221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1160068
Đường đến trại tạm giam của ông Huỳnh Ngọc Sĩ
1
Article
null
Đường đến trại tạm giam của ông Huỳnh Ngọc Sĩ
,

 - 4 năm 11 ngày, đó là thời gian từ khi khởi công dự án đại lộ Đông Tây TP.HCM, đến ngày ông Huỳnh Ngọc Sĩ bị giải lên xe, vào trại tạm giam của Bộ Công an.

Từ ngày đại lộ Đông Tây khởi công xây dựng, đến ngày ông Sĩ lên xe vào trại tạm giam tròn 4 năm 11 ngày. Ảnh: Phan Công
31/01/2005, dự án đại lộ Đông Tây TP.HCM, được Chính phủ Nhật Bản và Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) tài trợ vốn chính thức được khởi công - một sự hứa hẹn về tương lai của thành phố đi đầu cả nước về sự phát triển, sẽ dần thoát khỏi hệ thống giao thông cũ gần đi đến bế tắc.

Trả lời câu hỏi: “Vì sao không khởi tố ông Sĩ hành vi nhận hối lộ mà khởi tố hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ?” (trước đó ngày 8-12-2008 cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án về tội nhận hối lộ và đưa hối lộ xảy ra từ năm 2003-2006 tại Ban quản lý dự án đại lộ đông - tây và môi trường nước TP.HCM), đại tá Hồ Văn Minh - Phó cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng Bộ Công an (C37), Phó ban chuyên án - cho biết: “Bước đầu, cơ quan điều tra có đủ chứng cứ về hành vi gì thì làm trước cái đó”.

Theo Tuổi trẻ

Tuy nhiên, trong khi vấn đề thi công không gặp thuận lợi cho lắm, thì thông tin bất lợi về những tiêu cực bên trong nó, như chiếc kim trong bọc dần lòi ra.

Ngày 25/6/2008, nhật báo Yomiuri (Nhật) đưa tin Công ty tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (Pacific Consultants International – viết tắt PCI, trụ sở chính tại Nhật) bị điều tra vì những vụ bê bối tài chính và  đưa hối lộ cho các quan chức chính phủ ở Đông Nam Á, trong đó có cán bộ của Ban Quản lý dự án (BQLDA) đại lộ Đông Tây và Môi trường nước (ĐLĐT & MTN).

Thông tin trên chưa làm dư luận trong nước nguôi xôn xao, vài ngày sau (28/6/2008), báo chí Nhật cho hay, các quan chức của PCI đã tiết lộ danh tính cán bộ có trách nhiệm trong BQLDA ĐLĐT & MTN nhận tiền của họ. Đầu tháng 7/2008, UBND TP.HCM yêu cầu cơ quan quản lý dự án đại lộ Đông Tây báo cáo vụ việc. 

Trong khi thông tin trên ở Việt Nam vẫn đang nằm trong diện “nửa tin, nửa ngờ”, “chờ kiểm tra, xác minh”, thì ngày 25/8/2008, 4 cựu quan chức của PCI chính thức bị cơ quan tố tụng Nhật truy tố vì hành vi “đưa hối lộ” khoảng 820.000 USD cho ông Huỳnh Ngọc Sĩ, Giám đốc BQLDA ĐLĐT & MTN TP.HCM trong khoảng thời gian từ năm 2003-2006.

Hành vi trên bị phía Nhật cho là vi phạm luật chống cạnh tranh gian lận theo luật pháp Nhật.

Trước thông tin và dư luận trong nước ngày càng quan tâm về phiên tòa ở tận xứ sở hoa anh đào, có liên quan đến vụ tiêu cực ở Việt Nam, Bộ Công an quyết định “ra tay”.

Ngày 11/2, ông Sĩ bị tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng theo Điều 281 BLHS, để phục vụ công tác điều tra. Ảnh: Phan Công
Giữa đầu 9/2008, Tổ công tác của Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, Bộ Công an (C37) vào TP.HCM, xác minh một số thông tin liên quan đến các cựu quan chức PCI đã khai nhận ở Nhật. Các cựu quan chức của PCI khai nhận rằng, họ đã đưa hối lộ để được thắng gói thầu tư vấn giám sát trong dự án đại lộ Đông Tây.

Ngày 19/11/2008, ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch UBND TP.HCM ký quyết định số 663/QĐ/UBND, chính thức tạm đình chỉ công tác đối với ông Huỳnh Ngọc Sĩ, Phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM, kiêm Giám đốc BQLDA ĐLĐT & MTN, nhằm tạo điều kiện cho cơ quan điều tra làm việc, tiếp xúc với ông Sĩ để làm rõ việc nhận hối lộ của các quan chức công ty PCI.

Việc khởi tố và bắt giam ông Huỳnh Ngọc Sĩ để điều tra về tội danh "Nhận hối lộ" hay "Lợi dụng chức vụ..." hoàn toàn phụ thuộc vào các chứng cứ mà cơ quan CSĐT, Bộ Công an thu thập được.

Trước mắt, việc khởi tố về tội “lợi dụng chức vụ…” cho thấy đây là động thái quyết tâm phòng chống tham nhũng của Nhà nước ta. Trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra sẽ thu thập thêm chứng cứ liên quan và sẽ tiến hành thay đổi tội danh nếu có cơ sở.

Các chứng cứ mà toà án của Nhật đã thu thập, và xét xử các quan chức của PCI chỉ là hồ sơ mang giá trị tham khảo. Các chứng cứ này sẽ được xem là chứng cứ của vụ án nếu nó phù hợp với lời khai của bị can Sĩ và phù hợp với các tình tiết của vụ án.

Luật sư Nguyễn Minh Thuận, Công ty Luật Hợp danh Sài Gòn Việt Nam

Ngày 4/12/2008, Đại sứ Nhật tại Việt Nam Mitsuo Sabaka tuyên bố, Nhật Bản tạm ngừng mọi dự án ODA mới có lãi suất ưu đãi cho Việt Nam, tới khi có kết luận cuối cùng về nghi án hối lộ của PCI. Tuyên bố này khiến cho những người quan tâm đến ODA của Nhật lo lắng.

Ngày 8/12/2008, Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án “đưa và nhận hối lộ” xảy ra từ năm 2003 - 2006 tại BQLDA ĐLĐT & MTN TP.HCM. Kể từ thời điểm này, báo giới rộ lên những tin đồn về khả năng ông Huỳnh Ngọc Sĩ sẽ bị khởi tố, bắt tạm giam. 

Ngày 22/12/2008, báo Yomiuri (Nhật) đưa tin Tòa án quận Tokyo tuyên phạt PCI 16 triệu yen (khoảng 178.000 USD) vì tội trốn thuế.

Một tuần sau (29/1/2009), Tòa án quận Tokyo (Nhật Bản) tuyên án đối với ba trong bốn cựu quan chức của PCI, sau khi kết luận họ có tội trong việc hối lộ một quan chức tại BQLDA ĐLĐT & MTN TP.HCM. 

Ngày 9/2, ngài Sugi Ryotaro, Đại sứ hữu nghị đặc biệt Việt - Nhật, khẳng định Nhật Bản đang mong muốn khôi phục viện trợ ODA cho Việt Nam trong tháng 4/2009.

Ngày 10/2, VKSND Tối cao phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với Huỳnh Ngọc Sĩ vì hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo Điều 281 Bộ Luật Hình sự.

Cùng bị khởi tố, bắt tạm giam với ông Sĩ với hành vi tương tự là ông Lê Quả, nguyên Phó Giám đốc Ban quản lý dự án Đại lộ Đông Tây và Môi trường nước TP.HCM.

Ngày 11/2/2009, Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, Bộ Công an tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Huỳnh Ngọc Sĩ và Lê Quả. Sau đó di lý 2 nhân vật này ra Hà Nội để phục vụ điều tra.

  • Phan Công
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
/script>