221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
149341
Làm gì để nâng chất lượng giáo dục đại học?
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Làm gì để nâng chất lượng giáo dục đại học?
,

Trong ngày tốt nghiệp, học viên trong nước tặng quà cho giáo sư của Úc đã giảng dạy mình.

(VietNamNet) - Sự khác biệt về chất lượng giáo dục giữa các nước ngày càng được thu hẹp, tuy nhiên để đạt được một tiêu chí chung của các nước trong khu vực và thế giới về chất lượng giáo dục, đặc biệt là chất lượng giáo dục đại học, thì xem ra Việt Nam vẫn còn "ì ạch".

 

Trường hoạt động đơn ngành - một cản ngại lớn để hội nhập!

 

“Chúng ta không thể đem giáo dục ĐH của các nước ra để so sánh với giáo dục ĐH trong nước để làm thế cạnh tranh được. Nhưng cứ theo đà này thì biết bao giờ chúng ta mới khá nổi? Tôi biết hiện có trên 10.000 sinh viên trong nước “chạy” ra nước ngoài tìm kiếm cơ hội học tập một nền giáo dục ĐH có chất lượng cao, tạo nên hiện tượng chảy ngoại tệ mà chúng ta không thể tìm cách nào ngăn cản được” - Phó Giáo sư Nguyễn Thiện Tống (Trường ĐH Bách khoa) đã xót xa nhận xét như vậy khi bàn đến chuyện chất lượng giáo dục ĐH ở Việt Nam. Trong khi đó, kinh nghiệm cho thấy, khi gia nhập vào hệ thống quản lý chất lượng giáo dục ĐH chung của thế giới, các trường ĐH phải đủ tầm cỡ cạnh tranh về chất lượng, ví như trường đó phải thuộc trường ĐH đa ngành, đa lĩnh vực đào tạo.

 

Ở Việt Nam, hệ thống các trường ĐH đều đi theo hướng ngược lại. Từ những năm 1996, mô hình ĐH quốc gia được xác lập gồm một số trường thành viên gộp lại với bao hứa hẹn. Thế nhưng mô hình này duy trì không bao lâu cũng bị loại bỏ, để trở về với mô hình cũ là từng trường thành viên độc lập với nhau. Trong điều kiện hoạt động lẻ loi của từng trường như thế, làm sao hy vọng một cơ hội để hội nhập và nâng cao chất lượng cùng thế giới?

 

Các trường ĐH: chênh lệch vị thế, chênh cả “đầu vào”!

 

Ngày càng nhiều học sinh trong nước tìm hiểu thông tin du học của các nước trên thế giới - một thách thức lớn cho giáo dục ĐH Việt Nam?

Một khía cạnh khác đang đặt ra là khả năng học tập của sinh viên. Thực tế cho thấy, trong số sinh viên Việt Nam đang theo học ở các nước, ngoài những sinh viên giỏi được nhận học bổng đi học, thì hầu hết số còn lại đều đã trải qua những kỳ thi tuyển sinh trong nước nhưng không may mắn có tên trong danh sách trúng tuyển rất "hạn chế" của các trường ĐH. Tuy nhiên về mặt khả năng học vấn thì những sinh viên này khi ra học ở nước ngoài lại không thua kém gì sinh viên thế giới. Giáo sư - Tiến sĩ Bùi Khánh Thế (Trường ĐH dân lập Ngoại ngữ Tin học TP.HCM) đưa ra hình ảnh thực tế từ trường của mình là có đến cả chục sinh viên sau khi du học và tốt nghiệp ĐH ở nước ngoài, họ còn theo học chuyên môn rất tốt ở các bậc học cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ. Vậy phải chăng vấn đề chất lượng ĐH của chúng ta còn phụ thuộc quá nhiều vào điều kiện vật chất, cơ sở trường lớp?

 

Ông Bùi Khánh Thế còn cho rằng, cơ sở vật chất, tiềm lực kinh tế ở các trường ĐH của VN hiện nay không ngang bằng nhau. Điều kiện đầu tư ở các trường chưa đồng đều cũng là một trở ngại không nhỏ khi hướng đến một chuẩn chung về chất lượng đào tạo cho các trường ĐH. Có những trường ĐH dân lập được đầu tư cơ sở vật chất rất tốt, trong khi các trường khác nằm mơ cũng không thấy! Chưa kể trong bối cảnh tuyển sinh ĐH như hiện nay, sự cách biệt điểm thi giữa các đối tượng ưu tiên và không ưu tiên lại quá lớn (tối đa là 5 điểm). Bênh cạnh đó, điểm tuyển giữa trường “top” hệ công lập so với hệ dân lập lại càng cách xa nhau "một trời một vực". Dĩ nhiên, chất lượng đầu vào quá lệch này lại càng thể hiện sự bất ổn trong quá trình khẳng định chất lượng giáo dục ĐH hiện nay. 

 

Phải chăng chính từ những nguyên nhân cản ngại rất lớn như trên mà chất lượng giáo dục đại học của VN vẫn "ì ạch" trong một thời gian khá dài? Nhiều chuyên gia đào tạo cho rằng, dù muốn hay không trong hoàn cảnh này chúng ta vẫn nên hướng tập trung đầu tư vào một số trường trọng điểm trong nước; lấy đó làm cơ sở công khai vị trí thứ hạng để các trường tham khảo, cạnh tranh nhau. Nếu điều này được thực hiện một cách nghiêm túc thì sẽ dần đưa chất lượng giáo dục của chúng ta từng bước hội nhập cùng các nước trong khu vực.

  • Trương Hiệu
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,