221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1001536
Miền Trung: Tiêu chảy cấp, mắm tôm, nước đá vẫn bán chạy
1
Article
null
Miền Trung: Tiêu chảy cấp, mắm tôm, nước đá vẫn bán chạy
,

(VietNamNet) - Tại chợ Nghệ An, Hà Tĩnh, các cơ sở sản xuất nước đá vẫn đông kẻ mua người bán. Các quán hàng có dùng mắm tôm, rau sống nườm nượp khách ra vào. Trong khi Nghệ An đã có 19 người bị tiêu chảy cấp và ở Hà Tĩnh, ngành chức năng đang căng thẳng phòng dịch.
Nghệ An: Không nghe, không thấy nên không sợ (?)
 

Được khuyến cáo nguy hiểm, nhưng mắm tôm, rau sống vẫn là món khoái khẩu ở Nghệ An. (Ảnh: Hoàng Sang)

Được khuyến cáo nguy hiểm, nhưng mắm tôm, rau sống vẫn là món khoái khẩu ở Nghệ An. (Ảnh: Hoàng Sang)

Theo số liệu mới nhất, đến thời điểm hiện tại (16h, 5/11), tỉnh Nghệ An đã có 19 người bị tiêu chảy cấp ở các huyện: Hưng Nguyên, Nghi Lộc, thị xã Cửa Lò, Quỳnh Lưu, TP.Vinh.
Ngay sau khi phát hiện các trường hợp bệnh, ngành y tế Nghệ An đã chủ động cử cán bộ đến điều tra, giúp địa phương khử trùng. Đến thời điểm hiện tại, toàn bộ bệnh nhân bị tiêu chảy cấp đã bình phục. Những người này phải làm xét nghiệm ít nhất 3 lần kết quả âm tính mới được ra viện.
 

Tuy nhiên, điều đáng nói là tuy dịch tiêu chảy cấp đã lan nhanh đến Nghệ An nhưng dường như người dân vẫn hết sức chủ quan về căn bệnh nguy hiểm và lây lan rất nhanh này. Các thực phẩm có nguy cơ lây lan bệnh như mắm tôm, nước đá vẫn rất đông khách.

Chị Hương, một người bán mắm tôm ở chợ Vinh cho hay: “Tui đã nghe ai nói là ăn mắm tôm là sẽ bị bệnh tiêu chảy đâu. Từ trước tới giờ, cũng chưa thấy ai bị đau bụng hay tiêu chảy do ăn phải mắm tôm cả. Nếu mắm tôm là một trong những nguyên nhân gây bệnh thì phải có thông báo cụ thể cho người dân, và kể cả những người bán hàng như tui chứ. Từ sáng tới giờ, người dân vẫn đến mua mắm tôm tại đây”.

 

Đến trưa nay, đá lạnh, mắm tôm vẫn được bán tràn lan ở chợ Vinh. (Ảnh: Hoàng Sang)

Đến trưa 5/11, đá lạnh, mắm tôm vẫn được bán tràn lan ở chợ Vinh. (Ảnh: Hoàng Sang)


Dạo quanh một vòng chợ Vinh, mới hay rằng, những thông tin về bệnh tiêu chảy cấp chưa đến với người dân. Người dân ở Nghệ An vẫn “vô tư”  dùng những thực phẩm mà họ khoái khẩu. Các cơ sở sản xuất đá lạnh vẫn đông kẻ mua người bán. Các quán thịt chó vẫn nườm nượp khách.

Anh Vũ Văn Hải, chủ quán thịt chó trên đường Nguyễn Văn Cừ cho biết: “Tui cũng nghe nói mắm tôm là nguồn thực phẩm gây bệnh tiêu chảy cấp. Nhưng đó là chuyện ở địa phương khác. Ở quán tui, khách vẫn đông, chẳng ai ngại ngần hay lo sợ gì cả. Khách còn không sợ thì mình còn lo gì chứ!?”.

Đến thời điểm hiện tại, người dân vẫn rất mù mờ về bệnh tiêu chảy cấp. Mặc dù, trước đó, Sở Y tế Nghệ An đã có công văn gửi đến các Trung tâm Y tế dự phòng cơ sở, khuyến cáo người dân không nên sử dụng các thực phẩm có khả năng gây bệnh. UBND tỉnh Nghệ An cũng đã có công văn chỉ đạo tới các địa phương.

Hà Tĩnh: Bắt đầu triển khai công tác phòng chống dịch tiêu chảy cấp

Tại Hà Tĩnh, người dân vẫn chưa nhận thức được mức độ nguy hiểm của dịch tiêu chảy cấp. Trên bàn ăn của các quán ăn, nhất là các quán thịt chó vẫn còn những món ăn không thể thiếu như: rau sống, mắm tôm, nem, các món gỏi…

Ông Nguyễn Văn Cường, chủ của một quán thịt chó cho biết: “Trời lạnh cho nên chúng tôi đông khách hơn so với các ngày nắng. Mọi người không thể không ăn ruốc (mắm tôm) vì đó là gia vị không thể thiếu. Tôi không biết về nạn dịch nào cả. Ruốc của tôi được lấy từ các bà bán hàng rong ở Hộ Độ (Thạch Hà,Hà Tĩnh). Tôi nghĩ là không có vấn đề gì?”.

 

Ở Hà Tĩnh, thậm chí lòng lớn, mắm tôm vẫn là món ăn ưa thích vào mỗi buổi sáng. (Ảnh: Văn Tuấn)

Ở Hà Tĩnh, lòng lợn, mắm tôm vẫn là món điểm tâm sáng được ưa thích. (Ảnh: Văn Tuấn)


Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh vẫn chưa có trường hợp nào mắc bệnh tiêu chảy cấp. Tuy nhiên, tại Bắc Nghèn, thị trấn Can Lộc có trường hợp anh Nguyễn Huy Cường bị tiêu chảy trên đường ra Hà Nội. Nguyên nhân gây tiêu chảy là do anh nhậu cùng 7 người bạn khác tại thị trấn. Hiện anh Cường đang được điều trị và theo dõi tại Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội).

Sở Y tế Hà Tĩnh cũng đã triển khai hội nghị khẩn cấp phòng chống bệnh tiêu chảy cấp, chỉ đạo các địa phương triển khai công tác phòng chống.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV VietNamNet, công tác tuyên truyền phòng chống bệnh tiêu chảy cấp vẫn chưa được triển khai đầy đủ. Tờ rơi chưa được phát, các phương tiện truyền thông như truyền hình, phát thanh, tuyên truyền lưu động vẫn chưa đề cập thông tin về bệnh này.

Sở Y tế Hà Tĩnh đã giao cho Công ty CP Dược Hà Tĩnh chuẩn bị một lượng thuốc đủ dùng trong trường hợp phát sinh dịch nhỏ.

Tại Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh, hơn 20 giường bệnh đã được chuẩn bị để đề phòng dịch. Các trạm xá, trung tâm y tế, các đội cấp cứu lưu động cũng đã chuẩn bị tinh thần để điều trị tại chỗ.

Ông Nguyễn Văn Hiến, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Tĩnh cho biết: “Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng để chống dịch”.

  • Hoàng Sang - Văn Tuấn - Minh Biền
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,