Sẽ biến đi những “quái vật” phản giáo dục trên đường phố?

Cập nhật lúc 13:26, 16/10/2010 (GMT+7)

- Thành Mạc Tư Khoa Xã hội chủ nghĩa từng nổi tiếng về những quần thể kiến trúc có ý nghĩa giáo dục ý thức hệ cho thế hệ mai sau. Nhưng hai thập niên qua, theo các các nguồn chính thức của Nga, Moscow đã không chỉ bị khoác lên một phong cách kiến trúc kệch cỡm, phải chịu những dự án xây dựng “kỳ quan” vô cùng tai tiếng về chi tiêu ngân sách. Trong đó có những tượng đài “nổi tiếng thế giới” vì phản cảm, thậm chí có hại về giáo dục.

Mười hai cái đầu ngựa trên đại lộ Gogol (Гоголевском бульваре) này thường gây kinh hoàng cho trẻ em lúc chạng vạng.
Mười hai cái đầu ngựa trên đại lộ Gogol (Гоголевском бульваре) này thường gây kinh hoàng cho trẻ em lúc chạng vạng.

Ở thủ đô nước Nga mới, những bà mẹ phải dẫn con nhỏ vòng tránh những tượng đài “đời mới”, được người Moskva (Moskvitch) gọi là “quái vật”, mong gìn giữ cho con mình giấc ngủ yên. Nhìn chung, niềm thất vọng của dân chúng về cảnh quan kiến trúc Moscow thậm chí được xem là một trong những lý do vừa hạ bệ Lujkov “đại đế”.

Từ những con “ngáo ộp”

Trên quảng trường Bolotnik có một quần thể tượng đài ( Дети — жертвы пороков взрослых) từng được chính quyền xem là quà tặng cho thiếu nhi. Nhưng theo các chuyên gia tâm lý trẻ em, chúng có hại, chứ không chỉ gây phản cảm .

Công trình gồm hai em đang chơi bịt mắt bắt dê .
Công trình gồm hai em đang chơi bịt mắt bắt dê .

Công trình gồm hai em đang chơi bịt mắt bắt dê (жмурки), nhưng bị vây bọc bởi 12 thói xấu của người lớn là Nghiện hút, Đĩ điếm, Trộm cắp, Say rượu, Vô học (Ignorance), Bạo dâm, Giả khoa học (Pseudosience), Dửng dưng, Bóc lột trẻ em, Chiến tranh ...

Thói xấu thứ 12 không hiểu sao lại là “Nghèo khó”. Một khi tuyệt đại đa số dân số Nga chính thức được xem là thuộc diện nghèo khổ, ý đồ của tác phẩm này khó có thể xem là có tác dụng giáo dục. Có ý kiến cáo buộc rằng từ khối tượng này, bạo lực đã tiêm nhiễm vào trẻ em.

Đến “thành quả” của ... xu nịnh và kệch cỡm

Con ong.
Con ong.

Tác phẩm điêu khắc này nằm trong công viên Kuzminki, gần tư dinh của Thị trưởng, cũng gây kinh ngạc, và không hiểu ngay nó là con gì.

Cô giáo sẽ đưa ra đáp án là con ong cho các em. Còn người lớn thì phải hiểu rằng nó là thứ ... “đồ ngự”.

Nói trắng ra, Lujkov từng mải chăm ong trong khi Hồng Hài Nhi hun những lá phổi nhỏ của trẻ em, còn Bà La Sàt cướp đi mỗi ngày có vài chục sinh mạng ở Thủ đô nước Nga, trong dịp nắng nóng mùa hè vừa qua.

align=right

Bức tượng Thị trưởng Lujkov – công nhân vệ sinh nằm ở Bảo tàng nghệ thuật hiện đại trên phố Petrovka rất quen thuộc với người Việt ở Moscow.

Nó được nói đến trong nhiều bài báo, và gần đây, trong các văn bản không ủng hộ Thị trưởng Thủ đô.

Với bà vợ tỉ phú, việc thể hiện Lujkov như một công nhân nay được xem như trêu ngươi đối với những người lao động chân tay vẫn cơ cực ở siêu đô thị này.

Tác giả của một tượng đài gần Metro Timirjazev đã có cố gắng, khá vụng về, để điều hoà “mâu thuẫn xã hội”: hai “nhân vật” của ngụ ngôn La Fontaine là Cáo và Quạ thân ái cùng sở hữu sản phẩm pho mát “Hữu nghị” (сырок «Дружба»).

Chưa rõ tác dụng giáo dục ra sao, nhưng nhiều bài báo đã yêu cầu thôi không trang hoàng Thủ đô bằng những “quái vật” như thế.

Và những “kiệt tác” cơ nhỡ

Quan ngại về giáo dục thế giới quan cho thiếu nhi, các pháp nhân làm văn hoá - du lịch Nga đã xếp hạng 10 tượng đài khủng khiếp nhất của Moscow dưới thời Lujkov.

Mô tả ảnh.

Đứng nhất trong top 10 “quái tượng đài”, là một quần thể kiến trúc nằm trên đồi Poklonnai trong Công viên chiến thắng (Парк Победы). Nó ra đời sớm, ngay từ năm 1995, trong một dự án được biết là khá thân thuộc với dinh Thị trưởng. Nhưng người Moskvitch đã không thể dạn hơn với “kỳ quan” này, bất chấp “thâm niên của nó”.

Tượng đài thể hiện hình tượng hàng đoàn người nạn nhân chiến tranh: khẳng khiu, trần truồng, không tạo được cái nhìn cảm thương, mà như tàn nhẫn. Ban đầu nó được đề tặng nhân dân Do Thái (đi vào lò thiêu của phát xít?).

Nhưng theo Hãng du lịch Nga RBC, Israel đã không muốn thừa nhận một hình tượng như vậy. Vì đám tượng này luôn thuộc diện “cơ nhỡ” trong sự ngưỡng mộ hay thương cảm của du khách, nên người ta đã di chuyển nó khỏi vị trí ban đầu rồi “dúi” nó vào một góc của công viên. Xuất hiện bất ngờ ở chỗ khuất, nó vẫn tiếp tục gây sốc cho người lớn, chứ không nói trẻ em.

Mô tả ảnh.
.

Vẫn nhờ vào “tài” thiết kế vĩ đại của Chủ tịch Học viện Nghệ thuật Nga Zurab Seretely, bạn nối …của ngài Thị trưởngđầu tiên của Thủ đô nước Nga mới, Moskovitch (dân Moscow) đã phải chiêm ngưỡng một “kỳ quan” thể hiện sự tích nước Nga cổ - Đại công quốc Mạc tư Khoa. Nhưng kẻ thù hung tàn là rắn Gorynych ở đây có vẻ quá “đuội” so với trong huyền thoại. Trẻ em không hiểu sao ông Thần chỉ cần chích mũi giáo một cái là đầu rắn đứt lìa khỏi cổ.

Hãng du lịch hàng đầu RBC của Nga thì đồ rằng máy thái xúc xích Nga (chém sắt như bùn) hẳn đã xăng xái làm hộ việc lớn cho Thánh Georgy bách chiến bách thắng, để rồi rút êm, dành vinh quang (và lợi nhuận) cho thượng cấp .


Khách thăm Mạc Tư Khoa hẳn ai cũng biết một “kỳ quan” bậc nhất của thủ đô nước Nga mới. Đó là bức tượng cao 98m nói là tượng Pier đại đế này, được hoành tráng “treo” trên dòng sông Moskva. Nhưng ta vẫn thầm ngạc nhiên vì không hiểu sao Hoàng đế Nga lại không phong trần trong bộ caftan của tráng sĩ Nga muôn thuở, mà xúng xính trong cái gì giống như “váy của đàn ông xứ Ê cốt.

Mô tả ảnh.

May thay, đáp án đến từ một số đầu thiên niên kỷ của Báo Sự thật Thanh niên (KP) vốn nổi tiếng từ đời Liên Xô . Báo kể ra một sự tích về số “không may” về tượng đài lớn nhất nước Nga và gần nhất quả đất này.

Nó vẫn là “kiệt tác”, (đúng hơn là thương vụ), của “thành hoàng” còn sống của làng kiến trúc Nga, ngài Zurab Seretely. Sinh ra vào lúc Liên Xô đang tan đàn sẻ nghé, siêu tượng đài này phải thể hiện Columbo được khi ông sắp sửa tìm ra được lục địa sau này gọi là Hoa Kỳ.

Với ý đồ này, tượng được đem chào hàng, một cách tuyệt vọng, tại Mỹ, Tây Ban Nha, và các nước Nam Mỹ vào dịp 500 năm ngày tìm ra châu Mỹ.

Rồi đột ngột, một “tư duy mới” đã biến công trình bị phương Tây từ chối này thành ... tượng Pier đại đế của Nga, theo “đơn đặt hàng” như dọn cỗ của Chính quyền Thủ đô” năm 1997, để rồi gió căng buồm lộng trên dòng Moskva, thay vì lướt sóng ra khơi xa.

Ngay sau khi tượng đài khánh thành, một nhóm dân tộc chủ nghĩa Nga đã mưu đồ đánh bom tượng đài này . Vì thế, một hàng rào an ninh đã mọc lên, ngăn lữ khách lên thăm con tàu Santa Maria vượt đại dương, nay đà thành tàu của Nga, và sờ chân vua Pier, đống thời là chân nhà thám hiểm người Tây Ban Nha.

Trang điện tử Vitual Tourist của phương tây, sau khi trưng cấu ý kiến du khách toàn cầu, xếp tượng đài này là một trong mười công trình kiến trúc xấu nhất toàn cầu . Và sự vĩ đại của nó có thể hiểu theo nghĩa là không có một máy ảnh, camera nào có thể đưa lọt cả khối tượng đài này vào khuôn hình.

Khéo dùng “nhãn mác” chính trị, xoàng về khiếu thẩm mỹ


Người ta cho rằng vợ chồng Thị trưởng Lujkov, nay đã là cựu hoàng, ngoài nguyện vọng tự sùng bái, thường chọn những chủ đề “đắt” về chính trị - lịch sử để làm màn che các “thương vụ” ăn chia tiền ngân sách. Ngặt vì đâu phải ai cũng có được một thị hiếu kiến trúc xứng tầm. Nên các “trảm sớ” dẫn đường lên đoạn đầu đài của cựu Thị trưởng thủ đô nước Nga mới đều có nhắc đến tội, dù ban đầu vô tình, “báng bổ lịch sử” của ông, trong khi cố thu nhập bằng tay trái.

Mô tả ảnh.
Lujkov Bập bầm bênh, ờ sao lịch sử nhẹ tênh

Một trong những lý do dễ liên hệ về sự “móc ngoặc” trong các dự án “cải lùi” cảnh quan kiến trúc Thủ đô là bạn của Thị trưởng, KTS Zurab Seretely mà ta nêu tên ở trên, xuất hiện với tư cách tác giả ở hầu hết các tượng đài thuộc diện bàn của bài viết này.

TIN LIÊN QUAN
Ngay trước khi ta điểm danh các tài sản vật thể (phản) văn hoá, trong phiên họp Toà thị chính ngày 4 tháng 10 vừa qua, quyền thị trưởng Moscow Recin đã đề nghị chuyển tượng Pier đại đế, sang một chỗ khác . Và những tượng đài ‘khủng” khác, như hình tượng của Moskva thời Lujkov, sẽ bị cất vào góc khuất của lịch sử? Muốn hy vọng rằng cháu con sẽ không phải chứng kiến những công trình vừa bôi bác về kiến trúc, vừa “móc ruột” lịch sử này.

  • Lê Đỗ Huy (thuật)

Ý kiến của bạn

Các tin khác