221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1282247
Phạt người đi bộ: Khó vì "sai mà đúng”
0
Photo
null
Hà Nội:
Phạt người đi bộ: Khó vì 'sai mà đúng”
,

- CSGT thừa nhận rất khó xử phạt người bộ, thậm chí nhiều khi người đi bộ "sai" nhưng cũng thành… “đúng” nên chủ yếu bị nhắc nhở.

Sai nhiều, nhưng phạt chẳng bao nhiêu

17h ngày 25/5, trước cổng ĐH GTVT Hà Nội, dù đã có cầu bộ hành nhưng số người băng qua đường không ít. Thậm chí lối đi chỉ hơn 60cm cho người khuyết tật lại được sinh viên rất ưa chuộng!

Bên kia đường, tại bùng binh ngã tư Cầu Giấy (phía đường Bưởi và Cầu Giấy) có 4 CSGT túc trực. Cũng phải thừa nhận rằng, với lực lượng ít ỏi này, để phân làn tại ngã tư có lưu lượng xe vào loại đông nhất Hà Nội, lại không có đèn tín hiệu là vô cùng vất vả, chưa nói đến thời gian để nhắc hay phạt người đi bộ.

Mô tả ảnh.
Người đi bộ len vào đường cho người khuyết tập, trước cổng Đại học GTVT Hà Nội Ảnh: Ngọc Hương

Chiều 24/5, ngã tư Thái Hà – Chùa Bộc cũng trong cảnh tương tự, nơi tập trung hai trường đại học Thủy lợi và Công Đoàn, nên không khó để bắt gặp cảnh sinh viên băng qua đường, cách vạch giành cho người đi bộ cả 50-70m.

Khi được PV chỉ tay một nhóm người đi bộ qua đường sai quy định, anh Phạm Chí Hiếu, CSGT đội 3 tại chốt này thừa nhận: Phạt sao xuể! Nhiều khi nhắc đó mà họ chỉ cười rồi đi.

Đó là tại các ngã tư, nơi luôn có mặt CSGT túc trực nhưng người đi bộ cũng không hề “ngán”. Chưa kể, tại các tuyến đường (không phải chốt), không có mặt CSGT thì người đi bộ cũng trèo rào, vượt con lươi để qua đường.

Thực tế, ở bất cứ tuyến đường nào, cũng không khó để bắt gặp người đi bộ ngang qua đường giữa dòng xe đông nghịt.

Vi phạm thì nhan nhản, nhưng theo ông Trần Ngọc Ánh, Đội trưởng Đội tham mưu tổng hợp -Phòng CSGT Công an Hà Nội, tính đến chiều 25/5, tức sau 5 ngày xử phạt theo Nghị định 34, chỉ có 6 trường hợp người đi bộ bị phạt.

Khi người đi bộ "sai" thành... “đúng”

Công bằng mà nói, ngoài những người đi bộ thiếu ý thức, bất chấp nguy hiểm cho tính mạng và cản trở giao thông, thì có hàng chục tuyến phố ở Hà Nội, người đi bộ dù muốn qua đường đúng nơi, hay đi trên vỉa hè cũng không thể, bới vỉa hè bị đào xới, bị trưng làm bãi giữ xe.

Trước cổng chợ Đồng Xuân sang Hàng Giấy, một phần lòng đường một chiều phía bên phải đã bị chiếm dụng làm bãi giữ xe cho khách đến chợ Đồng Xuân khiến người đi bộ chỉ có nước xuống lòng đường mà đi.

Đoạn đường từ Yên Phụ qua Trần Nhật Duật có tới ba điểm vỉa hè bị trưng dụng, trong đó có 2 điểm của ngành giao thông và CSGT. Ở hai đoạn này, vỉa hè được xe "lấp kín", người dân không xuống đường thì không thể qua!

Trên phố Bà Triệu (đoạn gần Vincom), nhiều bãi xe cũng chiếm 100% vỉa hè. Vỉa hè bị trưng dụng làm bãi xe nhiều nhất là trong các tuyến phố cổ.

Những điểm kể trên, các bãi xe phần lớn được cấp phép, tuy nhiện theo quy định 02-20 của UBND thành phố Hà Nội thì vỉa hè nào được cấp phép trông xe cũng phải giành lại phần diện tích cho người đi bộ.

Vậy, trong trường hợp này, người đi bộ xuống lòng đường có bị phạt không? Trả lời câu hỏi này, Trung tá Trần Ngọc Ánh (Phòng CSGT Hà Nội) khẳng định: "Sẽ phạt người trông xe chứ không phải phạt người đi bộ. Khi đó, người đi bộ chỉ bị nhắc nhở. Như thế mới công bằng”

Ông Ánh cũng cho biết, những tuyến đường nào không có hè hoặc đang thi công thì trong luật quy định người đi bộ được đi dưới lòng đường, sát lề bên phải.

Trách nhiệm của quận, phường?

Cũng theo ông Ánh, CSGT chỉ xử phạt vi phạm giao thông động và tĩnh dưới lòng đường. Việc kiểm tra canh giữ xe đúng chức năng hay không thì phường, quận, thanh tra giao thông phải có trách nhiệm, chứ lực lượng CSGT không thể nào đủ lực lượng để đi kiểm tra được.

Mô tả ảnh.
Rất nhiều vi phạm của người đi bộ bị bỏ qua Ảnh: Ngọc Hương

Vì vậy, trong báo cáo sơ kết tới đây, Phòng CSGT sẽ đề nghị Ban chỉ đạo 197 các quận, phường vào cuộc xử phạt người đi bộ.

“Đặc biệt, những trường hợp đi bộ không mang theo giấy tờ tùy thân thì CSGT không thể phạt mà sẽ lập biên bản bàn giao công an phường xử lý theo nghị định 150 của Chính phủ xử phạt về vấn đề an ninh trật tự”, ông Ánh nói.

Còn theo ông Nguyễn Nguyên Huy, Trưởng phòng Giao thông đô thị (Sở GTVT Hà Nội), để hạn chế tình trạng chiếm dụng vỉa hè, đào đường, “làm khó” người đi bộ, Sở GTVT đã có văn bản 971 ngày 12/4 đề nghị các quận huyện phối hợp với Thanh tra sở rà soát, xử lý việc cấp phép vỉa hè làm bãi trong xe. Vì theo vị này, Quy định số 51 của UBND TP.Hà Nội đã phân cấp việc này cho các quận huyện.

Phòng CSGT Hà Nội cho biết, sau gần 1 tuần triển khai áp dụng mức xử phạt tăng nặng theo Nghị định 34, lực lượng CSGT đã kiểm tra, lập biên bản xử lý 6.869 trường hợp vi phạm, phạt thành tiền gần 2 tỉ đồng.

Trong đó, lỗi vi phạm nhiều nhất là không đội mũ bảo hiểm chiếm tới 1.469 trường hợp. Tiếp đến là vi phạm ngồi trên ô tô không thắt dây an toàn (1.139 trường hợp), dừng đỗ sai quy định là 847 trường hợp, đi sai phần đường là 376 trường hợp, vượt đèn đỏ 425 trường hợp, chở hàng cồng kềnh 118 trường hợp, mở cửa đu bám khi ngồi trên ô tô là 121 trường hợp, chuyển hướng quay đầu xe không đúng nơi quy định là 133 trường hợp, không giấy phép lái xe 36 trường hợp, điều khiển phương tiện có thiết bị chưa đảm bảo mức độ an toàn là 96 trường hợp, xe khách đón trả khách sai quy định là 32 trường hợp…

  • Hà Lê
,
Ý kiến của bạn
,
,
,
,