221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1101718
Bài 2: Con muốn đến trường, không đòi sách vở đâu!
1
Article
null
Gập ghềnh đường đến trường:
Bài 2: Con muốn đến trường, không đòi sách vở đâu!
,

 - Khi chúng tôi hỏi: "Mến có muốn đi học không?", em vừa khóc vừa nói: “Cháu muốn đi học lắm, nhưng đêm qua nghe bố mẹ nói chuyện với nhau là bắt cháu phải nghỉ học”.  Rồi quay sang mẹ, Mến van xin: "Mẹ ơi, con muốn đi học! Mẹ đừng bắt con phải ở nhà! Dù không đủ sách vở nhưng con không đòi nữa đâu”.


Đừng bắt con nghỉ học mẹ ơi!

Chúng tôi trở lại Rú Mốc (xã Thạch Bàn - huyện Thạch Hà - Hà Tĩnh) sau 8 tháng xảy ra vụ tai nạn sập mỏ đá kinh hoàng. Không khí nơi đây vẫn đìu hiu, xơ xác. Hàng chục phụ nữ vẫn kiên trì ngồi trước mỏ đá chờ xe đến để bốc hàng. Khuôn mặt ai cũng rầu rĩ, nặng trĩu ưu phiền.

Trò chuyện với chúng tôi tại nhà riêng, ông xóm trưởng xóm 9 lắc đầu ngao ngán: "Sau trận sập núi kinh hoàng, mỏ đá bị đóng cửa khiến lao động trong xóm hầu như thất nghiệp, đời sống người dân ngày càng khó khăn. Năm học mới sắp bắt đầu nhưng nhiều trẻ em của xóm đang đứng trước nguy cơ không thể tiếp tục đến trường”.

Theo lời chỉ dẫn của ông xóm trưởng, chúng tôi vượt qua cây cầu nhỏ để tìm đến nhà của em Nguyễn Thị Mến, học sinh lớp 3B Trường Tiểu học Thạch Bàn.

Mến bật khóc khi nghe tin mình sắp phải nghỉ học. Ảnh: Hà Vy
Nhà Mến có 6 chị em tuổi sàn sàn như nhau. Mặc dù tất cả đã đến tuổi đi học, nhưng trong nhà chỉ có 3 chị em may mắn được đến trường, số còn lại đều phải bỏ học giữa chừng vì nghèo.

Không khí năm học mới bắt đầu rộn ràng khắp nơi. Nhưng đâu đó vẫn còn rất nhiều những đứa trẻ không được đến trường hoặc con đường đến trường đầy gập ghềnh, gian khó. VietNamNet khởi đăng tuyến bài " Gập ghềnh đường đến trường " phản ánh những khó khăn của các em học sinh nghèo và nổi khát khao đến trường. 

Còn rất nhiều những em học sinh nghèo đang cần sự sẻ chia của những tấm lòng nhân ái xa gần. Một cuốn sách, một chút tiền của bạn đọc lúc này sẽ góp phần nâng bước các em đến trường.

Các cá nhân, đơn vị, tổ chức có tấm lòng giúp những trẻ em nghèo không có điều kiện đến trường có thể liên hệ với Ban bạn đọc, Báo điện tử VietNamNet, email:
banbandoc@vietnamnet.vn; Địa chỉ: Toà nhà số 4 Láng Hạ, Hà Nội; Điện thoại: 04.7722729 hoặc Văn phòng Đại diện tại TP.HCM: 65 Trương Định, Quận 3. Điện thoại: 08-930-8101.
Số TK: 001.100.264.3148. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, 198 Trần Quang Khải, Hà Nội.
Chị Trần Thị Linh (mẹ em Mến) tâm sự: "Trước đây, mấy đứa ngày nào cũng theo bố vào mỏ làm đá nên cũng kiếm được ít nhiều, nhưng từ khi họ cấm không cho làm thì mấy bố con chỉ biết ngồi nhà nhìn nhau. Năm ngoái, đứa đầu là Nguyễn Thị Hương phải nghỉ khi chưa học hết lớp 5 để ở nhà giúp mẹ chạy chợ kiếm ăn qua ngày. Làm việc quần quật suốt cả ngày khiến đầu óc nó mụ mị, bây giờ thì chữ không còn đọc nổi nữa”. 

“Mấy tuần nay, cả hai vợ chồng chạy đôn chạy đáo khắp nơi mong vay được ít tiền về mua sách cho con, nhưng không tài nào kiếm nổi. Hôm qua, tôi đánh liều đi mua nợ cho cháu, họ nhất quyết không cho nợ cả bộ mà chỉ bán cho 5 cuốn. Không biết ít bữa nữa phải đóng góp các khoản thì kiếm đâu ra. Mến là đứa học giỏi nhất nhà nên vợ chồng tôi định cho cháu học hết cấp 2 nhưng có lẽ mong muốn này không thể thực hiện nổi” - chị Linh buồn rầu.

Khi chúng tôi hỏi: "Mến có muốn đi học không?”, em vừa khóc vừa nói: “Cháu muốn đi học lắm nhưng đêm qua nghe bố mẹ nói chuyện với nhau là bắt cháu phải nghỉ học...”. Rồi quay sang mẹ, Mến van xin: "Mẹ ơi, con muốn đi học! Mẹ đừng bắt con phải ở nhà! Không có sách vở cũng được, con không đòi mẹ mua nữa đâu”...

“Do bây giờ mới đầu năm học, nhà trường chưa tiến hành thu các khoản nên các cháu vẫn đến trường đông, nhưng ít tháng nữa các em sẽ phải nghỉ học vì không có tiền đóng đâu” - giọng ông xóm trưởng chùng hẳn xuống.

Không có ăn lấy gì mà học

Không chỉ riêng trẻ em Rú Mốc đối mặt với việc phải nghỉ học, tình trạng này cũng xuất hiện khá nhiều tại xã vùng biển nghèo Kỳ Hà (huyện Kỳ Anh). Hầu hết người dân trong xã đều sống dựa vào nghề làm muối, thu nhập thấp nên khi năm học mới sắp bắt đầu nhiều gia đình đã phải nghĩ đến việc cho con nghỉ học.

Chúng tôi tìm đến nhà chị Trần Thị Lĩnh - người được cho là nghèo nhất, nhì xã. Trong căn nhà trống hoác, chị cùng đứa con gái thứ hai đang ngồi cặm cụi gọt bưởi bán kiếm sống qua ngày.

Giữa gió Lào nắng rát, Xuân vẫn cặm cụi đẩy đất trên cánh đồng muối. Ảnh: Hà Vy
Chị Lĩnh nghẹn ngào: "Những năm trước, gia đình chúng tôi sống dựa vào nghề muối rất vất vả nhưng cũng đủ nuôi các con ăn học. Thế nhưng, cách đây 2 tháng, chồng tôi phải vào tù vì tội vô tình đánh chết người. Từ hôm anh ấy bị bắt, bao nhiêu tiền bạc trong nhà đều đội nón ra đi sạch”.

Gia đình chị Lĩnh có 3 đứa con, cháu đầu là Trần Xuân Nhật học lớp 2, cháu thứ hai là Trần Thị Loan chuẩn bị bước vào lớp 1, còn cháu cuối học mẫu giáo.

Bé Loan thì bán bưởi giúp mẹ. Ảnh: Hà Vy
“Năm ngoái, cả hai vợ chồng làm quần quật suốt ngày mà chưa nuôi nổi chúng, bây giờ chỉ còn mình tôi thì lo sao nổi? Nếu bây giờ để các cháu bước vào năm học mới thì phải nộp gần 2 triệu đồng, mà khoản tiền lớn như vậy thì tôi xoay xở đâu ra, cho nên có lẽ đành phải cho hai cháu nghỉ học năm nay rồi sau đó tính tiếp”  - chị Lĩnh đau xót.

Chị kể, mấy ngày nay, khi thấy các bạn được bố mẹ sắm sách vở, quần áo mới để đi học, cái Loan lại chạy về nhà khóc, đòi mẹ cho đến trường. Thương em, nên ngày nào Nhật cũng đội nắng ra đồng muối làm thuê, mong có tiền về cho em đi học.

“Thằng Nhật nếu phải nghỉ học thì ít ra nó cũng đã biết mặt chữ rồi, còn cái Loan thì tôi thương lắm, đến tuổi đi học nhưng chẳng được đến trường” - chị Lĩnh bần thần

Trên cánh đồng muối Kỳ Hoa trời nắng chang chang, gió Lào thổi như quất vào mặt nhưng Nhật vẫn cặm cụi làm đất đem phơi để về lọc nước làm muối. 

Đường đến trường xa dần

Đường đến trường với các em học sinh ở làng Tân Hiệp, xã Cam Tuyền, Cam Lộ, Quảng Trị cứ xa dần. Làng có 968 khẩu, trong đó gần 100 học sinh phải bỏ học.

Dừng chân bên đường, hỏi một em nhỏ đang rà phế liệu đường vào làng Tân Hiệp. Hỏi em: "Nhỏ thế sao đã đi rà phế liệu, không đi học ư?" Em trả lời: “Nhà em không có tiền cho em đi học. Em phải nghỉ học để phụ mẹ, nhường cho hai đứa em sau học bù”.

 

Thay vì đến trường, em phải vào rừng tìm phế liệu chiến tranh.
 Ảnh: Hoàng Táo.

Con đường vào làng Tân Hiệp được rải nhựa chạy thẳng tắp từ đầu đến cuối làng. Nhìn vào, ai cũng nghĩ đây chắc hẳn là một ngôi làng trù phú, nhà nào cũng sung túc. Nhưng không!

 

Ông Phạm Văn Phương, Trưởng làng cho hay: “Năm 2005, do nạn đất sụt ở làng cũ nên mọi người được Nhà nước di chuyển vào đây định cư. Nhà và đường đó đều do Nhà nước làm hết. Ở nơi định cư mới, đất canh tác ít, lại không có thuỷ lợi nên kinh tế rất khó khăn”.

 

Hầu hết mọi người trong làng Tân Hiệp đều lấy nghề rà phế liệu làm nghề mưu sinh. Ông Phương cho biết đến 90% dân làng làm nghề này. “Nói ra thật đau lòng, dù chưa có con số thống kê cụ thể, nhưng trong làng có đến chừng 100 em phải bỏ học do hoàn cảnh kinh tế, chiếm đến 1/10 dân số của làng”.

 

Chúng tôi đến thăm gia đình anh Nguyễn Văn Năm, câu chuyện xảy ra cách đây 2 năm, giờ kể lại anh Năm vẫn tiếc nuối: “Lúc đó, gia đình kẹt quá nên mới phải cho thằng Phồn nghỉ học. Rứa là hắn mới học xong lớp 7 đã phải bỏ giữa chừng”.

 

Chỉ có điều, những đứa trẻ phải nghỉ học giữa chừng như Phồn ở trong làng khá đông. Các em nghỉ học chủ yếu ở lớp 7 - 8. Mặc dù được bố mẹ động viên nghỉ học đến khi nào có tiền sẽ học tiếp, nhưng với nhiều em học sinh ở làng Tân Hiệp, một khi đã nghỉ học thì con đường tiếp tục đến trường cứ xa dần và mất hút...

  • Hà Vy - Duy Tuấn - Hoàng Táo
     
    Bài 3: Giữa chốn phồn hoa vẫn mơ tiếng trống trường

    Ho ten: Phạm Thị Minh Phương
    Dia chi: 30/33/Lê Thị Hồng Gấm, TP Buôn Ma Thuột - Daklak
    Email: minhphuong1966@yahoo.com.vn
    Tieu de: Giúp trẻ em nghèo Rú Mốc, gửi tìên đến đ/c nào?
    Noi dung: Chúng ta đừng nói gì nhiều, hãy cùng góp tiền để trẻ em nghèo Rú Mốc được đến trường. Dù ít tiền nhưng nhiềungười quan tâm, tôi tin rằng sẽ đủ. Mong các em vẫn tha thiết đến trường. 

    Ho ten: Bui Van Khiet
    Dia chi: So Giao duc va Dao tao Nam Dinh
    Email: khiet_bui@yahoo.com
    Tieu de:
    Noi dung: Tôi thực sự cảm động khi đọc bài viết trên. Tôi muốn rằng những ai có điều kiện có thể giúp các em ở xã Thạch Bàn với khả năng có thể để các em có điều kiện đến trường. Tôi muốn gửi một phần tiền tiết kiệm của mình cho 2 em Trần Thị Loan và Nguyễn Thị Mến trong phóng sự trên để các em có tiền mua sách vở đến trường. Tôi mong tác giả bài viết gửi giúp tôi địa chỉ cụ thể của gia đình 2 cháu để tôi có thể chuyển tiền. Tôi xin chân thành cảm ơn.

    Ho ten: Phan Hà
    Dia chi:
    Email: haphanduy@yahoo.com
    Tieu de: Trợ giúp các em nghèo hiếu học
    Noi dung: Thật xót xa khi đọc những thông tin này, những em nhỏ hiếu học nhưng lại ở trong hoàn cảnh không được học. Nguyên nhân gần, nguyên nhân xa thì không nói ai cũng hiểu được, chỉ có các em nhỏ là thiệt thòi gánh chịu và thật bất công khi sự gánh chịu đó lại không phải do các em gây ra? Tôi đề nghị, thuế thu nhập mà Nhà nước thu của người có thu nhập, trước hết hãy đầu tư lại vào những hoàn cảnh này, vì nó sẽ thực sự có ích và các em sẽ là hình ảnh của đất nước ngày mai. Nhà nước nên khoanh vùng những trường học ở vùng sâu, xa, khó khăn để giảm học phí cũng như hỗ trợ sách giáo khoa bút vở cho các trường này. Đừng vì ám ảnh tiêu cực của người lớn mà đẻ trẻ em nơi này thiệt thòi. Hãy nhanh lên khi còn kịp. Trân trọng

    Ho ten: Thuỳ Linh
    Dia chi: Hải sơn, Đà Nẵng
    Email: thuylinh2001@
    Tieu de: Chia sẻ với học sinh nghèo
    Noi dung: Tôi vẫn biết đất nước mình còn nghèo, Nhà nước đã và đang cố gắng mục tiêu xoá đói giảm nghèo, nhưng thật sự thấy buồn khi còn những cảnh các em nhỏ không được đến trường, không có sách vở vì hoàn cảnh nghèo khó. Trong khi đó con chúng tôi qua những năm học mới, sách cũ từ nhiều năm trước để lại chất thành đống nhưng không biết cho ai, bán giấy vụn thì tiếc, quần áo cũ cũng vậy, tuy là cũ nhưng vẫn còn tươm tất lắm, sẵn sàng cho nhưng không biết liên hệ ở đâu. Rất mong Đoàn TN, Hội... có hình thức tuyên truyền vận động thiết thực để những người như chúng tôi có điều kiện giúp một phần cho học sinh nghèo. Tôi tin có nhiều, rất nhiều người có suy nghĩ và mong muốn như tôi.

    Ho ten: Huy Binh
    Dia chi: Vĩnh Phúc
    Email: dhbinhvt@yahoo.com.vn
    Tieu de: Quá Thuơng các em nhỏ
    Noi dung: Kính gửi: Tòa soạn Bạn đọc các cấp lãnh đạo, tôi chỉ là một người dân bình thường, là bạn đọc của Vietnamnet, tuy nhiên không hiểu những bài viết như thế này có các cấp lãnh đạo tại Tỉnh và địa phương có đọc đến hay không? Tôi rất thương cácc em bé, các em quá thiệt thòi so với các bạn cùng trang lứa, sinh ra trong gia đình khó khăn, phải sinh sống trong vùng khó khăn vậy mà ý trí học tập, ý trí vươn lên thì rất đáng trân trọng. Chúng ta hãy làm hết những gì để các em có thể đến trường. 

    Tôi xin đưa ra 2 đề xuất như thế này, không biết đề xuất đó có đến được với người dân hay không: 1/ Chúng ta hãy tổ chức các chuơng trình truyền hình quyên góp ủng hộ cho các em ở các khu vực khó khăn, số tiền thu được sẽ do Hội Phụ nữ + Nông dân chuyển đến các em nhỏ. 2./ Chúng ra học tập mô hình giúp nhau như trong chiến tranh chống Mỹ, đó là mỗi tỉnh khá nhận nhận một tỉnh khó khăn để giúp đỡ, mỗi huyện trong tỉnh đó lại có trách nhiệm giúp một huyện khó. Trên đây là 2 ý kiến đề xuất của tôi, kính mong toà soạn và bạn đọc gần xa đóng góp cho ý kiến Trân trọng. Đỗ Huy Bình,

    Ho ten: lưu hồng oanh
    Dia chi: 39 Hùng vuơng Mỹ THo tỉnh Tiền Giang
    Email: luuhongoanh@yahoo.com
    Tieu de: Giúp cháu Mến đến trường
    Noi dung: Câu nói "đừng bắt con nghỉ học mẹ ơi" và hình ảnh cháu gái ngồi khóc với quyển tập trên tay tôi vô cùng xúc động với cả bài bài viết này. Xin quý báo vui lòng cho tôi địa chỉ chính xác gia đình cháu gái này để tôi có thể giúp đỡ cháu một ít tiền để mua sách vở cùng góp sức giúp em đến trường.

    Ho ten: Nguyễn Văn Giang
    Dia chi: Huyện Đoàn Chi Lăng- Lạng Sơn.
    Email: huyendoanchilangls@.vn
    Tieu de: Đâu là giải pháp cho các em được học hành
    Noi dung: Tôi thực sự chua xót khi nhìn hình ảnh em nhỏ ngồi khóc do không được đến trường vì không có tiền mua sách và vì nhiều khoản đóng góp khác. Trên cả nước chắc còn nhiều em nhỏ như thế, những tấm lòng hảo tâm là rất cần thiết và đáng chân trọng nhưng để đảm bảo lâu dài tạo điều kiện cho trẻ em nghèo được đến trường theo tôi Nhà nước cần phải có chính sách hỗ trợ đối với đối tượng này góp phần thực hiện mong muốn của Bác Hồ "...ai cũng được học hành" đấy chính là tính ưu việt, bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa. 

    Ho ten: Thanh Thao
    Dia chi: Bien Hoa-Dong Nai
    Email: lethao76@yahoo.com.vn
    Tieu de: Con muốn đến trường, không đòi sách vở đâu!
    Noi dung: Thật xúc động khi biết được hòan cảm của các em khi đến ngày khai giảng năm học mới . Nghĩ rằng các cấp chính quyền sở tại nên hỗ trợ cho các em có hòan cảnh khó khăn được đến lớp.

    Ho ten: Trương Đức Nhân
    Dia chi: 71 Nguyễn Văn Cừ, TP Bắc Giang
    Email: truongducnhan@yahoo.com
    Tieu de: Phải xem lại cơ chế quỹ giúp trẻ em nghèo và cơ chế quỹ nghèo.
    Noi dung: Đọc bài báo tôi đã chảy nước mắt. Tâm của VietnamNet là quý, quá quý ngay từ khi có tin để đưa. Cảnh này giờ còn nhiều, đến như ông xóm trưởng nơi cháu Mến ở cũng chẳng biết làm sao. Một em Mến không dám đòi  vì gia đình không có cả đến quyển vở, quyển sách lớp 3! Các quỹ khuyến học, giúp trẻ nghèo cói lẽ chưa nên làm việc to là xây trường mà nên làm những việc nhỏ nhưng quá quan trọng này: các cháu nghèo có vở đến trường!

    Xem tiếp ý kiến độc giả tại đây.


                                                       Sẻ chia của bạn?

     
     
     
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
/script>