221
861
Thời sự Quốc hội
thoisuquochoi
/thoisuquochoi/
134642
Cần chữa dứt điểm nạn lãng phí, nợ đọng, dầu tư dàn trải!
1
Article
null
Quốc hội bàn về tình hình kinh tế - xã hội:
Cần chữa dứt điểm nạn lãng phí, nợ đọng, dầu tư dàn trải!
,

(VietNamNet) - "Đầu tư dàn trải, lãng phí, tham nhũng - những yếu kém đó của nền kinh tế năm nào cũng được nhắc đi nhắc lại. Chính phủ phải có giải pháp làm sao đó chứ không chúng tôi không biết  ăn nói  sao với cử tri...". Bức xúc đó của ĐB Lê Thanh Long (tỉnh Long An) ngay lập tức đã được nhiều ĐB chia sẻ. Trong đó, có Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Võ Hồng Phúc (ĐB tỉnh Lào Cai)...

Bộ trưởng, ĐBQH Nguyễn Sinh Hùng

Còn trong buổi sáng 29/10, hàng chục ĐB thuộc khu vực miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên đồng loạt đề nghị "Chính phủ ưu tiên đầu tư cho khu vực khó khăn".

Còn cơ chế xin cho thì chưa chữa được "bệnh kinh niên"

ĐB Lê Thanh Long dẫn ra rất nhiều ví dụ về những căn bệnh kinh niên của nền kinh tế sau khi đã có 'khúc dạo đầu' về sự điều hành tiến bộ của Chính phủ trong năm qua. Ông nói: "Đầu tư theo phong trào: ban đầu là mía rồi đến xi măng rồi bây giờ là nguyên liệu giấy. Đầu tư XDCB thất thoát cả 15.000 tỷ. Cải cách hành chính nói hoài mà mọi chuyện vẫn vậy. Chính phủ không kiểm soát nổi hoạt động của các Bộ. Tỉnh không kiểm soát nổi hoạt động của các huyện. Tôi có cảm giác như chúng ta chỉ "cải cách" được các lãnh đạo. Ví dụ như chỉ một dự án thôi mà cứ chạy tới, chạy lui hoài vậy đó. Cục này chỉ qua Vụ kia, ở Sở thì phòng này chỉ qua phòng kia. Kích rích vậy thì làm sao thu hút được đầu tư nước ngoài? Karaoke đèn mờ - chính quyền phường xã biết không? Biết mà vẫn làm ngơ! Rồi hầu như ngày nào cũng có lễ lạc, kỷ niệm... Đầu tư dàn trải, lãng phí, tham nhũng, nợ đọng... Những căn bệnh kinh niên đó sẽ không có thuốc chữa nếu vẫn còn tồn tại cơ chế xin cho và không quy trách nhiệm cụ thể. Tôi thấy chưa có lúc nào Thủ tướng cách chức một Bộ trưởng  hoặc một chủ tịch tỉnh vì thiếu trách nhiệm...".

Sau khi Bộ trưởng Võ Hồng Phúc nêu phương án xử lý số nợ đọng 11.000 tỷ, ĐB Lê Huy Luyện (Bà Rịa - Vũng Tàu) phân tích: "Nếu Chính phủ không bật đèn xanh, không nháy mắt, không gật gù thì làm sao các địa phương quá đà được. Chính phủ nhiều lần đã bảo xiết chặt nhưng không hiểu có phải vì thương địa phương quá không mà lại "giãn" ra, trả nợ hộ. Tôi đề nghị nên lấy năm 2004 là vạch ngang, Chính phủ không trả nợ hộ ai nữa".

ĐB Triệu Sĩ Lầu (Cao Bằng) đề nghị: "Chính phủ tăng cường kiểm tra, khảo sát một cách đầy đủ những tồn tại, khó khăn của các vùng đặc biệt khó khăn để có cơ sở khoa học tiếp tục định hướng xây dựng kế hoạch, quy hoạch sát thực tế. Cái gì cần, cái gì không cần, cái gì cần trước, cái gì cần sau để đầu tư, xây dựng, tránh tình trạng quy hoạch, kế hoạch đại khái, chạy dự án, chạy công trình để được đầu tư nhưng khi xây dựng xong công trình lại không có hiệu quả, gây thiệt hại rất lớn cho ngân sách Nhà nước và mục tiêu kinh tế không đạt được. Ông cũng cho rằng Chính phủ dứt khoát phải bảo đảm thực hiện tốt cơ chế dân chủ, bình đẳng trong việc phân bổ ngân sách. Chừng nào còn cơ chế xin - cho thì các tỉnh nghèo vẫn cứ nghèo bởi "trâu chậm thường uống nước đục".

Đầu tư động lực, nhưng đừng quên tỉnh nghèo

Hầu như cả buổi sáng hôm nay, các ý kiến phát biểu đều là ĐB các tỉnh nghèo, miền núi, vùng sâu, vùng xa. ĐB nào cũng có lý do để kêu gọi đầu tư cho địa phương đã bỏ phiếu cho mình trúng cử. 

Vẫn ĐB Triệu Sĩ Lầu (tỉnh Cao Bằng): "Nền kinh tế của ta năm nay tăng trưởng khá nhưng tỷ lệ nghèo ở các vùng khó khăn còn gấp 3 lần so với bình quân của cả nước, cao gấp 7 -8 lần so với các tỉnh, thành phố có điều kiện kinh tế phát triển. Điều đó đáng để chúng ta suy nghĩ... Và ông  nhấn mạnh về việc đầu tư cho những  vùng đất dọc thêm biên giới Việt - Trung như Thác Bản Giốc ở Trùng Khánh, cửa khẩu Tà Lùng... Ông nêu một ví dụ rất hình ảnh: "Có một vùng đất quan trọng có chiều dài sát biên giới 9 km là vùng Lý Vãn Hạ Long. Hai bên chỉ cách nhau một con sông, bên kia bạn xây kè và có đường nhựa đi lại tấp nập, còn bên ta là hàng ngàn, hàng trăm héc ta đất phì nhiêu nhưng chỉ có 5 hộ dân; ở đó có con mương nhưng 1/2 chiều dài lại không sử dụng được; ở đấy chưa có đường, chưa có điện...".

ĐB, Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Trị ông Vũ Trọng Kim "kêu" một cách rất có sức thuyết phục: "Chúng ta ngồi đây bàn về lương, anh này nhiều, chị kia ít nhưng đối với đồng bào dân tộc, vùng xa xôi, hẻo lánh thì không biết có được 100.000đ/tháng hay không. Chêng lệch giàu nghèo giữa người giàu nhất và nghèo nhất là quá lớn... Sự phát triển của chúng ta phải chú ý đến vùng, miền, sự đồng đều. Chiến lược về phát triển vùng của chúng ta như thế nào. Tôi nghĩ đây là một vấn đề lớn, một vấn đề rất quan trọng nhưng QH chưa bao giờ bàn về chuyên đề này... Có một vấn đề chúng tôi rất quan tâm đó là vấn đề  5.000 nhà ở dột nát của bà con dân tộc Pa Cô, Vân Kiều ở Quảng Trị. Chúng tôi đã có báo cáo với Chính phủ, báo cáo với các Bộ ngành chức năng nhưng hiện nay cả dải đất miền Trung, Chính phủ chưa đặt vấn đề giải quyết cụ thể như thế nào?".

ĐB Nguyễn Thành Quang (tỉnh Phú Yên): "Giàu, nghèo là do địa lý, do khách quan chứ không phải do tỉnh giỏi, dở  nhưng phân bổ ngân sách của chúng ta chưa cân đối giữa các vùng phát triển cao và vùng n khó khăn. Tôi đề nghị chú trọng vùng động lực nhưng cũng phải ưu tiên vùng khó khăn...". 

Yêu cầu Quốc hội ra tay!

Bộ trưởng Võ Hồng Phúc đã trình bày một "lèo" gần 20 phút tại Hội trường sau khi có nhiều ĐB bức xúc về tình trạng nợ đọng, đầu tư dàn trải.

Ai nợ thì trừ vào ngân sách 2004!

Thủ tướng đã nhận định vấn đề đầu tư dàn trải và nợ xây dựng cơ bản là một bệnh gần như kinh niên. Chúng ta vẫn còn những khoản nợ dai dẳng kéo từ thời kỳ bao cấp đến giờ. Trong số 11.000 tỷ nợ XDCB, gần như 57 tỉnh thành đều nợ và nợ ở mức cao, trừ các tỉnh TP.HCM, Đồng Nai, Vũng Tàu. Còn đối với các bộ thì Bộ Nông nghiệp, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Thuỷ Lợi nợ nhiều nhất. Nợ chủ yếu dồn vào các công trình giao thông và thuỷ lợi. Hiện nay Bộ Kế hoạch Đầu tư đã được Thủ tướng Chính phủ ra nhiệm vụ rà soát lại các khoản nợ này để đưa ra phương hướng xử lý. Chúng tôi sẽ xác định các khoản nợ có thể được thanh toán với điều kiện đã là các khoản nợ của công trình phải có nguồn vốn là bố trí ngân sách theo  quy hoạch, đồng thời nằm trong danh mục kế hoạch hàng năm và đã hoàn thành kế hoạch sử dụng từ năm 2000, 2001, 2002. Qua rà soát bước đầu, thì các địa phương từ 7.500 dự án  mang nợ chỉ còn lại trên 3.000 dự án chưa có nguồn trả và các Bộ thì còn trên 1.000 dự án. Như vậy, số dự án nợ có giảm đi sau khi rà soát lại theo tiêu chí mà chúng tôi đưa ra số nợ có giảm đi. Với sộ dự án này, chúng tôi đang kiến nghị với Chính phủ: thứ nhất, yêu cầu các tỉnh phải rà lại trong ngân sách của mình để bố trí một phần. Phần thứ 2, trong khoản thu năm 2003 này có thể trình Chính phủ xem xét và cho xử lý một phần. Phần còn lại thì dứt khoát phải lấy trong kế hoạch năm 2004 để trừ nợ. Có như vậy thì mới có thể giải quyết được. 

Chuyện nợ đọng  như vậy do  nhiều nguyên nhân. Trước hết do khả năng doanh số của ta có hạn vì vốn hàng năm cân đối cho kế hoạch đã mất khoảng 50 - 60% nhu cầu cho các kế hoạch đầu tư. Nhu cầu đầu tư thì lớn, các bên B nắm bắt được thời cơ ứng vốn ra triển khai công trình cho các bộ, ngành, địa phương; các đơn vị thì cứ lấy kế hoạch của năm sau để triển khai cho năm này. Trong lúc đó các bộ ngành buông lỏng quản lý, chưa kể đến việc không giám sát và xử lý kịp thời và để tình trạng nợ này liên tục xảy ra trong nhiều năm.

Hướng xử lý để giảm tình trạng nợ này là Quốc hội dứt khoát phải ghi trong kế hoạch năm nay một dòng dứt điểm: "ngân sách Trung ương sẽ không bố trí bất cứ trường hợp nào cho các bộ, ngành, các địa phương và các bộ, ngành, địa phương phải lấy vốn của mình trong năm sau để trừ cho khoản nợ đã có". Bởi vì nếu chúng ta trả nợ thay thì các địa phương không nợ lại có nhiều thiệt thòi. Do vậy nên chúng tôi kiến nghị với Quốc hội: Năm 2003  là năm cuối cùng xử lý nợ bằng ngân sách trung ương.

Đầu tư dàn trải - tại "hứa"  nhiều quá!

Năm 2003, chúng ta bố trí tới 10.600 công trình dự án, tăng hơn năm trước là 2.500 dự án. Dự án ngày càng nhiều lên, đặc biệt là dự án nhóm B, C. Nhóm A chỉ có 98 dự án trong số 10.600 dự án trên. Theo phân cấp, dự án nhóm B (4 năm phải hoàn thành), C (2 năm phải hoàn thành) là do Bộ trưởng và UBND tỉnh quyết định đầu tư, Thủ tướng chỉ quản lý các dự án nhóm A. Chính vì vậy mới phát sinh tình trạng đầu tư dàn trải cho nhiều dự án tại các địa phương và bộ ngành. Chẳng hạn như Bộ Giao thông, nếu cộng các dự án B, C hiện có khoảng 250 dự án. Với khả năng bố trí hiện nay thì chỉ được khoảng 250 tỷ cho ngần ấy dự  án, như vậy thì phải hơn 10 năm chúng ta mới giải quyết xong.

Nguyên nhân ở đâu? Nguyên nhân là trước đây chúng ta thực hiện cơ chế phân cấp mà không kiểm tra. Và vấn đề là chúng ta hứa nhiều quá! Tôi cũng xin nói thật: cứ mỗi lần có bầu cử là các đồng chí lại hứa. Tôi có nói với Bộ trưởng Đào Đình Bình như thế này: "Ông Bình đang gánh những gánh nặng của các bộ trưởng trước đây". Ở các địa phương thì tình trạng này càng nghiêm trọng. Do đó, tôi tán đồng với ý kiến của một ĐB là đưa ra cơ chế giám sát việc lên kế hoạch dự án cho các HĐND và UBND để quyết định trong mỗi kỳ họp. Có như vậy mới xử lý được đầu tư dàn trải, chứ như trước đây là không kiểm soát được mà trách nhiệm cũng không thuộc về ai. Vì vậy, lần này yêu cầu Quốc hội phải ra tay, có vấn đề vi phạm là phải quyết tâm xử lý luôn.

  • Bích Ngọc - Lan Anh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,