Chuyển thi cao đẳng riêng thành chung

Cập nhật lúc 00:25, 19/10/2010 (GMT+7)

- Thay vì tổ chức thi riêng cho hệ cao đẳng (CĐ), năm 2011 sẽ tổ chức thi chung (chung đề, chung đợt) với hai đợt thi ĐH. Sửa đổi này nhận được ủng hộ của đa số các trường có mặt trong buổi góp ý về Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2011 do Bộ GD-ĐT tổ chức chiều 18/10.

a
Ảnh Phạm Hải

Ngoài nội dung trên, Bộ GD-ĐT còn đưa 9 điểm sửa đổi khác tham khảo ý kiến các trường.

Cụ thể là Bỏ Điều 33 của Quy chế tuyển sinh; Không tổ chức thi CĐ đợt 3; Đề thi chỉ có phần chung, không có phần riêng; Phát hành đồng thời cả Những điều cần biết điện tử và giấy; Bổ sung thêm cụm thi Sơn La và cụm thi Thái Nguyên...

Theo Bộ GD-ĐT, lý do đề xuất bỏ Điều 33 của Quy chế tuyển sinh hiện hành là bởi chất lượng đầu vào của các trường vận dụng thấp hơn so với các trường không được vận dụng. Việc áp dụng Điều 33 không còn cần thiết vì thí sinh thuộc đối tượng và khu vực nào đã được hưởng chính sách ưu tiên theo đối tượng và khu vực đó. Bỏ để đảm bảo sự công bằng đối với tất cả các trường và thí sinh...

Với cấu trúc đề thi thực thi theo quy định hiện hành - Bộ cho rằng đã gây khó cho công tác biên soạn dễ dẫn đến nhầm lẫn sai sót. Do đó, Bộ đề xuất không chỉ môn Ngoại ngữ, các môn thi còn lại đề thi chỉ có phần chung, không có phần riêng. Nội dung đề thi được ra trong phần giao thoa kiến thức giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao.

Còn đề xuất không tổ chức thi CĐ đợt 3 mà ghép với 2 đợt thi ĐH, theo lập luận của Bộ GD-ĐT là để tránh ảo khi thí sinh đăng ký dự thi cả ĐH và CĐ.

Mặt khác, giảm thiểu chi phí đi lại cho thí sinh và đỡ tốn kém cho các trường trong khâu tổ chức. Nếu được đồng thuận thì ĐH và CĐ sẽ thi chung đợt và chung đề, tuy nhiên vẫn xác định điểm sàn riêng cho ĐH và CĐ.

Cũng với những đề xuất sửa đổi Bộ GD-ĐT đưa ra, thì dự kiến năm 2011 các trường thuộc khối năng khiếu, nghệ thuật, thể dục thể thao (thi các khối H,M,T,R,S...) sẽ chịu trách nhiệm trong các khâu: ra đề, tổ chức thi, coi thi, chấm thi, xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển.

Ngoài ra, về đối tượng dự thi Bộ có bổ sung thêm đối tượng là lưu học sinh nước ngoài khi đủ điều kiện: có đủ trình độ tiếng Việt để theo học; đạt yêu cầu kiểm tra kiến thức do hiệu trưởng các trường quy định.

Theo một số đại biểu tham dự, đề xuất "không tổ chức thi CĐ" là nội dung nhận được sự đồng thuận của đa số các đại biểu tham dự. Tuy nhiên, với 10 sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy sẽ tiếp tục lấy ý kiến rộng rãi vì nhiều sửa đổi đưa ra vẫn còn tranh cãi

  • Kiều Oanh

Ý kiến của bạn

Ý kiến bạn đọc

Thảo Dân, 15:12, 19/10/2010

Ở Việt nam hiện nay còn duy nhất một cuộc thi được đánh giá là tương đối công bằng đó là thi vào đại học. Việc các trường cao đẳng, trung cấp thi riêng chỉ làcơ hội làm ăn cho những kẻ có điều kiện tiêu cực. Hãy tận dụng tối đa kết quả thi đại học để tuyển sinh vào các hệ thấp hơn ( cao đẳng, trung cấp... )

Hoa Thinh, Hà nội, 14:44, 19/10/2010

Theo ý kiến cá nhân tôi: Nếu Bộ có bao nhiêu chương trình thì nên có bấy nhiêu đề thi tương ứng. Khi xây dựng một chương trình thì đồng thời phải xây dựng chuẩn đầu ra của chương trình đó và đồng thời có các tiêu chí đánh giá của chương trình đó. Đó chính là căn cứ để ra đề thi.

Tôi đồng ý không nên có kì thi tuyển sinh Cao đẳng nữa. Ta nên lấy điểm của kì thi đại học để xét tuyển cho Cao đẳng.

dao van binh, quang ninh, 11:59, 19/10/2010

theo toi, bo gd&dt nen to chuc thi dai hoc mot dot cho ca cac khoi a b c d. nhu vay vua tranh thi sinh do ao, vua dinh huong cho hoc sinh kh hoc va thi. do ton kem cho gia dinh va xa hoi.

binh_tranph, 00:58, 19/10/2010

Dù sao thì đây cũng là một động thái tốt để giảm gánh năng chí phí giáo dục, cũng như áp lực thi cử.

Các tin khác