221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
345353
Đổi mới phương pháp dạy học: Vẫn lúng túng!
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Đổi mới phương pháp dạy học: Vẫn lúng túng!
,

(VietNamNet) - Quá tải về cơ sở vật chất, về chương trình sách giáo khoa, cộng với bệnh thành tích quá nặng của ngành GD-ĐT... đã khiến người giáo viên khó thay đổi phương pháp dạy học.

Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là thay đổi phương pháp đã và đang dạy học bằng phương pháp tối ưu hơn, đem lại hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, theo thống kê sơ bộ, có khoảng 40% giáo  viên vẫn tỏ ra lúng túng khi tiếp cận PPDH mới, vẫn còn tình trạng dạy học theo kiểu hỏi - đáp truyền thụ một chiều, áp đặt kiến thức.

Dạy thêm, học thêm: Ba nhóm nguyên nhân

Dạy thêm học thêm (DTHT) hiện vẫn là một trong những hiện tượng xã hội được nhắc đến nhiều nhất khi bàn về giáo dục. Người ủng hộ cũng có, những người lên án gay gắt thì nhiều hơn. Không ít biện pháp hành chính đã hoặc sắp được áp dụng để hạn chế nạn DTHT. Tại sao học trò phải học thêm và thầy cô phải dạy thêm? Theo TS Hồ Thiệu Hùng, nguyên phó trưởng ban Ban Tư tưởng Văn hoá Thành uỷ TP.HCM, hiện tượng này có nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể gộp thành ba nhóm:

Nhóm nguyên nhân về kinh tế - đời sống: Đối với cha mẹ học sinh, do bận đi làm cả ngày trong khi môi trường xã hội thì lắm cám dỗ và cạm bẫy, còn hầu hết các trường chỉ dạy một buổi nên cách tốt nhất là “nhốt con vào lớp học thêm”, cho dù con không học thêm được chữ nào thì cũng được giữ bởi những người có chuyên môn quản lý trẻ em. Trả tiền thêm cho dịch vụ “giữ con” này để được an tâm đi làm, kiếm thêm tiền còn hơn là để gia đình phải chịu đựng những hậu quả khôn lường khác. Đối với người dạy, DTHT là nguồn thu nhập chủ yếu để sống bằng lao động chuyên môn của mình, tất nhiên nếu được may mắn đào tạo để dạy những môn học sinh chịu học thêm.

Công đoàn Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết đồng lương của phần lớn giáo viên hiện chỉ có khoảng 932.000 đồng/tháng. Trong khi thu nhập bình quân của người dân thành phố năm 2002 là 908.280 đồng và chi cho một đứa con học tiểu học ở nội thành đã phải tốn 1,1 triệu đồng. Có nghĩa là một giáo viên nuôi con nhỏ thì phải lĩnh lương khoảng 1,8 triệu đồng mới có thu nhập bằng mức thu nhập bình quân!

Nhóm nguyên nhân thứ hai: Tâm lý. Về phía học sinh và các bậc cha mẹ, học thêm trước hết là cách để "tự trấn an" là ta, con ta đang cố gắng học. Đó là cách nuôi hy vọng thi đậu ĐH, bởi nhiều người quan niệm sai lầm rằng cứ học thêm là sẽ học giỏi hơn. Tuy vậy, nhiều học sinh đi học thêm nhưng ngồi trong lớp vài tiếng đồng hồ mà không tiếp thu được gì cả. Cũng có quan niệm cho rằng xung quanh ai cũng cho con học thêm hết, mình không cho con học thêm là con mình sẽ thua kém bạn bè, thậm chí sợ con mình bị thầy cô “đì” (trù, ép - mà điều này là có thật!).

Về phía người dạy, có người quan niệm là có dạy thêm thì mình mới được thôi thúc học để cải tiến cách dạy và có dịp tự khẳng định trình độ mình, bởi DTHT là một cuộc cạnh tranh giành... thị phần. Có người còn khẳng định: Dù không thiếu tiền nữa nhưng sẽ vẫn cứ dạy thêm để... rèn luyện chuyên môn!

Nhóm nguyên nhân thứ ba: Sư phạm. Cách thi cử và đánh giá trình độ người học hiện nay nặng tính chất "hàn lâm", chỉ kiểm tra một số loại kiến thức được thể hiện qua một môn thi, được thực hiện trong phạm vi thời gian nhất định trên vài tờ giấy. Thi cử đòi hỏi người học phải có những kỹ năng nhất định để thể hiện là mình đáp ứng được yêu cầu của người ra đề thi. DTHT cung cấp cho người học những kỹ năng đó vì giờ giấc chính khoá quá ngắn so với yêu cầu về kiến thức, kỹ năng phải có. Trước kiểu đánh giá thi cử hiện nay, ngay cả trong những nhà sư phạm phản đối DTHT quyết liệt nhất cũng khó tìm được người có bản lĩnh dám cấm con mình đi học thêm. Đơn giản là chưa mấy ai tự nguyện để con mình đứng trước nguy cơ chắc chắn thi rớt ĐH và được phân luồng vào Trung học chuyên nghiệp. Sự chuyển biến trong ra đề thi ĐH vài năm gần đây vẫn chưa đủ sức thuyết phục cha mẹ học sinh là cứ học kỹ, nắm vững kiến thức trong trong sách giáo khoa là con mình có thể thi đậu ĐH, cạnh tranh ngang ngửa với những người “sôi kinh nấu sử” ở các lò luyện thi từ.. tiểu học.

Vẫn "khiêm tốn" so với khu vực

Đổi mới PPDH cho trẻ khuyết tật: Không phải dễ!

Theo phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Huỳnh Công Minh, một trong những thực trạng bất cập trong giáo dục phổ thông là cơ sở vật chất và trang thiết bị còn những giới hạn. Số lượng trường lớp ở TP.HCM đã tăng vượt bậc, từ năm 1999 đến nay trung bình mỗi năm xây mới gần 2.000 phòng học. Thế nhưng số lượng học sinh học 2 buổi/ngày còn ít, số học sinh các trường ở trung tâm Thành phố còn nhiều, trên 40 học sinh/lớp. Thiết bị chưa được sử dụng đồng đều và hiệu quả. Đầu tư cho giáo dục của Thành phố tuy khá lớn so với nhiều tỉnh bạn nhưng so với yêu cầu phát triển giáo dục ngang tầm với khu vực hiện nay thì vẫn còn khiêm tốn. Đã có chỉ tiêu phấn đấu thu nhập giáo viên 1 triệu đồng/tháng trong thập kỷ 90 nhưng đến nay vẫn còn nhiều giáo viên thu nhập 600-700 nghìn đồng/tháng.

Đào tạo sư phạm, bồi dưỡng giáo viên vẫn còn những bất cập. Dù bảo đảm được số lượng giáo viên, nâng tỷ lệ chuẩn hoá vượt bậc so với nhiều năm trước (trên 96%) nhưng so với yêu cầu của nhà trường hiện nay, giáo viên các môn năng khiếu và kỹ thuật, nhạc, hoạ, tin học… vẫn còn thiếu nhiều. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học, kỹ năng tổ chức học sinh học tập, nhận thức về đổi mới phương pháp dạy học… vẫn còn là những vấn đề giáo viên phải "tích cực phấn đấu".

Theo ông Nguyễn Văn Tường, Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục TP.HCM, bước đầu đổi mới phải tập trung và bắt đầu từ việc đổi mới đội ngũ nhà giáo - từ công tác xây dựng đội ngũ - yếu tố trực tiếp quyết định chất lượng giáo dục-đào tạo.

Để chủ trương đổi mới PPDH đi vào chiều sâu, các nhà quản lý giáo dục phải làm sao chuyển được những yêu cầu đổi mới PPDH của mình trở thành nhu cầu tất yếu của nhà giáo. Một khi có được đội ngũ nhà giáo yêu người, yêu nghề, đủ đức, đủ tài đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, có nhận thức và thái độ đúng đắn về thiên chức của mình, có nhu cầu đổi mới PPDH thì vấn đề đổi mới PPDH sẽ không còn là một bức xúc hiện nay.

  • Bài, ảnh: Cam Lu
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,