221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1242721
Diễn đàn đòn roi: “Luận án tiến sĩ” của bạn đọc
1
Article
null
Diễn đàn đòn roi: “Luận án tiến sĩ” của bạn đọc
,

Từ 1 mẩu tin ngắn trên báo Pháp luật TP.HCM ngày 15/09 "Quá bức xúc, thầy đánh trò bầm mông", VietNamNet đã nhận được số phản hồi "kỉ lục" với hơn 1.000 email.

Một thầy giáo đã đánh học trò lớp 4 "bầm mông" vì trò đi học không chép bài, không làm bài tập về nhà, bỏ học, lại được sự dung túng của bố mẹ... cho dù  thầy đã nỗ lực hết mình. Phần lớn độc giả lên tiếng cảm thông với người thầy.

Nhưng từ những phản hồi này, cũng cho thấy một vấn đề khá "quen thuộc" mà không kém phần phức tạp trong cách giáo dục con cái của phụ huynh Việt Nam.

Mô tả ảnh.
Ảnh: Lê Anh Dũng.

Chia sẻ với thầy giáo, nhiều độc giả cho rằng: "Con cái chúng tôi cũng cần đòn roi" từ những trải nghiệm của bản thân như từng lớn lên nhờ đòn roi của bố mẹ, thầy cô. Ngoài ra, sự phức tạp của xã hội hiện nay khiến con trẻ không còn dễ nghe như trước cũng là một thách thức với cha mẹ, thầy cô mà đôi khi đòn roi là một giải pháp tức thời.

Điều đáng lưu tâm, những thầy cô giáo lâu năm trong nghề, như anh Vũ Đình Văn ở Nam Định hay anh Nguyễn Đăng Chung ở Hà Nội nêu thực tế của những người đứng lớp hàng ngày phải đương đầu trong một không gian hẹp, thời gian ngắn (tiết học 45 phút), lớp học đông mà mỗi học sinh là một cá tính:  "Tôi thấy thực sự phải dùng roi trong trường học...".

Trong khi đó, Ngô Quôc Tuấn, một 8X ở Hà Nội nhớ lại "những trận đòn của bố mẹ, những cái bạt tai, những mẩu phấn ném thẳng vào mặt hay những lời sỉ vả của thầy cô không hề làm cho cháu ngoan lên một chút nào". Tương tự, bạn đọc Phạm Đức Thắng, SV ĐH Bách khoa Đà Nẵng, trường hợp đặc biệt một chút, theo bạn tự nhận "là một con người lớn lên trong một nền giáo dục bạo lực của gia đình, của làng xóm và nhà trường" cũng phản đối gay gắt: "’Đòn roi là lệch chuẩn nghiệp của người làm giáo dục’.

Diễn đàn cũng nhận được sự tham gia của nhiều ông bố 7X với các chia sẻ: ’Tôi đánh con vì được dạy dỗ bằng roi’, ’Cũng là ông bố 7X, nhưng tôi chưa đánh con...’; ’Từ con cả, tôi chưa đánh bé thứ 2 lần nào...’. Đáng lưu tâm, trong hơn 1.000 email gửi về, có những người ông nay đã đủ đầy con cháu cũng góp chuyện, từ thế hệ của ông bà, tới các con bây giờ đang dạy cháu nội, ngoại, gia đình họ cũng không dạy con theo cái cách của đòn roi và doạ dẫm.

Những chia sẻ thực tế của chị Cù Thị Thanh Huyền, giáo viên ở Đồng Nai và bạn Phan Ý Ly, công tác trong lĩnh vực phát triển cộng đồng, nhận được nhiều đồng cảm của bạn đọc.

"Tôi đã từng đánh đít con, không nhiều nhưng cũng không ít để có thể đếm được. Lần nào đánh con xong cũng khóc" - tâm sự của chị Huyền cũng là hiện tượng mà nhiều bà mẹ trẻ chia sẻ trên diễn đàn.  Sau những lần xót xa đó, chị Huyền nhận thấy "Dạy con cũng là qúa trình tôi tự dạy chính mình".

Bạn đọc Hoàng Ngân ở TP.HCM thậm chí còn đề xuất, các cặp vợ chồng, trước khi lập gia đình, cần học hoặc phải được trang bị kiến thức "làm cha mẹ", trong đó, phải ý thức về trách nhiệm của người lớn khi sinh trưởng một em bé cho xã hội.

Giản dị hơn, giáo viên Nguyễn Hữu Thành, Thị trấn PleiKần - Ngọc Hồi - Kon Tum sưu tầm 20 điều giáo viên nên làm và gửi tới diễn đàn như một lời nhắc nhở.

Đặc biệt, sự xung đột giữa các quan điểm "Á - Âu", "Đông - Tây" đã lên khá cao sau khi bài viết của bà Nguyễn Lệ Hằng, tiến sĩ tâm lý học giáo dục lứa tuổi, chuyên ngành tâm lý học trẻ em và sư phạm (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam): "Hãy nâng mình để trò chuyện với con"  được đăng tải.

Hai tuần sau bài phỏng vấn, VietNamNet đã có buổi gặp gỡ với TS Lệ Hằng sau khi bà đọc xong tập tài liệu hơn 100 trang những ý kiến trong diễn đàn. Bà Hằng coi đó chính là cuốn “luận án tiến sĩ”  được bạn đọc viết trong thời gian sớm nhất nhưng sinh động, đầy đủ  gồm cả cơ sở thực tiễn, lý luận, kinh nghiệm, giải pháp... mà lẽ thường, phải mất vài năm mới hoàn thành.

Khép lại diễn đàn, VietNamNet đăng tải những tâm sự của TS Nguyễn Lệ Hằng.

"Đây chỉ là một lời chia sẻ chân thành với quý độc giả ở tư cách là một nhà nghiên cứu giáo dục và là một người mẹ trong hành trình nuôi dạy con cái đầy cam go mà hết sức vĩ đại", TS Hằng nói.

Về những ý kiến trong diễn đàn, bà Hằng cũng cho rằng: "một nhà nghiên cứu như tôi cũng không thể nói gì nhiều hơn là mọi người hãy in ra và đọc lại tất cả những trao đổi có giá trị này".

Trong cuốn “Những trào lưu mới trong xã hội Mỹ”, ông Mark J. Penn, cố vấn chiến dịch tranh cử của Hillary Clinton năm 2008 có tổng hợp và đánh giá:

Châu Âu: Ở Ai-len, Ba Lan, Hà Lan, Luxembourg, Italy, Bỉ, Australia, Pháp, Phần Lan, Đan Mạch, Nga, Na Uy, Thụy Điển, Đức, Thụy Sĩ, đảo Síp... hình thức phạt đòn về nguyên tắc là bị cấm ở trong nhà trường và ở nhiều quốc gia này, việc phạt đòn cũng bị cấm trong gia đình. Ở nước Anh năm 2004, nước này thông qua luật cho phép cha mẹ quyền phạt đòn con cái trong khuôn khổ của luật, cũng đang chuẩn bị hủy bỏ luật này. Một cuộc thăm dò do Hiệp hội Bảo vệ Trẻ em khỏi bị đánh đòn cho thấy có 71% cha mẹ người Anh giờ đây ủng hộ việc đảm bảo cho trẻ quyền được bảo vệ khỏi các cuộc “Tấn công” từ người lớn.

Châu Phi: Đánh phạt học sinh trong trường học bị cấm ở Namibia, Nam Phi, Zimbabwe, Zambia, và Kenya.

Châu Á: Chính phủ các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan đã thông báo đến toàn thể giáo viên bắt buộc cất roi và các hình phạt tương tự, thay vào đó là các hình phạt khác.

Trong khi ấy, người Mỹ ngày càng coi con cái là trung tâm, sẵn sàng dỗ dành con nếu chúng khóc giữa đêm và rất dễ dàng từ chối các loại hình phạt con cái. Tuy nhiên, tỷ lệ người không đồng tình với chuyện phạt con tăng cao thì cũng mới chỉ đạt xấp xỉ con số 65% và 22 bang ở nước Mỹ vẫn cho phép phạt đòn học sinh trong trường học. Theo một cuộc thăm dò của Pew năm 2005, 56% người Mỹ cho rằng phụ huynh ít đặt áp lực học hành của con cái ở trường hơn. Nhưng ở Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản - những nước có tiếng về môi trường học tập cạnh tranh, hầu hết các bậc cha mẹ nói họ đặt quá nhiều áp lực lên việc học tập của con cái. Và tất nhiên, SV châu Á đạt được thành tích cao hơn ở một số cuộc thi quốc tế so với SV Mỹ. Trong cuộc thi toán quốc tế được tổ chức năm 2003, Mỹ xếp 24/29 quốc gia thuộc tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển, rất thấp so với Nhật Bản và Trung Quốc.

Điều này có thể liên hệ với thực tế của kết quả mà tổ chức Nghiên cứu và phát triển (RAND) và Học viện Nghiên cứu độc lập và chính sách Brooking công bố, là thời gian một HS Mỹ làm bài tập về nhà mỗi ngày ít hơn 1 giờ? Vậy chúng ta có thể cất roi của giáo viên đi mà vẫn có thể khiến lũ trẻ ngồi xuống và làm bài tập về nhà chăng?

  • Ban Giáo dục
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,