Trả Ngô Bảo Châu 5 triệu/tháng, Bộ trưởng 2,5 triệu/ngày
- Biết Viện Toán phá lệ trả lương cao nhất cho GS Ngô Bảo Châu 5 triệu đồng mỗi tháng", bạn đọc Lê Phạm Thành ở Cầu Giấy, Hà Nội bất chợt nhớ đến thông tư của Bộ Tài chính vừa quy định cách đây ít ngày. Thông tư này quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
TIN LIÊN QUAN |
|
---|---|
Theo đó, lãnh đạo cấp bộ trưởng và tương đương được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ tối đa là 2,5 triệu đồng mỗi ngày theo tiêu chuẩn một người/phòng. Các đối tượng khác được thanh toán từ 900.000 - 1,2 triệu đồng. Quy định này có hiệu lực từ 20/8.
Câu chuyện GS Ngô Bảo Châu sẽ trình bày báo cáo tại đại hội toán học thế giới vào ngày 19/8 tới (cũng rất ngẫu nhiên là trước 1 ngày khi thông tư nêu trên có hiệu lực), và kèm theo đó là dự báo khả năng đạt giải thưởng Field đã thu hút sự quan tâm của nhiều bạn đọc.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm gia đình GS Ngô Bảo Châu chiều 8/8. Ảnh: Từ Lương. |
Nói nhưng có làm?
Từ Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc), bạn Lê Phong có một so sánh khác:
"Quả thật là đau lòng khi bài báo viết về một nhân tài có tâm cho nền giáo dục cơ bản của nước ta có tâm huyết với nước nhà chứ không phải cái bằng tiến sĩ giả mà các quan chức mua, các huy chương chỉ lóe sáng sau đó tắt dần vì không có ai bồi dưỡng đầu tư các em phát triển.
Trách nhiệm là các nhà quản lý giáo dục và nhà nước. Không thể trả công rẻ mạt như thời bao cấp để đòi người khác cống hiến, đặc biệt các tài năng trẻ. Thấy đau lắm khi "ông" Vinashin vứt đi của ngân sách cả máy nghìn tỉ đồng, không thể thu hồi được, trong khi nhiều tài năng đang sống khó khăn, thậm chí nghèo khổ để mong cống hiến cho đất nước".
Bạn Phong ví von, "nói nhưng không làm" là một mệnh đề của toán học (phủ định của phủ định).
Không bình luận về việc tham gia và đóng góp của GS Ngô Bảo Châu cũng như rất nhiều nhân tài gốc Việt đang ở nước ngoài cho đất nước, bạn Christ Hoàng ở Hàn Quốc "muốn lưu ý là chúng ta chưa có một chính sách toàn diện, lâu dài và có định hướng trong việc thu hút nhưng con người đó về phục vụ".
Bạn Hoàng viết: "Các chính sách đãi ngộ hâu như mang tính bột phát, thiếu chiều sâu và không đầy đủ, nó chưa bao giờ được xây dựng như là một chiến lược quốc gia. Tôi cho rằng, các nhà lãnh đạo đều biết những gì là cốt lõi của vấn đề nhưng chưa quyết liệt tìm cách tháo gỡ, đó là các vấn đề về thu nhập, môi trường lao động và các yếu tố hỗ trợ khác".
Bạn Hoàng đề xuất nên trả lương tương đương chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Tín hiệu khả quan đã le lói, khi GS Lê Tuấn Hoa, Phó Viện trưởng Viện Toán học, 1 trong 10 thành viên của dự án thành lập một viện nghiên cứu toán cao cấp tại Việt Nam nói, sẽ đề nghị sẽ hỗ trợ cho một người ở nước ngoài về làm việc là 1.500 - 2.000 USD/tháng, nhà khoa học trong nước thì cao nhất là 15 triệu đồng/tháng. Ông Hoa cũng lưu ý là mức chi này cũng chỉ có thể trả được mỗi năm mấy tháng chứ không phải cả năm. Tuy nhiên, về đề nghị khác của bạn Hoàng - và cũng còn của nhiều bạn đọc khác - là "cần phải cải thiện cơ chế quản lý, xét duyệt đề tài, giảm thiểu các hình thức xin - cho" thì câu trả lời cũng còn để ngỏ.
Giá trị quốc gia đến đâu?
đến thăm nhà hôm chiều chủ nhật (8/8) và được nhận thông tin có doanh nghiệp tặng biệt thự ở Tuần Châu để thuận lợi khi đi về công tác ở Việt Nam.
Còn lời mời làm viện trưởng một viện đào tạo và nghiên cứu cao cấp về toán (sắp hình thành)?
GS Lê Tuấn Hoa, Phó Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam cho hay, khả năng về nước làm việc 100% là khó, vì điều này không tốt cho bản thân GS Ngô Bảo Châu.
Tháng 10 tới, anh sẽ chuyển sang ĐH Chicago làm việc. Ngoài điều kiện về lương bổng, ở đó, anh còn có môi trường là những đồng nghiệp giỏi để cùng làm việc.
Từ Pháp, bạn đọc Nguyễn Minh chia sẻ:
"Chúng ta chưa có khả năng để dùng được những con người như vậy. Muốn dùng những người như GS. Châu thì chính sách sử dụng con người phải có đột phá. Trí tuệ của GS.Châu lẽ ra là vô giá với đất nước. Nhưng thật đáng tiếc, vì chúng ta thực sự không có khả năng khai thác, tận dụng được, cũng như chúng ta đã không tận dụng được trí tuệ của nhiều tài năng khoa học khác.GS nên làm việc ở Mỹ hay đâu đó và thỉnh thoảng về Việt Nam giúp đỡ, khích lệ tinh thần là chính".
Trong khi đó, bạn đọc xưng là "một người bé nhỏ" ở Thanh Hóa đã viết :’Nước Việt, người Việt đã không hẹp hòi khi để Ngô Bảo Châu tiếp tục học và thành đạt ở nước ngoài. Ngô Bảo Châu đã yêu nước bằng tình yêu người Việt"
Bạn còn so sánh: "Cũng như Trần Đại Nghĩa và hàng trăm người Việt khác sinh ra trên nước Việt, yêu đất nước mình, cống hiến hết mình cho sự tiến bộ xã hội, cho văn minh và công bằng xã hội, cho quyền con người và nhân loại ngày một tốt hơn. Nước Việt chưa có cái mà nước Mĩ, nước Pháp có. Nhưng nước Pháp và nước Mĩ cũng rất thèm muốn cái mà nhiều người Việt không thấm thía, mặn mà".
Bạn nói, hãy để Ngô Bảo Châu lựa chọn cách mình phải làm. Anh có đủ những khả năng tự quyết được. Nếu yêu nước thiết thực thì không phải dân tộc hẹp hòi.
Câu chuyện "tự hào dân tộc" lại được bạn Nguyễn Minh Anh từ Pháp kiến giải:
"Việt Nam chúng ta vẫn cứ hằng mơ về những viễn tưởng siêu thực, hy vọng về một tương lai gần hé sáng phía trước mà dần dần mò mẫm đưa được thằng bé ra khỏi cái khe tối kiêu phong trong cô độc
Trước khi cố vẽ lên cái tương lai, người yêu toán thường nhìn lại cái lịch sử chắp ghép, nương nhờ của toán học Việt Nam, chấp nhận khiếm sót của bản thân dân tộc mà từ đó tôn trọng hơn vẻ đẹp không biên giới của toán học nói chung.
Vì giờ đây dù toán học tự tin đi trước khoa học , nhưng nó không thể tự xóa bỏ được cái nguồn gốc triết học xa xưa: vì giá trị sống của khoa học và triết học nói chung nằm trong lịch sử phát triển chứ không dựa trên ranh giới quốc gia.
Do vậy, cống hiến của các nhà khoa học nói chung khi bị phân biệt so sánh theo quốc tịch là thái quá và hoàn toàn vô nghĩa".
-
Hạ Anh (tổng hợp)