221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
1102134
Cần lắm những tấm lòng giúp các em đến trường!
1
Article
null
Cần lắm những tấm lòng giúp các em đến trường!
,

 - Bài viết về những khó khăn của các em học sinh nghèo và nỗi khát khao đến trường đã nhận được hàng trăm ý kiến bạn đọc gửi về chia sẻ. Rất nhiều bạn đọc qua VietNamNet muốn gửi tặng các em sách giáo khoa và tiền học phí để các em có thể tiếp tục thực hiện ước mơ tới trường.  

 

Mến bật khóc khi nghe tin mình sắp phải nghỉ học. Ảnh: Hà Vy
 

"Cháu đừng nghỉ học, hãy cố gắng lên!"


Đọc xong bài viết, tôi thật sự không biết mình đang trong tâm trạng như thế nào nữa. Hàng ngày, đi làm về, bạn bè anh em ngồi nhậu với nhau, chỉ tính nhẩm thôi số tiền đó cũng đủ để đóng học phí một năm học cho 2 em và đủ để mua 2 bộ sách giáo khoa. Xin hãy cho địa chỉ cụ thể của gia đình các em, chúng tôi mong được góp một chút sức lực của mình để các em được đến trường. Mong mọi người đừng để các em phải nghỉ học. Nguyen Thanh Kien, Cầu Giấy, Hà Nội, email: kientchc@...

Không khí năm học mới bắt đầu rộn ràng khắp nơi. Nhưng đâu đó vẫn còn rất nhiều những đứa trẻ không được đến trường hoặc con đường đến trường đầy gập ghềnh, gian khó. VietNamNet khởi đăng tuyến bài "Gập ghềnh đường đến trường" phản ánh những khó khăn của các em học sinh nghèo và nổi khát khao đến trường. 

Còn rất nhiều những em học sinh nghèo đang cần sự sẻ chia của những tấm lòng nhân ái xa gần. Một cuốn sách, một chút tiền của bạn đọc lúc này sẽ góp phần nâng bước các em đến trường.

 

Các cá nhân, đơn vị, tổ chức có tấm lòng giúp những trẻ em nghèo không có điều kiện đến trường có thể liên hệ với Ban Bạn đọc, Báo điện tử VietNamNet, email: banbandoc@vietnamnet.vn;

 

Địa chỉ: Toà nhà số 4 Láng Hạ, Hà Nội; Điện thoại: 04.7722729

 

hoặc Văn phòng Đại diện tại TP.HCM: 65 Trương Định, Quận 3. Điện thoại:               08-930-8101       .

Số TK: 001.100.264.3148. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, 198 Trần Quang Khải, Hà Nội.

 

(Thư chuyển tiền ủng hộ, vui lòng ghi "Gửi ủng hộ trẻ em nghèo không có điều kiện tới trường")

Đọc bài báo này, tôi cũng thấy chảy nước mắt. Tuổi thơ của tôi cũng có hoàn cảnh như vậy. Và tôi cũng đã vượt qua, hiện nay tôi đang làm việc tại một cơ quan Nhà nước tại Thành phố HCM. Với đồng lương ít ỏi, tôi không thể giúp được nhiều em, nhưng tôi thực sự muốn giúp em Mến. Xin VietNamNet cho tôi địa chỉ hoặc cách liên lạc tốt nhất. Vũ Văn Trung, email: namvietrung&@...
 

Tôi rất xúc động khi đọc bài báo này, xin quý báo cho biết địa chỉ chính xác của cháu Mến để tôi có thể giúp cháu bộ sách lớp 3. Tôi kêu gọi các nhà hảo tâm cùng góp sức, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trên đất nước ta. Trân trọng cám ơn! VDT, Viện Quy hoạch Thuỷ lợi, Hà Nội, email: duytrinhv@...

 

Đọc bài về em Mến, tôi đã bật khóc. Tôi sinh ra ở Nghệ An, trong một gia đình đông anh em và nghèo khó. Bố mẹ đã chắt chiu tần tảo để 5 anh em được ăn học thành người. Giờ đây, tôi đã một gia đình nhỏ tại Hà Nội, mỗi lần về quê lại thấy thương lắm những mảnh đời bất hạnh của những em nhỏ như em Mến. Mong là lòng trắc ẩn và trái tim nhân hậu trong mỗi chúng ta đều được đánh thức để các em nhỏ như em Mến được đến trường như con cái chúng ta. Xin quý báo hãy cho địa chỉ cụ thể của Mến để một người bình thường như tôi có thể sẻ chia, giúp đỡ phần nào. Hoai Duc, Tập thể ĐH Luật Hà Nội, email: Xuongrong2610@...

 

Đọc bài viết, chúng tôi thấy thương cho các em quá. Mong sao các nhà hảo tâm, những người con đã thành đạt của quê nghèo Nghệ Tĩnh biết tới tin này và cùng chung tay hỗ trợ các em,  các cháu, dù chỉ một ít kinh phí để các em có thể được đến trường. Trần Ngọc Nam, Nghệ An, email: romance_boy1981@...

 

Hiện tại, tôi đang là sinh viên của một trường đại học ở Nhật, tôi thường xuyên đọc các bài báo và thông tin của Việt Nam qua mạng, đặc biệt là các chuyên mục của VietNamNet. Đọc bài viết và nhìn hình ảnh em Mến ngồi khóc vì không được đến trường, tôi thật sự rất cảm động. Tôi muốn giúp đỡ em Mến tiền mua sách vở và đóng tiền trường cho năm học mới. Xin cho tôi địa chỉ cụ thể để tôi có thể gửi tiền cho em Mến. Asakunhung, Shizuoka, Japan, email: asakunhung@...

 

Con trai tôi năm nay cũng vào lớp một. Rất hạnh phúc khi nhìn ánh mắt hân hoan của con. Bài viết này đã nhắc với tôi, hiện còn rất nhiều cháu vì hoàn cảnh khó khăn chưa được đến trường, trong đó có trường hợp của cháu Mến và Loan. Tôi muốn tặng 1 triệu đồng (mỗi cháu 500 ngàn đồng) để giúp hai cháu thực hiện ước mơ được đi học. Đề nghị VietNamNet gửi cho tôi địa chỉ nhận tiền của gia đình hai cháu. Nguyễn Văn Thái, Minh Khai, Hà Nội, email: nguyenvanthai@...

 

Mong VietNamNet làm cầu nối để giúp đỡ các em tới trường

 

Cảm ơn VietNamNet đã đăng tin này. Nhìn cảnh các em nhỏ không được đến trường chỉ vì các em không có sách vở, không đóng được các khoản tiền thật là xót xa. Thiết nghĩ, chúng ta nên có biện pháp để các em nhỏ như em Mến, em Loan được đến trường. Hơn thế nữa, cần có sự hỗ trợ khuyến khích các em đi học. Qua phóng sự này, các cơ quan giáo dục cần phải có biện pháp để khắc phục. Các em là tương lai của đất nước mà lại không được học hành thì sao đất nước chúng ta có thể sánh vai với năm châu.

 

Một cán bộ báo điện tử VietNamNet sau khi đọc bài báo viết về nỗi khát khao đi học của những em học sinh nghèo đã gửi tặng em Mến 3 triệu đồng tiền nhuận bút để hỗ trợ kịp thời cho em tới trường và mỗi tháng sẽ trích từ tiền lương 300 nghìn (trong vòng 1 năm) để giúp đỡ em.

So sánh với điều kiện các em nhỏ ở thành phố mới thấy được rằng các em nhỏ ở nông thôn nghèo khó thật sự là thua xa nhưng các em lại có lòng hiếu học như vậy, lẽ nào chúng ta khoanh tay đứng nhìn. Nhân đây, tôi muốn hỏi là có quỹ nào trực tiếp để ủng hộ giúp các em nhỏ này không, có lẽ cũng có rất nhiền bạn đọc như tôi mong được giúp đỡ các em. Mong VietNamNet có thể làm cầu nối. Thanh Tuan, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội, email: lethanhtuanbk@...

 

Đúng là xúc động và đáng thương. Tôi nghĩ có rất nhiều người đồng cảm và muốn chia sẻ nhưng không biết gửi tới đâu, tổ chức nào... Tôi nghĩ cần 1 tổ chức để nhận và chuyền đồ dùng, tiền quyên góp tới các em. Có thể là Hội Khuyến học của huyện Thạch Hà hay của tỉnh Hà Tĩnh? Ví dụ ở HN chỉ cần có 1 đầu mối đứng ra nhận tôi tin chắc sẽ chia sẻ được đáng kể khát vọng đến trường của các em... Ha Nguyen

 

Chúng ta, những người đã đọc bài viết này chắc có chung tâm trạng: Muốn làm 1 việc gì đó có ích, góp sức giúp các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được đến trường. Còn rất nhiều những em nhỏ khác nữa trên đất nước ta cũng có hoàn cảnh tương tự như thế: Muốn học mà không đủ điều kiện đi học. Tôi mong sao có một địa chỉ, tài khoản, tổ chức nào đứng ra làm nhịp cầu nối giữa những "Lá lành" để đùm lấy "Lá rách" này! Mong sớm có địa chỉ tin cậy để giao phó chút hiện vật hoặc tiền của giúp các em nhỏ. Bùi Quốc Bình, Trần Hưng Đạo, email: binhbong1999@...

 

Chúng ta còn quá nhiều những thân phận khó khăn, còn nhiều lắm những người nghèo khổ. Nhưng đọc về những em bé không thể đến trường vì không có tiền tôi đã phải cố không cho phép mình khóc, cố nuốt nước mắt vào trong để đủ tỉnh táo đề nghị: Trước mắt, đề nghị VietNamNet cho những địa chỉ cụ thể của những trường hợp cụ thể để chúng tôi có thể trực tiếp gom góp tiền, sách vở giúp các em có thể đến trường ngay;

 

Các cơ quan đoàn thể nên hướng ngay các quĩ đang có để giúp đỡ những trường hợp tương tự trên cả nước một cách thiết thực nhất; Chúng tôi sẵn sàng nghiên cứu và tham gia nghiên cứu để làm sao Việt Nam sẽ không còn cảnh bỏ học vì nghèo nữa. Được học hành là một trong những điều kiện tiên quyết để xóa đói giảm nghèo một cách bền vững và nhân văn nhất; Xin hãy làm tất cả để trong tương lai gấn nhất, đất nước Việt Nam chúng ta không còn những trường hợp tương tự như thế này nữa. Vũ Đình Ánh, Hà Nội, email: vudinhanh@...


Trách nhiệm của các cơ quan chức năng, tổ chức xã hội tới đâu?


Thay vì đến trường, em phải vào rừng tìm phế liệu chiến tranh.  Ảnh: Hoàng Táo.
Mình cũng sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo, rồi vào Gài Gòn làm ăn. Sáng nay cầm 2 triệu đi chơi tiêu cái vèo. Về tới nhà, bật Y!M lên thấy status của người bạn trỏ tới link này. Đọc xong tự nhiên thấy hối hận quá, tóc dựng đứng lên. Tôi thật sự rất cảm động và bài báo làm tôi nhớ về tuổi thơ nhiều quá, bài báo đã đánh thức tôi...

 

Những quĩ hỗ trợ người nghèo, trẻ em nghèo đã làm hiệu quả và đúng như cái tên gọi của nó chưa? Những người đứng đầu trong ngành giáo dục có nắm bắt thật sát mức sống của các vùng sâu xa, nông thôn và mức học phí, hỗ trợ học phí cho các em đã hiệu quả chưa? Trần Hữu Bắc, email: tranhuubac@...

Tôi cảm thấy rất thông cảm cho gia đình em Mến cũng như các gia đình không có điều kiện cho con em mình đi học, tôi thấy các chính sách nhằm giúp đỡ người nghèo cần phải quan tâm, phát huy và sâu xát hơn nữa. Tôi cũng hy vọng sau bài báo này các cấp chính quyền địa phương sẽ quan tâm và giúp đỡ các hộ nghèo ở xã Thạnh Bàn. Phạm Văn Hải, Hà Nội, email: haipvh3t@...

Chúng ta hãy làm một việc gì thật thiết thực để ủng hộ các em: đóng góp tiền, sách cũ, quần áo... Hãy phát động trên truyền hình, đài phát thanh... Không được để các em nghỉ học. Đó là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể địa phương và toàn xã hội. Nguyen Anh Tuan, Thái Bình

Đọc bài viết, tôi rất xúc động vì biết rằng đất nước ta còn nhiều em nhỏ do hoàn cảnh khó khăn không được đến trường. Vai trò của các tổ chức xã hội ở đâu sao không đến với những hoàn cảnh và những vùng khó khăn như Hà Tĩnh - Quảng Bình? Thật đắng cay khi vùng sâu vùng xa không được hỗ trợ bằng những chính sách thiết thực để trẻ em đến trường.

 

Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai, chúng ta không muốn ngày mai của mình mờ mịt thì hãy đóng góp cho trẻ em vùng nghèo có sách vở, có áo mặc đến trường trước khi quá muộn. Hãy chung sức giúp trẻ em đến trường chính là tạo dựng tương lai của chính chúng ta mai sau. Tôi cũng xin địa chỉ của những gia đình có hoàn cảnh khó khăn để có thể đóng góp trực tiếp tiền của mình cho một số em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn như em Mến ở trong bài. Phan Văn Hiến, Cảng hàng không Phú Quốc, email: hienphanvan2003@...

Chúng tôi muốn giúp đỡ các em

 

Tôi xin đóng góp 5.000.000đ bằng 3 tháng luơng hưu của tôi cho cháu Mến và 3 chị của cháu đuợc đến truờng. Góp 100 kg gạo cho các cháu và gia đình trong xóm. Cám ơn VietNamNet. Bùi Thị Kim Liên, Lê Thánh Tông, Hải Phòng, email: khanhlien hp@...

 

"Kính thưa các cô chú làm việc trong báo VietNamNet, cháu đọc được bài viết trên báo về hoàn cảnh của bạn Mến, cháu thương bạn đến phát khóc. Cháu năm nay cũng là học sinh lớp 3 bằng tuổi bạn Mến nhưng cháu được bố mẹ chuẩn bị đầy đủ cho năm học mới còn bạn thì chỉ cầu xin bố mẹ "đừng bắt con nghỉ học". Thực sự cháu khâm phục bạn và cháu xin cô chú cho cháu xin địa chỉ của bạn Mến để cháu có thể giúp bạn ít tiền mua sách" - Cháu  Nguyễn Mai Phương, Xuân Diệu, Điện Biên, Thanh Hóa

Tôi mong quý báo sớm thông tin cho bạn đọc biết địa chỉ của những gia đình nghèo không có tiền cho con đi học để mọi người có tâm tạo điều kiện có thể giúp đỡ các cháu đến trường. Không biết bao nhiêu quỹ đóng góp ủng hộ người nghèo, quỹ khuyến học có giải quyết được những trường hợp như thế này không? Sách cũ thì nhiều không biết cho ai, ai là người đứng ra làm các việc này nếu không có tổ chức. Tâm lý chung của người ủng hộ là mong đến được tận tay người nhận. Mong rằng có thông tin sớm để chúng tôi ủng hộ cho cháu. Nguyễn Văn Bảo, Nam Định, email: nvbao2001@...

 

Tôi rất xúc động khi đọc bài báo biết hoàn cảnh của hai em. Mong Vietnam Net cho tôi biết địa chỉ cụ thể của gia đình hai em Mến và Loan để có thể góp tiền giúp hai em đến trường. Vũ Ngọc Hoan, Lê Thánh Tôn, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, email: hoan_vn@...

Tôi có một bộ sách giáo khoa lớp 3 và một chút quần áo muốn gửi cho cháu Mến. Tôi muốn nhờ quý báo chuyển giúp. Xin quý báo cho biết địa chỉ nhận tại Hà Nội để tôi có thể chuyển quà cho cháu vì năm học mới sắp bắt đầu. Tôi xin chân thành cảm ơn. Nguyễn Minh Hằng, Trung Hòa Nhân Chính, email: hang.nm75@...

Thông qua VietNamNet, tôi muốn giúp em Mến toàn bộ chi phí đến trường cho năm học này và có thể là các năm tiếp theo. Rất mong VietNamNet giúp tôi. Xin cảm ơn. Email: trinh_constrexim@...

 

Tôi thấy chúng ta cần có những chính sách hợp lí đối với học sinh vùng sâu khó khăn. Cần hỗ trợ thích hợp cho các em đó. Bằng những tấm lòng vàng, tôi tin rằng các em sẽ có những cơ hội hoà nhập trong cuộc đời của mình. Hoàng Công Chí, Hà Nội

Hãy cho tôi địa chỉ của cháu. Tôi sẽ gửi tặng cháu toàn bộ sách vở, học phí năm học tới. Nguyễn Thanh Khiết, Hà Nội, email: khiet.asco@...

Mình thấy thương quá hoàn cảnh của các em, mình có thể góp một sức nhỏ để giúp các em thì phải liên lạc ở đâu? Nguyen Thu Hoai, Bến Thủy, Vinh, Nghệ An, email: hoaivass@...

Tôi là một sinh viên đang học năm thứ 3 và tôi đã không thể kìm nổi nước nước mắt khi đọc bài báo này. Tại sao cuộc sống lại có những hoàn cảnh nghèo như vậy. Dù lý do gì đi chăng nữa thì họ cũng thật là những người đáng thương. Bao nhiêu kẻ học hành lười nhác, ăn chơi đua đòi trong khi đó lại có những em nhỏ không có điều kiệm tới trường. Tôi mong rằng chúng ra nên có một chương trình truyền hình để phát sóng chỉ khoảng 15 phút mỗi ngày nói về vấn đề này nhằm mục đích tuyên truyền và kêu gọi các tấm lòng hảo tâm. Tôi chỉ là một sinh viên nghèo nhưng tôi cũng xin được giúp đỡ các em. Tran Van Cuong, ĐH Kinh tế Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên, email: kinhte.quantri@...
 

Tôi vừa có chuyến công tác ở Thạch Hà. Không tìm hiểu kỹ cơ sở vật chất bên trong nhưng nhìn bên ngoài trường lớp khá khang trang. Khó khăn của các cơ sở giáo dục thì nhiều nhưng để cho học sinh được đến lớp học thì có trường có thầy cô chưa hẳn đã là đủ. Chúng ta nên vận động toàn dân (đặc biệt trong ngành giáo dục) quyên góp sách và giấy "tiết kiệm" ở những em học sinh ở thị trấn, thị xã, đặc biệt là thành phố để giúp đỡ các em vùng sâu, vùng xa. Ở thành phố đa số gia đình chỉ có 1 hoặc 2 con, năm học mới các em được trang bị tất cả đều mới; các em đang tuổi lớn quần áo của năm trước cũng bỏ đi nhiều. Nếu ngành giáo dục phát động được phong trào này thì các em ở vùng sâu vùng xa sẽ bớt đi khó khăn và thêm cơ hội đến trường. Email: ducluongngoc@...

Nhìn hình ảnh bé gái ngồi khóc và câu nói của cháu làm tôi rất xúc động và không cầm được nước mắt. Tôi cũng là một người mẹ và có con gái, tôi rất mong xã hội, nhất là với cơ quan báo chí hãy đứng ra tổ chức quyên góp sách vở, quần áo... để giúp những cháu có hoàn cảnh như cháu Mến được đến trường như bao trẻ thơ khác. Rất cám ơn nghĩa cử nhân hậu của báo VietNamNet. Trần Minh Thúy, Nguyễn Văn Mại, F4, Tân Bình, TP Hồ Chí Minh, email: tran_minhthuy@...

Không cần phải đọc nhiều những dòng chữ, chỉ cần nhìn vào những bức ảnh đó cũng đã nói lên rất nhiều điều về tình trạng các em nhỏ ở vùng nông thôn Việt Nam. Cuộc sống gia đình khó khăn là nguyên nhân chính khiến các em phải nghỉ học trong khi tuổi đời của các em còn quá nhỏ thì biết làm gì để kiếm sống. Theo tôi, gia đình đã không tạo được điều kiện cho các em đi học thì xã hội cần phải quan tâm nhiều hơn nữa. Lê Xuân Hùng, Thiệu Hoá, Thanh Hoá, email: huongquynhtrongtoi85@...

 

"Nghèo không có tội! Nhưng vô cảm trước sự nghèo khó của đồng loại mới thật đáng trách. Đất nước chúng ta còn nhiều khó khăn nên những mảnh đời như thế này còn nhiều lắm! Xin VietNamNet hãy làm nhịp cầu nối các tấm lòng của bạn đọc khắp mọi miền đất nước đến với những hoàn cảnh đáng thương thế này. Hãy gõ, cửa sẻ mở... Mong lắm thay!" - bạn  Nguyễn Quang Phước, Q.4, Tp.HCM, email: nguyenpro9@...
Đọc bài mà không tôi không thể kìm lòng được. Sao cuộc sống lại quá khắc nghiệt đến vậy. Tội nghiệp các em. Tại sao các em không được đến trường. Cha mẹ các em nghèo nhưng nếu được các tổ chức xã hội quan tâm thì có lẽ việc học của các em cũng sẽ đơn giản hơn. Chúng ta thường kêu gọi hãy bảo vệ trẻ em nhưng chúng ta đã làm được gì cho các em, nhất là những trẻ em nghèo? Tran Quoc Tuan, Buôn Ma Thuột, Đak Lak, email: quoctuanKS@...
 

Đọc bài viết, tôi thật sự nhớ lại những khó khăn mà tôi đã từng gặp phải giống các em Mến, Nhật... Tôi mong được chia sẻ những khó khăn mà các em phải chịu, xin hỗ trợ em mỗi năm học 01 bộ sách giáo khoa. Trương Quốc Thái, Mậu Thân, Cần Thơ, email: quocthaimekong@...

 

Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. Tôi thấy rằng nên hiểu đúng, nói đúng nhưng cần hơn cả là hãy làm một điều gì đó đúng đắn và thiết thực... Tôi cho rằng hiện đang có có rất nhiều em như em Mến ở trên dải đất hình S này. Đọc bài viết này, trong tôi thêm phần cảm thông và đau xót về những mảnh đời như của em Mến nói riêng và những em nhỏ cùng cảnh ngộ khác nói riêng. Từ đáy lòng mình, hy vọng cộng đồng người dân Việt Nam chúng ta cùng chung tay góp sức để các em có tương lai tốt đẹp hơn. Hoàng Tuấn, email: asvrr2005@...

 

Theo em nghĩ Bộ Giáo dục - Đào tạo cần có phương án giúp đỡ các em có những hoàn cảnh khó khăn. Giúp đỡ các em được đến trường như bao đứa trẻ em khác. Nên miễn học phí cho các em có những hoàn cảnh khó khăn, để các em có một tương lai tốt đẹp. Doãn Thị Duyên, Nam Định, email: bdht8@...

 

Cảm ơn VietNamNet đã đến được với vùng quê, những con người và những hoàn cảnh này. Hãy cho chúng tôi một địa chỉ để chúng tôi có thể góp một chút sức mình cho bé Mến và các bạn của em được tiếp tục đi học. Trịnh Ngọc Hà, Công ty CP tư vấn xây dựng giao thông Yên Bái, email: hathuyduc@...

 

Tôi thật sự cảm động trước hoàn cảnh của 2 em Loan và Mến. Tôi đã bật khóc khi đọc bài viết trên. Tôi có thể biết địa chỉ cụ thể của gia đình 2 em không? Tôi muốn trao đổi một số việc với gia đình 2 em. Rất mong báo cho tôi biết địa chỉ cụ thể. Tôi không có nhiều tiền như những người giàu có khác. Nhưng tôi có cả một trái tim và tấm lòng nhân hậu. Hy vọng tôi sẽ làm được điều gì đó giúp 2 em. Hãy cho tôi địa chỉ gia đình 2 em, tôi sắp có việc ghé qua Hà Tĩnh, tôi sẽ thu xếp thời gian ghé thăm và trao đổi với gia đình 2 em về ước nguyện của tôi. Bùi Thị Liên, Phạm Hùng, Pleiku, Gia Lai, email: toilatoi44@...

 

Chia sẻ của bạn!

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,