đẹp”, hoặc: “Giày con quê quá, chúng nó cười chết”, hay: “Con cũng phải có tiền mời chúng nó cốc cà phê chứ”… Dù tiếc tiền đứt ruột nhưng thương con sớm mồ côi, bà Hạnh không từ chối nổi. Bà còn hồ hởi khoe: “Nó đẹp trai lắm Hà ạ, ăn diện vào bọn con gái mê lắm, nên cũng phải cho nó ăn mặc tử tế một chút”.

Được một học kỳ, con trai bà Hạnh gọi điện xin tiền đổi cái xe Wave cũ (mà trước đó bà đã chắt bóp rất lâu mới đủ mua cho con) thành xe ga, và bà mẹ bảo không có. Chị Hà kể: “Tôi đứng cách một quãng mà vẫn nghe thằng bé gầm lên với mẹ, nó bảo bà chỉ biết ở Hà Nội ăn sung mặc sướng, có mấy đồng tiền cũng tiếc. Nó dọa bỏ học. Hai hôm sau, nó ra tận nơi tìm mẹ”. Và chị Hà rất choáng khi thấy con trai ôsin nhà mình ăn diện ngất trời, tóc nhuộm xanh đỏ, rất ra dáng hotboy. Sau một buổi lê la “tìm hiểu”, cậu đòi mẹ đưa 5 triệu đồng mà nhà chủ cho bà. “Số tiền đó tôi mới hứa với bà Hạnh là cuối năm sẽ biếu chứ chưa hề đưa, chẳng hiểu sao thằng bé biết được. Bà ấy khóc lóc xin tôi cho trước, kẻo  sẽ chẳng yên với con”, chị Hà kể.
ghjk
Nhiều bà mẹ sẵn sàng chịu cực khổ chỉ để dành mọi điều tốt đẹp nhất cho con mà không biết rằng đang cung phụng những đòi hỏi quá đáng. Minh họa: Inmagine
Ít lâu sau, bà Hạnh lại phải nói khó với chủ để xin tạm ứng lương và vay thêm để cậu quý tử đổi điện thoại. Từ đợt ra Hà Nội, thấy nhà chủ giàu, cậu nghĩ mẹ mình “kiếm được” nên quyết tâm “đào”. Còn bà Hạnh thì cóp nhặt từ tiền bán giấy vụn, lon bia nhà chủ, tiền lau dọn thuê cho mấy nhà xung quanh, tiền thưởng… được bao nhiêu bị con trai “lột” sạch.

“Con người ta có, con mình cũng phải có”

Đó là “châm ngôn” của anh Phúc (thành phố Vinh, Nghệ An). Hai vợ chồng lương ba cọc ba đồng nhưng hàng xóm của anh toàn người khá giả. Phúc không quan tâm chuyện người ta đi SH, còn mình vẫn chở vợ bằng Dream tàu, không “lăn tăn” thấy người ta nhà lầu cao ngất, còn mình vẫn căn nhà mái bằng mốc thếch bố mẹ xây khi xưa. Nhưng anh không chịu nổi nếu như con hàng xóm có cái gì mà con anh không có.

Thấy con trai được mẹ bế đi chơi về khóc thảm thiết, hỏi thì được biết tại thằng cu hàng xóm có chiếc ô tô có thể ngồi vào lái đi được, giá hơn 3 triệu đồng, Phúc nóng mặt: “Mai bố sẽ mua cho con một cái”. Mặc vợ cản, hôm sau anh mua xe rồi đích thân hộ tống con lái đi khắp xóm, dù sau đó cả nhà nhịn ăn nhịn tiêu cả tháng. Sữa, quần áo, giày dép, đồ chơi… của con trai Phúc toàn loại đắt tiền để khi có ai nhìn hay hỏi tới, anh có thể ngẩng cao đầu: “Tôi tuy nghèo nhưng không để con thiếu thốn, thua thiệt điều gì”.

“Chuyện tiền bạc, con không phải lo”

Vợ chồng anh Thủ (Kim Giang, Hà Nội) luôn nói như vậy khi con gái tỏ vẻ băn khoăn về việc làm bố mẹ tốn tiền. Thi đại học hai năm không đỗ, cô định học cao đẳng, nhưng Thủ nghĩ, con người ta đại học cả, con mình cao đẳng sợ nó tủi thân, nên khuyên con vào học đại học dân lập. Cô bé không đồng ý vì sợ gây tốn kém cho bố mẹ, nhưng Thủ gạt đi: “Chuyện đó con không phải lo”. Anh quyết định cho con vào một trường có học phí tới mấy triệu đồng một tháng, vì nghĩ càng đắt chất lượng càng cao.

Hai vợ chồng thắt lưng buộc bụng, nhịn ăn nhịn mặc, còng lưng làm thêm nuôi con học. Mấy lần thấy con dẫn đám bạn về chơi, họ nhận ra bạn con đều mặc sang, đi xe xịn, trong khi con mình quá giản dị. Sợ con buồn và mặc cảm, vợ chồng Thủ bàn nhau “cắn răng” đưa số tiền chắt bóp cho con sắm quần áo đẹp, và vay tiền để mua “cái xe ga cho nó tử tế”. Cô gái ái ngại vì biết bố mẹ nghèo, nhưng Thủ bảo: “Đó không phải chuyện con phải nghĩ. Bố mẹ không để con phải thua kém bạn bè đâu”.

Bây giờ, sang năm thứ ba, cô sinh viên đã quen với việc mình luôn có những thứ tốt nhất nên không còn áy náy khi xin tiền mua cái nọ cái kia. Có ai khen con gái xinh, sành điệu, Thủ đều kiêu hãnh nói thêm: “Cháu nó học trường X., học phí cao hàng top đấy”. Anh không biết rằng dù trường thu học phí cao, mời giảng viên giỏi về dạy nhưng bảng điểm của con anh rất thấp. Cô không còn nghĩ đến việc cố học để xứng với sự hy sinh của bố mẹ nữa.

Khi dồn tất cả cho con, các ông bố bà mẹ nghèo thường nghĩ: chỉ cần nó được sung sướng, không cần nó trả ơn, miễn nó hiểu cho tấm lòng bố mẹ. Nhưng không ít đứa con được hưởng trọn sự hy sinh ấy đã trở nên hư hỏng và không hề quan tâm đến nỗi vất vả, cực nhọc của bố mẹ. Nhiều phụ huynh hiểu ra điều đó khi đã muộn. Bị cậu con trai hotboy mắng nhiếc trước mặt chủ nhà vì không có tiền cho nó mua kính và giày hàng hiệu, bà Hạnh khóc cay đắng: “Không ngờ tôi cả đời vì con mà giờ phải chịu khổ nhục như thế này”. Bà biết rằng, dù có còng lưng làm ôsin cho đến khi không đi nổi nữa, những đồng tiền rút ruột đưa cho con ấy cũng không thể giúp nó nên người.
  • Theo Đất Việt
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,